Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ
lượt xem 12
download
Mục tiêu chung của đề tài là tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng này và góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh VietinBank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VỐN KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VỐN KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân Hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN QUỐC TUẤN TP. Hồ Chí Minh 2019
- TÓM TẮT - Sự cần thiết của đề tài: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Đó chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài. - Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng - Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hường đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân và đưa ra các giải pháp. - Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu này đã đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ành hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra các chiến lược nhằm phát triển tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh. - Từ khóa: Khả năng trả nợ
- ABSTRACT - The necessity of the topic: credit is one of the major business activities of the bank but contains many risks and credit risk management is essential. That is why the author decided to choose the topic. - Research objectives: determine the factors affecting the ability to look into business loans of business customers. - Research method: the topic uses qualitative and quantitative research methods - Research results: research shows that there are 3 factors affecting the ability to repay loans for business production of individual customers and offer solutions. - Conclusions and implications: this study has brought about certain results in determining the factors that affect the ability to repay business loans of individual customers. Since then, the bank can come up with strategies to develop credit and limit credit risks for individual business customers. - Keywords: Ability to pay debts
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu của bài luận văn là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày ....... tháng........năm 2019 Người thực hiện Võ Phú Cường
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH SÁCH BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu và vùng nghiên cứu............................................. 3 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu .................................................. 3 1.5.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng ........................................................... 5
- 2.1.2 Phân loại tín dụng ................................................................................... 5 2.1.2 Tín dụng cá nhân ..................................................................................... 7 2.1.3 Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 10 2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ....................................... 18 2.2 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......... 19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 23 3.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 23 3.1.1 Số liệu thứ cấp....................................................................................... 23 3.1.2 Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 23 3.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29 4.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VIETINBANK CẦN THƠ .......................... 29 4.2 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ ... 30 4.2.1 Các hoạt động chính của VietinBank Cần Thơ .................................... 30 4.2.2 Các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ ........................................................................ 32 4.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ................................................................................................................... 36 4.3.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của VietinBank Cần Thơ ............................ 38 4.3.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ............................................................... 40 4.3.3 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ ....... 41 giai đoạn 2016-2018 ...................................................................................... 42 4.3.4 Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ ................................................................................. 42
- 4.3.5 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của công tác tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ....................................................................................... 44 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ ............................................................................... 45 4.4.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC MẪU QUAN SÁT ........................................... 45 4.4.2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MẪU QUAN SÁT ....................................... 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55 5.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 55 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK CẦN THƠ ............................................................................... 56 5.2.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Cần Thơ đến năm 2025 ........... 56 5.2.2 Giải pháp về học vấn của khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh ....................................................................................................................... 56 5.2.3 Giải pháp về số tiền vay của khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh .............................................................................................................. 56 5.2.4 Giải pháp về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân ..... 57 5.2.5 Một số giải pháp khác ........................................................................... 57 5.3 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 58 5.3.1 Đối với hội sở Vietinbank..................................................................... 58 5.3.2 Đối với Vietinbank Cần Thơ ................................................................ 59 5.3.3 Kiến nghị chính sách hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tại địa phương 60
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ Lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ CBTD : Cán bộ tín dụng ATM : Automatic Teller Machine NHNN : Ngân hàng Nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TSĐB : Tài sản đảm bảo VietinBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.2: Các biến ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay SXKD của khách hàng cá nhân .............................................................................................................................. 24 Bảng 4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank Cần Thơ giai đoạn ................ 36 2016-2018............................................................................................................... 36 Bảng 4.2: Dư nợ của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ........................ 39 Bảng 4.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấucủa VietinBank Cần Thơ ...................... 40 giai đoạn 2016-2018 ............................................................................................. 40 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 .......................................................... 43 Bảng 4.6: Mẫu nghiên cứu theo nhóm nợ ............................................................ 45 Bảng 4.7: Mẫu quan sát theo trình độ học vấn..................................................... 46 Bảng 4.8:Mẫu quan sát theo tỷ lệ vốn tự có ......................................................... 47 Bảng 4.9: Mẫu quan sát theo thời gian quan hệ tín dụng ..................................... 48 Bảng 4.10: Mẫu quan sat theo kinh nghiệm của khách hàng vay ........................ 49 Bảng 4.11: Mẫu quan sát theo tỷ lệ TSĐB .......................................................... 49 Bảng 4.12: Mẫu nghiên cứu theo thời hạn vay vốn ............................................. 50 Bảng 4.13: Mẫu quan sát theo tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng ......... 50 Bảng 4.14: Mẫu quan sát theo số tiền vay của khách hàng ................................. 51 Bảng 4.15: Kết quả phân tích bằng mô hình hồi quy probit ................................ 52
- TÓM TẮT - Sự cần thiết của đề tài: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng nhưng chứa đựng nhiều rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Đó chính là lý do tác giả quyết định chọn đề tài. - Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng - Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hường đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân và đưa ra các giải pháp. - Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu này đã đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ành hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra các chiến lược nhằm phát triển tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh. - Từ khóa: Khả năng trả nợ
- ABSTRACT - The necessity of the topic: credit is one of the major business activities of the bank but contains many risks and credit risk management is essential. That is why the author decided to choose the topic. - Research objectives: determine the factors affecting the ability to look into business loans of business customers. - Research method: the topic uses qualitative and quantitative research methods - Research results: research shows that there are 3 factors affecting the ability to repay loans for business production of individual customers and offer solutions. - Conclusions and implications: this study has brought about certain results in determining the factors that affect the ability to repay business loans of individual customers. Since then, the bank can come up with strategies to develop credit and limit credit risks for individual business customers. - Keywords: Ability to pay debts
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nó là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, huy động vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Các hoạt động của ngân hàng thương mại là nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của cá nhân, doanh nghiệp. Ở Việt Nam, gắn liền với sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam thì khách hàng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân đặc biệt là các sản phẩm tín dụng, hoạt động chủ lực của các ngân hàng thương mại, đang được các ngân hàng cung cấp rất đa dạng, phong phú và trở thành những công cụ cạnh tranh chủ yếu. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã xác định khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu trong định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Tại Việt Nam trong một vài năm gần đây trước bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thấp đã khiến cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp chững lại.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì do nhu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao, việc kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh trong xã hội cũng phát triển. Do đó, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng rất cấp thiết. Điều này khiến cho các ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để hạn chế rủi ro và cải thiện hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực tín dụng cá nhân có nhiểu tiềm năng và tạo cho ngân hàng có nguồn thu bền vững trong dài hạn nhưng hoạt động này hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngân hàng càng quan tâm. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoạt động nào cũng có tiềm ẩn rủi ro và rủi ro trong hoạt động tín dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra tại ngân hàng. Nền kinh tế gặp khó khăn, những biến động xấu trên thị trường bất động sản, chứng khoán, giá nguyên liệu đầu vào tăng… cùng với chính sách thắt
- 2 chặt tiền tệ của chính phủ Việt Nam đã khiến cho việc kinh doanh của nhiều cá thể, hộ kinh doanh gặp bất trắc, thua lỗ. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro thì công tác quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) cần phải được chú trọng trong quá trình trước, trong và sau khi giải ngân. Bên cạnh đó công tác thẩm định mục đích vay rất quan trọng, cho vay đúng mục đích và ngành nghề kinh doanh của khách hàng khả quan sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. Và để hoạt động tín dụng đạt hiệu quả thì ngân hàng phải hiểu rõ và nắm bắt được những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến việc trả nợ vay đúng hạn. Xuất phát từ thực tế cấp thiết trên nên em chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ” để thực hiện luận văn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng trả nợ vay của khách hàng này và góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại các chi nhánh VietinBank. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được 3 mục tiêu cụ thể như sau: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại VietinBank Cần Thơ Mục tiêu 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng trả nợ vay SXKD của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- 3 -Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn kinh doanh của khách hàng cá nhân tại VietinBank Cần Thơ. - Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân vay vốn SXKD tại Vietinbank Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi của đề tài được thực hiện tại Vietinbank Cần Thơ - Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này được thu thập từ các báo cáo thường niên của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2016-2018. - Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 đối với các khách hàng cá nhân vay vốn tại VietinBank Cần Thơ còn dư nợ đến thời điểm 31/12/2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định lượng: Thu thập, thống kê các thông tin dữ liệu có sẵn, từ đó tổng hợp thành bảng biểu hoặc đồ thị để đánh giá và so sánh. Phân tích dựa trên những thông tin, dữ liệu đã thống kê. - Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với đối tượng là khách hàng cá nhân có mục đích vay vốn SXKD.Qua việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu và thực nghiệm, tác giả đã chọn ra các biến số thích hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng trả nợ vay của khách hàng bằng mô hình probit dựa vào 100 hồ sơ vay vốn SXKD của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Cần Thơ. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại Vietinbank Cần Thơ qua đó làm căn cứ khoa học giúp cho lãnh đạo Vietinbank nói chung và Vietinbank Cần Thơ nói riêng tham khảo phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định các chiến lược và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm nâng cáo chất lượng tín dụng. Đồng thời,
- 4 kết quả làm căn cứ khoa học giúp cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quá đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả phân tích của đề tài nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tình hình tín dụng tại Vietinbank Cần Thơ từ đó giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát, đồng thời nắm bắt được xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đến khả năng trả nợ vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân nhằm để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cải thiện và hoàn thiện hơn nữa đối với công tác cho vay tại Vietinbank Cần Thơ, đáp ứng được sứ mạng đã đề ra của Vietinbank nói chung và Vietinbank Cần Thơ nói riêng. Qua đó giúp cho Vietinbank Cần Thơ hoạt động ngày càng hiệu quả.
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng gồm 3 yếu tố sau: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; - Sự chuyển nhượng mang tính tạm thời và có thời hạn; - Sự chuyển nhượng có kèm theo chi phí. Nguyễn Đăng Dờn (2009) cho rằng tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng này. Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một tài sản bằng tiền, tài sản thực hoặc uy tín với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng hay các nghiệp vụ khác. 2.1.2 Phân loại tín dụng Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau: 2.1.2.1 Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới từ 12 tháng trở xuống, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt
- 6 tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng trung hạn: Có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. 2.1.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. 2.1.2.3 Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau Tín dụng có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. Tín dụng không có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn