intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình điểm số Z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Phá sản, kiệt quệ tài chính doanh nghiệp; mô hình Điểm số Z của Altman và tổng quan nghiên cứu liên quan trước đây tại Việt Nam; kiểm định và ứng dụng mô hình Điểm số Z vào doanh nghiệp Việt Nam; giải pháp cải thiện Điểm số Z của doanh nghiệp và đề xuất ứng dụng mô hình Điểm số Z tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình điểm số Z để nhận diện khả năng phá sản đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- NGUYỄN DƯƠNG BẰNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z ĐỂ NHẬN DIỆN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Nguời hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thủy Tiên TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. 1 TÓM TẮT Có thể nói, mỗi doanh nghiệp là từng tế bào của nền kinh tế. Doanh nghiệp khỏe, vững mạnh thì nền kinh tế mới khỏe, mới có thể phát triển được. Vì thế việc dự báo, phát hiện doanh nghiệp phá sản hoặc kiệt quệ tài chính là một điều cần thiết hữu ích cho các chủ thể trong nền kinh tế. Chính điều này đặt ra nhu cầu tìm cách phát hiện được doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính để chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại cơ cấu bản thân doanh nghiệp hay các nhà đầu tư và chủ nợ tránh được những quyết định sai lầm khi đến cấp vốn doanh nghiệp. Năm 1968, Edward I. Altman đã đưa ra mô hình Z-score (Điểm số Z) để phân biệt giữa doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính với doanh nghiệp lành mạnh. Mô hình Điểm số Z là một mô hình tính toán chỉ số khá đơn giản nhưng mang lại kết quả dự đoán khá chính xác. Mô hình này cũng đã được kiểm chứng phù hợp và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với nền kinh tế Việt Nam, việc kiểm định tính phù hợp và tiến đến áp dụng rộng rãi mô hình Điểm số Z trong nhận diện doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì vậy, luận văn này sẽ tiến hành kiểm định tính phù hợp của Mô hình Điểm số Z để từ đó ứng dụng mô hình Điểm số Z vào phân tích khả năng phá sản của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, đưa ra các ứng dụng cho Mô hình này tại Việt Nam. Kết quả kiểm định của luận văn cho thấy, Mô hình Điểm số Z phù hợp với nền kinh tế Việt Nam với kết quả tương tự ở các nền kinh tế khác đã tiến hành kiểm định với mô hình này. Ngoài ra, mô hình còn thể hiện sự hữu dụng trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định ứng xử phù hợp. Nguyễn Dương Bằng
  3. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hỗ trợ của Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Hồ Thủy Tiên. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tp.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 Tác giả Nguyễn Dương Bằng Nguyễn Dương Bằng
  4. 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh, các giảng viên của trường nói chung và Khoa Sau đại học nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Hồ Thủy Tiên đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Dương Bằng
  5. 4 MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. 8 Danh mục bảng biểu và hình ..................................................................................... 9 Mở đầu .................................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. PHÁ SẢN, KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP; MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z CỦA ATLMAN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 15 1.1. PHÁ SẢN, KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP........................ 15 1.1.1. Phá sản, kiệt quệ tài chính ................................................................. 15 1.1.2. Tiêu chí xác định tình trạng phá sản, kiệt quệ tài chính .................... 16 1.1.3. Tác động của phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế ..................... 17 1.2. TIỀN ĐỀ CHO NGHIÊN CỨU CỦA ALTMAN ................................... 17 1.2.1. Phân tích truyền thống....................................................................... 17 1.2.2. Phân tích đa biệt thức ........................................................................ 18 1.3. MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z CỦA ALTMAN................................................ 20 1.3.1. Xây dựng mô hình Điểm số Z ........................................................... 20 1.3.1.1 Chọn mẫu .................................................................................... 20 1.3.1.2 Lựa chọn biến ............................................................................. 20 1.3.1.3 Mô hình Điểm số Z và ý nghĩa các biến ..................................... 21 1.3.2. Các kiểm định mô hình Điểm số Z ................................................... 23 1.3.3. Các mô hình Điểm số Z điều chỉnh ................................................... 26 1.3.3.1 Mô hình Điểm số Z’ ................................................................... 26 1.3.3.2 Mô hình Điểm số Z’’ .................................................................. 27 1.3.4. Đánh giá mô hình Điểm số Z của Altman......................................... 27 Nguyễn Dương Bằng
  6. 5 1.4. SO SÁNH MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH DÙNG NHẬN DIỆN PHÁ SẢN KHÁC ..................................................................................... 28 1.4.1. Một số phương pháp phân tích khác xây dựng mô hình nhận diện phả sản doanh nghiệp ................................................................................................... 28 1.4.1.1 Phương pháp Mạng thần kinh nhân tạo ...................................... 28 1.4.1.2 Phương pháp Logistic ................................................................. 29 1.4.1.3 Phương pháp Cây quyết định...................................................... 29 1.4.2. So sánh mô hình Điểm số Z và các mô hình nhận diện phá sản khác .. ........................................................................................................... 29 1.5. CÁC KIỂM ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z Ở VIỆT NAM TRƯỚC ĐÂY ..................................................................................................... 31 1.5.1. Kiểm định Điểm số Z tại Việt Nam trước đây .................................. 31 1.5.1.1 Các kiểm định và kết quả............................................................ 31 1.5.1.2 Đánh giá nghiên cứu kiểm định .................................................. 33 1.5.2. Các ứng dụng của mô hình tại Việt Nam .......................................... 34 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2. KIỂM ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................................................. 37 2.1. KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z TẠI VIỆT NAM .................................................................................................................. 37 2.1.1. Mô hình lựa chọn và phương pháp kiểm định .................................. 37 2.1.1.1 Mô hình lựa chọn kiểm định ....................................................... 37 2.1.1.2 Phương pháp kiểm định .............................................................. 38 2.1.2. Kết quả kiểm định ............................................................................. 39 2.1.2.1 Nhóm doanh nghiệp phá sản và kiệt quệ .................................... 39 Nguyễn Dương Bằng
  7. 6 2.1.2.2 Nhóm doanh nghiệp không kiệt quệ ........................................... 42 2.1.2.3 Kết quả tổng hợp hai nhóm và kết luận của kiểm định .............. 43 2.2. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z VÀO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................................................................................................. 45 2.2.1. Doanh nghiệp thủy sản ...................................................................... 45 2.2.1.1 Một số thông tin ngành thủy sản................................................. 45 2.2.1.2 Điểm số Z’’ một số doanh nghiệp thủy sản ................................ 47 2.2.1.3 Phân tích Điểm số Z’’ doanh nghiệp ngành thủy sản ................. 49 2.2.2. Doanh nghiệp bất động sản ............................................................... 54 2.2.2.1 Một số thông tin ngành bất động sản .......................................... 54 2.2.2.2 Điểm số Z’’ một số doanh nghiệp bất động sản ......................... 54 2.2.2.3 Phân tích Điểm số Z’’ doanh nghiệp ngành bất động sản .......... 56 2.2.3. Doanh nghiệp ngành cao su .............................................................. 60 2.2.3.1 Một số thông tin ngành cao su .................................................... 60 2.2.3.2 Điểm số Z’’ một số doanh nghiệp cao su ................................... 61 2.2.3.3 Phân tích Điểm số Z’’ doanh nghiệp ngành cao su .................... 63 2.2.4. Doanh nghiệp ngành thép .................................................................. 67 2.2.4.1 Một số thông tin ngành thép ....................................................... 67 2.2.4.2 Điểm số Z’’ một số doanh nghiệp ngành thép............................ 68 2.2.4.3 Phân tích Điểm số Z” doanh nghiệp ngành thép ........................ 70 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 74 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ Z CỦA DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z TẠI VIỆT NAM ............................ 75 3.1. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ Z CỦA DOANH NGHIỆP ........... 75 Nguyễn Dương Bằng
  8. 7 3.1.1. Giải pháp chung cho các doanh nghiệp............................................. 75 3.1.1.1 Tài trợ hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản .................. 75 3.1.1.2 Giảm dùng nợ trong cấu trúc vốn ............................................... 76 3.1.1.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................... 77 3.1.1.4 Tăng cường giữ lại lợi nhuận ...................................................... 77 3.1.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong bốn ngành khảo sát .............. 78 3.1.2.1 Doanh nghiệp ngành thủy sản..................................................... 78 3.1.2.2 Doanh nghiệp ngành bất động sản .............................................. 79 3.1.2.3 Doanh nghiệp ngành cao su ........................................................ 79 3.1.2.4 Doanh nghiệp ngành thép ........................................................... 80 3.2. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG ĐIỂM SỐ Z TẠI VIỆT NAM......................... 81 3.2.1. Đối với các doanh nghiệp .................................................................. 81 3.2.2. Đối với chủ nợ và nhà đầu tư ............................................................ 82 3.2.3. Đối với riêng ngân hàng .................................................................... 82 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 85 Kết luận ................................................................................................................... 86 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 87 Phụ lục ..................................................................................................................... 89 Nguyễn Dương Bằng
  9. 8 Danh mục từ viết tắt Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CTCP Công ty cổ phần EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh LNGL Lợi nhuận giữ lại LNST Lợi nhuận sau thuế LNSTCPP Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối MDA Multiple Discriminant Analysis – Phân tích đa biệt thức ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu XHTN Xếp hạng tín nhiệm Nguyễn Dương Bằng
  10. 9 Danh mục bảng biểu và hình Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Trung bình của các biến và kiểm định mức ý nghĩa............................ 23 Bảng 1.2 Kết quả phân loại mẫu gốc thời gian 1 năm ........................................ 23 Bảng 1.3 Kết quả phân loại mẫu gốc thời gian 2 năm ........................................ 24 Bảng 2.5 Kết quả đánh giá các mô hình nhận diện phá sản................................ 30 Bảng 1.4 Kết quả kiểm định doanh nghiệp nhóm 1 ở Việt Nam ........................ 32 Bảng 1.5 Độ chính xác của mô hình trên thế giới............................................... 32 Bảng 1.6 Kết quả kiểm định nhóm 2 và cả 2 nhóm ở Việt Nam ........................ 33 Bảng 2.1 Danh sách doanh nghiệp kiểm định nhóm 1 ....................................... 39 Bảng 2.2 Kết quả kiểm định nhóm 1 tại Việt Nam............................................. 41 Bảng 2.3 Kết quả kiểm định nhóm 2 tại Việt Nam............................................. 42 Bảng 2.4 Kết quả của toàn bộ mẫu kiểm định tại Việt Nam .............................. 43 Bảng 2.6 Điểm số Z’’ các doanh nghiệp thủy sản .............................................. 47 Bảng 2.7 Điểm số Z’’ CTCP Thủy sản Mekong ................................................ 49 Bảng 2.8 Điểm số Z’’ CTCP XNK Thủy sản Sài Gòn ....................................... 51 Bảng 2.9 Điểm số Z’’ các doanh nghiệp bất động sản ....................................... 54 Bảng 2.10 Điểm số Z’’ CTCP Tập đoàn Đất Xanh ............................................ 56 Bảng 2.11 Điểm số Z’’ CTCP ĐT và PT Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương ...... 58 Bảng 2.12 Điểm số Z’’ các doanh nghiệp cao su ............................................... 61 Bảng 2.13 Điểm số Z’’ CTCP Cao su Thống Nhất ............................................ 63 Bảng 2.14 Điểm số Z’’ CTCP Đầu tư cao su Quảng Nam ................................. 65 Bảng 2.15 Điểm số Z’’ các doanh nghiệp ngành thép ........................................ 68 Bảng 2.16 Điểm số Z’’ CTCP Tập đoàn Hòa Phát ............................................. 70 Bảng 2.17 Điểm số Z’’ CTCP Thép Pomina ...................................................... 73 Bảng 3.1 Điểm số EMS ứng với XHTN của S&P .............................................. 82 Nguyễn Dương Bằng
  11. 10 Danh mục hình Hình 1.1 Tỷ lệ chính xác của mô hình trên mẫu gốc nhóm 1 theo thời gian ...... 25 Hình 2.1 Kết quả kiểm định nhóm 1 tại Việt Nam theo thời gian ...................... 41 Hình 2.2 Kết quả kiểm định nhóm 2 tại Việt Nam theo thời gian ...................... 43 Hình 2.3 Kết quả kiểm định chung theo thời gian .............................................. 44 Hình 2.4 Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm ......................................... 46 Hình 2.5 Giá cao su tại thị trường Singapore 2010 – 2018 ................................ 61 Hình 2.6 Tình hình bán hàng thép thành phẩm năm 2018 .................................. 67 Nguyễn Dương Bằng
  12. 11 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Theo tổng cục thống kê, trong năm 2015 số doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh là 9.467 doanh nghiệp, con số này gần tương đương năm 2014 với 9.501 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp khó khăn, buộc phải tạm dừng hoạt động trong năm 2015 là 71.391 doanh nghiệp tăng 22,4% so với năm 2014. Năm 2016, số doanh nghiệp phá sản lại tăng mạnh, theo đó có 12.478 doanh nghiệp phá sản trong năm tăng 31,8% so với năm trước. Cũng trong năm này, có 60.667 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động. Năm 2017, số doanh nghiệp dừng hoạt động là 60.553 doanh nghiệp, gần tương đương với năm 2016. Tuy nhiên, trong năm 2018, lần đầu tiên con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản vượt qua mức 100.000 doanh nghiệp (gần 106.900 doanh nghiệp), gồm hơn 27.100 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 63.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và 16.300 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Có thể thấy, số doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc tạm dừng hoạt động qua các năm gần đây có xu hướng tăng. Trong thời kỳ nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải đi đến giải thể hoặc ngừng hoạt động như hiện nay, một vấn đề đặt ra là làm thế nào dự báo được doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản hoặc kiệt quệ tài chính để chủ doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp, còn nhà đầu tư và chủ nợ tránh việc ra quyết định góp vốn hay cho vay sai lầm. Năm 1968, Edward I. Altman đã đưa ra mô hình Z-score (Điểm số Z) để phân biệt giữa doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính với doanh nghiệp lành mạnh. Đây là mô hình tương đối đơn giản nhưng khả năng dự báo, mức độ chính xác khá tốt. Altman đã kiểm chứng mô hình này trong khoảng thời gian hơn 30 năm tại nhiều nền kinh tế khác nhau và đều cho kết quả với độ chính xác cao. Theo Baclean và Ooghe (2008): “Mặc dù ra đời cách đây nhiều năm, mô hình chỉ số Z vẫn là công cụ dự báo được hai giới học thuật, thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới”. Nguyễn Dương Bằng
  13. 12 Tại Việt Nam, thời gian gần đây Điểm số Z đã được quan tâm ứng dụng, nhất là trong khía cạnh XHTN tại các ngân hàng. Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này trong phân tích doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phổ biến. Chính vì vậy, việc xác định tính phù hợp của Mô hình Điểm số Z đối với nền kinh tế Việt Nam để áp dụng vào phân tích, nhận diện khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính đối doanh nghiệp trong nước một cách rộng rãi và ứng dụng Mô hình Điểm số Z tại Việt Nam là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là sử dụng mô hình Điểm số Z để nhận diện khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính đối với một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn hướng đến các mục tiêu khác như sau: Kiểm định tính phù hợp của mô hình Điểm số Z tại thị trường Việt Nam. Đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao tính an toàn và đưa một số gợi ý ứng dụng mô hình Điểm số Z tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Mô hình Điểm số Z có phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, có nhận diện được doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính tại Việt Nam? Một số doanh nghiệp tại Việt Nam được nhận diện tình hình tài chính như thế nào theo mô hình Điểm số Z? Có thể ứng dụng mô hình Điểm số Z vào thực tiễn như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tính phù hợp và khả năng dự báo của mô hình Điểm số Z dùng nhận diện khả năng phả sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu đi vào kiểm định tính phù hợp của mô hình Điểm số Z từ cả hai loại doanh nghiệp là doanh nghiệp kiệt quệ tài chính, phá sản và Nguyễn Dương Bằng
  14. 13 doanh nghiệp lành mạnh. Sau đó, nghiên cứu đi vào phân tích Điểm số Z một số doanh nghiệp tại Việt Nam và nhận diện tình hình an toàn tài chính của các doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp dùng ứng dụng phân tích ở bốn ngành: thủy sản, BĐS, cao su và ngành thép. - Thời gian: dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp trong khoản thời gian từ năm 2009 đến 2017. Nghiên cứu sử dụng mẫu các doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính trong giai đoạn từ 2013 đến 2018, mẫu các doanh nghiệp lành mạnh trong năm 2018. Đối với doanh nghiệp phá sản, kiệt quệ tài chính, số liệu tài chính của doanh nghiệp được thu thập trong vòng 5 năm trước khi doanh nghiệp xảy ra tình trạng phá sản, kiệt quệ tài chính. Đối với doanh nghiệp lành mạnh, số liệu tài chính của doanh nghiệp được thu thập trong vòng 5 năm từ 2013 đến 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính có kết hợp thêm phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng như: tổng hợp, khái quát các nghiên cứu của Altman về xây dựng mô hình Điểm số Z để nhận diện khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Khái quát sơ lược về các nghiên cứu kiểm định mô hình Điểm số Z trước đây và các nghiên cứu ứng dụng của mô hình tại Việt Nam, kèm theo đó là các đánh giá về nghiên cứu này. Ngoài ra, tác giả còn tổng hợp một số phương pháp phân tích khác để nhận diện khả năng phá sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp và tiến hành so sánh các phương pháp đó với mô hình Điểm số Z… Nghiên cứu định lượng được sử dụng như: thu thu thập các số liệu tài chính của doanh nghiệp, tiến hành xử lý số liệu xây dựng chỉ số như VLĐR/TTS, LNGL/TTS, EBIT/TTS, VCSH/Tổng nợ. Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, liên hệ cân đối để phân tích các số liệu của doanh nghiệp…. 6. Đóng góp của nghiên cứu Nguyễn Dương Bằng
  15. 14 Thứ nhất, Khái quát mô hình Điểm số Z của Altman và khả năng nhận nhận diện doanh nghiệp kiệt quệ tài chính, phá sản so với doanh nghiệp lành mạnh, tổng hợp những ứng dụng nó tại Việt Nam. Thứ hai, đưa ra kết luận mô hình Điểm số Z phù hợp khi áp dụng ở Việt Nam và có ưu điểm hơn so với một số mô hình nhận diện khả năng phá sản bằng phương pháp phân tích khác. Thứ ba, đánh giá tình hình hoạt động, dự báo khả năng phá sản của một số doanh nghiệp điển hình được nghiên cứu dựa trên Điểm số Z. Thứ tư, sử dụng mô hình Điểm số Z để tìm phương pháp cải thiện tính an toàn cho doanh nghiệp, ngoài ra đề xuất ứng dụng mô hình trong thực tiễn tại Việt Nam. 7. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết được dùng tham khảo trong luận văn từ các nghiên cứu của Altman về Điểm số Z (mô hình Điểm số Z, mô hình Điểm số Z điều chỉnh, các ứng dụng, kiểm định trên thế giới…), các nghiên cứu có liên quan đến Điểm số Z tại Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến việc dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp. 8. Cấu trúc nghiên cứu đề nghị Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Phá sản, kiệt quệ tài chính doanh nghiệp; mô hình Điểm số Z của Altman và tổng quan nghiên cứu liên quan trước đây tại Việt Nam. Chương 2: Kiểm định và ứng dụng mô hình Điểm số Z vào doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Giải pháp cải thiện Điểm số Z của doanh nghiệp và đề xuất ứng dụng mô hình Điểm số Z tại Việt Nam. Nguyễn Dương Bằng
  16. 15 CHƯƠNG 1. PHÁ SẢN, KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP; MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ Z CỦA ATLMAN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY TẠI VIỆT NAM Chương 1 sẽ sơ lược về tình trạng phá sản, kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp và giới thiệu các nghiên cứu tiền đề của mô hình Điểm số Z của Altman và phương pháp Phân tích đa biệt thức. Quá trình xây dựng mô hình Điểm số Z của Altman được giới thiệu từ quá trình xây dựng mô hình (chọn mẫu, lựa chọn biến…), kết quả của mô hình cho đến những mô hình điều chỉnh sau đó. Về khía cạnh mô hình Điểm số Z tại Việt Nam, chương này sẽ trình bày về nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của mô hình tại Việt Nam của Lê Cao Hoàng Anh - Nguyễn Thu Hằng. Các nghiên cứu ứng dụng mô hình Điểm số Z tại Việt Nam cũng được trình bày ở phần cuối của chương. 1.1. PHÁ SẢN, KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Phá sản, kiệt quệ tài chính Theo Điều 2 Luật phá sản được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp được xem là phán sản khi xảy ra đồng thời việc mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên đố phá sản, do đó doanh nghiệp chỉ mất khả năng thanh toán chưa được gọi là phá sản. Cũng theo Điều 5 của luật này, chủ nợ (không đảm bảo và có đảm bảo một phần) và người lao động có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn thanh toán, phải thực hiện nghĩa vụ trả lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Ngoài ra, các chủ thể khác của doanh nghiệp, hợp tác xã như người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên… đều có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Nguyễn Dương Bằng
  17. 16 Kiệt quệ tài chính là tình trạng mất khả năng thanh toán, khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ, không thực hiện được các điều kiện nợ đối với chủ nợ hoặc thực hiện một các khó khăn. Kiệt quệ tài chính là tiền đề của phá sản, nó có thể dẫn phá sản hoặc chỉ dừng lại ở tình trạng khó khăn về tài chính. 1.1.2. Tiêu chí xác định tình trạng phá sản, kiệt quệ tài chính Theo Tiến sĩ Dương Kim Thế Nguyên (2017), có các tiêu chí xác định tình trạng phá sản, kiệt quệ tài chính như sau: - Tiêu chí định lượng: một doanh nghiệp khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giá trị tối thiểu được pháp luật quy định thì bị coi là mất khả năng thanh toán. Ví dụ: số tiền tối thiểu này theo luật Singapore năm 2005 là 10.000 Đô la Singapore, theo luật Liên bang Nga năm 2002 tương ứng là 100.000 Rúp (đối với pháp nhân). Tiêu chí này có ưu điểm là loại bỏ các khoản nợ không có khả năng thanh toán quá nhỏ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chí này gặp hạn chế khi không đánh giá chính xác được tình trạng tài chính của doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán nhất thời do những nguyên nhân khác nhau. - Tiêu chí kế toán: dựa vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp, doanh nghiệp bị đánh giá là phá sản nếu tổng giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tái sản có. Tiêu chí này có ưu điểm là có sự đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiêu chí này gặp khó khăn khi phải tiến hành kiểm toán BCTC của doanh nghiệp khi thực hiện thủ mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, tiêu chí này không đúng khi giá trị sổ sách tài sản của doanh nghiệp có thể bằng hoặc hơn giá trị của nợ nhưng các tài sản này không dễ dàng chuyển thành tiền để thanh toán nợ. - Tiêu chí dòng tiền: Tiêu chí này đánh giá đến dòng tiền thu được của doanh nghiệp dùng để trả nợ, tiêu chí này không quan tâm đến tài sản hiện có của Nguyễn Dương Bằng
  18. 17 doanh nghiệp có đủ để trả nợ không mà quan tâm đến việc doanh nghiệp có hiện kim được các tài sản hiện tại để trả được nợ hay không. Tiêu chí đang được dùng để đánh giá phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản 2014 là tiêu chí dòng tiền và có áp dụng thêm tiêu chí định lượng nhưng không phải giá trị khoản nợ và mà là thời gian trễ hạn trả nợ đến hạn. 1.1.3. Tác động của phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế Chắc chắn khi xảy ra phá sản doanh nghiệp thì không tránh khỏi tác động tiêu cực đến nền kinh tế mà trực tiếp là các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp. Chủ nợ của doanh nghiệp có khả năng không thu hồi đủ nợ khi tiền thu được từ thanh lý tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả các khoản nợ. Tương tự, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng có thể bị thâm hụt vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị phá sản. Người lao động có thể không lãnh đủ lương, rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra còn một số tác động tiêu cực khác đối với nhà nước, khách hàng và đối với xã hội… Tuy nhiên, phá sản cũng có tác động tích cực nhằm giảm bớt hậu quả xấu cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn về vốn và tạo cơ hội để đổi mới doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp phá sản nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp hoạt động lay lất không hiệu quả. 1.2. TIỀN ĐỀ CHO NGHIÊN CỨU CỦA ALTMAN 1.2.1. Phân tích truyền thống Trước khi phát triển các thước đo cụ thể phân tích định lượng hoạt động của doanh nghiệp, một số tổ chức đã được thiết lập để cung cấp mô hình định tính các thông tin đánh giá tình trạng tín dụng của các thương gia cụ thể. Ví dụ, tiền thân của hãng dịch vụ thông tin quốc tế Dun & Bradstreet ngày nay là tổ chức chuyên cung cấp các thông tin tín dụng độc lập. Những nghiên cứu vào thập niên 1930 và thời gian gần sau đó cho thấy rằng các doanh nghiệp phá sản có thước đo phân biệt đáng kể với các doanh nghiệp lành mạnh. Nguyễn Dương Bằng
  19. 18 Altman đã giới thiệu nghiên cứu sau đó của Beaver (1967) bắt đầu phân tích các chỉ số của doanh nghiệp để dự đoán các doanh nghiệp phá sản. Nghiên cứu này đã so sánh các chỉ số riêng của doanh nghiệp phá sản với các chỉ số tương ứng đó của doanh nghiệp không phá sản. Beaver đã quan sát trong vòng 5 năm trước khi phá sản của doanh nghiệp và kết luận rằng phân tích các chỉ số này có hữu ích trong dự báo thất bại. Các nghiên cứu trên cho thấy các chỉ số tài chính có thể dự báo cho khả năng phá sản doanh nghiệp. Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời, thanh khoản, thanh toán được xem như những chỉ số quan trọng nhất nhưng vẫn chưa có sự rõ ràng trong tầm quan trọng của từng loại. Như doanh nghiệp có khả năng sinh lời kém nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản thì tình hình vẫn chưa nghiêm trọng dẫn đến phá sản. Các vấn đề được Altman đặt ra là: Thứ nhất, tỷ lệ nào quan trọng trong dự báo phá sản. Thứ hai, tỷ lệ được xây dựng tương ứng với từng chỉ số. Thứ ba, xây dựng các tỷ lệ một cách khách quan. Đó chính là những lý do Altman đi vào tìm kiếm mô hình dự báo thất bại doanh nghiệp. 1.2.2. Phân tích đa biệt thức Mô hình Điểm số Z của Altman được xây dựng trên cơ sở phương pháp Phân tích đa biệt thức (Multiple Discriminant Analysis – MDA). Theo Altman, sau lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1930, dù mô hình MDA không được sử dụng phổ biến như phương pháp phân tích hồi quy nhưng phương pháp này cũng được sử dụng khá nhiều và chủ yếu vào các ngành sinh vật học, khoa học nghiên cứu hành vi. Trong những năm gần đây, kỹ thuật này được sử dụng ngày càng phổ biến trong cả học thuật lẫn thực tiễn. Altman cùng đồng sự đã thảo luận về MDA khá kỹ và quyết định ứng dụng nó vào lĩnh vực tài chính. Theo đó, MDA là một kỹ thuật thống kê dùng phân loại những quan sát thành các nhóm, phụ thuộc vào đặc điểm cá biệt của quan sát đó. Nó được sử dụng chủ yếu để phân loại và/hoặc đưa ra dự báo từ sự tác động của biến trong mô hình, ví dụ như Nguyễn Dương Bằng
  20. 19 phân loại nhóm nam – nữ, phá sản – không phá sản… Vì vậy, vấn đề đầu tiên là phải có nhóm rõ ràng, số lượng nhóm ban đầu có thể là hai hay nhiều hơn. Sau khi thiết lập nhóm, tiến hành thu thập dữ liệu cho từng nhóm theo đặc điểm của nó. Hình thức đơn giản nhất của MDA là xây dựng ra một quan hệ tuyến tính giữa những đặc điểm mà nó giúp phân biệt tốt nhất các nhóm với nhau. Nếu một đối tượng cụ thể có các đặc điểm có thể định lượng được thì MDA sẽ cho ra các hệ số phân biệt. Chính từ những hệ số đó khi áp dụng vào thực tế sẽ đưa ra cơ sở giúp phân biệt đối tượng vào nhóm định danh, ví dụ như MDA sẽ đưa ra các hệ số nói lên mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính của một công ty để phân loại công ty đó. MDA đưa ra một biệt thức dạng: Z = V1X1 + V2 X2 + …. VnXn. Trong đó: V1, V2 … Vn là các hệ số biệt thức X1, X2… Xn là các biến độc lập. Biệt thức này dùng để chuyển đổi các giá trị các biến riêng lẻ thành một số duy nhất (số Z) để tiến hành phân tích và xếp nhóm. Việc chuyển đổi nhiều đại lượng thành một đại lượng duy nhất giúp cho việc phân tích trở nên khá đơn giản. Nhiệm vụ của quá trình phân tích phân biệt là tìm ra các hệ số Vi, cùng với đó là các giá trị điểm cắt của Z để dùng cho phân loại đối tượng, còn các biến Xi là các giá trị thực tế. Mô hình Điểm số Z của Altman là mô hình tuyến tính gồm năm biến độc lập được gắn với hệ số của nó để xác định ra một điểm số duy nhất và dùng chính điểm số đó để phân loại doanh nghiệp vào hai nhóm là phá sản, kiệt quệ tài chính và lành mạnh. Hay nói cụ thể hơn, khi áp dụng mô hình Điểm số Z vào một doanh nghiệp nào đó thì cần xác định giá trị các biến của doanh nghiệp cần thiết rồi đưa vào mô hình để xác định Điểm số Z. Đem Điểm số Z của doanh nghiệp vừa tìm đi so sánh với điểm cắt thì sẽ cho ra đánh giá, phân loại tình hình của doanh nghiệp. Nguyễn Dương Bằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0