Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là kệ thống lý thuyết về thanh khoản và kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại các NHTM; thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đánh giá khả năng vượt cú sốc rút tiền hàng loạt tại các NHTM khi không có sự giúp đỡ từ NHNN và thị trường liên ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH _______________________ TRẦN NGỌC TRÀ MI KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH _______________________ TRẦN NGỌC TRÀ MI KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN PGS.TS TRƢƠNG QUANG THÔNG TP Hồ Chí Minh Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của Thầy hƣớng dẫn. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Trần Ngọc Trà Mi
- MỤC LỤC Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục Danh mục các từ viết tắt. Danh mục hình vẽ. Danh mục bảng biểu. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1.Lý do nghiên cứu ..........................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................7 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................7 4.Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................................7 5.Kết cấu của luận văn .....................................................................................................8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. .........................................................9 1.1 Tổng quan về thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại.............................................9 1.1.1 Thanh khoản. ..........................................................................................................9 1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản. ...................................................................................9 1.1.1.2 Cung cầu thanh khoản. ..................................................................................10 1.1.1.3 Trạng thái thanh khoản. .................................................................................10 1.1.1.4 Vai trò của thanh khoản tại ngân hàng thƣơng mại.......................................11 1.1.2 Rủi ro thanh khoản. ...............................................................................................12 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản. .......................................................................12 1.1.2.2 Phân loại rủi ro thanh khoản. .........................................................................13 1.1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến thanh khoản có vấn đề. ........................................13
- 1.1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại .............................................................................................................................15 1.2. Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản. ...................................................15 1.2.1. Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng..................................................................15 1.2.1.1 Khái niệm kiểm tra sức chịu đựng. ...............................................................15 1.2.1.2 Stress testing và chƣơng trình đánh giá ổn định tài chính (Financial Stability Assessment Program – FSAP). ...................................................................18 1.2.1.3 Vai trò của Stress Testing. .............................................................................18 1.2.1.4 Phân loại Stress Testing.................................................................................22 1.2.1.5 Quy trình thực hiện Stress Testing ................................................................29 1.2.1.6 Các kỹ thuật xây dựng kịch bản. ...................................................................30 1.2.1.7 Công bố thông tin về kết quả Stress Testing .................................................31 1.2.1.8 Hạn chế Stress Testing. .................................................................................33 1.2.2 Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản ..............................................35 1.3 Mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản. ............................................................37 1.3.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản. .....................37 1.3.2 Dữ liệu. .................................................................................................................41 1.3.3 Các bƣớc chạy mô hình. .......................................................................................41 Kết luận chƣơng 1 ..........................................................................................................43 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................44 2.1 Giới thiệu về các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ................................................... 44 2.2.1 Các ngân hàng thƣơng mại đua tăng lãi suất huy động vốn. ................................47 2.2.2 Các ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu vay vốn. .....................................................49
- 2.2.3 Lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng tăng cao. .................................................50 2.3Thực trạng kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại Việt Nam ………. .......................53 2.3.1 Thực trạng tại ngân hàng Nhà nƣớc..................................................................... 53 2.3.2 Thực trạng tại các ngân hàng thƣơng mại. .......................................................... 59 2.4 Áp dụng mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ........................................................................................................65 2.4.1 Dữ liệu. .................................................................................................................65 2.4.2 Các giả định. .........................................................................................................65 2.4.3 Các bƣớc chạy mô hình. .......................................................................................66 2.4.4 Kết quả. .................................................................................................................68 Kết luận chƣơng 2 ..............................................................................................................71 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .....................72 3.1 Giải pháp cụ thể đối với ngân hàng thƣơng mại. .........................................................72 3.1.1 Xây dựng hệ thống đánh giá sức chịu đựng nói chung và đánh giá sức chịu đựng thanh khoản nói riêng. ..............................................................................72 3.1.2 Kết hợp kiểm tra sức chịu đựng khả năng thanh khoản và mức đủ vốn. .........74 3.1.3 Ban hành quy chế quản lý hệ thống đánh giá sức chịu đựng đối với ngân hàng thƣơng mại…………. .......................................................................................76 3.1.4 Tăng cƣờng đào tạo, củng cố nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn sâu về nội dung kiểm tra sức chịu đựng. ....................................................................................77 3.1.5 Xây dựng hệ thống công nghệ tiên tiến. ...........................................................79 3.2 Một số kiến nghị ..................................................................................................80
- 3.2.1 Đối với Chính phủ ................................................................................................80 3.2.1.1 Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô. ................................................................80 3.2.1.2 Bảo đảm tăng trƣởng kinh tế đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội………………. .....................................................................................................80 3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập ............................81 3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ...............................................................................81 3.2.2.1 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng thƣơng mại bao gồm cả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. ...............................81 3.2.2.2 Xây dựng các phƣơng án khi xảy ra dấu hiệu của khủng hoảng thanh khoản………. ............................................................................................................82 3.2.2.3 Tăng cƣờng sử dụng công cụ điều hành chính sách tài chính tiền tệ…………… ............................................................................................................82 3.2.2.4 Xây dựng chính sách và quy trình thực hiện ST và ứng dụng kết quả ST trong quản lý rủi ro. .............................................................................................83 3.2.2.5 Xây dựng hệ thống dữ liệu chất lƣợng, nhất quán, tập trung và đầu tƣ công nghệ cần thiết để thực hiện ST. ........................................................................84 3.2.2.6 Xây dựng và đào tạo một đội ngũ chuyên trách thực hiện Stress testing......85 3.2.2.7 Kiểm soát việc thành lập, tái cấu trúc ngân hàng thƣơng mại. .....................87 Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................88 KẾT LUẬN ........................................................................................................................89 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Danh sách các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Phụ lục 2: Bảng chạy mô hình Stress testing thanh khoản.
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCO Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có. BCĐKT Bảng cân đối kế toán. BCTC Báo cáo tài chính. BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements). CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio). EU Liên minh Châu Âu (European Union) FSAP Chƣơng trình đánh giá khu vực tài chính (Financial Sector Assessment Program) GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund). LCR Tỷ số đảm bảo khả năng thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio). NH Ngân hàng. NHLD Ngân hàng liên doanh. NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc. NHNNg Ngân hàng nƣớc ngoài. NHTM Ngân hàng thƣơng mại. NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần. NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. NHTW Ngân hàng Trung Ƣơng NPL Trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position). NSFR Tỷ lệ đảm bảo của nguồn tài trợ ổn định (Net Stable Funding Ratio).
- OMO Thị trƣờng mở. Sacombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín. SEACEN Ngân hàng Trung Ƣơng các quốc gia Đông Nam Á (The South East Asian Central Banks). ST Kiểm tra căng thẳng (Stress testing). TCTD Tổ chức tín dụng. TGĐ Tổng Giám Đốc. TSC Tài sản có. TSN Tài sản nợ. WB Ngân hàng thế giới (World Bank). WTO Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Stress testing đánh giá các sự kiện bất thƣờng nhƣng có khả năng xảy ra............................................................................................................. 19 Hình 1.2 Ứng dụng Stress Testing vào việc phân bổ vốn ngân hàng ................... 21 Hình 1.3 Thống kê việc sử dụng Top-down hay Bottom-up ................................ 27 Hình 1.4 Mô hình Stress testing của Martin Cihák............................................... 38 Hình 2.1 Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống NH giai đoạn 2005 – 2012..46 Hình 2.2 Diễn biến trần lãi suất huy động trong năm 2012 .................................. 49 Hình 2.3 Lãi suất liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012................ 51 Hình 2.4 Các mức lãi suất chủ yếu tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ............. 52 Hình 2.5 Chênh lệch thanh khoản lũy kế của Sacombank theo dự kiến............... 65
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tóm tắt các kỹ thuật ST ......................................................................... 25 Bảng 1.2 Tóm tắt sự khác biệt giữa các tiếp cận Top-down và Bottom- up ......... 27 Bảng 1.3 Sự tham gia, mức độ thƣờng xuyên và phổ biến của ST tại một số nền kinh tế SEACEN ................................................................................... 32 Bảng 2.1 Kết quả khảo sát việc thực hiện ST tại các TCTD ................................. 60 Bảng 2.2 Tỷ lệ rút tiền mỗi ngày đối với từng loại tiền gởi .................................. 66 Bảng 2.3 Minh họa phƣơng pháp ST thanh khoản theo thời điểm ....................... 67
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Kiểm tra sức chịu đựng là tập hợp các kỹ thuật và phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thƣơng của các tổ chức tài chính, ngân hàng trƣớc những sự kiện, hoàn cảnh rất bất lợi. Diễn đạt theo một cách khác, ST giống nhƣ các thử nghiệm về sức mạnh phòng thủ của các tổ chức tín dụng đối với các cú sốc tài chính của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nội dung “kiểm tra sức chịu đựng” càng đƣợc nhấn mạnh thƣờng xuyên hơn trên các diễn đàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý rủi ro. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tổ chức tài chính mặc dù thực hiện ST thƣờng xuyên nhƣng những kịch bản thử nghiệm của các ngân hàng không đủ “nghiêm trọng” hoặc không có tính thực tiễn cao. Đã có nhiều cuộc nghiên cứu tìm kiếm những khuôn khổ, công cụ và kỹ thuật đủ đểđánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính đã ra đời, trong đó có stress stest. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 nhƣng mãi đến năm 2004, mô hình stress testing thanh khoản mới đƣợcđề xuất. Năm 2004, Martin Cihak cho ra đời các tài liệu về các phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng để đánh giá lỗ hổng của hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro. Đặc biệt, tác giả tập trung vào vai trò của căng thẳng thử nghiệm hệ thống. Ông tóm tắt những phát triển gần đây, làm nổi bật chủ đề liên quan đối với trƣờng hợp ngân hàng Czech. Ông trình bày các khái niệm quan trọng liên quan đến cuộc kiểm tra toàn hệ thống, miêu tả tổng quát các bài kiểm tra căng thẳng đƣợc thực hiện bởi ngân hàng trung ƣơng và các tổ chức tài chính quốc tế, và thảo luận về các vấn đề liên quan đến khái niệm mô hình hóa các yếu tố nguy cơ đơn lẻ. Theo đó, ông nhấn mạnh một cách tiếp cận đơn giản để kiểm tra căng thẳng thanh khoản là gây sốc giá trị của nguồn thanh khoản theo một tỷ lệ hoặc số tiền nhất định. Tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền có thể đƣợc xác định dựa trên số liệu trong quá khứ của ngân hàng hoặc trên một quy tắc chung, và thƣờng khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau. Một
- 2 nguyên tắc chung đƣợc sử dụng bởi một số giám sát là một ngân hàng có thể tồn tại ít nhất là 5 ngày kể từ ngày chạy thanh khoản mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài. Lý do đằng sau sự lựa chọn này của ngƣỡng là các ngân hàng co thể hoạt động cho đến ngày cuối tuần, khi các ngân hàng đều đóng cửa. Thời gian này sẽ cho phép các ngân hàng giám sát để đánh giá tình hình và có những hành động cần thiết. Đến năm 2007, Martin Cihak hƣớng dẫn kiểm tra sức chịu đựng cụ thể cho từng loại rủi ro. Tài liệu này nhằm mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra căng thẳng, và minh họa những điểm mạnh và điểm yếu. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan, và hƣớng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Tài liệu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn nhƣ chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Hơn nữa, nó bao gồm các cuộc điều tra của kiểm tra căng thẳng thực hành của các ngân hàng trung ƣơng và IMF.Martin Cihakcho biết kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản ít phổ biến hơn trong các báo cáo ngân hàng trung ƣơng và trong công việc IMF hơn thử nghiệm cho rủi ro đối với khả năng thanh toán. Điều này phản ánh thực tế là hầu hết các mô hình rủi ro thanh khoản là phức tạp hơn. Để mô hình đúng biến động thanh khoản trong ngân hàng, cần có dữ liệu chi tiết và thƣờng xuyên, trong khi các dữ liệu này thƣờng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tự quản lý và sử dụng vào mô hình thanh khoản của họ. Một mô hình Stress testing đƣợc xem là thế hệ thứ hai của mô hình Martin Cihak là mô hình của nhóm Christian Schmieder ra đời vào năm 2011. Mô hình tìm cách làm tăng rủi ro nhạy cảm của cuộc kiểm tra căng thẳng, trong khi vẫn giữ chúng linh hoạt, minh bạch, và thân thiện. Những đóng góp chính của tài liệu bao gồm làm tăng rủi ro nhạy cảm của kiểm tra căng thẳng bằng cách thay đổi khối lƣợng rủi ro tài sản (RWAs) bị căng thẳng, kể cả đối với xếp hạng không dựa trên nội bộ (IRB) ngân hàng; cung cấp thử nghiệm căng thẳng với một nền tảng toàn diện để sử dụng mô hình truyền hình vệ tinh, và để xác định các giả định và các tình huốngkhác nhau; cho phép kiểm tra căng thẳng để chạy các kịch bản nhiều năm
- 3 (đến năm năm) cho hàng trăm ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn có dữ liệu. Khuôn khổ sử dụng dữ liệu bảng cân đối và đƣợc dựa trên Excel với hƣớng dẫn chi tiết. Năm 2008, Mizuho Kida cho rằng stress testing là một công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn. Trái ngƣợc với những mô hình stress testing ngân hàng đơn lẻ, các mô hình stress testing vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi ro ở giác độ tổng thể bằng cách xem xét đến sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác. Khi nói đến tầm quan trọng của stress testing, năm 2005, nhóm Philip Bunn cho rằng stress testing đƣợc các định chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm đối với rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Stress testing cũng có thể giúp các nhà làm chính sách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Stress testing là công cụ quan trọng đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ vững chắc của hệ thống tài chính trƣớc các cú sốc của nền kinh tế. Chúng cung cấp một cấu trúc phù hợp để đánh giá những mối nguy có khả năng đe dọa đến bảng cân đối hoặc sự ổn định tài chính. Nhóm Philip Bunn nhấn mạnh các mô hình ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng trong những năm gần đây, cho phép thực hiện stress testing của toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân đối của hệ thống ngân hàng nhƣng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, việc tập trung phân tích thị trƣờng cho vay nội địa thƣờng bỏ qua các cú sốc tiềm ẩn mà chúng thƣờng gây ra những hệ quả xấu đối với mức độ nhạy cảm đối với rủi ro cho vay quốc tế hoặc bỏ qua những tác động có liên quan đến chức năng của các thị trƣờng tài chính. Hội nhập tài chính và rủi ro quốc tế là lĩnh vực mà nhóm muốn phát triển nghiên cứu trong tƣơng lai. Năm 2008, nhóm Henrik Andersensử dụng hệ thống các mô hình đã đƣợc phát triển để stress test sự ổn định tài chính. Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng các dữ liệu vi mô về tiêu dùng gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng. Mô hình của nhóm Henrik Andersen có cấu trúc lặp đi lặp lại; đầu ra của mô hình vĩ mô sẽ đƣợc sử dụng làm đầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô. Điều này giúp ta có thể hiểu đƣợc sự truyền dẫn của các cú sốc vĩ mô ban đầu thông qua hệ
- 4 thống các mô hình cũng nhƣ có thể thấy rõ hơn các hệ quả kèm theo. Cách thức mà nợ và khả năng vỡ nợ lan rộng ra các doanh nghiệp và các hộ gia đình có vai trò rất quan trọng đối với công tác đánh giá mức độ ổn định tài chính. Năm 2009, Antonella Fogliasử dụng lại các phƣơng pháp định lƣợng, đƣợc phát triển bởi các ngân hàng trung ƣơng và các cơ quan giám sát đã đƣợc chọnlọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài chính đối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng đối với nhiều ngân hàng trung ƣơng, việc stress testing đƣợc xem nhƣ là một phần của Chƣơng trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) đƣợc tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng nhƣ tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Antonella Foglia phân tích và thảo luận một loạt những khía cạnh phƣơng pháp luận trên phƣơng diện hoàn thiện các mô hình stress testing vĩ mô. Đặc biệt, mục tiêu hiện tại là phải mở rộng các phạm vi thời gian và xây dựng những hành động quản trị trong các ngân hàng để điều chỉnh các bảng cân đối đáp ứng phù hợp với các kịch bản stress. Có nhƣ thế mới có thể đánh giá đúng mức sự lây lan tiềm ẩn cũng nhƣ mức độ khuếch đại của cú sốc từ khu vực tài chính đến nền kinh tế thực. Đến năm 2009, 2010, Van Den Endcó đƣa ra một mô hình stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. Van Den End đã dùng mô hình này khảo sát cho các ngân hàng Hà Lan. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng” không ít lần đƣợc nhắc đến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lý rủi ro ngân hàng. Vậy nhƣng sẽ rất ngạc nhiên nếu chúng ta sử dụng công cụ tìm kiếm Google với cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng – ngân hàng” hay “kiểm tra độ căng – ngân hàng”, “thử sức chịu đựng”…. thì lại không tìm đƣợc bất cứ một tài liệu nghiên cứu nào bằng tiếng Việt về chủ đề này. Nhƣ vậy một cách cảm tính có thể tạm kết luận rằng “kiểm tra sức chịu đựng trong lĩnh vực ngân hàng” đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, nhƣng mức độ hiểu biết và áp dụng ở ngay đơn vị quản lý cũng
- 5 nhƣ ở các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng nội địa còn hạn chế. (Phạm Đỗ Nhật Vinh) Số lƣợng các nghiên cứu về ST tại Việt Nam còn rất hạn chế. Năm 2012, nhóm tác giả Dƣơng Quốc Anh dựa trên mô hình của Martin Cihak(2004) và Christian Schmieder(2011)đƣa ra một hƣớng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các TCTD. Đây có thể xem là một nghiên cứu chính thức đầu tiên về ST. Đối với rủi ro thanh khoản, nhóm tác giả đề xuất sử dụng 2 phƣơng pháp: tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ. Trong đó, phƣơng pháp tiếp cận theo thời điểm đơn giản, chỉ dựa trên số liệu BCTC của các ngân hàng nên có thể tiến hàng đƣợc ngay. Đồng thời tác giả cũng đƣa các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Cũng trong năm 2012, Bùi Đình Phƣơng Dung dựa trên mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản của Van Den End (2008). Tác giả tìm hiểu và ứng dụng các quy định của Basel III đối với vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. Qua đó, tác giả bƣớc đầu kiểm tra mức độ đáp ứng các tiêu chí thanh khoản Basel III của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên 2 biến LCR và NSFR. Tác giả sử dụng mô hình stress-testing thanh khoản đƣợc đề xuất bởi Van den End để khảo sát Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Á Châu và Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thƣơng dựa trên các bảng cân đối kế toán năm 2011 của hai ngân hàng này. Quan trọng hơn, tác giả dùng mô hình để đánh giá mức độ chịu đựng của các ngân hàng đótrƣớc các cú sốc giả định. Kết quả mô phỏng cho thấy khi chƣa có cú sốc, hai ngân hàng trên đáp ứng tốt yêu cầu của Basel III. Tuy nhiên, khi bị tác động bởi các cú sốc, hai ngân hàng này phải phản ứng thật mạnh mới có thể vƣợt qua chúng. Hơn nữa, nếu cùng lúc nhiều ngân hàng phản ứng với cú sốc thì chắc chắn các ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng rất xấu, không thể tự vƣợt qua nếu không nhận đƣợc sự hỗ trợ từ NHNN Việt Nam. Đến năm 2013, Nguyễn Thị Thu Phƣơng đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam. Luận văn thực hiện Stress Testing theo phƣơng pháp Top-down cho 14 ngân hàng để kiểm định sức kháng cự của các NHTM Việt Nam
- 6 trƣớc những biến động xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua đánh giá khả năng vƣợt qua những cú sốc vĩ mô. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau tổn thất từ rủi ro thị trƣờng và rủi ro tín dụng của đa số các NHTM Việt Nam đềuđáp ứng quy định hiện hành của Chính Phủ. Trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam đang từng bƣớc mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng sẽ phát triển nhanh cả theo chiều sâu và chiều rộng. Sự phát triển đa dạng các công cụ tài chính và hoạt động ngân hàng cũng đƣa các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam rất cần phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến để nâng cao khả năng phát triển biền vững của mình và chủ động ứng phó trƣớc những tình huống bất lợi trong tƣơng lai. Từ tháng 7/2012, Việt Nam đã chủ động đềnghị World Bank/IMF triển khai chƣơng trình đánh giá ổn định tài chính (Financial Stability Assessment Program – FSAP) và định hƣớng phát triển hệ thống ngân hàng theo các chuẩn mực an toàn của Basel 2 (và tiến tới Basel 3) thì chắc chắn Stress Testing là một nội dung không thể không thực hiện. Hơn nữa, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị ngân hàng phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, lƣợng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác động trực tiếp làm giảm khả năng đầu tƣ, sinh lời của bản thân ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trƣớc những tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô (lạm phát leo thang) và các chính sách của Nhà nƣớc (kiềm chế lạm phát), thanh khoản của hệ thống NHTM đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn
- 7 tác động đến thị trƣờng tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đứng trƣớc những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm hiểu phƣơng pháp ST thanh khoản và ứng dụng nó trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện một bƣớc quy trình và nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Đề tài “Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” đƣợc lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống lý thuyết về thanh khoản và kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại các NHTM. Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đánh giá khả năng vƣợt cú sốc rút tiền hàng loạt tại các NHTM khi không có sự giúp đỡ từ NHNN và thị trƣờng liên ngân hàng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Theo thống kê của NHNN tại thời điểm 31/12/2013, tác giả chọn ra 34 NHTMCP tại Việt Nam có BCTC năm 2012. Từ đó tác giả thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đo lƣờng số ngày ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản đối với cú sốc rút tiền hàng loạt khi không có sự trợ giúp từ NHNN và thị trƣờng liên ngân hàng. Thời gian nghiên cứu: Tác giả thực hiện luận văn từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 9 năm 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp stress testing thanh khoản top-down theo cách tiếp cận thời điểm đƣợc đề xuất bởi nhóm tác giả Dƣơng Quốc Anh áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam với kịch bản rút tiền hàng loạt. Mô hình này dựa trên mô hình của Martin Cihak(2004) đã đƣa ra một hƣớng dẫn cụ thể thực hiện ST cho
- 8 từng loại rủi ro tại các TCTD, trong đó có rủi ro thanh khoản đồng thời nhóm tác giả cũng đƣa ra các kịch bản phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Mô hình đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng thông qua số ngày ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản khi không có sự trợ giúp từ NHNN và thị trƣờng liên ngân hàng. Chƣơng trình Microsoft Office Excel đƣợc sử dụng để hỗ trợ tính toán trong nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mạiViệt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp đề hoàn thiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
- 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1 Tổng quan về thanh khoản tại các ngân hàng thƣơng mại. 1.1.1 Thanh khoản. 1.1.1.1 Khái niệm thanh khoản. Thanh khoản là thuật ngữ tài chính nhằm để chỉ khả năng chuyển đổi một tài sản thànhtiền nhanh nhất mà thiệt hại về giá trị không đáng kể. Trong lĩnh vực ngân hàng, thanh khoảnlà thuật ngữ chỉ khả năng thanh toán của ngân hàng cũng nhƣ khả năng đáp ứng các nhu cầunhƣ rút tiền, thanh toán, vay mới. Thanh khoản của ngân hàng tốt khi đáp ứng đƣợc các yêucầu này và dễ dàng huy động vốn với một mức lãi suất hợp lý. Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng: “Thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đểtăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức”. Nhƣ vậy thanh khoản của một ngân hàng liên quan đến tiền mặt và các dòng lƣu chuyển tiền tệ để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán tại một thời điểm. Cụ thể hơn, thanh khoản có thể đƣợc định nghĩa là khả năng đáp ứng tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn, các nhu cầuvề sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm.Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một nguồn vốn đƣợc gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một tài sản đƣợc gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là trạng thái luôn có trong tay một lƣợng vốn khả dụng với chi phí thấp đúng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu hoặc khả năng nhanh chóng huy động đƣợc vốn thông qua con đƣờng vay nợ hay bán tài sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn