Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)
lượt xem 15
download
Luận văn "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)" được thực hiện với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------------------------------------- NGUYỄN MINH HOÀNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------------------------------------- NGUYỄN MINH HOÀNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã học viên: 19BM0101018 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Hà Nội, Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tác và kế quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây. Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hoàng
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô Trường Đại học Thương mại. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Thương Mại. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn của mình nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong nhận được nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Hoàng
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình vii Danh mục các biểu đồ viii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9 1.2. Các yếu tố cấu thành và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17 1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô 17 1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành 20 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp và bài học rút ra 23 1.4.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 23 1.4.2. Kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) 25 1.4.3. Bài học rút ra 29
- iv Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) 31 2.1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) 31 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 31 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 32 2.1.3. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (giai đoạn năm 2018 - 2020) 33 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) giai đoạn năm 2018 - 2020 46 2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các yếu tố cấu thành 46 2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty theo tiêu chí đánh giá 53 2.3. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty SKYPEC 60 2.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô 60 2.3.2. Các yếu tố môi trường ngành 64 2.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty SKYPEC 67 2.4.1. Những điểm mạnh 67 2.4.2. Những điểm yếu, hạn chế 68 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 70 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHIÊN LIỆU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (SKYPEC) 72 3.1. Mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) đến năm 2025 72 3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2025 72 3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2025 73
- v 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) đến năm 2025 75 3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty qua các yếu tố cấu thành 75 3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí đánh giá 80 3.3. Một số kiến nghị 89 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 89 3.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty hàng không Việt Nam 91 3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) 92 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa AFTA (ASEAN) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN free trade area) CP-TTP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương (Comprehensive and progressive agreement for Trans-Pacific partnership) EVFTA Hiệp định thương mại Việt Nam - liên minh Châu Âu IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế NLCT Năng lực cạnh tranh NLHK JA1 - dầu JET -A1: nhiên liệu hàng không PA Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex Aviation SXKD Sản xuất kinh doanh
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình thực hiện sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không 40 giai đoạn 2018-2020 của SKYPEC 2.2 Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn từ năm 2018 43 đến năm 2020 2.3 Tình hình thực hiện chi phí năm 2020 44 2.4 Vốn chủ sở hữu của Công ty Skypec so với các đối thủ cạnh 48 tranh trong giai đoạn năm 2018-2020 2.5 Hoạt động tài chính của Công ty Skypec so với các đối thủ 48 cạnh tranh trong giai đoạn năm 2018-2020 3.1 Dự kiến sản lượng nhiên liệu hàng không theo sân bay giai 85 đoạn 2021-2025 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty SKYPEC 32 2.2 Sơ đồ quy trình vận chuyển nhiên liệu bay của SKYPEC 34 3.3 Mô hình hoạt động hệ thống tra nạp ngầm tại Nội Bài 36
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 2.1 Tổng sản lượng tra nạp nhiên liệu của SKYPEC 40 2.2 Nguồn lực con người của phòng Marketing giai đoạn năm 46 2018-2020 2.3 Nguồn lực Marketing của công ty SKYPEC 50 2.4 Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty SKYPEC 51 2.5 Thị phần của các công ty kinh doanh nhiên liệu hàng không 53 tại thị trường Việt Nam 2.6 Đánh giá giá trị thương hiệu của Công ty Skypec so với các đối 54 thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam 2.7 Hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 55 2.8 Hệ số sinh lời VCSH (ROE) của Công ty giai đoạn 2018-2020 56 2.9 Hệ số lãi ròng (ROS) của Công ty giai đoạn 2018-2020 57 2.10 Hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) của Công ty 57 giai đoạn 2018-2020 2.11 Chất lượng và khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ Công ty 59 SKYPEC 2.12 Lý do Hãng hàng không lựa chọn SKYPEC là đối tác cung ứng 65 nhiên liệu hàng không tại Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mở rộng thị trường ra toàn cầu đang được săn đón cho sự thịnh vượng của kinh tế của thế giới. Hàng không đang cung cấp mạng lưới giao thông nhanh chóng trên toàn thế giới và nó thực sự cần thiết cho kinh doanh và du lịch toàn cầu và nhiên liệu hàng không cũng được thiết lập để đóng một vai trò quan trọng trong đó. Du lịch hay vận tải hàng không được thiết lập để phát triển với tốc độ chóng mặt nhờ kinh tế xã hội, du lịch, chính trị và thương mại kinh doanh toàn diện, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường toàn cầu. Sự phát triển song phương giữa các quốc gia nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống là rất quan trọng trong thị trường hàng không, trong đó nhiên liệu hàng không cũng là một thành phần quan trọng không kém. Giá dầu thô cạnh tranh, thu nhập khả dụng của các gia đình trung lưu, thương mại điện tử tăng và thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy tiềm năng thị trường nhiên liệu hàng không. Việt Nam với dân số hơn 96 triệu người là quốc gia đông dân xếp thứ 15 trên thế giới. Đây là yếu tố quyết định khiến cho thị trường hàng không Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng nóng (đạt mức 17,4% trong giai đoạn năm 2016-2021 theo ước tính của ngân hàng thế giới World Bank). Báo cáo của World Bank cũng dự báo mức tăng trưởng hàng không Việt Nam trong giai đoạn năm 2016-2026 thậm chí sẽ còn cao hơn, lên đến 20%, đây là một con số đáng mơ ước của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo của công ty OAG - một công ty điều tra du lịch hàng không của Anh, vừa công bố bảng xếp hạng những đường bay bận rộn nhất năm 2019 cho thấy đường bay Hà Nội - Sài Gòn có tất cả 39.291 chuyến bay trong năm 2018, đứng thứ 6 trên thế giới trong bảng xếp hạng chuyến bay nội địa. Tính trung bình, đường bay này thực hiện 108 chuyến bay một ngày. Hà Nội - Sài Gòn chỉ xếp sau 5 đường bay nội địa khác là: Seoul - Jeju (Hàn Quốc), New Delhi - Mumbai (Ấn Độ), Sydney - Melbourne (Australia), São Paulo - Rio De Janeiro (Brazil) và Haneda (Tokyo) - Fukuoka (Nhật Bản). Ngày càng có nhiều hãng hàng
- 2 không tham gia thị trường Việt Nam bao gồm các hãng nước ngoài như All Nippon Airways, Singapore Airlines, Emirates Airlines, Eva Air… và các hãng mới mở trong nước như Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines cùng với Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco). Về mặt khác, lĩnh vực hàng không thương mại dự kiến sẽ là phân khúc phát triển nhanh nhất đối với nhiên liệu hàng không Việt Nam trong giai đoạn dự báo tương lai, nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng, lưu lượng hàng không tăng để phục vụ hành khách số lượng lớn và đầu tư lớn vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng tổng thể của ngành hàng không thương mại. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên của các nước đang phát triển và sở thích đi du lịch ở các nước phát triển đã ảnh hưởng đến mô hình nhu cầu hàng không và dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu. Các cơ hội kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam do kết nối hàng không tốt hơn và sản xuất công nghiệp nhiên liệu hàng không ngày càng tăng đang làm tăng nhu cầu về logistics trong và ngoài nước. Do đó, tiến bộ kinh tế và lượng hành khách trên thế giới đến Việt Nam ngày càng tăng đang chi phối các hãng hàng không thương mại đón đầu tăng trưởng thị trường nhiên liệu hàng không Việt Nam, cụ thể ở đây là các doanh nghiệp đã và đang cung ứng nhiên liệu hàng không như Skypec, Petrolimex Aviation, NAFSC, và TAPETCO ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp, có thể kể đến một số công trình sau đây: - Đặng Đức Thành (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập”, Nhà xuất bản Thanh Niên. Cuốn sách chỉ ra rằng bốn vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp là nhân lực, công nghệ, vốn và quản trị doanh nghiệp cần phải được tập trung xây dựng. Bên cạnh đó, các bài học rút ra cho doanh nghiệp
- 3 để cạnh tranh với đối thủ là chủ động khảo sát thị trường, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và triển khai các quyết định này, hay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,… - C.K. Prahalad và Venkat Ramaswamy (2004), “Tương lai của cạnh tranh - The Future of Competition”, Nhà xuất bản Trẻ. Cuốn sách này chỉ ra rằng ban quản trị hàng đầu đưa ra nhiều chọn lựa mang tính chiến thuật, song chúng mang lại ít giá trị thật sự do khách hàng ngày nay đều có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, tuy vậy họ lại có ít sự hài lòng. Nhằm củng cố việc cạnh tranh hiệu quả, các nhà quản lý cần trải nghiệm kinh doanh dưới cái nhìn của người tiêu dùng, truy cập trách nhiệm một cách chọn lọc theo yêu cầu, linh động và nhanh chóng tái cấu trúc để đồng sáng tạo các giá trị thông qua mạng lưới trải nghiệm. - Michael E. Porter (1985), “Chiến lược cạnh tranh - Competitive Strategy”, Nhà xuất bản Thanh Niên. “Cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh đã phát triển những khái niệm, lập nên khung mẫu phân tích các lợi thế trong việc cạnh tranh, và đây cũng đóng vai trò không nhỏ trong tư tưởng kinh doanh của nền kinh tế thế giới hiện nay. Ngoài việc dẫn dắt những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ, ông còn nêu ra ý nghĩa của phân tích cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác không chỉ đối với chiến lược kinh doanh. - Philip Kotler (2018), “Marketing để cạnh tranh - Marketing for competitiveness”, Nhà xuất bản Trẻ. Quyển sách này đưa ra những lập luận về người tiêu dùng Châu Á ngày càng thông thái hơn, liên kết nhiều hơn và có nhiều phương pháp mới mẻ hơn trong lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm lẫn dịch vụ. Từ đó, ông nhận định rằng mối quan hệ trong hoạt động marketing không còn chỉ mang tính hàng dọc một chiều nữa mà đã trở nên ngang hàng hơn giữa các lĩnh vực với nhau. - Nguyễn Tuấn Sơn (2016), “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ các nhu cầu thực tiễn trong vận tải hàng không dân dụng trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhà nghiên cứu đưa ra các giải
- 4 pháp để định hướng nâng cao NLCT của Vietnam Airlines trong thị trường vận tải hành khách dân dụng. - Ong Gia Linh (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần thương mại bia Hà Nội HABECO Trading”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đặt trọng tâm về thực trạng marketing hiện hữu cho sản phẩm và nguồn lực marketing cho sản phẩm của công ty. Tiếp theo, tác giả đưa ra các dự báo về thị trường sản phẩm thiết bị công nghệ trong tương lai nhằm giải quyết các phân đoạn và định vị thị trường mục tiêu của công ty cũng như giải bài toán về giá, sản phẩm, phân phối sản phẩm, và phát huy nhân tố con người trong Công ty Cổ Phần thương mại bia Hà Nội HABECO Trading. - Phạm Thị Hồng Nhung (2020), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hồng Nhung”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đã phân tích sâu vào Công ty Hồng Nhung về năng lực tài chính, quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ… Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng về nâng cao năng lực marketing, nâng cấp, đầu tư, mua sắm các công nghệ, thiết bị mới cũng như giải pháp về tài chính nhằm giải quyết thực trạng của công ty đang mắc phải. Thông qua những đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên, tác giả có thể kết luận rằng việc nâng cao NLCT đang thay đổi theo từng ngày do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng lớn để bắt kịp theo xu thế của thời đại. Thứ nhất, sự thật đang diễn ra trước mắt là có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập so với trước kia và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đang đè nặng lên việc cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Tiếp theo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được nhờ những thay đổi trong công nghệ, nhất là trong thời đại 4.0. Do vậy, họ có thể hoạt động với độ tinh vi cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn. Điều thứ ba đó là các kênh phân phối dịch vụ hay sản phẩm đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Một số thị trường bán lẻ đã bỏ qua kênh bán lẻ thông thường để ủng hộ việc đặt hàng qua mạng và bán hàng trực tuyến. Cuối cùng, sự linh động đang trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Ví dụ điển hình là việc
- 5 chuyển đổi tiếp cận khách hàng từ cách truyền thống sang trực tuyến trên mạng internet, hoặc hỗn hợp cả hai hình thức trên đó là cuộc đấu tranh sinh tử đối với các doanh nghiệp đã tồn tại hơn 100 năm trở lại đây. Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của các doanh nghiệp thực tế. Luận văn kế thừa những kết quả của những nghiên cứu đó, nhất là cơ sở lý luận về NLCT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về NLCT của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) nhiên liệu hàng không Việt Nam để đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam đến năm 2025 thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nâng cao NLCT của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC). - Đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp nói chung và của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng NLCT của Công ty dựa trên các số liệu thu thập trong giai đoạn các năm 2018 - 2020. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao NLCT cho công ty đến năm 2025.
- 6 - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC). - Về nội dung: Từ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của Công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo thường niên của công ty và các nguồn thông tin đại chúng như báo đài, website. Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh, đối chiếu các chỉ số, khối lượng, giữa Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh. Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu vào trong luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi chương, tác giả sẽ sử dụng một cách rõ ràng phương pháp nào nhằm tránh lẫn lộn và không hiệu quả. Các báo cáo thường niên hay thống kê nội bộ của Công ty SKYPEC chính là nguồn dữ liệu thứ cấp cho thực trạng hoạt động của công ty trong giai đoạn năm 2018 - 2020. Ngoài ra, những bài phân tích thị trường ngành nhiên liệu hàng không đều được đăng tải thông qua Chính phủ, Bộ Công thương, hay Cục hàng không Việt Nam nói chung. + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: o Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả sử dụng phiếu điều tra đối với các thành viên ban lãnh đạo Công ty để thu thập thông tin cần thiết và hệ thống hóa dữ liệu phục vụ nghiên cứu. o Đối tượng điều tra: Đối tượng 1: đại diện hãng hàng không nước ngoài tại sân bay Nội Bài Đối tượng 2: 14 nhân viên tại phòng Marketing và các trưởng - phó phòng tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) o Số phiếu phát ra:
- 7 - Đối tượng 1: phát ra 20 phiếu; thu về: 17 phiếu; hợp lệ: 12 phiếu. - Đối tượng 2: phát ra 30 phiếu; thu về: 24 phiếu; hợp lệ: 21 phiếu. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu + Phần mềm phân tích dữ liệu là SPSS và Excel. + Phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp. Từ bảng điều tra khảo sát của tác giả, đề tài nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu từ các câu trả lời, những cuộc phỏng vấn, và cuối cùng thu thập từ dữ liệu thứ cấp đã lấy được từ Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC. Sau đó, tác giả sẽ dùng các phương pháp cụ thể để chỉ ra được thực trạng về NLCT của công ty từ các lợi thế, những thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề mà công ty đang gặp phải để mang đến lời giải phù hợp để nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC). Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).
- 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thuật ngữ “Cạnh tranh” xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Ngày nay, thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến trong nền kinh tế. Trong bất kỳ một lĩnh vực, ngành nghề nào thì khái niệm về cạnh tranh cũng xuất hiện nhưng ở các góc độ và mục đích khác nhau. Chính vì vậy, mặc dù cạnh tranh không phải là một khái niệm mới song rất khó để đưa ra một định nghĩa cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ đã định nghĩa trong quyển “Chiến Lược Cạnh Tranh” (NXB Free Press, năm 1980) như sau: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Trải qua quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được mục tiêu đã định của bản thân. Điều này thúc đẩy các chủ thể kinh doanh phải không ngừng thay đổi và đưa ra các giải pháp như sử dụng nguồn lực hợp lý, ứng dụng công nghệ khoa học - kỹ thuật tiên tiến và nâng cao năng suất lao động, tìm cách thoả mãn các nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của các chủ thể kinh doanh. Từ những quan điểm trên của các nhà nghiên cứu khoa học, luận văn tiếp cận khái niệm của cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua xảy ra bất cứ khi nào hai hoặc nhiều chủ thể phấn đấu dùng mọi nguồn lực sẵn có để giành được mục tiêu về lợi ích, hình ảnh so với đối thủ trên cùng một lĩnh vực hoạt động.
- 9 Sự cạnh tranh được thể hiện phổ biến như ở cùng một khu phố mà có nhiều người cùng mở hiệu bán phở bò, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, từ đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn. Ngoải ra, NLCT là những lợi thế, ưu thế vượt trội của chủ thể so với đối thủ cạnh tranh (kể cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp) trong việc đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu nhằm đạt được doanh số và lợi nhuận ngày càng cao. Không chỉ vậy, một nền kinh tế luôn được thể hiện thông qua ba cấp độ của cạnh tranh, đó là: - Cạnh tranh cấp quốc gia là cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. - Cạnh tranh ngành (doanh nghiệp) được đo lường bởi khả năng duy trì và mở rộng thị phần và lợi nhuận kinh doanh trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. - Cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ được hiểu là khả năng duy trì vị trí lâu dài của sản phẩm trong thị trường cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp được thống nhất là một đơn vị tổ chức sản xuất trong đó nhân viên của công ty kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau để bán hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường nhằm thu lợi nhuận chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và giá trị của nó. Chính vì vậy, luận văn tiếp cận khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp: Cạnh tranh của doanh nghiệp là sự ganh đua của doanh nghiệp tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để giành được mục tiêu về lợi nhuận, thị phần và uy tín thương hiệu với các chủ thể kinh tế khác trong cùng ngành kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. NLCT phải so với đối thủ cạnh tranh cụ thể, sản phẩm hàng hóa cụ thể trên cùng thị trường và cùng thời gian.
- 10 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Bộ thương mại và Công nghiệp Anh (1998) định nghĩa rằng “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nhận biết qua năng suất lao động và sản xuất ra lợi nhuận tương đối cao, và trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các công ty đó phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tác giả Buckley trong bài báo “Measures of international competitiveness: A critical survey”, đăng trên báo Journal of Marketing Management (1988) đã tổng hợp lại rằng NLCT của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với ba yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được thống nhất về khái niệm, vấn đề được đặt ra là một định nghĩa phù hợp từ điều kiện, bối cảnh diễn ra, trình độ phát triển kinh tế thị trường của từng thời kỳ, và thể hiện các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp để hướng tới những tình huống có lợi và bất lợi mà không cần dựa vào lợi thế cạnh tranh trong từng lĩnh vực Từ những quan điểm trên đây, NLCT của doanh nghiệp được hiểu là: Cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng các nguồn lực với hiệu quả cao nhất nhằm giúp doanh nghiệp đạt được chiếm lĩnh thị phần, nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu, hiệu quả kinh doanh, phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ vượt bậc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn