intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản nền kinh tế Việt Nam cũng như đưa ra bằng chứng thực nghiệm rõ ràng về mối quan hệ phi tuyến giữa hai yếu tố này. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một vài ngụ ý đối với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình điều hành tỷ giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ****** TRƯƠNG THỊ NHÂN HẬU MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CƠ BẢN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ****** TRƯƠNG THỊ NHÂN HẬU MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CƠ BẢN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích được chính tác giả thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số đánh giá nhận xét của các tác giả khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Tác giả luận văn Trương Thị Nhân Hậu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................................... vii TÓM LƯỢC....................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 2 1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................................... 2 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 3 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................................. 3 1.4 Dữ liệu nghiên cứu: .................................................................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................................... 4 1.6 Bố cục luận văn: ....................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ CƠ BẢN. ........................................................... 6 2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các yếu tố vĩ mô cơ bản. ...................................................................................................................................... 7 2.2 Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản: .................................................................................................................................... 12 2.3 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu trên thế giới trước đây: ...................................... 21 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................ 23 3.1 Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................................................ 23 3.2 Mô hình nghiên cứu: .............................................................................................................. 23 3.2.1 Kỹ thuật thực nghiệm: ..................................................................................................... 23 3.2.2 Phương pháp kinh tế lượng ............................................................................................. 26 3.3 Xây dựng biến: ....................................................................................................................... 33 3.3.1 Tỷ giá thực hiệu lực (REER)........................................................................................... 34 3.3.2 Chênh lệch trong năng suất của nền kinh tế (PROD)...................................................... 34 3.3.3 Tỷ lệ mậu dịch (TOT) ..................................................................................................... 35
  5. 3.3.4 Chi tiêu Chính phủ (GEXP) ............................................................................................ 36 3.3.5 Độ mở của nền kinh tế (OPEN) ...................................................................................... 37 3.3.6 Tài sản nước ngoài ròng- NFA........................................................................................ 38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 41 4.1 Dữ liệu chưa chuyển đổi ........................................................................................................ 41 4.1.1 Kết quả kiểm định tính dừng ........................................................................................... 41 4.1.2 Xác định độ trễ tối ưu:..................................................................................................... 43 4.1.3 Kiểm định đồng liên kết .................................................................................................. 45 4.2 Dữ liệu đã chuyển đổi ............................................................................................................ 47 4.2.1 Kết quả kiểm định tính dừng ........................................................................................... 49 4.2.2 Xác định độ trễ tối ưu...................................................................................................... 50 4.2.3 Kiểm tra tính đồng liên kết.............................................................................................. 51 4.3 Kết quả hồi quy ...................................................................................................................... 53 4.3.1 Kết quả ước lượng phương trình dài hạn bằng phương pháp ARDL .............................. 53 4.3.2 Kiểm định mức độ ổn định của các hệ số ước lượng ...................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN CHUNG, HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU ......... 59 5.1 Kết luận chung của bài nghiên cứu ........................................................................................ 59 5.2 Hạn chế và hướng mở rộng nghiên cứu ................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Thuật toán Kỳ vọng xen kẽ có điều kiện (Alternating Conditional ACE Expectation) ARDL Phân bố trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for OECD Economic Cooperation and Development) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) IFS Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics) REER Tỷ giá thực hiệu lực (Real Effective Exchange rate) TOT Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade) OPEN Độ mở của nền kinh tế (Openness of economy) PROD Chênh lệch năng suất sản xuất (Difference in productivity) GEXP Chi tiêu Chính phủ (Government expenditure) NFA Tài sản nước ngoài ròng (Net foreign assets) EMU Liên minh tiền tệ Châu Âu EU Liên minh châu Âu PEER Tỷ giá cân bằng dài hạn (Permanent Equilibrium Exchange Rate)
  7. FEER Tỷ giá cân bằng cơ sở (Fundamental equilibrium exchange rates) PPP Ngang giá sức mua (purchasing power parity) NATREX Tỷ giá tự nhiên (Natural Rate of Exchange) ADF Kiểm định Dickey- Fuller mở rộng (Augmented Dickey-Fuller) DOTS Direction of Trade Statistics CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) Tỷ giá cân bằng theo hành vi (Behavioral Equilibrium Exchange BEER Rate) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) VND Đồng Việt Nam USD Đô la Mỹ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố kinh tế cơ bản của nền kinh tế...........................................................19 Bảng 3.1: Nguồn dữ liệu…………………………………………………………...39 Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các chuỗi biến gốc……………..42 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các chuỗi sai phân bậc nhất……43 Bảng 4.3: Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho các biến chưa chuyển đổi…………..44 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Wald cho các biến gốc, chưa chuyển đổi…………..46 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các chuỗi biến sau chuyển đổi chưa lấy sai phân…………………………………………………………………............49 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các chuỗi sai phân bậc nhất (sau chuyển đổi)………………………………………………………….……...............50 Bảng 4.7: Kết quả lựa chọn độ trễ cho các biến sau chuyển đổi………….………50 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wald cho các biến sau chuyển đổi…….……………52 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn theo phương pháp ARDL..............55
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa các biến trước và sau chuyển đổi………………..48 Hình 4.2: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho các biến theo tiêu chuẩn AIC………54 Hình 4.3: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ……………………………...57
  10. 1 TÓM LƯỢC T rong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL và thuật toán ACE để tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các biến số vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn Q1-2000 đến Q4-2013. Thuật toán ACE là một thuật toán có thể được dùng để giải quyết vấn đề hồi quy các biến khi mối quan hệ giữa chúng không phải là tuyến tính. Đây là một phương pháp dùng để ước lượng các biến đổi tối ưu cho hàm hồi quy bội nhằm tối đa hệ số tương quan bội R2 Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam được đại diện bởi các biến số: tỷ lệ mậu dịch, chênh lệch năng suất, độ mở của nền kinh tế, chi tiêu Chính phủ và tài sản nước ngoài ròng. Từ khóa: tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, thuật toán ACE, đồng liên kết phi tuyến, mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL.
  11. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề: Ngày nay toàn cầu hóa đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, theo đó quá trình chuyên môn hóa hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế theo hướng mở cửa và những chính sách liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tỷ giá hối đoái thực đóng một vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của một nền kinh tế cũng như trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư tư nhân. Sự vận động của tỷ giá hối đoái thực có tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia, biến số này được xem như là một chỉ số cho thấy khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế của một quốc gia (Robert Dauda Korsu và Samuel Jamiru Braima, 2011). Tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng đến bảng cân đối của ngân hàng Trung ương, chi phối nhiều quyết định trong việc thực thi chính sách tiền tệ thận trọng của NHTW (Ahmet N. Kipici và Mehtap Kesriyeli, 2000). Việc hiểu được hành vi của tỷ giá hối đoái thực là một vấn đề rất quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình điều hành tỷ giá, đặc biệt là xác định rõ các nhân tố nào đã tác động đến TGHĐ cũng như xác định mối quan hệ này là tuyến tính hay phi tuyến. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá thực và các yếu tố cơ bản của nền kinh tế chính xác là gì rất có ý nghĩa trong việc phân tích và lựa chọn chính sách điều hành tỷ giá thích hợp, điều này càng ý nghĩa hơn khi ngày nay tồn tại các mối liên kết tài chính quốc tế trên thế giới (Olena Mykhaylova, 2013). Bởi vì những vai trò quan trọng của tỷ giá thực đối với nền kinh tế đã đề cập ở trên thôi thúc việc phải có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn diện về các nhân
  12. 3 tố tác động đến tỷ giá hối đoái để tỷ giá hối đoái có thể trở thành một công cụ chính sách hiệu quả trong điều hành kinh tế. Đã có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố vĩ mô cơ bản. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô cơ bản như các nghiên cứu của Chinn (1991), Meese và Rose (1991), Yue Ma và Kanas (2000)... Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản chỉ tập trung vào mối liên hệ đồng liên kết tuyến tính, vẫn còn rất ít trường hợp chú ý đến mối quan hệ phi tuyến. Trong khi đó, thực tế không có một lý thuyết nào có thể đảm bảo rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số vĩ mô phải là tuyến tính, việc bỏ qua trường hợp phi tuyến có thể dẫn đến kết luận sai lệch rằng không tồn tại đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Do đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam”, nhằm cung cấp thêm bằng chứng mới về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá thực và các yếu tố vĩ mô trong thực nghiệm và góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong khi cân nhắc, xem xét các biện pháp khác nhau khi điều hành tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế và các mục tiêu đề ra. 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá thực hiệu lực đa phương- REER và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản nền kinh tế Việt Nam (bao gồm: tỷ lệ mậu dịch- TOT, độ mở của nền kinh tế- OPEN, chênh lệch trong năng suất- PROD, chi tiêu Chính phủ- GEXP và tài sản nước ngoài ròng- NFA) giai đoạn Q1- 2000 đến Q4-2013. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản nền kinh tế Việt Nam cũng như đưa ra bằng chứng thực
  13. 4 nghiệm rõ ràng về mối quan hệ phi tuyến giữa hai yếu tố này. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một vài ngụ ý đối với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình điều hành tỷ giá Việc thực hiện đề tài này nhằm tập trung giải đáp cho một số câu hỏi sau đây để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên:  Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản nền kinh tế Việt Nam là phi tuyến hay tuyến tính?  Các biến số nào được lựa chọn để đại diện cho nền kinh tế vĩ mô xét trong mối quan hệ với tỷ giá thực, chiều hướng và mức độ tác động của từng yếu tố vĩ mô cơ bản đến tỷ giá thực hiệu lực như thế nào? 1.4 Dữ liệu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở bài nghiên cứu gốc của Xiaolei Tang và Jizhong Zhou, tác giả chọn 5 biến số bao gồm: tỷ lệ mậu dịch, tài sản nước ngoài ròng, chi tiêu chính phủ, độ mở của nền kinh tế và chênh lệch trong năng suất để kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu theo quý và 5 đối tác thương mại lớn của Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan) trong giai đoạn từ Q1-2000 đến Q4-2013. Các dữ liệu được dùng để tính toán cho các biến ở trên được lấy từ cơ sở bộ dữ liệu DOTS, Thống kê Tài chính quốc tế IFS của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế- OECD và nguồn dữ liệu từ datastreams. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thống kê dựa trên phân tích dữ liệu của tỷ giá thực hiệu lực và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản bao gồm: tỷ lệ mậu dịch, độ mở của nền kinh tế, chênh lệch trong năng suất, chi tiêu Chính phủ và tài sản nước ngoài ròng thông qua:  Phương pháp kiểm định DF mở rộng là ADF (Augemented Dickey-Fuller test) để xác định tính dừng của các chuỗi biến,
  14. 5  Phương pháp kiểm định biên ARDL để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi biến gốc và ước lượng phương trình đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản.  Thuật toán ACE được dùng để chuyển đổi biến, giải quyết vấn đề hồi quy các biến khi mối quan hệ giữa chúng không phải là tuyến tính.  Dùng phương pháp kiểm định biên ARDL để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến giữa các biến sau chuyển đổi.  Sử dụng kiểm định CUSUM và CUSUMQ để kiểm tra tính ổn định của mô hình trong giai đoạn nghiên cứu.  Các kết quả và biểu đồ đưa ra trong nghiên cứu được tổng hợp và thực hiện trên phần mềm Eview 7.2 và phần mềm Microfit 4.1 1.6 Bố cục luận văn: Luận văn được trình bày thành 5 chương: Chương 1, giới thiệu tổng quan về luận văn nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của bài luận văn. Chương 2, trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản. Chương 3, nêu phương pháp và cách thực hiện đề tài bao gồm xử lý dữ liệu và phương thức thực hiện. Chương 4, thực hiện phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 5, tổng kết kết quả đạt được đồng thời nêu lên những hạn chế của luận văn và gợi mở những hướng nghiên cứu trong tương lai.
  15. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ CƠ BẢN. Kể từ nghiên cứu của Balassa và Samuelson (1964) cho rằng sự gia tăng tương đối lớn hơn trong năng suất của hàng hóa mậu dịch so với khu vực hàng hóa phi mậu dịch dẫn đến sự đánh giá cao đồng nội tệ, hàng loạt các nghiên cứu được tiến hành để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản. Đã có một khối lượng lớn các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Những mô hình lý thuyết đầu tiên phát triển chủ yếu vào những năm 1970 như: mô hình tiền tệ (Frenkel, 1976, 1979; Mussa, 1976; Bilson, 1978); mô hình tiền tệ giá cứng của Dornbusch, 1976 và mô hình cân bằng danh mục đầu tư (Dornbusch và Fischer, 1980; Campbell và Viceira, 2002). Những mô hình thuộc "thế hệ đầu tiên" này phần lớn tập trung vào mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô (như mức cung tiền, giá cả, sản lượng hay tài khoản vãng lai). Tuy nhiên, qua các nghiên cứu thực nghiệm, những mô hình thuộc "thế hệ đầu tiên" này không còn đúng đối với nghiên cứu thực nghiệm đặc biệt là nghiên cứu tiến hành ở các nước có lạm phát tương đối thấp, kể từ đó mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản đã thu hút các nhà nghiên cứu khám phá trong thực nghiệm. Vấn đề các nhân tố kinh tế vĩ mô cơ bản có thể giải thích sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái như thế nào đã thu hút khá nhiều nghiên cứu của các tác giả, tuy nhiên có hai hướng nghiên cứu chính giải thích cho mối quan hệ này. Một theo hướng phân tích yếu tố tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hướng nghiên cứu còn lại tập trung vào tỷ giá hối đoái thực. Tất cả những nghiên cứu theo hướng phân tích yếu tố tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các tác giả đều có một điểm chung là tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Tuy nhiên, xu
  16. 7 hướng của các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản chỉ tập trung vào mối liên hệ đồng liên kết tuyến tính, vẫn còn rất ít trường hợp chú ý đến mối quan hệ phi tuyến. Dưới đây là một vài nghiên cứu điển hình về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các yếu tố vĩ mô cơ bản. 2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các yếu tố vĩ mô cơ bản. Đầu tiên, trong các nghiên cứu thực nghiệm của Meese và Rogoff (1983) đã chỉ ra rằng mô hình bước ngẫu nhiên (random walk) cho kết quả dự báo tốt hơn so với các mô hình tuyến tính “thế hệ đầu tiên”, phát hiện của hai tác giả này chỉ ra rằng hệ số của các biến kinh tế vĩ mô cơ bản trong phương trình tỷ giá hối đoái của các mô hình tiền tệ liên quan đến sự thay đổi cấu trúc thường xuyên, do đó làm cho những mô hình thế hệ đầu tiên này không còn thích hợp cho mục đích dự báo. Kể từ sau nghiên cứu của Meese và Rogoff (1983) phát hiện ra sự thất bại của mô hình tỷ giá hối đoái tuyến tính, một vài nghiên cứu của rất nhiều tác giả khác cũng đã cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về sự thất bại của mô hình tuyến tính này và tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Baxter và Stockman (1989), Flood và Rose (1995) cũng tìm thấy các bất thường trong các mô hình tiền tệ, các tác giả này tìm thấy rằng: kể từ khi bắt đầu chế độ tỷ giá thả nỗi sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá thực đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, các nghiên cứu cũng không tìm thấy được bằng chứng nào cho thấy có sự thay đổi đáng kể của các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như đề cập trong các mô hình lý thuyết khi so với thời kỳ tỷ giá cố định. Điều này mâu thuẩn so với lý thuyết của những mô hình “thế hệ đầu tiên”, trong khi lý thuyết ở những mô hình thế hệ đầu tiên cho rằng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái chỉ có thể gia tăng khi sự thay đổi của các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản gia tăng. Điều này dẫn đến kết luận rằng sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái không chịu sự tác động của các biến số kinh tế
  17. 8 vĩ mô cơ bản. Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả Obstfeld và Rogoff, 2000 cũng xác định rằng vấn đề này là một trong 6 “câu đố” trong kinh tế vĩ mô quốc tế. Điển hình như nghiên cứu thực nghiệm của Meese và Rose (1991) về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các yếu tố vĩ mô cơ bản cho các nước lớn thuộc tổ chức OECD là Canada, Đức, Nhật và Anh dựa trên dữ liệu tháng giai đoạn từ 1974- 1987. Năm mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cũng được hai tác giả đưa ra xem xét trong bài nghiên cứu bao gồm 3 mô hình tiền tệ “thế hệ đầu tiên”, mô hình thứ tư là mô hình của Lucas, 1982 và mô hình cuối cùng của Hodrick, 1988 và định lượng cho mối quan hệ phi tuyến ở các mô hình này thông qua 3 phương cách thức khác nhau. Mối quan hệ phi tuyến tiềm tàng cũng được khám phá thông qua các kỹ thuật tham số và phi tham số khác nhau cũng như việc sử dụng thuật toán ACE để chuyển đổi biến. Yue Ma và Angelos Kanas (2000) đã sử dụng hai phương pháp thử nghiệm phi tham số để kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô cơ bản cho hai cặp nước: Hà Lan- Đức và Pháp- Đức. Thử nghiệm đầu tiên là kiểm định đồng liên kết phi tuyến phát triển bởi Granger và Hallman (1991) và Breiman và Friedman (1985), kiểm định này nhằm xem xét mối quan hệ phi tuyến dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Trong quy trình kiểm định này, tác giả sử dụng thuật toán xen kẻ kỳ vọng có điều kiện ACE để chuyển đổi các biến, là một phương pháp dùng để ước lượng các biến đổi tối ưu cho hàm hồi quy bội nhằm tối đa hệ số tương quan bội R2. Quy trình kiểm định này trải qua hai giai đoạn theo đề xuất trong nghiên cứu của Granger và Hallman, 1991. Đầu tiên, kiểm định tính dừng các biến sau chuyển đổi qua thuật toán ACE bằng kiểm định nghiệm đơn vị. Tiếp theo, tác giả kiểm tra tính đồng liên kết của các biến sau chuyển đổi để đi đến kết luận mối quan hệ phi tuyến của các biến trước chuyển đổi. Thử nghiệm thứ hai là kiểm định nhân quả phi tuyến Granger được giới thiệu bởi Baek và Brock, 1992 và được bổ sung bởi Hiemstra và Jones, 1994, với mục đích
  18. 9 khám phá ra mối quan hệ động phi tuyến giữa tỷ giá và các nhân tố vĩ mô cơ bản bằng cách kiểm tra xem liệu rằng các giá trị quá khứ của biến số đại diện cho các nhân tố vĩ mô cơ bản có ảnh hưởng đến các giá trị hiện tại và tương lai của tỷ giá hay không. Quy trình thử nghiệm thứ hai này gồm 4 bước sau: Bước 1: Dùng kiểm định nghiệm đơn vị để xác định bậc tích hợp của các chuỗi biến, nếu các chuỗi là không dừng, chuyển qua bước 2, ngược lại chuyển qua bước 4. Bước 2: Kiểm tra tham số tuyến tính và đồng liên kết phi tham số theo phương pháp của Johansen, 1988 và Bierens, 1997a, b. Nếu kết quả cho thấy không có đồng liên kết xảy ra, các tác giả chuyển sang bước 3. Ngược lại chuyển sang bước 4. Bước 3: Kết quả cho thấy không có đồng liên kết tuyến tính thì kiểm định tiếp đồng liên kết phi tuyến, nếu điều này xảy ra thì đây là bằng chứng về mối quan hệ dài hạn, ngược lại chuyển sang bước 4. Bước 4: Áp dụng kiểm định nhân quả phi tuyến Granger theo phương pháp của Baek và Brock, 1992 cho phần dư từ mô hình VAR. Mục đích của việc kiểm định phần dư từ mô hình VAR là để loại bỏ tất cả các cấu trúc tuyến tính trong mô hình, hơn nữa bởi vì kiểm định yêu cầu chuỗi phần dư phải dừng, khi đó cần xem xét kỹ là mô hình VAR được xây dựng từ các chuỗi gốc hay chuỗi sai phân bậc 1. Dựa trên kết quả 3 bước đầu tiên, nếu kết quả ở bước 1 cho thấy các chuỗi biến là dừng hoặc tác giả tìm thấy có mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính ở bước 2, tác giả sẽ ước lượng mô hình VAR với các chuỗi biến gốc, nếu kết quả cho thấy không có mối quan hệ đồng liên kết phi tuyến ở bước 3, tác giả sẽ ước lượng mô hình VAR với các chuỗi sai phân bậc 1. Cuối cùng, để bác bỏ kết luận tính mối quan hệ phi tuyến gây ra là do các bong bóng trên thị trường, tác giả sử dụng mô hình ARFIMA để kiểm tra bậc tích hợp không nguyên cho tất cả các chuỗi thời gian. Nếu bậc tích hợp của chuỗi biến tỷ giá hối đoái không lớn hơn bậc tích hợp của chuỗi các biến đại diện cho các nhân tố vĩ mô cơ bản, tác giả có thể bác bỏ kết luận về sự tồn tại của bong bóng thị trường trong việc giải thích tính phi tuyến của mối quan hệ này.
  19. 10 Hai tác giả tìm thấy mối quan hệ đồng kiên kết phi tuyến giữa tỷ giá và cung tiền đối với trường hợp của cặp nước Hà Lan và Đức, đây có thể được hiểu như là bằng chứng của mối quan hệ phi tuyến dài hạn giữa tỷ giá và các nhân tố vĩ mô cơ bản giữa hai nước này. Đối với trường hợp Pháp và Đức, hai tác giả không tìm thấy bằng chứng về đồng liên kết phi tuyến nhưng lại tìm thấy bằng chứng cho mối quan hệ nhân quả phi tuyến Granger của đồng France đối với tỷ giá FFr/DM. Qua đó cho thấy mối quan hệ động phi tuyến giữa tỷ giá FFr/DM và các nhân tố vĩ mô cơ bản, phát hiện này cũng phù hợp với giả thuyết về sự thống trị của đồng tiền Đức trong cơ chế tỷ giá châu Âu. Hai tác giả cũng khẳng định, việc sử dụng mô hình ARFIMA cho phép họ bác bỏ những giả thuyết rằng mối quan hệ phi tuyến được tạo ra là do các bong bóng trên thị trường, những kết quả này mang một ý nghĩa quan trọng, nó có thể giải thích sự thất bại của các nghiên cứu trước. Min Qi, Yangru Wu, 2003 sử dụng mô hình “neural network” để nghiên cứu mô hình phi tuyến trong dự báo tỷ giá hối đoái qua ngắn hạn và trung hạn của 4 đồng tiền: yên Nhật, Mác Đức, đồng bảng Anh và đồng đô la Canada cũng như nghiên cứu các yếu tố vĩ mô cơ bản nào giải thích sự biến động của tỷ giá 4 đồng tiền trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình “neural network” với các nhân tố vĩ mô không thể đánh bại được mô hình dự báo ngẫu nhiên cho các dự báo ngoài mẫu. Tác giả cũng kết luận rằng những nhân tố vĩ mô cơ bản có vai trò quan trọng trong việc dự báo tỷ giá hối đoái. Cùng với xu hướng của các nghiên cứu trên, Paul De Grauwe và Isabel Vansteenkiste, 2006 cũng đã tiến hành kiểm tra xem liệu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các biến số kinh tế vĩ mô căn bản là phi tuyến hay không. Để thực hiện được điều này, hai tác giả đã phát triển mô hình tự hồi quy chuyển đổi 1 Markov giới thiệu bởi McConnell và Perez Quiros, 2000 và Dewachter, 2001 và 1 the Markov-switching autoregressive (MS-AR) models
  20. 11 áp dụng mô hình vào phân tích thực nghiệm đối với mẫu là các quốc gia có lạm phát thấp và các quốc gia có lạm phát cao. Để phục vụ cho việc ước lượng các mô hình, tác giả tiến hành chọn dữ liệu hàng tháng và quý của tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản khác nhau thu thập từ IFS cho các nước có lạm phát cao và các nước có lạm phát thấp.  Đối với các nước có lạm phát cao, dữ liệu về giá đồng nội tệ, cung tiền, lạm phát, lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng), lãi suất cho vay của Arhentina, Bolivia, Brazil, Columbia và Ecuador được thu thập.  Đối với các nước có lạm phát thấp, dữ liệu các biến thu thập cũng như đối với trường hợp các nước có lạm phát cao và thu thập ở các nước Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (maximum likelihood) có thể được thực hiện bằng cách dựa vào một số kỹ thuật tối đa hóa hoặc thuật toán cực đại hóa kỳ vọng (Expectation-Maximization) theo như mô tả của Hamilton, 1990 và Krolzig, 1997 để ước lượng cho mô hình chuyển đổi Markov. Kết quả thực nghiệm còn cho thấy, đối với các nước có lạm phát cao, mô hình tuyến tính “thế hệ thứ nhất” dường như là mô hình thích hợp giải thích cho sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái của các nước, mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế cơ bản và sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái là ổn định và có ý nghĩa cũng như hệ số của các biến kinh tế vĩ mô cơ bản tương đối ổn định, nhưng điều này lại không xảy ra đối với trường hợp của các nước có lạm phát thấp. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản ở các nước có lạm phát thấp được đặc trưng bởi trạng thái chuyển đổi thường xuyên xảy ra, kết quả nghiên cứu tìm thấy hệ số của các biến kinh tế vĩ mô thường xuyên thay đổi qua thời gian. Sự so sánh giữa các nước có lạm phát thấp và cao sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2