Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu khái quát những vấn đề lý thuyết về thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức, và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này; làm rõ tình hình và đánh giá thực trạng của vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh NH ở Việt Nam.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẠNH LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà nội - 2004
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................................4 CHƯƠNG 1..............................................................................................................................8 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG .............8 1.1KHÁINIỆMVỀTHÔNGTINVÀVAITRÕCỦANÓTRONGKINHDOANHNGÂNHÀNG......................................................8 1.1.1 Thông tin là gì? ..............................................................................................................8 1.1.2 Vai trò của thông tin đối với hoạt động ngân hàng ....................................................... 10 1.2 THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG .............................................................................................. 12 1.2.1 Lựa chọn nghịch .......................................................................................................... 12 1.2.2 Rủi ro đạo đức ............................................................................................................. 13 1.2.3 Các giải pháp cho vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức ............................................................................................................................................ 16 1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ......................................................................................................... 22 1.3.1 Những vụ phá sản các ngân hàng ở Mỹ ........................................................................ 23 1.3.2 Kinh nghiệm của Mêhicô những năm 1994 - 1995........................................................ 30 1.3.3 Khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á ................................................................ 35 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 38 THỰC TRẠNG LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC ............................. 38 TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM .................... 38 2.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM .................................................................. 38 2.1.1 Giai đoạn từ 1975- 1988 .............................................................................................. 38 2.1.2 Giai đoạn từ 1988 đến nay ........................................................................................... 40 2.1.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay ........................ 45 2.2 VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM ................................................................................................................................. 48 2.2.1 Một số vụ việc liên quan đến lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức .................................. 48 2.2.2 Nguyên nhân của các vụ việc trên ................................................................................ 53 2.2.3 Tác hại và hậu quả của lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức đối với ngân hàng và nền kinh tế ......................................................................................................................................... 62 2.3ĐÁNHGIÁCHUNGVỀHOẠTĐỘNGKINHDOANHNGÂNHÀNGTỪNĂM1988ĐẾNNAY................................................... 67 2.3.1 Những thành tựu đã đạt được ..................................................................................... 67 2.3.2 Một số hạn chế ............................................................................................................ 69 CHƯƠNG 3.............................................................................................................................. 71 1
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ....... 71 ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI .............. 71 3.1BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHTM VN................... 71 3.1.1 Bối cảnh của hội nhập quốc tế về tài chính, NH hiện nay trên thế giới.......................... 71 3.1.2 Cơ hội và thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành ngân hàng Việt Nam ..................................................................................................................................... 75 3.2PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀLỰA CHỌN NGHỊCH VÀRỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI ........................................................................................................................ 80 3.2.1 Phương hướng ............................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 97 2
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử kinh doanh ngân hàng trên thế giới luôn được chứng kiến những vụ sụp đổ của hệ thống tài chính cũng như việc phá sản của hàng loạt các ngân hàng. Một nguyên nhân dẫn tới những đổ vỡ trên đó là sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng. Lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức đều bắt nguồn từ việc thiếu thông tin và thông tin không cân xứng. Các ngân hàng luôn ở trong tình trạng thông tin tản mạn, thông tin không đầy đủ, không chính xác và cập nhật cho việc quản lý. Ngân hàng thiếu thông tin minh bạch về tình hình tài chính của khách hàng. Các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng không chính xác. Như vậy, thông tin đối với hoạt động ngân hàng là rất quan trọng, việc thiếu thông tin, thông tin không cân xứng có thể làm các ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro và dẫn đến phá sản hệ thống ngân hàng. Ngân hàng là trung gian tài chính, huy động vốn và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nếu hệ thống này không lành mạnh thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Vậy lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng là gì? Tác hại của chúng đối với hệ thống ngân hàng như thế nào? Làm thế nào để giảm thiểu lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng? Có vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam từ khi hình thành hệ thống NH hai cấp từ năm 1988 đến nay hay không? Hai vấn đề này có là một trong những nguyên nhân của sự sụp đổ hệ thống tín dụng đầu những năm 90 và một số vụ việc nổi cộm trong ngành ngân hàng như Epco - Minh Phụng, v.v. hay không? Để trả lời những câu hỏi trên tôi đã chọn đề tài “Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế 2. Tình hình nghiên cứu Tiền tệ và Ngân hàng là vấn đề được các nhà kinh tế học rất quan tâm. Hoạt động của ngân hàng (NH) được đề cập trong các giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Peter S.Rose, giáo trình Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính của Fredric Minskin, v.v. Việt Nam cũng có nhiều giáo trình đề cập đến hoạt động và nghiệp vụ của NH, tác phẩm Tiền và hoạt động ngân hàng của PTS Lê Vinh Danh hay Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến (Học Viện Ngân Hàng). Bên cạnh đó cũng có nhiều Luận án và các công trình nghiên cứu về ngân hàng như Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan đề tài: Một số vấn đề về rủi ro ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Thuỷ với đề tài: Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay, Tác giả Hoàng Ngọc Tín với đề tài: Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay, v.v. Có rất nhiều để tài cũng như các công trình nghiên cứu cấp ngành như đề tài: Thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Việt Nam do tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa chủ nhiệm đề tài, hay đề tài: Những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán đối với ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Văn Giàu nguyên phó thống đốc ngân hàng nhà nước làm chủ nhiệm, v.v. Phần lớn các đề tài trên đề cập đến những vấn đề như hoạt động huy động vốn, lãi suất, rủi ro tín dụng, bảo hiểm tín dụng và công nghệ ngân hàng, v.v. Việc nghiên cứu cũng như các đề tài đi sâu tìm hiểu về lý thuyết và thực tế lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức, thông tin không cân xứng thì hầu như rất ít và chưa được đề cập đến đặc biệt là đối với hệ thống NHTM ở Việt Nam. 2
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý thuyết về thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch, rủi ro đạo đức, và kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này. Làm rõ tình hình và đánh giá thực trạng của vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh NH ở Việt Nam. Đề ra các giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức hiện nay trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hệ thống NH Việt Nam. Tập trung vào cơ chế hoạt động (chủ yếu là hoạt động cho vay) và một số vụ việc điển hình trong hệ thống NH Việt Nam: Sự đổ vỡ trong hệ thống tín dụng nhân dân đầu những năm 1989 -1990. Các vụ chiếm dụng, lừa đảo vốn NH những năm gần đây. Phạm vi giới hạn trong quá trình đổi mới hệ thống NHVN từ 1988 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn sử dụng phương pháp chung trong nghiên cứu kinh tế chính trị là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 3
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế Luận văn đặc biệt chú ý tới phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, phương pháp thống kê, v.v. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Hệ thống hóa những khía cạnh lý luận về thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng. Trả lời câu hỏi: có hay không vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hệ thống NH Việt Nam? Vai trò của hai vấn đề trên đối với sự sụp đổ của hệ thống tín dụng những năm 1989 -1990 và một số vụ việc nổi cộm trong ngành NH trong thời gian qua như thế nào? Đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần phòng ngừa và giảm thiểu lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh NH ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng Chương 2. Thực trạng lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam Chương 3. Phương hướng và giải pháp giảm thiểu lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn tới 4
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG, LỰA CHỌN NGHỊCH VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 KHÁINIỆM VỀTHÔNG TIN VÀ VAITRÕ CỦA NÓ TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1.1 Thông tin là gì? Thông tin là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Tại những nước có nền kinh tế truyền thống, thông tin được trao đổi dưới dạng tiếp xúc cá nhân, thông tin được truyền từ người này đến người khác và nó chỉ có giới hạn trong phạm vi làng xã, thôn xóm. Nhưng khi các quốc gia phát triển, cơ chế truyền thống này bắt đầu bị phá vỡ. Người dân di chuyển từ làng này sang làng khác, từ làng ra thị xã, từ thị xã ra thành phố, v.v. để thích nghi với công việc thương mại và buôn bán. Dần dần, ngoài giao dịch với hàng xóm họ còn giao dịch với người lạ. Trong những môi trường mới này, dòng trao đổi thông tin truyền thống dựa trên các mối quan hệ quen biết phải được thay thế. Để tồn tại và phát triển trong những môi trường mới này thông tin trở nên vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Trong các giao dịch buôn bán thường người mua rất muốn biết về chất lượng sản phẩm mà mình chọn mua có được như họ mong muốn không. Và như thế ở giao dịch này những người tham gia rất muốn có thông tin về chất lượng, để tạo ra các thông tin về chất lượng thì rất tốn kém nhưng việc chia sẻ nó thì lại rẻ. Trong các cộng đồng khép kín thông tin về chất lượng được truyền bá bằng miệng. Người mua có thể nhận dạng và nhớ người cung cấp hàng kém phẩm chất và cảnh báo cho hàng xóm về người cung cấp đó. Khi một ông chủ muốn thuê một nhân công thì ông ta rất muốn biết người nhân công này có mạnh khỏe không, có chăm chỉ lao động không, v.v. những vấn đề như vậy được gọi là thông tin. 5
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thông tin, nhưng xét về mặt bản chất và tác dụng của thông tin có thể đưa ra một số khái niệm chung nhất về thông tin: Thông tin là một phạm trù khoa học, là những thông báo về một đối tượng khách quan, nó phản ánh về mặt số lượng và chất lượng những đặc tính của các đối tượng hiện thực, hay khả năng trong một không gian thời gian nhất định. Theo các nhà khoa học thông tin có năm đặc điểm cơ bản sau: - Thông tin bao giờ cũng thuộc về hệ thống nhất định, và mỗi hệ thống bao giờ cũng cần những thông tin và nguồn thông tin nhất định. Như vậy, hệ thống và thông tin là một cặp phạm trù biện chứng. - Thông tin được dẫn truyền và bảo quản lưu giữ trên những vật “vật mang tin” khác nhau. Do đó, xuất hiện khái niệm: “tin được mang” và “vật mang tin” là một cặp phạm trù biện chứng. - Thông tin bao giờ cũng xuất hiện trong mối quan hệ phức tạp của vật chất, trong mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực, giữa cái xác định và cái không xác định, giữa cái tính toán được và cái không tính toán được. - Thông tin chỉ tồn tại và xuất hiện trong một quá trình nhất định. - Thông tin là một đặc điểm chung của vật chất. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội thông tin được xem như một hàng hóa và để có được thông tin về một vấn đề nào đó đôi khi chúng ta phải trả những khoản chi phí vô cùng lớn. Theo một định nghĩa căn bản: “thông tin là một hàng hóa công cộng”. Đã là hàng hóa công cộng thì nó sẽ mang hai đặc tính cơ bản của một hàng hóa công cộng thuần tuý: - Thứ nhất: tiêu dùng không làm hao hụt (khi một người tiêu dùng hàng hóa này thì không làm giảm tiêu dùng của người khác). 6
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế - Thứ hai: tính không loại trừ (không thể, hay rất tốn kém để loại bỏ bất kỳ người nào khỏi việc hưởng lợi ích của hàng hóa công cộng). Các nền kinh tế thị trường cạnh tranh thường không cung cấp đầy đủ hàng hóa công cộng - trong đó có thông tin. Do những khó khăn của việc phân bổ những khoản lợi nhuận cho thông tin, nên thường xuất hiện vấn đề người ăn theo (hay người đi xe không mất tiền) với việc có được thông tin, tức là những người khác được hưởng lợi từ những thông tin mà một cá nhân có được. Sự quan trọng của thông tin không phải ở chỗ con người cần có nó để hoạt động hay là số lượng thông tin ít hay nhiều mà do chính đặc điểm không bình đẳng của thông tin làm thay đổi vấn đề. Đặc điểm đó là, thứ nhất thông tin là đa nguyên, là tản mát từ mọi thành phần mà không một cá thể nào tự nhiên có thể thu thập tất cả mọi thông tin, thứ hai thị trường không bao giờ hoàn toàn đầy đủ, thứ ba sự phân bổ thông tin nhiều khi không đối xứng. 1.1.2 Vai trò của thông tin đối với hoạt động ngân hàng Thông tin đóng vai trò to lớn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Các vấn đề của thông tin với tư cánh là một hàng hóa công cộng phát sinh trong ít nhất hai bối cảnh của thị trường tài chính: thông tin về khả năng thanh toán của các định chế tài chính, mà chắc chắn là rất có giá trị đối với những người đầu tư (hay người gửi tiền) đang cân nhắc việc uỷ thác tiền của mình hay rút tiền ra từ một định chế tài chính cụ thể nào đó: và thông tin về ban quản lý của những định chế này, loại thông tin tác động tới rủi ro và lợi nhuận của các khoản đầu tư. Thông tin trong hệ thống tài chính tức là cung cấp cho các tổ chức tài chính, ngân hàng các thông tin về khách hàng của họ cũng như việc tìm kiếm 7
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế thêm những khách hàng mới để cấp tín dụng. Thông tin cũng giúp cho người gửi tiền có lòng tin đối với ngân hàng nơi mà họ quyết định gửi tiền. Chính vì vậy mà thông tin tín dụng mang nhiều đặc trưng riêng: đa dạng, cập nhật, biến đổi nhanh, phức tạp, mang tính kinh doanh có độ rủi ro cao. Bên cạnh đó thông tin tín dụng không chỉ là những thông tin dùng riêng trong tín dụng ngân hàng, mà còn dùng để phân tích các chỉ số về phát triển ngành nghề, trình độ quản lý, tâm lý xã hội, v.v. NHTM đóng vai trò “trái tim của nền kinh tế” và thông qua hoạt động tín dụng nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên đến tất cả các tổ chức kinh tế. Do đó, nếu NH gặp phải rủi ro, tất yếu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Đối với các hoạt động của NH thì thông tin có vai trò vô cùng quan trọng, vì hoạt động của NH liên quan đến những đồng tiền hôm nay để có những hứa hẹn đến những đồng tiền trong tương lai, nên luôn tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ, và những thông tin về khả năng hoàn trả của người vay trong tương lai là rất quan trọng. Việc thiếu thông tin tạo ra những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt: trước khi cuộc giao địch diễn ra và sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Như chúng ta đã biết, giao dịch trên thị trường tài chính thông qua các trung gian ngân hàng thực chất là những hợp đồng điều chuyển vốn từ người tiết kiệm (người gửi tiền) sang người đầu tư (người đi vay). Trong quan hệ tín dụng này một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia để có những quyết định đúng đắn. Như vậy, một hạn chế lớn của thị trường tài chính là thiếu thông tin. Sự thiếu hụt này đã tạo nên sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có được. Trong lý thuyết kinh tế, hiện tượng này được gọi là thông tin không cân xứng. 1.2 THÔNG TIN KHÔNG CÂN XỨNG 8
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế Trong hệ thống NH, thông tin không cân xứng có nghĩa là người gửi tiền không nắm bắt được đầy đủ mọi thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng mà mình gửi tiền cũng như ngân hàng không biết rõ về khả năng chi trả và độ tin cậy của khách hàng vay tiền. Sự không cân bằng về thông tin mà mỗi bên có đƣợc đƣợc gọi là thông tin không cân xứng. Thông tin không cân xứng sẽ tạo ra hai hệ quả đó là vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. 1.2.1 Lựa chọn nghịch Lựa chọn nghịch (Adverse selection): là vấn đề thông tin không cân xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Lựa chọn nghịch xảy ra trong các giao dịch tín dụng khi những người đi vay có rủi ro cao (tức là những dự án đầu tư của họ có độ rủi ro cao) là những người tích cực đi vay, và do vậy họ có nhiều khả năng được NH chấp nhận cho vay (họ được NH lựa chọn). Do sự lựa chọn nghịch nên dễ dẫn đến khả năng các món cho vay được thực hiện là những trường hợp rủi ro không trả được nợ, còn những trường hợp bị từ chối, không cho vay lại là những trường hợp có thể trả được nợ. Để hiểu rõ vấn đề lựa chọn nghịch xảy ra như thế nào, hãy giả sử NH có hai khách hàng và NH có thể cho họ vay một món tiền - khách hàng thứ nhất là A và khách hàng thứ hai là B. B là một người thận trọng, chỉ vay tiền khi anh ta có một vụ đầu tư mà chắc chắn nó sẽ mang lại kết quả. Còn A thì khác, anh ta là một người liều lĩnh, anh ta trù tính một kế hoạch làm giàu thật nhanh để biến mình thành triệu phú nếu anh ta có thể vay được 1000 đôla để đầu tư vào kế hoạch đó. Không may kế hoạch làm giàu thật nhanh đó, có độ rủi ro cao, sẽ thất bại và A chắc chắn mất 1000 đôla. 9
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế Ai trong số hai người vay này sẽ nỗ lực nhất trong việc tìm đến NH để hỏi vay? Tất nhiên là A bởi vì anh ta sẽ thu được rất nhiều tiền nếu cuộc đầu tư đó thành công. Tuy vậy, có lẽ NH sẽ không muốn cho A vay vì cuộc đầu tư của A có xác suất tồi tệ cao và A sẽ không có khả năng trả tiền cho NH. Nếu NH biết rõ về hai khách hàng này, tức là NH có rất nhiều thông tin về họ, lúc đó sẽ không có khó khăn gì, vì khi ấy NH biết rằng sẽ A không có khả năng trả nợ trong trường hợp dự án đầu tư của anh ta thất bại và như vậy NH sẽ không cho anh ta vay. Nếu giả sử rằng NH không biết rõ về hai khách hàng này, rất có thể NH sẽ cho A vay tiền hơn là cho B vay vì chính A cố gắng nỗ lực thuyết phục NH để được vay tiền. Do sự lựa chọn nghịch, NH có thể quyết định không cho cả hai người này vay tiền, mặc dù có những lần B, vốn là một người vay luôn có khả năng trả nợ, có thể cần một món vay cho một dự án đầu tư có giá trị và chắc chắn dự án đầu tư này mang lại thành công cho B. 1.2.2 Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức (Moral hazard): là vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính xảy ra khi người cho vay phải chịu rủi ro do người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không tốt (thiếu đạo đức) xét theo quan điểm của người cho vay, bởi vì những hoạt động này làm cho khoản tiền vay ít có khả năng được hoàn trả. Do rủi ro đạo đức giảm bớt xác suất hoàn trả được vốn nên người cho vay có thể quyết định thôi không cho vay. Để minh họa cho vấn đề này, hãy giả sử NH cho một khách hàng vay một món tiền là 1000 đôla, người đi vay cần số tiền này để mua một máy chuyên dùng cho công việc sản xuất của mình. Khi NH đã cho vay, người đi 10
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế vay có thể cầm khoản tiền này tới thẳng xới bạc hay tham gia vào những trò chơi đỏ đen, chơi xổ số hoặc lôtô. Trong trường hợp anh ta thắng, khi đó anh ta có khả năng trả lại NH món tiền là 1000 đôla và chi tiêu thả sức với phần còn lại. Nhưng nếu anh ta thua, như thường xảy ra, thì NH không đòi được tiền và tất cả những gì người đi vay mất chỉ là danh tiếng của họ. Nếu NH biết sau khi có được món tiền của NH người vay đó sẽ dùng nó để cá cược hay đánh bạc (sử dụng sai mục đích của việc vay tiền) thì NH sẽ không cho anh ta vay, vấn đề ở đây cũng chính là sự thiếu thông tin hay thông tin không cân xứng. Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính là nguyên nhân phát sinh ra rủi ro NH. Trong các nghiệp vụ của mình: khi thực hiện nghiệp vụ nợ NH đóng vai trò người đi vay, khi thực hiện các nghiệp vụ có NH đóng vai trò người cho vay. Như vậy, nếu có vấn đề thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính tất yếu sẽ phát sinh rủi ro NH. Chúng ta xem xét nhận định này trên hai phương diện sau: Khi đóng vai trò ngƣời đi vay: NH tạo nguồn vốn cho mình bằng cách thu hút các nguồn tiền gửi, đi vay của các cá nhân và các tổ chức xã hội. Nếu có đầy đủ thông tin về NH cũng như về nguồn vốn tự có, đội ngũ nhân viên, các dịch vụ cung cấp, tình hình kinh doanh, khả năng thanh toán của NH, v.v. các cá nhân cũng như tổ chức xã hội sẽ quyết định có gửi tiền tại NH đó hay không? Ngược lại nếu thông tin về NH đó không đầy đủ, khi đó sự lựa chọn nghịch sẽ xuất hiện, sẽ làm cản trở việc huy động vốn của NH, cho dù NH hoàn toàn không có ý định thực hiện những kết cục không mong muốn. Sự lựa chọn nghịch trong trường hợp này làm cho NH bị rủi ro vì không huy động được vốn dẫn tới không đủ vốn hoạt động. Đối với NH nếu không có một nguồn vốn dồi dào thì không thể mở rộng được hoạt động và khả năng 11
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế thanh toán sẽ gặp khó khăn, điều này đặt NH trước nguy cơ lớn hơn là có thể đóng cửa hoặc vỡ nợ. Mặt khác do thông tin không cân xứng, rủi ro đạo đức sẽ xảy ra. Giả sử NH đã huy động được một nguồn vốn dồi dào. Để thu được lợi nhuận cao, NH sẽ thực hiện những hoạt động mạo hiểm, dễ bị rủi ro như đầu tư vào các cổ phiếu công ty, cho những người mạo hiểm vay tiền với mức lãi suất hứa hẹn cao, tham gia kinh doanh hối đoái, bảo lãnh tín dụng cho những khách hàng không đủ tin cậy, hoặc những người điều hành NH ôm gọn số tiền huy động rồi bỏ trốn, v.v. Khi đó, rủi ro xảy ra số tiền bị mất mát quá lớn, vốn tự có NH không bù đắp được, NH sẽ phá sản. Khi đóng vai trò ngƣời cho vay: Vai trò là người cho vay biểu hiện ở các tài sản có mà NH nắm giữ. Ngoài số dự trữ bắt buộc theo qui định, các NH đều có xu hướng muốn giữ nhiều tài sản có sinh lợi càng tốt. Đó là chứng khoán, các trái phiếu, các món cho vay, v.v. với lãi suất cao thấp khác nhau nhưng tương xứng với độ rủi ro và tính thanh khoản của từng loại tài sản. Nếu có đầy đủ thông tin cần thiết về các đối tượng cần đầu tư hoặc vay tiền, NH sẽ quyết định dễ dàng trong việc có cho vay hay không. Nhưng thực tế không suôn sẻ như vậy. Trên thị trường luôn tồn tại thông tin không cân xứng giữa người đi vay và người cho vay. Do đó, sự lựa chọn nghịch đã làm cho những người rất kém tín nhiệm (những người rất dễ không hoàn trả món vay) lại là những người tích cực vay nhất. Nếu NH cho họ vay tiền NH sẽ đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng lớn. Ngược lại, cũng do sự lo ngại về lựa chọn nghịch NH chối bỏ các món vay mà khả năng sẽ hoàn trả đúng kỳ hạn rất cao, và như vậy NH bỏ mất cơ hội kiếm lợi nhuận. Cũng do thông tin không cân xứng, rủi ro đạo đức trên thị trường vay nợ dễ xảy ra. Trên thị trường có rất nhiều người vay tiền có ý muốn thực hiện những hoạt động không đạo đức (xét theo quan điểm của người cho vay). Một 12
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế khi những người này vay được tiền NH, họ có thể sẽ đầu tư vào những dự án có độ rủi ro cao, những dự án khác hẳn với phương án xin vay trình với NH. NH cho vay tiền sẽ bị đặt vào tình cảnh đứng trước nguy cơ bị rủi ro tín dụng. Nếu NH không thận trọng trong việc thẩm định cho vay và không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, rủi ro đạo đức trên thị trường sẽ đặt NH trước nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn. Nhưng nếu NH quá thận trọng trước rủi ro đạo đức mà đột ngột cắt đứt các hợp đồng tín dụng thì NH sẽ bị thiệt hại về lợi nhuận và mất uy tín với khách hàng. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để giảm thiểu và hạn chế sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. 1.2.3 Các giải pháp cho vấn đề thông tin không cân xứng, lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức Như chúng ta đã biết thông tin không cân xứng sẽ tạo ra lựa chọn nghịch trước khi cuộc giao dịch diễn ra và tạo ra rủi ro đạo đức sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Vấn đề thông tin không cân xứng luôn tồn tại như một khuyết tật của thị trường, chúng ta không có thể loại bỏ chúng một cách hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm thiểu chúng mà thôi. Một trong những cách làm giảm thiểu vấn đề đó là: - Tự sản xuất và bán thông tin: giải pháp cho vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hệ thống NH là đưa ra các thị trường có tác dụng loại bỏ thông tin không cân xứng và cho phép những người cung cấp vốn có thông tin đầy đủ về những cá nhân hay những công ty cần tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư của họ. Một cách để thu lượm thông tin này cho những người gửi 13
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế tiền và những người đi vay là có các công ty riêng thu thập và đưa ra thông tin, thông tin này giúp phân biệt các công ty tốt các công ty tồi, và bán thông tin này cho các NH, hay có thể bán nó cho những người mua chứng khoán. Một ví dụ minh họa điển hình là ở Mỹ, những công ty như Standard and Poor, Moody và Value Line tập hợp những thông tin về tình trạng các bảng quyết toán của các công ty đó và về hoạt động đầu tư của họ, công bố các số liệu này và bán nó cho người đặt mua là các cá nhân, các thư viện, và các trung gian tài chính liên quan đến việc mua những chứng khoán. Hệ thống sản xuất mua bán thông tin riêng này, tuy thế không giải quyết được một cách đầy đủ vấn đề lựa chọn nghịch nói trên trong các thị trường chứng khoán bởi vì nó lại xuất hiện vấn đề gọi là “vấn đề người đi xe không tốn tiền” (Free rider problem). Vấn đề người đi xe không tốn tiền tức là khi những người không chi tiền mua thông tin mà vẫn có thể hưởng lợi của thông tin mà người khác đã mua. Khi đó các công ty sẽ không còn khả năng bán đủ lượng thông tin để bù đắp vào chi phí thu thập và sản xuất nó. Khả năng thu lợi của các công ty riêng nhờ vào bán thông tin yếu đi, nghĩa là có ít thông tin được sản xuất ra hơn cho thị trường này, và như vậy vẫn tồn tại vấn đề lựa chọn nghịch. - Điều hành của chính phủ để làm tăng thông tin: vấn đề người đi xe không tốn tiền ngăn trở thị trường tư nhân sản xuất đủ thông tin để loại bỏ thông tin không cân xứng. Liệu các thị trường tài chính có thể trông cậy vào sự can thiệp của chính phủ? Chính phủ có thể sản xuất thông tin để giúp các nhà đầu tư phân biệt những công ty tốt, công ty tồi và cung cấp miễn phí cho công chúng? Vấn đề thông tin không cân xứng tạo ta lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính như vậy giúp giải thích vì sao các thị trường tài chính nằm trong số những bộ phận điều hành một cách ngặt nghèo nhất trong nền kinh tế. Quy chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần thiết để giảm vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. Qui 14
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế chế chính phủ cũng chỉ làm giảm nhẹ vấn đề chứ không hoàn toàn loại bỏ được nó. Các chính phủ ở mọi nước có những luật lệ bắt buộc các công ty tuân thủ những nguyên tắc kế toán chuẩn là những nguyên tắc khiến cho việc kiểm tra lợi tức dễ dàng hơn, và chính phủ cũng thông qua những luật lệ áp đặt những hình phạt nghiêm khắc đối với những ai phạm tội gian lận che dấu hay ăn cắp lợi nhuận. Tuy vậy, những biện pháp này sẽ chỉ hữu hiệu một phần. Ngăn chặn được hình thức gian lận này là không phải dễ; những người quản lý gian lận có ý muốn gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan chính phủ phát hiện hoặc làm rõ vấn đề gian lận. - Vật thế chấp: lựa chọn nghịch chỉ gây chở ngại cho hoạt động của các thị trường tài chính nếu người cho vay chịu một tổn thất khi người đi vay không thể thanh toán các món tiền vay và chịu vỡ nợ. Vật thế chấp là vật sở hữu được cam kết trả cho người cho vay nếu người đi vay vỡ nợ, giúp giảm được hậu quả của lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức vì nó làm cho người đi vay thận trọng hơn với hành vi kinh doanh, đầu tư của mình và như vậy giảm được tổn thất của người cho vay trong trường hợp có vỡ nợ. Nếu một người đi vay bị vỡ nợ đối với một món vay, người cho vay có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được bù vào tổn thất ở món vay đó. Ví dụ, nếu bạn thất bại, không thanh toán được món vay thế chấp của bạn, người cho bạn vay có thể sở hữu ngôi nhà của bạn, bán công khai nó đi, và dùng món tiền thu được để thanh toán dứt điểm cho món vay đó. Người cho vay dễ chấp nhận việc cho vay có thế chấp, sự có mặt của lựa chọn nghịch trong các thị trường tài chính giải thích vì sao vật thế chấp là một đặc điểm nổi bật của những hợp đồng nợ. Tuy nhiên, các hợp đồng nợ đối với vấn đề rủi ro đạo đức có hai khả năng xảy ra, nó cũng có thể làm giảm thiểu một phần rủi ro đạo đức nhưng mặt khác nó cũng làm vấn đề rủi ro đạo đức dễ dàng xảy ra vì khi những người đi vay có vật thế chấp cầm cố họ có thể sẽ tham gia vào những hoạt động mang lại rủi 15
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế ro cao hơn và như vậy họ dễ bị phá sản và điều đó là không có lợi đối với nền kinh tế. - Giá trị tài sản ròng (net worth): hay còn gọi là vốn cổ phần (equity capital) là hiệu số giữa tài sản có của một công ty (gồm những tài sản nó sở hữu hoặc bị nợ) và tài sản nợ của nó (tài sản mà công ty nợ): giá trị tài sản ròng có thể thực hiện vai trò tương tự như vật thế chấp. Nếu một công ty có giá trị tài sản ròng cao, thì khi công ty thực hiện những cuộc đầu tư khiến công ty bị thua lỗ và công ty phá sản thì lúc đó người cho công ty này vay tiền đều có thể sở hữu giá trị tài sản ròng của công ty, bán nó đi và dùng tiền thu được để bồi thường một số trong những tổn thất do món vay này gây ra. Ngoài ra, một công ty càng có nhiều giá trị tài sản ròng, nó càng ít có khả năng vỡ nợ bởi vì công ty này có một dự trữ tài sản có thể dùng để thanh toán xong các món nợ của mình. Do đó, nếu những công ty đang đi tìm vay tiền mà có giá trị tài sản ròng cao, thì việc lựa chọn nghịch sẽ ít quan trọng, và những người cho vay sẽ sẵn lòng cho vay. Với vấn đề rủi ro đạo đức: khi một người vay tiền có nhiều vốn bởi vì giá trị tài sản ròng của anh ta (hiệu số giữa tài sản có và tài sản nợ của anh ta) lớn, thì ý muốn lao vào rủi ro đạo đức sẽ giảm đi nhiều do nếu anh ta thực hiện những vụ làm ăn thiếu đạo đức, những vụ đầu tư đó đổ bể hoặc phá sản thì anh ta sẽ là người thua thiệt nhiều hơn người cho anh ta vay tiền. Một cách mô tả giải pháp mà giá trị tài sản ròng cao mang lại cho vấn đề rủi ro đạo đức là nói rằng nó khiến cho ý muốn ký hợp đồng vay nợ trở thành tương hợp nhau, tức là nó làm cho ý muốn của người cho vay và người đi vay ngang hàng với nhau. Người đi vay càng có nhiều giá trị tài sản ròng, anh ta càng có nhiều ý muốn xử sự theo chiều hướng mà người cho vay dự tính mong muốn. Do đó, giá trị tài sản ròng của người vay càng lớn thì vấn đề rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ của người 16
- Luận Văn Thạc Sĩ Kinh tế vay càng nhỏ và công ty dễ vay hơn. Ngược lại, với một giá trị tài sản ròng nhỏ, vấn đề rủi ro đạo đức sẽ lớn hơn và công ty khó vay tiền. - Việc giám sát và bắt tuân theo những qui định hạn chế: nếu bạn chắc chắn rằng người vay tiền của bạn không đầu tư vào bất cứ cái gì rủi ro thì bạn có thể cho anh ta vay tiền. Bạn có thể bảo đảm rằng người vay tiền của bạn sử dụng khoản vay đó vào mục đích mà bạn muốn bằng cách viết ra những điều khoản qui định hạn chế ở trong hợp đồng nợ để hạn chế các hoạt động đầu tư mang lại rủi ro của anh ta. Và bằng cách giám sát các hoạt động của anh ta để xem liệu anh ta có tuân thủ theo những qui định hạn chế hay không và buộc anh ta phải tuân thủ theo các qui định hạn chế khi bạn có thể chắc chắn rằng anh ta sẽ gây rủi ro cho bạn. Những qui định hạn chế được nhắm vào việc giảm rủi ro đạo đức bằng cách loại bỏ những xử sự không mong muốn. Có bốn qui định hạn chế để đạt đến mục tiêu này: 1. Những qui định hạn chế có thể được soạn ra để ngăn ngừa rủi ro đạo đức bằng cách không để cho người vay có những xử sự không mong muốn về sự thực hiện các dự án đầu tư có rủi ro. Một số qui định này đòi hỏi rằng một món tiền vay chỉ có thể được dùng để tài trợ những hoạt động được chỉ định sẵn ví dụ như mua thiết bị đã được định sẵn hoặc mua các phát minh đã được nói trước. Những kiểu qui định khác hạn chế một công ty không thực hiện một số hoạt động rủi ro như mua một doanh nghiệp khác. 2. Những qui định hạn chế có thể khuyến khích người vay thực hiện các hoạt động mong muốn giúp cho món vay đó sẽ dễ có khả năng được hoàn trả hơn. Một qui định hạn chế thuộc loại này yêu cầu người trụ cột nuôi sống một gia đình mua bảo hiểm sinh mạng loại sẽ thanh toán hết số tiền vay thế chấp khi người đó chết. Những qui định hạn chế thuộc kiểu này cho các doanh nghiệp tập trung vào 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 234 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn