Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích năng lực cạnh tranh và xác định năng lực lõi trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3; đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM HỮU CƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM HỮU CƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM KỸ THUẬT 3 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ ÁNH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3” là nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn của TS. Ngô Thị Ánh và sự hỗ trợ của các anh chị nhân viên Trung tâm Kỹ thuật 3 hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm tại Biên Hòa. Các nội dung trong kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014 Lâm Hữu Cƣờng
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....4 1.1 Cạnh tranh và các vấn đề liên quan ...............................................................4 1.1.1 Cạnh tranh ...............................................................................................4 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh ...................................................................................5 1.1.3 Năng lực cạnh tranh ................................................................................6 1.1.4 Năng lực lõi của doanh nghiệp ...............................................................8 1.1.5 Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát theo Michael E. Porter .................8 1.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................11 1.2.1 Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô ................................................................11 1.2.2 Các yếu tố môi trƣờng vi mô ................................................................15 1.2.3 Các yếu tố môi trƣờng bên trong ..........................................................16 1.3 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh theo lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp.....................................................................................................................20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................21 Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ..................................................................................................................22 2.1 Giới thiệu về Trung tâm Kỹ thuật 3 ............................................................22 2.1.1 Tổng quan .............................................................................................22 2.1.2 Lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ...................................22 2.1.3 Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ....................................................................................................23
- 2.2 Phân tích các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ....................................................................24 2.2.1 Phân tích các yếu tố bên trong theo mô hình nguồn lực doanh nghiệp 24 2.2.2 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ....................................................................................................44 2.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Kỹ thuật 3 .............................................................................................48 2.3.1 Các yếu tố vĩ mô ...................................................................................48 2.3.2 Các yếu tố vi mô ...................................................................................53 2.3.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài ................................................................59 2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ....................................................................................................................62 2.4.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................62 2.4.2 Năng lực lõi trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ......67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................68 Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3..........................................................................................69 3.1 Mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Trung tâm Kỹ thuật 3 đến năm 2020 ...69 3.1.1 Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh giai đoạn 2014 – 2020 .................69 3.1.2 Mục tiêu tổng quát ................................................................................69 3.1.3 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................69 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ......................................................................................70 3.2.1 Nhóm giải pháp phát huy năng lực lõi lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ....................................................................................................70 3.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng dựa trên các mục tiêu cụ thể của Trung tâm Kỹ thuật 3 giai đoạn 2014 – 2020 ......................................................................73 3.2.3 Nhóm giải pháp xây dựng dựa trên chiến lƣợc cạnh tranh của Trung tâm Kỹ thuật 3 giai đoạn 2014 – 2020 ...............................................................77
- KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................82 KẾT LUẬN ...............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT WTO : Worrld Trade Organnization (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới) OECD : Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) CIEM : Central Institute for Economic Management (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng) R&D : Research & Development (Nghiên cứu và phát triển) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP : Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc dân) VIP : Very Important Person (Nhân vật rất quan trọng hoặc có địa vị xã hội) QUATEST 3 : Quality Assurance and Testing Centre 3 (Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng 3) ISO : International Organization for Standardization (Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá) IEC : International Electrotechnical Commission (Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế) ASEAN : Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) BoA : Bureau of Accreditation (Văn phòng Công nhận Chất lƣợng) CIDA : Canadian International Development Agency (Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada) NATA : National Association of Testing Authorities, Australia (Hiệp hội Toàn quốc các cơ sở Thẩm quyền Thử nghiệm của Úc) GMO : Genetically modified organism (Sinh vật biến đổi gen) TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam HTQL : Hệ thống quản lý PTN : Phòng thử nghiệm
- PĐL : Phòng đo lƣờng KTN BH : Khu thí nghiệm Biên Hòa PTĐV : Phụ trách phòng thí nghiệm PCĐV : Phụ trách chất lƣợng phòng thí nghiệm PKĐV : Phụ trách kỹ thuật phòng thí nghiệm TTKT3 : Trung tâm Kỹ thuật 3 VVSYTCC : Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM CASE : Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM INTERTEK : Công ty TNHH INTERTEK Việt Nam VMI : Viện Đo lƣờng Việt Nam SGS : Công ty SGS Việt Nam TNHH HẢI ĐĂNG : Công ty Cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BP : Bộ phận GDKH : Giao dịch khách hàng CSKH : Chăm sóc khách hàng NXB : Nhà xuất bản
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lƣợng, trình độ nhân viên tại các phòng thí nghiệm của KTN BH ..... 25 Bảng 2.2: Giá trị thiết bị đầu tƣ cho các phòng thí nghiệm ...................................... 29 Bảng 2.3: Doanh thu các phòng thí nghiệm từ 2009 – 2013 .................................... 32 Bảng 2.4: Giá một vài chỉ tiêu thử nghiệm nƣớc uống của TTKT3 và các tổ chức thí nghiệm khác .............................................................................................................. 41 Bảng 2.5: Doanh thu một vài khách hàng VIP của Trung tâm Kỹ thuật 3 ............... 44 Bảng 2.6: Tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời của Việt Nam ............. 49 Bảng 2.7: Dân số trung bình của Việt Nam .............................................................. 51 Bảng 2.8: Số lƣợng phiếu khảo sát có đề cập đến các tổ chức thí nghiệm ............... 53 Bảng 2.9: Một số nhà cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật tƣ, chất chuẩn, hóa chất thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ............................................................................ 57 Bảng 2.10: Ma trận các yếu tố bên ngoài .................................................................. 59 Bảng 2.11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................... 63
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát ........................................................... 9 Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ..................................................................... 15 Hình 2.1: Biểu đồ phân bố trình độ nhân sự Trung tâm Kỹ thuật 3 hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm ................................................................................................... 26 Hình 2.2: Biểu đồ phân bố tỉ lệ thời gian hoạt động thiết bị tại các phòng thí nghiệm năm 2013 ................................................................................................................... 31 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu của khối thử nghiệm và khối đo lƣờng giai đoạn 2009 – 2013 ........................................................................................................................ 33 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức các phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 .............. 36 Hình 2.5: Biểu đồ tỉ lệ sai lỗi khu thí nghiệm Trung tâm Kỹ thuật 3 giai đoạn 2011 – 2013 ........................................................................................................................... 40 Hình 2.6: Biểu đồ tỉ lệ hợp đồng đúng hẹn khu thí nghiệm Trung tâm Kỹ thuật 3 giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................... 40 Hình 2.7: Biểu đồ đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh TTKT3 lĩnh vực thí nghiệm ...................................................................................... 60 Hình 2.8: Biểu đồ đánh giá các yếu tố bên trong cấu thành năng lực cạnh tranh các tổ chức thí nghiệm ..................................................................................................... 64
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi Việt Nam gia nhập WTO, có nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm. Với yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về chất lƣợng sản phẩm và nhận thức của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao, những hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra phải đảm bảo yêu cầu, đƣợc chứng nhận phù hợp trƣớc khi đến với ngƣời tiêu dùng. Do đó, có nhiều khách hàng từ những doanh nghiệp sản xuất tìm đến các tổ chức thí nghiệm để kiểm tra sản phẩm nhằm đảm bảo chất lƣợng trƣớc khi tung ra thị trƣờng. Số lƣợng tổ chức thí nghiệm hiện nay ở Việt Nam ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Các tổ chức thí nghiệm có sự cạnh tranh lẫn nhau, tổ chức nào thỏa mãn yêu cầu khách hàng tốt nhất sẽ đƣợc khách hàng tin tƣởng và tìm đến. Trung tâm Kỹ thuật 3 là tổ chức thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đƣợc Nhà nƣớc chỉ định việc thí nghiệm kiểm tra chất lƣợng các sản phẩm hàng hóa. Qua hơn 35 năm hoạt động, Trung tâm Kỹ thuật 3 đƣợc biết đến nhƣ một đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thí nghiệm, có đội ngũ chuyên viên, kỹ thuật viên đƣợc đào tạo chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm, hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, Trung tâm Kỹ thuật 3 có những khó khăn nhất định nhƣ chƣa đáp ứng tốt các yêu cầu khách hàng (tỷ lệ trễ hẹn, tỷ lệ sai lỗi kết quả thí nghiệm còn cao), ngày càng có nhiều tổ chức thí nghiệm xuất hiện cạnh tranh với Trung tâm Kỹ thuật 3 về giá, chất lƣợng dịch vụ và tiến độ thí nghiệm… Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi Trung tâm Kỹ thuật 3 phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong lĩnh vực thí nghiệm. Nhận thấy cần có những đóng góp ý kiến để giúp Trung tâm Kỹ thuật 3 cạnh tranh với các đối thủ trong lĩnh vực thí nghiệm, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3”.
- 2 2. Mục tiêu đề tài - Phân tích năng lực cạnh tranh và xác định năng lực lõi trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3. Các nguồn lực hiện có của Trung tâm Kỹ thuật 3 lĩnh vực thí nghiệm. Môi trƣờng kinh doanh lĩnh vực thí nghiệm ở Việt Nam. Các đối thủ lớn cạnh tranh với Trung tâm Kỹ thuật 3 lĩnh vực thí nghiệm. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Nghiên cứu các lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 ở khu thí nghiệm Biên Hòa. Thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 từ 2013 trở về trƣớc và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ 2014 – 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phần cơ sở lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan đến chiến lƣợc, lý thuyết cạnh tranh, qua đó chọn lọc và làm cơ sở lý luận cho đề tài của mình. - Phần đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, tác giả dựa vào các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp: Số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo công tác thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3, báo cáo của Tổng cục thống kê… Số liệu sơ cấp thu thập thông qua việc tham khảo ý kiến chuyên gia là cấp quản lý các phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 trong việc lập bảng câu hỏi. Sau đó tiến hành khảo sát, tổng hợp và phân tích số liệu. - Phần đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả dựa trên kết quả phân tích thực trạng, các mục tiêu, chiến lƣợc của Trung tâm Kỹ thuật 3.
- 3 5. Kết cấu đề tài: gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3. - Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3.
- 4 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1 Cạnh tranh và các vấn đề liên quan 1.1.1 Cạnh tranh Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, tác giả xin giới thiệu một vài định nghĩa điển hình sau đây: - Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OEDC) đƣa ra định nghĩa: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. - Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch”. - Paul Samuelson cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trƣờng”. - Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Cạnh tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng nhƣ nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”. - Theo Từ điển Bách Khoa của Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất”. - Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học: “Cạnh tranh – sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành đƣợc”. - Theo từ điển rút gọn về kinh doanh: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
- 5 Tóm lại, cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, cùng hoạt động trong một lĩnh vực, để giành phần hơn (về thị trƣờng, khách hàng, lợi nhuận…), phần thắng về mình (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011). 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế (khả năng vƣợt trội) của các chủ thể cạnh tranh (cá nhân, tổ chức) trong cuộc cạnh tranh (tranh đua) với các đối thủ của mình. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh là những gì mà chủ thể cạnh tranh có đƣợc để giành phần hơn, phần thắng về mình. Một cách cụ thể hơn, lợi thế cạnh tranh của một công ty là khả năng công ty đó có thể cung cấp cho thị trƣờng một giá trị đặc biệt mà không có một đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp đƣợc. Hay lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty, mà những năng lực phân biệt này đƣợc khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011). Trên thế giới có một số quan điểm của các tác giả nổi tiếng về lợi thế cạnh tranh: - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì các yếu tố sản xuất nhƣ đất đai, vốn, lao động, những yếu tố tài sản hữu hình là nguồn lực quan trọng để tạo nên lợi thế cạnh tranh. - Adam Smith cho rằng: “Lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về năng suất lao động, năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm, muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất”. - David Ricardo lại cho rằng: “Lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối, mà còn phụ thuộc cả vào lợi thế tƣơng đối, tức lợi thế so sánh và nhân tố quyết định tạo nên lợi thế so sánh vẫn là chi phí sản xuất nhƣng mang tính tƣơng đối”. - Theo Michael E. Porter: “Lợi thế cạnh tranh trƣớc hết dựa vào khả năng duy trì một chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh nhƣ chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, mạng lƣới phân phối, cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật”.
- 6 1.1.3 Năng lực cạnh tranh Có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Dƣới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Hữu Thắng, 2008): - Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó: “Năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp”. Các quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nƣớc nhƣ của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Hạn chế trong các quan niệm này là chƣa bao hàm các phƣơng thức, chƣa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đƣa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng thế giới”. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng. - Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Theo M. Porter (1990): “Năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về năng lực cạnh tranh”. Tuy nhiên, các quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- 7 - Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”. Tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tƣơng tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”. Ngoài ra có không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Khi đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần lƣu ý một số vấn đề sau đây (Nguyễn Hữu Thắng, 2008): - Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trƣờng tự do trƣớc đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lƣợng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trƣờng, cạnh tranh tƣ bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới. - Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành của các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. - Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và cả những phƣơng thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
- 8 Từ những yêu cầu trên, có thể đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững (Nguyễn Hữu Thắng, 2008). 1.1.4 Năng lực lõi của doanh nghiệp Năng lực lõi là năng lực đặc biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác, đó là điểm mạnh các đối thủ khó bắt chƣớc. Các nguồn lực tạo nên năng lực lõi có thể là các nguồn lực hữu hình nhƣ thiết bị, công nghệ, tài chính, con ngƣời… hay các nguồn lực vô hình nhƣ kinh nghiệm, trình độ quản lý, uy tín thƣơng hiệu, danh tiếng công ty… Năng lực lõi là một yếu tố cụ thể mà một doanh nghiệp xem là trung tâm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc của con ngƣời trong doanh nghiệp (Prahalad và Gary Hamel, 1990). Năng lực lõi đáp ứng ba tiêu chí chính: không dễ cho đối thủ bắt chƣớc, có thể khai thác cho nhiều sản phẩm và thị trƣờng, phải gia tăng giá trị cho ngƣời tiêu dùng sau cùng. Năng lực lõi là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động và mang đến cho doanh nghiệp những đặc thù riêng biệt (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004). Nhờ có năng lực lõi doanh nghiệp có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mình, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh hơn các đối thủ khác. 1.1.5 Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát theo Michael E. Porter Michael E. Porter đƣa ra ba chiến lƣợc tổng quát có thể đem lại thành công, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn những công ty khác trong một ngành nghề: - Chiến lƣợc chi phí thấp nhất; - Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm; - Chiến lƣợc tập trung vào một phân khúc thị trƣờng nhất định: tập trung vào chi phí thấp nhất hoặc tập trung theo hƣớng khác biệt hóa sản phẩm.
- 9 Hình 1.1: Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát (Nguồn: Michael E. Porter, Competitive Advantage, 1985) Ba chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát đƣợc trình bày bên dƣới với những đặc điểm sau (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011): a) Chiến lƣợc chi phí thấp nhất Bản chất là làm sao đạt đƣợc mức tổng chi phí (sản xuất, điều hành) thấp nhất trong ngành, trên cơ sở thực hiện các chính sách: tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiến hành sản xuất hàng loạt để có thể tận dụng lợi thế qui mô lớn, theo đuổi mục đích giảm phí tổn thất từ kinh nghiệm, kiểm soát phí tổn và chi tiêu chặt chẽ, giảm thiểu chi phí cho các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, marketing, dịch vụ quảng cáo… Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lƣợc này là tạo ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp nhất để vƣợt qua đối thủ cạnh tranh, để tồn tại và phát triển. Đặc điểm của công ty chọn chiến lƣợc chi phí thấp là có mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp, phân khúc thị trƣờng thấp, thế mạnh đặc trƣng tập trung ở khâu quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu. Công ty không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để cải tiến sản phẩm hiện có hoặc tìm ra những sản phẩm mới, mà thƣờng chờ cho đến khi khách hàng thật sự mong muốn mới tìm
- 10 cách đáp ứng. Cũng với mục tiêu chi phí thấp, công ty thƣờng không phân nhóm khách hàng mà chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho “khách hàng trung bình”. b) Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm Bản chất của chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra những cái mà toàn ngành đều công nhận là “độc nhất vô nhị”. Khác biệt hóa có thể đƣợc biểu hiện dƣới nhiều hình thức: kiểu dáng, chất lƣợng sản phẩm, nhãn mác thƣơng hiệu, công nghệ chế tạo, dịch vụ khách hàng… Mục tiêu của chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm là đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm đƣợc xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện. Chính khả năng này đã cho phép công ty định giá “vƣợt trội” cho sản phẩm, tăng doanh thu và đạt tỷ suất lợi nhuận trên trung bình. Giá “vƣợt trội” này thƣờng cao hơn nhiều so với giá sản phẩm của công ty theo đuổi chiến lƣợc chi phí thấp và đƣợc khách hàng chấp nhận vì họ tin rằng sản phẩm đạt chất lƣợng cao. Do vậy, sản phẩm đƣợc định giá trên cơ sở thị trƣờng, ở mức mà thị trƣờng chấp nhận. Đặc điểm của công ty thực hiện chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm là mức độ khác biệt hóa sản phẩm cao, phân khúc thị trƣờng cao, thế mạnh đặc trƣng tập trung ở các khâu R&D, marketing và bán hàng. Đối với công ty áp dụng chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, chi phí không phải là vấn đề quan trọng bậc nhất. c) Chiến lƣợc tập trung vào một phân khúc thị trƣờng nhất định Bản chất của chiến lƣợc tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trƣờng nào đó đƣợc xác định thông qua các yếu tố địa lý, đối tƣợng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm… Chiến lƣợc tập trung có thể thực hiện theo nhiều phƣơng thức: tập trung dựa vào chi phí thấp nhất hoặc tập trung dựa vào khác biệt hóa sản phẩm, hoặc cả hai. Nói cách khác, công ty thực hiện chiến lƣợc chi phí thấp hoặc khác biệt hóa chỉ trong phân khúc thị trƣờng đã chọn, nhằm đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn