Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
lượt xem 9
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại và thực tiễn dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An nhằm đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN HUỲNH THANH PHÚC MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN NGUYỄN HUỲNH THANH PHÚC MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM THÀI Long An, tháng 05/2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Huỳnh Thanh Phúc
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, các cán bộ, giảng viên Khoa Tài chính – Quản trị đã giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Thài đã tận tình hướng dẫn Tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, Ban Giám đốc, các anh, chị đồng nghiệp các Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã thường xuyên động viên, chia sẽ khó khăn với tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu hoàn thành luận văn./. Học viên thực hiện Nguyễn Huỳnh Thanh Phúc
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử và mở rộng dịch vụ ngân hang điện tử tại NHTM từ các giáo trình chuyên ngành, các nguồn tài liệu trên Internet, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước đây và kết hợp kiến thức được học, kinh nghiệm thực tế của bản thân và sự tận tình của giảng viên hướng dẫn để viết luận văn này. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu được những kết quả như sau: Nghiên cứu và tổng hợp các vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM. Trong đó tác giả nêu được khái niệm và sự cần thiết phải mở rộng dịch vụ ngân hang điện tử, các chỉ tiêu đo lường mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu một số kinh nghiệm về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của một số ngân hàng thương mại trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm trong mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An. Phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An từ năm 2015 đến năm 2019; Xác định những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và mục tiêu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Long An; đối chiếu với những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã được trình bày tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử cho Chi nhánh thời gian tới.
- iv ABSTRACT Subject: "Expanding electronic banking services at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam – Branch Long An" research on the basis of summarizing the basic theories on electronic banking services and opening expand e-banking services at commercial banks from specialized textbooks, Internet resources, professional journals, previous studies and incorporate learned knowledge, practical experience of yourself and The enthusiasm of instructors to write this thesis. The thesis has conducted the research with the following results: Research and synthesize the basic theoretical issues about the expansion of electronic banking services at commercial banks. In which the author stated the concept and the need to expand e-banking services, the measurement criteria to expand e-banking services. In addition, the author has also studied some experiences on expanding e-banking services of some domestic commercial banks and learned lessons from the expansion of e-banking services for the Bank. Bank for Foreign Trade of Vietnam - Branch Long An. Analyze the current situation of expanding electronic banking services at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Branch Long An from 2015 to 2019; Identify the results achieved, the limitations and the cause of that restriction. On the basis of the orientation of Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam and the goal of expanding electronic banking services of Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Branch Long An; compared with the limitations and the causes of the limitations presented, the author has proposed solutions to expand e-banking services for the Branch in the coming time.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ Tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank 1 ACB Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development 2 Agribank Tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tiếng Anh: Australia And Newzealand Bank ANZ 3 Tiếng Việt: Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Ngân hàng ANZ) Tiếng Anh: Automated Teller Machine 4 ATM Tiếng Việt: Máy rút tiền tự động Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Invesment and Development of Viet Nam 5 BIDV Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tiếng Anh: DongA Bank 6 Dongabank Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á 7 DVNH Dịch vụ ngân hàng 8 NHĐT Ngân hàng điện tử 9 NHTM Ngân hàng thương mại Tiếng Anh: Poin of Sale 10 POS Tiếng Việt: Máy chấp nhận thanh toán thẻ Tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank 11 Sacombank Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín 12 SME Tiếng Anh: Small andMedium Enterprise
- vi Tiếng Việt: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tiếng Anh: Vietnam Technological and Comercial Joint Stock Bank 13 Techcombank Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Vietcombank Trade of Vietnam 14 (VCB) Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade 15 Vietinbank Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu Tình hình thực hiện dịch vụ VCB-Ibanking tại Vietcombank – 2.1 Chi nhánh Long An giai đoạn 2015 – 2019 36 Tình hình thực hiện dịch vụ Mobile Banking tại Vietcombank – 2.2 Chi nhánh Long An giai đoạn 2015 – 2019 38 Tình hình thực hiện dịch vụ SMS Banking tại Vietcombank – 2.3 Chi nhánh Long An giai đoạn 2015 - 2019 39 Tình hình kết quả kinh doanh tại Vietcombank – Chi nhánh 2.4 43 Long An giai đoạn 2015 - 2019
- viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii MỤC LỤC .............................................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài ……………………………………………………………1 2. Mục tiêu nghiên cứu...………………………………………………………….....2 2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu..…………………………………………………………...3 4. Phạm vi nghiên cứu..……………………………………………………………...3 5. Câu hỏi nghiên cứu. .....................................………………………………...……3 6. Phương pháp nghiên cứu ....………………………………………………………3 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ ............................................................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ............................................................... 4 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ...................................................................... 4 1.1.2 Bản chất ngân hàng thương mại ......................................................................... 5 1.2 Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử ........................................................... 6 1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 6 1.2.2 Các giai đoạn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ........................................... 7 1.2.3 Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ............ 8 1.3 Phân loại dịch vụ ngân hàng điện tử ................................................................. 9 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................................................................................... 13 1.4.1 Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 13
- ix 1.4.2 Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 17 1.5 Sự cần thiết phải mở rộng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại .. 18 1.6 Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................................................................................ 19 1.6.1 Kinh nghiệm từ các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam ............... 19 1.6.2 Kinh nghiệm từ các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ............................... 21 1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ....................................................................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................. 28 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Long An ........................................................................................................ 28 2.1.1 Đôi nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ........... 28 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An .......... 29 2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ................... 30 2.2 Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ......................................................................................... 32 2.2.1 Các dịch vụ ngân hàng điện tử đang triển khai tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An .............................................................................................................................. 34 2.2.2 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian qua ............ 42 2.3 Đánh giá dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An .......... 43 2.3.1 Những mặt đạt được ......................................................................................... 43 2.3.2 Hạn chế............................................................................................................. 46 2.3.3 Những nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 46
- x KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 50 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN ........................................................................................ 51 3.1 Định hướng và mục tiêu mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Long An................ 51 3.1.1 Những thuận lợi của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Long An .......................................................................................... 51 3.1.2 Những khó khăn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Long An .......................................................................................... 52 3.2 Các giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Long An .............................. 53 3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách mở rộng sản phẩm, tăng lượng người tham gia sử dụng sản phẩm ...................................................................................................... 53 3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử tại........................................................................................................................... 54 3.2.3 Nhóm giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm ............................................... 55 3.2.4 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực để giới thiệu, mở rộng sản phẩm . 55 3.2.5 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng .............................. 56 3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam................................................................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 58 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 60
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào ngành Tài chính – ngân hàng thời gian gần đây đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn nhờ tính tiện ích nhanh chóng, chính xác. Ngày nay, toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên qui mô toàn thế giới, đó cũng là xu hướng khách quan tất yếu đối với tất cả quốc gia. Trong đó, công nghệ thông tin luôn được đề cao và là chìa khóa để các quốc gia bước vào thế kỷ 21. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã đi vào các lĩnh vực ngành nghề trong đó có ngành ngân hàng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng tham gia thị trường thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả hơn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và là tiền đề phát triển của các loại hình dịch vụ mới nhằm thu hút tối đa khách hàng. Để phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, chuyển khoản,...một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn phù hợp với xu thế hiện nay thì dịch vụ ngân hàng điện tử đã ra đời tạo ra bước ngoặt cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Với xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề cạnh tranh được đặt ra rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề của nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực ngân hàng cũng được chú trọng. Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, ngành ngân hàng Việt Nam cần phải nổ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, bên cạnh hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại, không ngừng cải tiến đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Để bắt kịp trình độ đó, hiện nay nhiều ngân hàng trong nước đang đẩy mạnh việc đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tin học hóa mà bước đầu tạo ra những mạng trực tuyến trong hệ thống ngân hàng của mình và các ứng dụng về sản phẩm trên nền
- 2 tảng đã xây dựng, giúp khách hàng có thể giao dịch nhanh chóng và thuận tiện, nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng mình. Các dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng ra đời không nằm ngoài mục đích đó. Song trong những năm gần đây dịch vụ ngân hàng điện tử có những thay đổi chuyển biến tích cực, công nghệ dịch vụ được nâng cao, tính an toàn, bảo mật được đặt lên hàng đầu; tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề về công nghệ mới khi áp dụng vào ngân hàng còn nhiều bất cập khi đưa những tiện ích này đến với người sử dụng. Mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính chất khách quan trong nền kinh tế hiện đại, là kết quả quá trình phát triển công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập kinh tế. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng điển tử áp dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh, đối với nước ta đây là lĩnh vực mới và chỉ phát triển ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng ở nước ta nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng đang tiến tới mảng dịch vụ này song vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, đề tài “Mở rộng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An” thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính Ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại và thực tiễn dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An nhằm đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – Chi nhánh Long An.
- 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank – Chi nhánh Long An. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Vietcombank – Chi nhánh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian địa điểm: tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Về thời gian: từ năm 2015 đến 2019 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động ngân hàng điện tử tại Vietcombank – Chi nhánh Long An như thế nào? - Các giải pháp gì để mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank – Chi nhánh Long An giai đoạn 2020 – 2025. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, bài luận văn đã lực chọn phương thức nghiên cứu định tính: với các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, khảo sát số liệu thực tế,... - Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. - Phương pháp so sánh được áp dụng nhằm so sánh, đối chiếu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong giai đoạn nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2019. - Các dữ liệu và số liệu chủ yếu dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015 đến 2019 của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
- 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại [1] Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy là cung cấp dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng).Trong đó các ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Người ta cho rằng Ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ thống NHTM ngày càng được hoàn thiện, NHTM trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế - xã hội. Vậy NHTM là gì? Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng
- 5 thương mại phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội. Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng có định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Khoản 4, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng. [9] Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật các tổ chức tín dụng còn khẳng định tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Như vậy: Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chứng dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn đó cho các nghiệp vụ về tín dụng, chiết khấu và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 1.1.2. Bản chất của ngân hàng thương mại [1] Bất kể nguồn gốc ra đời của NHTM như thế nào, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động kinh doanh tiền tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của NHTM thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là một tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Nói NHTM là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế, nghĩa là NHTM hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đống thếu cho nhà nước như các đơn vị kinh tế khác. - Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các NHTM phải có vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông góp
- 6 vốn nếu là ngân hàng cổ phần…), phải tự chủ về tài chính (tự lấ thu nhập để bù chi phí), đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước; - Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội và mặt khác lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực “nhạy cảm”, nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của NHTM góp phần cung ứng một khối lượng vốn tình dụng rất lớn cho nền kinh tế - xã hội… Như vậy, ngân hàng thương mại là loại định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.2. Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử 1.2.1. Khái niệm Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking, viết tắt là E-Banking) là một dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng thông qua Internet để thực hiện việc truy vấn thông tin về tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký mở thẻ, đăng ký vay trực tuyến,... trên website của ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứ thời điểm nào mà không cần phải đến các quầy giao dịch của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử là một loại hình đặc biệt thuộc lĩnh vực thương mại điện tử. Sử dụng dịch dịch vụ này, giúp cho khách hàng có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến tài chính ngân hàng thông qua các thiết bị điện tử mà không cần phải đến quầy để giao dịch.
- 7 1.2.2. Các giai đoạn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử : WellsFargo là ngân hàng lần đầu tiên cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua mạng vào năm 1989, tại Mỹ. Ngày nay, hệ thống Ngân hàng điện tử đã phát triển ngày một hoàn hảo hơn sau hàng loạt các thử nghiệm, tìm tòi để xây dựng hệ thống. Sự phát triển của mô hình ngân hàng điện tử được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể như sau: - Giai đoạn thứ nhất – xây dựng trang web để quảng cáo: Việc xây dựng trang web nhằm đến giới thiệu sơ lược về ngân hàng như lịch sự phát triển, các sản phẩm đang cung cấp, thông tin dành cho nhà đầu tư, cách thức liên hệ. Các hoạt động liên quan đến giao dịch, thanh toán của khách hàng vẫn thực hiện tại quầy còn trên trang web này chưa phát triển dịch vụ này. - Giai đoạn thứ hai – phát triển thương mại điện tử: Đây là giai đoạn khởi đầu cho việc kinh doanh các dịch vụ ngân hàng thông qua hệ thống mạng viễn thông. Giai đoạn này, khách hàng có thể kiểm tra các thông tin về tài khoản của mình, tài khoản thanh toán kết nối thông qua mạng Internet. - Giai đoạn thứ ba–thương mại điện tử dựa trên các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa: Trong giai đoạn này, đã có sự tương tác giữa khách hàng và ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin và các công ty chuyển mạch. Ngân hàng cũng bắt đầu đa dạng các sản phẩm dịch vụ của mình tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng phương tiện giao dịch mới giúp khách hàng chỉ ngồi ở một vị trí xa ngân hàng cũng dễ hàng thực hiện được một cách nhanh chóng, thuận lợi. - Giai đoạn thứ tư – sự phát triển của Ngân hàng điện tử Electronic- banking: Đây là hình thái mới nhất, ưu việt nhất của sự phát triển ngân hàng điện tử. Trong giai đoạn này, các giao dịch của khách hàng không chỉ gói gọn trong một kênh thanh toán thông qua là mạng viễn thông, thì giờ đây khách hàng có thể lựa chọn các kênh cung cấp khác nhau phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình như thẻ thanh toán; hệ thống thanh toán tại các điển bán hàng POS; máy rút tiền tự động; ngân hàng qua điện thoại; qua máy tính; qua viễn thông không dây (mobile phone);
- 8 qua truyền hình…. 1.2.3. Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và khoa học viễn thông cùng với tiến trình toàn cầu hoá đã gây một ảnh hưởng lớn trong ngành tài chính ngân hàng. Ngành ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cho ra đời một loạt các dịch vụ sản phẩm mới như tiền điện tử, “ví điện tử”. Đến lượt “Ngân hàng điện tử” lại giúp cho ngành ngân hàng vượt qua những hạn chế mà hình thức dịch vụ ngân hàng truyền thống không thể làm được. Ngân hàng điện tử là một xu hướng tất yếu nhằm tạo ra cho các ngân hàng một sức cạnh tranh trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin này. Ngân hàng điện tử chính là cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng. Ngân hàng điện tử, đặc biệt là Internet banking, sản phẩm mới nhất gần đây được tung ra sẽ gây một ảnh hưởng đáng kể trong thị trường tài chính ngân hàng. Với sự phát triển của nền kinh tế và các kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngân hàng đã đến gần với người tiêu dùng hơn nhờ mạng lưới Internet và mạng viễn thông, chỉ cần thông qua máy vi tính, hoặc một ứng dụng thông minh trên thiết bị điện thoại di động có kết nối mạng. Chính vì vậy đó là xu thế tất yếu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại hiện nay nếu muốn phát triển mạnh về lượng khách hàng và cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng. Với tiêu chí hạn chế chi tiêu không dùng tiền mặt, cùng với sự gia tăng về việc phát hành thẻ và đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán, hiện nay, các ngân hàng cung cấp khá tốt về các tiện ích cơ bản trên ngân hàng điện tử như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, dịch vụ tiền điện, nước, truyền hình cáp, mua vé may bay, phí bảo hiểm, mua hàng trực tuyến... Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các ngân hàng thương mại quan tâm xây dựng như một kênh giao dịch tài chính dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp giúp khách hàng làm chủ tài chính mọi lúc mọi nơi. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn