Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Asean
lượt xem 5
download
Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng có thể giúp những nhà hoạch định chính sách sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách, đưa ra chiến lược phát triển bền vững cho quốc gia mình. Đồng thời, bài nghiên cứu đi vào phân tích tình hình thực tế và các chính sách mà các nước ASEAN đã và đang thực hiện, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Asean
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ CẨM THÚY MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ CẨM THÚY MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Asean” là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện. Luận văn được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học và vận dụng kiến thức đã học của bản thân cùng với việc tìm hiểu các tài liệu tham khảo. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2014
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu .........................................................................................................1 2. Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................2 3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu .................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3 5. Ý nghĩa đề tài ................................................................................... ...........................3 CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM.................5 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................11 3.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................11 3.1.1 Kiểm tra tính dừng......................................................................................12 3.1.2 Mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL...................................................12 3.1.3 Kiểm định nhân quả Granger.....................................................................13 3.2. Mô tả và đo lường các biến.....................................................................................13 3.3. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu...................................................................16 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................17 4.1. Kết quả kiểm định tính dừng...................................................................................17 4.2. Kết quả xác định độ trễ tối ưu.................................................................................22 4.3. Kết quả phân tích tác động của các biến nghiên cứu tại từng quốc gia...................31 4.4. Kết quả kiểm định nhân quả Granger......................................................................46 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................54
- 5.1. Kết luận....................................................................................................................54 5.2. Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................................57 5.3. Khuyến nghị và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADF (Augemented Dicky-Fuller): Kiểm định ADF (mở rộng của kiểm định DF) DF (Dicky-Fuller): Kiểm định Dicky-Fuller Eview (Econometric Views): Phần mềm thống kê OLS (Ordinary Least Square): Phương pháp bình phương bé nhất EX (export ): kim ngạch xuất khẩu IM (import): kim ngạch nhập khẩu GDP ( Gross Domestic Product): tổng sản phẩm quốc nội ASEAN ( Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ARDL (Autoregressive Distributed Lag model): Mô hình phân phối trễ tự hồi quy ELG ( Export led Growth): tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ILG (Import led Growth): tăng trưởng dựa vào nhập khẩu GLE (Growth led Export): tăng trưởng thúc đẩy xuất khẩu GLI (Growth led Import): tăng trưởng thúc đẩy nhập khẩu ELI (Export led Import): xuất khẩu thúc đẩy nhập khẩu ILE (Import led Export): nhập khẩu thúc đẩy xuất khẩu Bruney: Vương quốc Bruney Campuchia: Vương quốc Campuchia Malaysia: Liên bang Malaysia Indonesia: Cộng hòa Indonesia Phillippines: Cộng hòa Phillippines Singapore: Cộng hòa Singapore Thái Lan: Vương quốc Thái Lan Lào: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Myanma: Liên bang Myanma Việt Nam: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test)-ADF cho các số liệu trong nghiên cứu Bảng 4.2: Kết quả xác định độ trễ tối ưu Bảng 4.3: Kết quả phân tích tác động của từng cặp biến tại mỗi quốc gia Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Bruney Hình 4.2: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Campuchia Hình 4.3: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Indonesia Hình 4.4: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Lào Hình 4.5: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Malaysia Hình 4.6: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Myanma Hình 4.7: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Philippines Hình 4.8: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Singapore Hình 4.9: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Thái Lan Hình 4.10: Mối quan hệ giữa IM, EX và GDP tại Việt Nam
- TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa nhập khẩu, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại mười quốc gia ASEAN bao gồm: Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2012. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu, sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL và kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ của các cặp biến trong nghiên cứu: xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc nội, xuất khẩu và nhập khẩu, nhập khẩu và tổng sản phẩm quốc nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và nhập khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và nhập khẩu được tìm thấy tại Bruney, Campuchia và Việt Nam. Mối quan hệ một chiều từ xuất khẩu đến GDP được tìm thấy tại Lào, và mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và GDP được tìm thấy tại Bruney, Myanma. Như vậy, kết quả kiểm định trong trường hợp của Việt Nam cho thấy giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và tăng trưởng dựa vào nhập khẩu không tồn tại.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu kinh tế và những nhà hoạch định chính sách, đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ này, tiêu biểu là nghiên cứu lý thuyết của những nhà kinh tế học tiền bối như Adam Smith và David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt các công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học nổi danh khác như Romer, Grossman, Helpman, Baldwin và Forslid v.v... Những công trình nghiên cứu này chính là nền tảng cho việc hiểu và phân tích mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học. Trên cơ sở nền tảng những công trình lý thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ này bằng việc sử dụng các mẫu số liệu cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế. Có rất nhiều kết luận được đưa ra trong những nghiên cứu này, một số kết luận cho rằng thương mại có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế mà đặc biệt là đóng góp của khu vực xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia. Có thể minh chứng cho quan điểm này là thành công trong việc mở cửa hội nhập của các nước Đông Nam Á trong thời gian qua, các quốc gia này đã mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác tốt lợi thế sẵn có của mình, và họ đã thành công khi đạt được những tăng trưởng vượt trội, điều này củng cố thêm cho vai trò của thương mại mà nổi bật là vai trò của xuất khẩu như là một động lực của tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mối liên hệ tích cực nói trên không phải luôn đúng ở mọi trường hợp quốc gia, mọi khu vực. Nói cách khác, không phải cứ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thì sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, nếu các điều kiện khác không thay đổi, và/hoặc một số điều kiện tiên quyết khác không được thỏa mãn. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra vai trò mờ nhạt của xuất khẩu lên tăng trưởng
- 2 GDP ở một số quốc gia và nhóm quốc gia, kèm theo những giải thích thuyết phục cho kết quả này. Vì vậy, ngoài việc cần cẩn trọng khi xem xét mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng GDP, điều bắt buộc cho các nhà hoạch định chính sách ở mỗi quốc gia là phải nghiên cứu cụ thể được mối liên hệ này ở bản thân nước mình, trước khi đề ra những chiến lược phát triển như ra sức đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu….. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có xu hướng hoạch định nền kinh tế của họ theo hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hầu hết các quốc gia trong cùng một khu vực sẽ cùng hợp tác, tham gia vào một tổ chức chung nào đó để cùng nhau hợp tác trên cơ sở hòa bình, cùng có lợi. ASEAN là một cộng đồng kinh tế của các nước Đông Nam Á nhằm nâng cao địa vị kinh tế, xã hội của khu vực cũng như các nước thành viên. Các nước trong khu vực ASEAN có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lí, lịch sử cũng như quá trình phát triển kinh tế. Nghiên cứu kinh tế các nước ASEAN ta thấy được tình hình của các quốc gia trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các chính sách mà quốc gia đó thực hiện từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định lại mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN, xem xét tác động qua lại giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia này từ đó đề ra những biện pháp nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có những định hướng, chiến lược, sách lược đúng đắn nhằm phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại mười quốc gia ASEAN bao gồm: Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2012. Bài nghiên cứu đi vào phân tích tác động của từng cặp biến trong nghiên cứu tại mỗi quốc gia trong tổ chức ASEAN.
- 3 3. CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đây: Một là, nhập khẩu và xuất khẩu có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không . Và ngược lại, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến nhập khẩu và xuất khẩu hay không. Hai là, xuất khẩu có tác động đến nhập khẩu hay không và ngược lại. Ba là, nếu các biến trong nghiên cứu có ảnh hưởng với nhau thì mức độ ảnh hưởng là như thế nào. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý, tính toán và phân tích trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2012. Nghiên cứu sử dụng tổng kim ngạch xuất khẩu( EX), tổng kim ngạch nhập khẩu (IM), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 10 quốc gia ASEAN bao gồm: Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam 5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Với kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại từng quốc gia ASEAN sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan về những đóng góp của thương mại vào tăng trưởng kinh tế cũng như tác động của tăng trưởng kinh tế đến thương mại, mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu tại mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng có thể giúp những nhà hoạch định chính sách sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách, đưa ra chiến lược phát triển bền vững cho quốc gia mình. Đồng thời, bài nghiên cứu đi vào phân tích tình hình thực tế và các chính sách mà các nước ASEAN đã và đang thực hiện, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- 4 Như vậy, trong chương I luận văn đã đưa ra mục tiêu, vấn đề và câu hỏi nghiên cứu cũng như ý nghĩa khi thực hiện đề tài, tiếp theo chương I phần sau luận văn sẽ lần lượt trình bày chi tiết những nội dung: Chương II: Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm Chương III: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương IV: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương V: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM Lý thuyết và thực nghiệm về mối liên kết giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu rất nhiều bởi các nhà nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy mối quan hệ này khá đa dạng. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thì một số nghiên cứu khác lại cho rằng không tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hai yếu tố này. Một số quan điểm cho rằng, không phải cứ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, nếu các điều kiện khác không thay đổi hoặc một số điều kiện tiên quyết khác không được thỏa mãn. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra vai trò mờ nhạt của xuất khẩu đối với tăng trưởng GDP ở một số quốc gia và nhóm quốc gia. Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Chỉ có một số ít nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế tân cổ điển cũng chỉ ra mối liên quan giữa mở rộng thương mại và tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng tăng trưởng xuất khẩu là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Helpman and Krugman (1985) thừa nhận rằng tăng trưởng xuất khẩu nhanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật. Bhagwati (1988) đã hỗ trợ cho các lý thuyết tân cổ điển khi đề xuất lý thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế kích thích cả bên cung và bên cầu của nền kinh tế. Bhagwati (1988) cũng lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại, kinh tế tăng trưởng thúc đẩy việc hình thành kỹ năng cũng như tiến bộ công nghệ, cả hai yếu tố trên góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất và do đó tạo ra lợi thế so sánh cho đất nước. Easterly (2007) lập luận rằng xuất khẩu giúp thâm nhập vào thị trường quốc tế và mở rộng sản xuất quốc tế. Ngoài ra xuất khẩu làm tăng hiệu quả kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực được tốt hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
- 6 Theo Stiglitz (2007) cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu là do mở rộng thương mại, chủ yếu là xuất khẩu. Shan và Sun (1998) nghiên cứu giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cho Trung Quốc sử dụng dữ liệu hàng tháng và tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Ramos (2001), xem xét mối liên hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng GDP cho Bồ Đào Nha sử dụng phương pháp tiếp cận đa biến Johansen-Juselius. Ông đã tìm thấy quan hệ nhân quả hai chiều giữa GDP và xuất khẩu, GDP và nhập khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu. Mah (2005) sử dụng mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL đã tìm ra mối quan hệ trong dài hạn và mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu tại Trung Quốc giai đoạn từ 1979 đến 2001. Ngoài ra, Tang (2006) xem xét các giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu cho Trung Quốc sử dụng nhập khẩu như là một biến bổ sung. Ông sử dụng phương pháp ARDL và cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Awokuse (2007) tiếp tục kiểm tra mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger. Ông đã tìm thấy giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và xuất khẩu dựa vào tăng trưởng kinh tế tồn tại ở Bulgaria, quan hệ nhân quả một chiều từ xuất khẩu, nhập khẩu đến GDP trong trường hợp của Cộng hòa Séc, mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu cho Ba Lan… Sau đó, Herrerias và Orts (2009) khám phá những mối quan hệ giữa nhập khẩu, đầu tư, sản lượng và năng suất ở Trung Quốc. họ chỉ ra rằng trong thời gian dài cả nhập khẩu và đầu tư kích thích đầu ra và năng suất lao động, nhưng không tìm thấy quan hệ nhân quả giữa đầu tư và nhập khẩu. Nghiên cứu của Ahmet Uğur (2008), nghiên cứu mối quan hệ giữa nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, thời gian nghiên cứu từ năm
- 7 1994 đến 2005. Sử dụng mô hình VAR cho kết quả rằng có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu. Nghiên cứu của Monica Ioana POP SILAGHI (2009), nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc giaTrung và Đông Âu bao gồm Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Slovenia,Slovakia trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và ECM. Khi xem xét hệ thống hai biến trên, kết quả cho thấy có mối quan hệ từ xuất khẩu đến GDP trong trường hợp của Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia và Lithuania, quan hệ từ GDP đến xuất khẩu trong trường hợp của Bulgaria, Cộng hòa Séc, Republic, Estonia, Hungary, Lithuania, Romania và Slovenia. Katircioglu et al. (2010) sử dụng các phương pháp tiếp cận ARDL để kiểm tra một mối quan hệ lâu dài giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Island Fiji, Papua New Guinea và quần đảo Solomon. Họ thấy thu nhập thực tế kích thích tăng trưởng xuất khẩu ở Fiji, nhưng các giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và tăng trưởng dựa vào nhập khẩu không thể được tìm thấy đối với quần đảo và khu vực Thái Bình Dương. Lee (2010) tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết ELG, GLE, ILG và GLI trong ngắn hạn nhưng về lâu dài ông không tìm thấy bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết ELG và ILG tại Pakistan. Shahbaz et al. (2011) sử dụng mô hình ARDL và ECM với các dữ liệu quý của Pakistan, tác giả nhận ra rằng xuất khẩu có tương quan tích cực với tăng trưởng kinh tế. Hye và Siddiqui (2011) tiếp tục kiểm tra mối quan hệ giữa xuất khẩu, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan sử dụng phương pháp ARDL. Họ ghi nhận rằng xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng các điều khoản bất lợi thương mại tổn thương tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của M.J. Herrerias và Vicente Orts (2011) về mối quan hệ giữa nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc giai đoạn từ 1964
- 8 đến 2004. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả nhận thấy rằng nhập khẩu là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Sumie Sato và Mototsugu Fukushige (2011), nghiên cứu cho nền kinh tế Bắc Triều Tiên trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 2008, nghiên cứu giả thuyết tăng trưởng dựa vào nhập khẩu. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định nhân quả Granger. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả nhận thấy rằng có mối quan hệ nhận quả từ nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian nửa đầu giai đoạn nghiên cứu và từ tăng trưởng kinh tế đến nhập khẩu trong khoảng thời gian sau. Điều này cho thấy Bắc Triều Tiên đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng dựa vào nhập khẩu. Hye (2012) tiếp tục kiểm tra các giả thuyết ELG, GLE, ILG, GLI và thâm hụt nước ngoài cho sự phát triển bền vững ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu hàng năm. Các kết quả xác nhận một mối quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế, nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu, họ ủng hộ tính hợp lý của các giả thuyết ELG, GLE, ILG và GLI. Nghiên cứu của Barbara Pistoresi, Alberto Rinaldi (2012) về mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Italy từ năm 1863 đến 2004, sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn nhưng chiều quan hệ thì thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ nhất, tăng trưởng nhập khẩu sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP hơn là thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Nhưng đến giai đoạn hậu chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta thấy rằng có mối quan hệ hai chiều một cách mạnh mẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu, bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm thấy sự gia tăng trong xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đến lượt tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhập khẩu, nhưng tác động này không mạnh mẽ. Điều này cho thấy rằng xuất khẩu không phải là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Qazi Muhammad Adnan Hye và các cộng sự (2013), nghiên cứu giả thuyết tăng trưởng dựa vào thương mại, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc
- 9 gia Nam Á. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 1971 đến 2009 cho Pakistan và Bangladesh, 1960 đến 2009 cho Ấn Độ và Sri Lanka, 1965 đến 2009 cho Nepal, 1981 đến 2009 cho Bhrutan. Sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL, kiểm định nhân quả Granger. Tác giả đã tìm thấy rằng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu tồn tại ở tất cả các nước ngoại trừ Pakistan trong khi mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu thì tồn tại ở tất cả các quốc gia. Mô hình tăng trưởng thúc đẩy xuất khẩu thì tồn tại ở tất các các quốc gia trừ Bangladesh và Nepal. Còn mô hình tăng trưởng thúc đẩy nhập khẩu và mô hình xuất khẩu nhập khẩu thì tồn tại ở tất cả các quốc gia trong mẫu. Kết quả cho thấy nhu cầu trong nước và nhu cầu ở nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, phát hiện này chỉ ra tiềm năng cho sự tăng trưởng thông qua việc khai thác nhu cầu trong nước trong trường hợp suy thoái kinh tế toàn cầu. Nghiên cứu của Chaido Dritsaki (2013), nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và nợ của chính phủ cho trường hợp của Hy Lạp. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 1960 đến năm 2011, sử dụng mô hình VECM và kiểm định nhân quả Granger để tìm ra mối quan hệ giữa các biến này. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các biến cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Cụ thể, kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ một chiều từ xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, từ tăng trưởng kinh tế đến nợ chính phủ, không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và nợ chính phủ. Trong trường hợp của Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu thực chứng về vấn đề trên, trong đó nghiên cứu của tác giả Phan Minh Ngoc với các cộng sự về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ năm 1975 đến 2001, nhóm tác giả đã sử dụng nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau nhằm mục đích đo lường đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích thực nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy rằng xuất khẩu không phải là động lực cho tăng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
- 10 Tóm lại, có thể khẳng định hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng tăng xuất khẩu là một trong những yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế (tức đồng tình với giả thiết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu). Lý thuyết này dựa vào tiền đề cho rằng tăng xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông quan một số kênh. Thứ nhất, ngành xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới các ngành phi xuất khẩu thông qua tác động bên ngoài tích cực. Hơn nữa, mở rộng xuất khẩu sẽ tăng tính hiệu quả của nền kinh tế dựa vào quy mô. Ngoài ra, xuất khẩu có thể làm giảm khó khăn về ngoại tệ và do đó có thể giúp các nước tiếp cận với thị trường toàn cầu dễ dàng hơn. Cuối cùng, những lập luận này gần đây đã được hỗ trợ nhờ cơ sở lý luận về thuyết tăng trưởng “nội sinh”, trong đó nhấn mạnh rằng xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn vì sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác. Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy vai trò tích cực của nhập khẩu trong tăng trưởng kinh tế nhưng nhìn chung vai trò này không rõ nét như vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế. Như vậy, bài nghiên cứu đã lần lượt đưa ra những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều kết luận đã được đưa ra trong những nghiên cứu này tùy từng quốc gia, khu vực.
- 11 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiếp theo chương 2, trong chương 3 luận văn sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu. Kế tiếp là phần mô tả và đo lường các biến, sau cùng là phần mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giả thuyết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và xuất khẩu dựa vào tăng trưởng kinh tế được kiểm tra bằng cách sử dụng liên kết quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu theo mô hình sau: GDPt = α0 + α1EXt + α2EXt-1 + α3GDPt-1 + ψt (1) EXt = βo + β1GDPt + β2GDPt-1+ β3EXt-1+ νt (2) Giả thuyết tăng trưởng dựa vào nhập khẩu và nhập khẩu dựa vào tăng trưởng kinh tế được kiểm tra bằng cách sử dụng liên kết quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu theo mô hình sau: GDPt = θ0 + θ1IMt + θ2IMt-1 + θ3GDPt-1 + ψt (3) IMt = φo + φ1GDPt + φ2GDPt-1 + φ3IMt-1 + νt (4) Giả thuyết tăng trưởng xuất khẩu dựa vào nhập khẩu và giả thuyết tăng trưởng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu được kiểm tra bằng cách sử dụng liên kết quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và nhập khẩu theo mô hình sau: IMt = γ0 + γ1EXt + γ2EXt-1+ γ3IMt-1 + νt (5) EXt + λo + λ1IMt + λ2IMt-1 + λ3EXt-1 + ψt (6) Để xem xét mối quan hệ giữa từng cặp biến cho mỗi quốc gia, bài nghiên cứu lần lượt thực hiện các bước như sau: + Bước đầu tiên là kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu trong nghiên cứu. + Tiếp theo là xác định độ trể tối ưu cho từng quốc gia trong nghiên cứu. + Sau đó thực hiện kiểm định bằng mô hình ARDL nhằm tìm ra sự tác động của các cặp biến trên cơ sở có đưa biến trễ vào. + Bên cạnh kiểm định ARDL thì bài nghiên cứu cũng thực hiện kiểm định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn