Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn từ 01/01/2008 đến 30/06/2013 trên thị trường chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính thanh khoản được tính toán dựa trên 3 thước đo: Khối lượng giao dịch, tỷ lệ doanh thu, khả năng xảy ra giao dịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN THỊ THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN THỊ THIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: T i hính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỦY TIÊN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Thủy Tiên. Mọi số liệu và trích dẫn của tác giả khác đều được ghi chú nguồn gốc cẩn thận. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Thị Thiện
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời am đoan Mụ lụ Danh mụ á từ viết tắt v thuật ngữ Danh mụ bảng biểu Danh mụ á phương trình TÓM TẮT ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3 Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............. 5 2.1 Tầm quan trọng của thanh khoản trong định giá tài sản, dấu hiệu trên thị trường chứng khoán Bolsa và Borse 1902-1925, Moore and Sadka 2006 ............... 5 2.2 Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, Paresh Kumar Narayan and Xinwei Zheng, 2010. ................... 7 2.3 Đánh giá thực nghiệm về tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng, Xuan Vinh Vo and Jonathan Batter, 2010. .............................................................................................................. 8 2.4 Thanh khoản và định giá tài sản: bằng chứng từ thị trường chứng khoán Hong Kong, Keith S.K. Lam, Lewis H.K. Tam 2011......................................................... 9 2.5 Quy mô, giá trị và thanh khoản, đâu thực sự là vấn đề trên thị trường chứng khoán mới nổi, Jduith Lischewski, Svitlana Voronkova 2012 ............................... 11 2.6 Một số nghiên cứu khác .................................................................................... 12 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 14 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu ................................................................. 14
- 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 14 3.3 Các phương pháp đo lường tính thanh khoản trong bài nghiên cứu ................. 15 3.4 Xây dựng nhân tố thanh khoản ......................................................................... 16 3.4.1 Nhân tố thanh khoản dựa trên khối lượng giao dịch – TV ............................ 16 3.4.2 Nhân tố thanh khoản dựa trên tỷ lệ doanh thu – TR ...................................... 18 3.4.3 Nhân tố thanh khoản dựa trên khả năng xảy ra giao dịch – TP ..................... 19 3.5 Xây dựng danh mục đầu tư ............................................................................... 20 3.5.1 Xây dựng danh mục đầu tư theo MV ............................................................. 20 3.5.2 Xây dựng danh mục đầu tư theo nhân tố thanh khoản TV ............................ 20 3.5.3 Xây dựng danh mục đầu tư theo nhân tố thanh khoản TR ............................ 21 3.5.4 Xây dựng danh mục đầu tư theo nhân tố thanh khoản TP ............................. 21 3.6 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 22 3.6.1Mô tả biến phụ thuộc....................................................................................... 23 3.6.2 Mô tả biến độc lập .......................................................................................... 24 3.7 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 26 3.7.1 Thống kê mô tả............................................................................................... 26 3.7.2 Phân tích tương quan...................................................................................... 26 3.7.3 Phương pháp ước lượng mô hình ................................................................... 27 3.7.4 Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình .................................................... 29 3.7.5 Kiểm định phương sai thay đổi ..................................................................... 30 3.7.6. Kiểm định tự tương quan .............................................................................. 30 3.7.7 Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) ................................... 31 CHƯƠNG 4: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............... 32 4.1 Phân tích tống kê mô tả ...................................................................................... 32 4.2. Kết quả hồi quy mô hình .................................................................................. 35 4.2.1 Kết quả phân tích mô hình - Với nhân tố thanh khoản TV ............................ 36 4.2.1.1 Hồi quy Fixed Effects Model (FEM) ........................................................... 36 4.2.1.2 Hồi quy Random Effects Model (REM) ...................................................... 37 4.2.1.3 Kiểm định hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM .......................... 38
- 4.2.1.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................... 39 4.2.1.5 Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS .......................................................................................................................... 40 4.2.2 Kết quả phân tích mô hình - Với nhân tố thanh khoản TR ............................ 41 4.2.2.1 Hồi quy Fixed Effects Model (FEM) ...........................................................41 4.2.2.2 Hồi quy Random Effects Model (REM) ...................................................... 42 4.2.2.3 Kiểm định hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM ..........................43 4.2.2.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ........................................................... 44 4.2.2.5 Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS ...........................................................................................................................45 4.2.3 Kết quả phân tích mô hình - Với nhân tố thanh khoản TP ............................ 46 4.2.3.1 Hồi quy Fixed Effects Model (FEM) ...........................................................46 4.2.3.2 Hồi quy Random Effects Model (REM) ...................................................... 47 4.2.3.3 Kiểm định hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM ..........................48 4.2.1.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...........................................................49 4.2.3.5 Kết quả hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS ..........................................................................................................................50 4.2.4 Tóm tắt kết quả hồi quy của các danh mục với các nhân tố thanh khoản...... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................... 52 5.1 Kết luận chung từ kết quả nghiên cứu .............................................................. 52 5.2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC THUẬN NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TSSL Tỷ suất sinh lợi Ho Chi Minh Stock Exchange – Sở giao dịch chứng HOSE khoán Thành phố Hồ Chí Minh TR Nhân tố thanh khoản dựa trên tỷ lệ doah thu TV Nhân tố thanh khoản dựa trên khối lượng giao dịch TP Nhân tố thanh khoản dựa trên khả năng xảy ra giao dịch TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt Nam Book to market ratio – Tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị BM trường.
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang (4.1) Mô tả thống kê TSSL Danh mục thị trường 32 và nhân tố thanh khoản (4.2) Bảng TSSL vượt trội và độ lệch chuẩn TSSL vượt trội 33 của 12 danh mục (4.3) Ma trận tương quan theo từng cặp giữa nhân tố thị 34 trường Rm và nhân tố thanh khoản TV, TR, TP (4.4) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 36 khoản TV – Hồi Quy FEM (4.5) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 37 khoản TV – Hồi Quy REM (4.6) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 38 khoản TV và danh mục MV – Hausman test (4.7) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 39 khoản TV và danh mục TV – Hausman test (4.8) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 39 khoản TV và danh mục MV – Tự tương quan (4.9) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 39 khoản TV và danh mục TV – Tự tương quan (4.10) Bảng kết quả hồi quy mô hình GLS – Nhân tố TV 40 (4.11) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 41 khoản TR – Hồi Quy FEM (4.12) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 42 khoản TR – Hồi Quy REM (4.13) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 43 khoản TR và danh mục MV – Hausman test (4.14) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 44 khoản TR và danh mục TR – Hausman test
- (4.15) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 44 khoản TR và danh mục MV – tự tương quan (4.16) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 45 khoản TR và danh mục TR – tự tương quan (4.17) Bảng kết quả hồi quy mô hình GLS – nhân tố TR 45 (4.18) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 46 khoản TP – Hồi Quy FEM (4.19) Bảng kết quả ước lượng mô hình với nhân tố thanh 47 khoản TP – Hồi Quy REM (4.20) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 48 khoản TP và danh mục MV – Hausman test (4.21) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 48 khoản TP và danh mục TP – Hausman test (4.22) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 49 khoản TP và danh mục MV – tự tương quan (4.23) Bảng kết quả phân tích mô hình với nhân tố thanh 49 khoản TP và danh mục TP – tự tương quan (4.24) Bảng kết quả hồi quy mô hình GLS – nhân tố TP 50 (4.25) Tóm tắt kết quả hồi quy của các danh mục 51
- DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình Tên phương trình Trang (1) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 16 và chỉ số thanh khoản tv (2) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 18 và chỉ số thanh khoản tr (3) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 19 và chỉ số thanh khoản tp (4) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 20 và nhân tố thanh khoản TV (5) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 21 và nhân tố thanh khoản TR (6) Phương trình ước lượng mức độ nhảy cảm của TSSL 21 và nhân tố thanh khoản TP (7) Phương trình định giá tài sản – Mô hình Martinez 22 (8) Phương trình xác định TSS vượt trội của danh mục 23 (9) Phương trình định giá tài sản – Mô hình Martinez với 36 nhân tố thanh khoản TV (10) Phương trình định giá tài sản – Mô hình Martinez với 41 nhân tố thanh khoản TR (11) Phương trình định giá tài sản – Mô hình Martinez với 46 nhân tố thanh khoản TP
- 1 1 TÓM TẮT Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được lấy trong giai đoạn từ 01/01/2008 đến 30/06/2013 trên thị trường chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính thanh khoản được tính toán dựa trên 3 thước đo: Khối lượng giao dịch, tỷ lệ doanh thu, Khả năng xảy ra giao dịch. Kết quả cho thấy tính thanh khoản thì có ảnh hưởng nghịch chiều tới tỷ suất sinh lợi tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thì khác nhau trên ba biến đại diện cho tính thanh khoản. Nhân tố thanh khoản TV và TR thì quan hệ nghịch với TSSL danh mục chứng khoán một cách trực tiếp. Tuy nhiên, hai nhân tố này lại biến thiên cùng chiều với TSSL danh mục chứng khoán một cách gián tiếp thông qua chỉ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Nhân tố thanh khoản TP thì không có tác động đến TSSL danh mục chứng khoán một cách gián tiếp cũng như trực tiếp.
- 2 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do họn đề t i Đối với các nhà đầu tư thì thị trường chứng khoán Việt Nam (từ năm 2000) đã là một kênh đầu tư hấp dẫn, bên cạnh các kênh đầu tư lâu đời như bất động sản, vàng hay ngoại tệ. Bên cạnh việc mang lại cho nhà đầu tư những khoảng lợi nhuận đáng kể thì thị trường chứng khoán cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro, những biến động và không ổn định. Trong những nhân tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi, thì tính thanh khoản của chứng khoán cũng ngày càng được nhà các nhà đầu tư quan tâm. Bởi tính thanh khoản ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi và quan điểm của nhà đầu tư là rủi ro thanh khoản cần phải được định giá và tính thanh khoản là một nhân tố quan trọng mà các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư. Như định nghĩa của Amihud and Mendelson (2008), tính thanh khoản là khả năng tài sản được chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Còn theo Fang et al. (2009), cổ phiếu niêm yết là tiền tệ mà quyết định cả dòng tiền và quyền kiểm soát. Khả năng giao dịch của loại tiền tệ này đóng vai trò trung tâm trong quản trị, định giá và hoạt động của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của chứng khoán được nghiên cứu đầu tiên bởi Amihud and Mendelson (1986), người đã thiết lập động lực lý thuyết đầu tiên trong mối quan hệ giữa tài sản có tính thanh khoản thấp (hoặc chi phí giao dịch cao) và tỷ suất sinh lợi vượt trội; Chordia et all (2001) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản (Hoạt động giao dịch và tỷ lệ doanh thu) và tỷ suất sinh lợi. Bài nghiên cứu cho thấy rằng tính thanh khoản tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi chứng khoán có điều chỉnh rủi ro; và những bài nghiên cứu khác như Pastor Stambaugh (2003); Marshall and Young (2003) … Kết quả chung của các bài nghiên cứu này chỉ ra rằng tính thanh khoản làm giảm lợi nhuận và chỉ ra dấu hiệu thực nghiệm rằng tính thanh khoản cần phải được định giá. Tuy nhiên một bài nghiên cứu trên thị trường Việt nam của tác giả Xuân Vinh Võ
- 3 and Jonathan Batten (2010) lại có kết luận ngược lại rằng tính thanh khoản thì ảnh hưởng tích cực tới tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Thực sự có hay không sự khác biệt trong tác động của tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi ở thị trường Việt Nam và thị trường các nước phát triển trong đó có Trung Quốc. Và nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thanh khoản của chứng khoán trong quyết định đầu tư của mình, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình: “MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH THANH KHOẢN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”. 1.2 Mụ tiêu nghiên ứu: Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét sự ảnh hưởng của tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3 Cấu trú ủa đề t i: Ngoài danh mục bảng, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề t i Ở chương này tác giả tóm tắt các nội dung chính của đề tài như lý do, mục tiêu của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về á nghiên ứu trướ đây Trong chương này, tác giả tóm tắt lại các bài nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của tính thanh khoản lên TSSL của các chứng khoán đựơc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Chương 3: Mô tả dữ liệu mô hình nghiên ứu v phương pháp nghiên ứu Tác giả mô tả nguồn dữ liệu, biến phụ thuộc và các biến độc lập được sử dụng trong bài nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu như là cơ sở cho phần phân tích tiếp theo ở chương 4.
- 4 Chương 4: Kết quả nghiên ứu Ở chương này tác giả phân tích tác động của tính thanh khoản thể hiện qua TV, TR và TP tác động đến TSSL của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 5: Kết luận. Tác giả dành chương này đề tồng kết lại vấn đề nghiên cứu, các hạn chế của luận văn cũng như là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Tầm quan trọng ủa thanh khoản trong định giá t i sản, dấu hiệu trên thị trường hứng khoán Bolsa v Borse 1902-1925, Moore and Sadka 2006 Tác giả nghiên cứu tính thanh khoản như là một yếu tố căn bản trong định giá tài sản trên hai thị trường tài chính Madrid Bolsa and The Zurich Borse trong khoang thời gian từ năm 1902 đến năm 1925. Tác giả lựa chọn thị trường chứng khoán Madrid đại diện cho thị trường Tây Ban Nha và thị trường Zurich đại diện cho thị trường Thụy Sĩ. Dữ liệu thu thập trên hai thị trường từ tháng 1 năm 1902 đến hết tháng 12 năm 1925. Thị trường Madrid bao gồm 27 trái phiếu chính phủ, trong đó có 24 trái phiếu thuộc liên bang Tây Ban Nha, 2 trái phiếu chính phủ Moroccan và 1 trái phiếu Austrian. Dự liệu gồm 76 cổ phiếu, 14 cổ phiếu của công ty tài chính và ngân hàng (trong đó có 2 là công ty nước ngoài), 24 cổ phiếu vận tải, 5 cổ phiếu công nghiệp mỏ, 17 cổ phiếu ngành tiêu dùng, và 5 cổ phiếu công ty dịch vụ cơ bản. Giá cổ phiếu được lấy vào ngày thứ 28 trong tháng (mỗi thứ 6 tuần thứ 4 của tháng) hoặc là ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiế đó trong tháng. Thị trường Zurich bao gồm 78 trái phiếu chính phủ trong đó 34 trái phiếu chính phủ Thụy Sĩ và 44 trái phiếu nước ngoài. Thị trường gồm 209 cổ phiếu trong đó, 69 cổ phiếu ngành công nghiệp (bao gồm 10 cổ phiếu nước ngoài), 73 cổ phiếu công ty tài chính và ngân hàng (17 cổ phiếu nước ngoài), 35 cổ phiếu công ty vận tải (10 cổ phiếu nước ngoài), 2 cổ phiếu công ty khai thác mỏ South African, 22 cổ phiếu công ty tiêu dùng (15 công ty nước ngoài) và 8 cổ phiếu công ty dịch vụ nội địa. Tác giả sử dụng 3 thước đo thanh khoản cho mỗi chứng khoán. Mức độ thanh khoản được coi như là không đổi theo thời gian. Thanh khoản được đo lường như sau:
- 6 + Tỷ lệ thời gian cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán và nó được giao dịch trong ngày cuối cùng của kì nghiên cứu. (trên hai thị trường Madrid và Zurich) Liquidity1,i = Trong đó, NLi là số kì chứng khoán i được niêm yết + Thanh khoản được đo lường bằng trung bình số cổ phiếu/trái phiếu giao dịch vào ngày thứ 28 của mỗi tháng. (Trên thị trường Madrid). Liquidity2,i = Trong đó, Turnovert,i là số lượng cổ phiếu của chứng khoán i được giao dịch vào ngày thứ 28 của tháng t. NLi là số kì chứng khoán i được liệt kê trên Bolsa. + Tỷ lệ bid-ask spread (Trên thị trường Zurich) Liquidity3,i = Tác giả kiểm định ảnh hưởng của thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi bằng phương pháp Fama và MacBeth (1973). Đầu tiên tác giả sử dụng dữ liệu ban đầu để dự đoán beta tỷ suất sinh lợi thị trường, beta thanh khoản và thanh khoản có thể giải thích chéo tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Bài nghiên cứu cho thấy rằng dựa trên bộ dữ liệu cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán Madrid Bolsa và Zurich Borse từ năm 1902 đến năm 1925 đã ủng hộ cho lý thuyết rằng thanh khoản là nhân tố quyết định tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Thanh khoản của chứng khoán thì quan trọng trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi trên thị trýờng chứng khoán Madrid, nhýng nó lại không giải thích mạnh trên thị trýờng Zurich.
- 7 Beta tỷ suất sinh lợi thị trýờng và beta thanh khoản thì không đóng góp quan trọng để giải thích tỷ suất sinh lợi. Chứng khoán thanh khoản thấp thì có tỷ suất sinh lợi cao hơn và ngược lại. 2.2 Mối quan hệ giữa tính thanh khoản v tỷ suất sinh lợi trên thị trường hứng khoán Trung Quố , Paresh Kumar Narayan and Xinwei Zheng, 2010. Tác giả nghiên cứu sự tác động của tính thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường chứng khoán Shanghai (SHSE) và thị trường chứng khoán Shenzhen (SZSE). Xem xét có hay không lợi nhuận kì vọng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc thì liên quan đến tính thanh khoản của doanh nghiệp. Ba biến đại diện cho tính thanh khoản là: khối lượng giao dịch, tỷ lệ doanh thu và khả năng xảy ra giao dịch. Dữ liệu được lấy từ thị trường chứng khoán Trung Quốc và Accounting research (CSMAR). Tác giả sử dụng dữ liệu hàng ngày và hàng tháng cho tất cả chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán Shanghai và Shenzhen giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2005. Tác giả nghiên cứu 259 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2005. Từ 259 cổ phiếu này tác giả xây dựng 40 danh mục đầu tư: 10 danh mục cho mỗi thước đo thanh khoản (TV, TR & TP). Để xây dựng danh mục này, tác giả sử dụng hồi quy mỗi cồ phần của TSSL vượt trội và mỗi thước đo thanh khoản. Từ những giá trị Beta, tác gia xây dựng danh mục từ 1(beta nhỏ nhất) đến 10 (beta lớn nhất) và 10 danh mục truyền thống theo vốn hóa thị trường vào mỗi cuối năm (MV). MV được tính bằng số lượng cổ phần mỗi doanh nghiệp vào tháng 12 nhân với giá của họ vào mỗi cuối tháng của năm sau. Danh mục sắp xếp từ MV1 (nhỏ nhất) đến MV10 (lớn nhất). Tác giả dùng thống kê mô tả để xem xét sự giao động của tỷ suất sinh lợi với mỗi thước đo của tính thanh khoản trên lần lượt từ hai thị trường.
- 8 Tác giả sử dụng phương pháp chi bình quân nhỏ nhất sử dụng bảng (POLS) và kiểm định Hausman để hỗ trợ lựa chọn một mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả của bài nghiên cứu được rút ra như sau : Thứ nhất, có nhiều bằng chứng hơn về tác động trực tiếp và gián tiếp của tính thanh khoản lên TSSL trên sàn SHSE hơn là sàn SZSE. Tuy nhiên, bằng chứng trên sàn SHSE thì không vững qua tất cả các tính thanh khoản. Vì thế, kết luận chung là có bằng chứng yếu về mối quan hệ nghịch giữa tính thanh khoản và TSSL trên Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc. Thứ hai, có bằng chứng không thuyết phục rằng rủi ro thanh khoản cần được định giá trên Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc, vì phần lớn kết quả cho thấy mối quan hệ không có ý nghĩa thống kê giữa tính thanh khoản và TSSL trên cả hai sàn chứng khoán SHSE và SZSE. Bài nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản làm giảm TSSL trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Có nhiều bằng chứng hơn về thanh khoản có tác động tiêu cực đến TSSL trên SHSE so với SZSE, tuy nhiên, bằng chứng này không phải là mạnh mẽ trên ba đại diện của tính thanh khoản mà tác giả sử dụng. Do đó, kết quả là không thuyết phục. Điều này có nghĩa rằng có hay không rủi ro thanh khoản cần được định giá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc là đáng ngờ và nên được nghiên cứu thêm. Lập luận chính của tác giả là các chứng cứ yếu cho một ảnh hưởng tiêu cực giữa tính thanh khoản và TSSL có thể là do thực tế thị trường Trung Quốc bị chi phối bởi thông tin bất đối xứng, trong đó có chính phủ kiểm soát nặng, có thể vô hiệu hóa cuộc khủng hoảng thanh khoản. Một ví dụ điển hình của việc này là cuộc khủng hoảng tài chính 1997/1998 châu Á đã có một tác động tương đối nhỏ trên Thị trường chứng khoán Trung Quốc. 2.3 Đánh giá thự nghiệm về tính thanh khoản v tỷ suất sinh lợi trên thị trường hứng khoán Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng, Xuan Vinh Vo and Jonathan Batter, 2010.
- 9 Bài nghiên cứu nhằm đánh giá mối quan hệ thực nghiệm giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Tác giả sử dụng dữ liệu hàng tháng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh từ 01/2007 đến 06/2010. Biến đại diện cho tính thanh khoản là tỷ lệ doanh thu được tính bằng khối lượng giao dịch trong một tháng của chứng khoán chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành. Bên cạnh đó còn các biến khác ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi : - Biến quy mô được tính bằng log của giá trị vốn hóa thị trường vào cuối mỗi tháng. - Tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (book to market ratio) được tính bằng tỷ lệ giá trị sổ sách vào quý trước chia cho giá trị thị trường vào cuối mỗi tháng - Tỷ suất sinh lợi VN INDEX đại diện cho tỷ suất sinh lợi của thị trường - Beta được tính bằng dữ liệu giá của năm trước. Tác giả kiểm định theo mô hình Fama and French (1992) mở rộng 5 nhân tố. Những biến kiểm soát gồm : Quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trýờng và beta doanh nghiệp. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rắng tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu. Điều này thì đi ngược lại với các nghiên cứu trước đây rằng tính thanh khoản thì tác động nghịch tới tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Tính thanh khoản đóng một vai trò quan trọng trong định giá tài sản Tính thanh khoản trở nên quan trọng hơn trong thời kì khủng hoảng tài chính bời vì tính thanh khoản giúp cải thiện tỷ suất sinh lợi chứng khoán. 2.4 Thanh khoản v định giá t i sản: bằng hứng từ thị trường hứng khoán Hong Kong, Keith S.K. Lam, Lewis H.K. Tam 2011 Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của tính thanh khoản lên TSSL trên thị trường chứng khoán Hongkong.
- 10 Tác giả nghiên cứu thị trường chứng khoán Hong Kong, là một thị trường quan trọng, xếp hạng thứ 7 trên thế giới về vốn hóa thị trường vào cuối năm 2008, điều này có thể giúp tác giả hiểu mức ảnh hưởng của tính thanh khoản đến định giá tài sản ở thị trường mới nổi bởi vì thị trường Hong Kong được biết là một trong những thị trường chứng khoán biến động nhất trên thế giới và được biết đến là thị trường có nhiều doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, Hong Kong là thị trường lý tưởng để kiểm định mối quan hệ TSSL – tính thanh khoản bởi vì tính thanh khoản (tính thiếu thanh khoản) ắt sẽ ảnh hưởng đến TSSL kỳ vọng của nhiều công ty niêm yết. Các nhân tố được sử dụng trong bài gồm: beta, quy mô, và nhân tố tỷ lệ book-to- market, nhân tố momentum và nhân tố moment (coskewness) cao hơn. Tác giả thu thập dữ liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu Pacific-Basin Capital Markets (PACAP) được tập hợp bởi Trường Đại học Rhode Island. Tập dữ liệu gồm 769 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 6 năm 2004. Trong bài nghiên cứu, tác giả giải thích tầm quan trọng của tính thanh khoản trong việc định giá TSSL trong các nhân tố ảnh hưởng theo chuỗi thời gian được biết ở Hong Kong. Các nghiên cứu trước đây không giải thích rõ về mối quan hệ giữa tính thanh khoản, các nhân tố định giá tài sản quan trọng theo truyền thống và TSSL chứng khoán ở thị trường Hong Kong và thị trường chứng khoán các nước Châu Á. Tác giả chọn nghiên cứu thị trường có tính biến động cao như ở Hong Kong để nghiên cứu xem nhân tố thanh khoản có ảnh hưởng đáng kể đến TSSL của chứng khoán hay không. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng: Một là, nhân tố thanh khoản là một nhân tố quan trọng trong định giá TSSL trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Hai là, trong tất cả các mô hình định giá tài sản mà tác giả nghiên cứu thì mô hình tốt nhất là mô hình bốn nhân tố có nhân tố tính thanh khoản, bao gồm nhân tố TSSL vượt trội của thị trường, nhân tố quy mô, nhân tố tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường và nhân tố thanh khoản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn