Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh
lượt xem 7
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh, từ đó cung cấp một số thông tin hữu ích, đề xuất một số giải pháp góp phần hoạch định chính sách, hoạt động cần thực hiện nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đặc biệt là người trồng mãng cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đông Quỳnh NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM MÃNG CẦU BÀ ĐEN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Đông Quỳnh NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM MÃNG CẦU BÀ ĐEN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hoàng Bảo Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các đoạn trích dẫn, số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Đông Quỳnh
- MỤC LỤC * TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM LƯỢC Chương 1. GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu 3 1.6 Kết cấu của đề tài 3 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ 5 2.1 Tổng quan lý thuyết 5 2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị 5 2.1.2 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị 9 2.1.3 Chuỗi giá trị nông sản 15 2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 20 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Tiến trình nghiên cứu 26 3.2 Phương pháp phân tích số liệu 26 3.2.1 Số liệu nghiên cứu 26 3.2.2. Mẫu điều tra 27 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 28 3.3 Mô hình nghiên cứu 30 3.3.1 Phương pháp tiếp cận 30 3.3.2 Tác nhân tham gia chuỗi và chức năng của các tác nhân 31 3.3.3 Khung phân tích 32 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Bà Đen 34 4.2 Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị mãng cầu Bà Đen 39 4.2.1 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 39 4.2.2 Các kênh phân phối mãng cầu Bà Đen 48
- 4.2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị mãng cầu Bà Đen theo 5 kênh thị trường 51 4.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị kênh phân phối 5 (kênh phân phối truyền 51 thống của mãng cầu Bà Đen) 4.3.1 Người trồng (50 hộ điều tra) 51 4.3.2 Thương lái 57 4.3.3 Đại lý thu gom trong tỉnh 58 4.3.4 Đại lý thu gom ngoài tỉnh 58 4.3.5 Hộ bán lẻ 58 4.3.6 So sánh chi phí, lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi giá trị 59 4.4 Hoạt động hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị 61 4.4.1 Hội nông dân xã Thạnh Tân và Tân Bình, trạm khuyến nông thành 61 phố Tây Ninh 4.4.2 Hợp tác xã mãng cầu Thạnh Tân 61 4.4.3 Phòng Kinh tế thành phố Tây Ninh 61 4.4.4 Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển 61 Nông thôn Tây Ninh 4.5 Phân tích khả năng cải thiện giá bán mãng cầu cho người trồng trong chuỗi 62 giá trị mãng cầu Bà Đen 4.6 Một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị mãng cầu Bà Đen tại thành phố 64 Tây Ninh 4.6.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mãng cầu 64 4.6.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ và phân phối 65 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 67 5.1 Tóm lược phương pháp nghiên cứu 67 5.2 Kết quả và đóng góp của nghiên cứu 67 5.3 Kiến nghị chính sách 68 5.4 Hạn chế của nghiên cứu 69 5.5 Hướng nghiên cứu mở rộng 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIRAD: Centre de coopération internationale en recherche agronomique pour le développement-Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp phục vụ Phát triển CP: Chi phí DT: Doanh thu GTZ: Deutsche GesellsChaft fur Technisch Zusammenarbeit-Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức IPSARD: Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development-Viện chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn LN: Lợi nhuận M4P: Making markets work better for the poor-Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo QĐ: Quyết định SNV: Netherlands Development Organisation-Tổ chức phát triển Hà Lan SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) UBND: Ủy ban nhân dân VAAS: VietNam Academy of Agricultural Sciences-Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu thu thập số liệu 28 Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây ăn quả 35 Bảng 4.2: Diện tích trồng mãng cầu phân theo huyện, thị xã thuộc tỉnh 36 Bảng 4.3: Sản lượng mãng cầu phân theo huyện, thị xã thuộc tỉnh 37 Bảng 4.4: Một số thông tin chung về hộ trồng mãng cầu được phỏng vấn 39,40 Bảng 4.5: Thông tin chung thương lái thu mua mãng cầu được phỏng vấn 42,43 Bảng 4.6: Một số thông tin chung về vựa, đại lý thu gom được phỏng vấn 43,44 Bảng 4.7: Một số thông tin chung về các hộ bán lẻ được phỏng vấn 45,46 Bảng 4.8: Chi phí bình quân trồng mới 1ha mãng cầu 52 Bảng 4.9: Chi phí trên 1 ha mãng cầu giai đoạn trồng mới 53 Bảng 4.10: Chi phí trên 1 ha mãng cầu giai đoạn thu hoạch 53,54 Bảng 4.11: Năng suất bình quân, giá bán và doanh thu mãng cầu ha/năm 55 Bảng 4.12: Ngân lưu tài chính 1ha mãng cầu 56 Bảng 4.13: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận cho 1 tấn mãng cầu của nông 57 dân Bảng 4.14: So sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các thành phần 59
- DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp 6 Hình 2.2: Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản 7 Hình 2.3: Chuỗi giá trị tổng hợp của sản phẩm 10 Hình 2.4: Khái niệm chuỗi theo phương pháp “filière” 12 Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị mãng cầu theo phương pháp tiếp cận GTZ 32 Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị mãng cầu 51
- TÓM LƯỢC Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại Thành phố Tây Ninh” được tiến hành trong thời gian 6 tháng từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 nhằm mục tiêu tổng quát là nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Bà Đen tại Thành phố Tây Ninh, từ đó cung cấp một số thông tin hữu ích, đề xuất một số giải pháp góp phần hoạch định chính sách, hoạt động cần thực hiện nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đặc biệt là người trồng mãng cầu. Để trả lời các câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, đề tài này áp dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin.Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết; tác giả tiến hành chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo kinh nghiệm; và tiến hành thu thập số liệu bằng nhiều công cụ khác nhau từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, niên giám thống kê và điều tra bằng phiếu; cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng được cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí tăng thêm, chi phí trung gian, giá thành, giá trị gia tăng, lợi nhuận Qua nghiên cứu cho thấy có bốn nhóm chính tham gia trực tiếp vào ngành hàng và một nhóm hỗ trợ chính cho ngành hàng phát triển; mãng cầu Bà Đen được phân phối theo 5 kênh thị trường chủ yếu. Qua việc tiến hành phân tích kinh tế chuỗi giá trị kênh phân phối, ta thấy tất cả các tỉ suất DT/CP, LN/CP, LN/DT của người trồng mãng cầu đều khá cao so với các tác nhân còn lại trong chuỗi. Nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị mãng cầu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành hàng mãng cầu tại thành phố Tây Ninh.
- 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, Tây Ninh có diện tích trên 4.500 ha trồng mãng cầu, trở thành vùng chuyên canh tập trung trồng mãng cầu có diện tích lớn nhất cả nước, chủ yếu ở xung quanh khu vực núi Bà Đen. Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực núi Bà Đen rất phù hợp với môi trường sinh thái của cây mãng cầu. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác của các hộ trồng mãng cầu khu vực núi Bà Đen cũng có đặc thù riêng, không chỉ chăm sóc cho cây mãng cầu tạo trái chất lượng ngon mà còn hình thành tập quán rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm. Mãng cầu Bà Đen có mặt trên tất cả các thị trường tiêu thụ lớn của cả nước. Vào vụ thu hoạch chính (tháng 8, tháng 9) sản lượng mãng cầu Bà Đen đạt từ 3.000 tấn đến 3.500 tấn/tháng. Vào dịp Tết Nguyên đán, sản lượng mãng cầu Bà Đen đạt khoảng 3.000 tấn/tháng, đây là điểm khác biệt của mãng cầu Bà Đen so với các vùng khác vì hầu như không có nơi nào có mãng cầu vào khoảng thời gian này. Mãng cầu Bà Đen có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển nhưng vấn đề đặt ra là tại sao người trồng vẫn chưa chủ động mở rộng sản xuất nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình? Phần lớn sản lượng mãng cầu sản xuất ra được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi thông qua thương lái, đây có phải là “điểm nghẽn” cho việc sản xuất và tiêu thụ? Nhiều nhà vườn cho biết, thực tế những năm qua, họ phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái mãng cầu. Mà các thương lái này cũng phụ thuộc phần lớn vào các chủ vựa trái cây đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, lợi nhuận của người trồng mãng cầu bị “teo tóp” đáng kể sau nhiều chặng “sang tay”. Giá bán từng loại mãng cầu tại các chợ thành phố Hồ Chí Minh thường cao gấp 2 lần so với giá nhà vườn. Mãng cầu loại 1 tại vườn có giá thu mua khoảng 18 – 25.000 đồng/kg, nhưng tại các chợ lên tới 40 – 50.000 đồng/kg. Làm thế nào đạt được thu nhập cao nhất cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen, đặc biệt là người trồng là một vấn đề cần được
- 2 nghiên cứu; từ đó chúng ta đưa ra những giải pháp phù hợp. Đến thời điểm hiện tại, phương pháp phân tích chuỗi giá trị là sự lựa chọn hàng đầu trong phân tích các sản phẩm nông nghiệp mang tính hệ thống từ đầu vào sản xuất đến đầu ra tiêu thụ vì thể hiện rõ sự vận hành của toàn hệ thống sản phẩm. Có thể khẳng định rằng, Mãng cầu Bà Đen là cây trồng có thế mạnh của thành phố Tây Ninh. Tuy nhiên, để có định hướng phát triển phù hợp, chúng ta cần có sự am tường về chuỗi giá trị Mãng cầu Bà Đen ở các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và thương mại. Những câu hỏi như: hiệu quả cụ thể của mô hình trồng mãng cầu này như thế nào? Chi phí, lợi nhuận của người nông dân, người thu gom, người bán lẻ trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Cần làm gì để mô hình này phát triển bền vững, sinh lợi cao hơn? Giải pháp nào giúp cho sản phẩm mãng cầu Bà Đen có thể đứng vững trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vẫn chưa được trả lời. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh, từ đó cung cấp một số thông tin hữu ích, đề xuất một số giải pháp góp phần hoạch định chính sách, hoạt động cần thực hiện nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị đặc biệt là người trồng mãng cầu. Mục tiêu cụ thể của đề tài là phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh; từ đó xác định các nhân tố tham gia vào chuỗi giá trị. Lập sơ đồ chuỗi giá trị; tìm hiểu cấu trúc, sự vận hành chuỗi giá trị và phân tích quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- 3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh hiện nay? Những thuận lợi và khó khăn hiện tại của sản phẩm mãng cầu Bà Đen? Sơ đồ chuỗi giá trị, kênh phân phối của sản phẩm mãng cầu Bà Đen là như thế nào? Tác nhân nào tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm? Phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào? Những đề xuất nhằm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen tại thành phố Tây Ninh? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị mãng cầu từ hộ trồng mới, hộ trồng đang thu hoạch đến các thương lái thu mua mãng cầu, vựa, đại lý thu mua, người bán lẻ và người tiêu dùng mãng cầu. Nghiên cứu được tập trung thực hiện tại xã Tân Bình, xã Thạnh Tân thành phố Tây Ninh; một số chợ, cửa hàng tại phường Ninh Sơn, Phường 3 thành phố Tây Ninh và chợ đầu mối Hóc Môn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong 6 tháng từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, đề tài này áp dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích thông tin. Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết; tác giả tiến hành chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo kinh nghiệm; và tiến hành thu thập số liệu bằng nhiều công cụ khác nhau từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, niên giám thống kê và điều tra bằng phiếu; cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng được cụ thể hóa bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí tăng thêm, chi phí trung gian, giá thành, giá trị gia tăng, lợi nhuận. 1.6 Kết cấu của đề tài
- 4 Ngoài danh mục các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận văn bao gồm năm chương. Chương một là phần giới thiệu; tác giả trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Trong Chương hai, cơ sở lý luận; tác giả trình bày tổng quát lý thuyết về chuỗi giá trị, cách tiếp cận và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị nông sản; phần cuối chương, tác giả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới về chuỗi giá trị. Trong Chương ba, phương pháp nghiên cứu; bằng việc thống kê mô tả và biện luận; tác giả phân tích những tác động đến chuỗi giá trị, kiểm tra, chứng minh dựa vào lý thuyết liên quan để khẳng định kết quả đối với nghiên cứu của mình; cuối chương, tác giả mô tả cách thức lấy mẫu, định nghĩa biến số và mô tả bộ dữ liệu nghiên cứu. Trong Chương bốn, về kết quả nghiên cứu; tác giả trình bày tổng quan về chủ đề nghiên cứu; phân tích kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm mãng cầu Bà Đen. Trong Chương năm, kết luận và gợi ý chính sách; dựa vào các phân tích ở các chương trên; tác giả đưa ra kết luận chủ đề nghiên cứu, hạn chế của đề tài cùng với gợi ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ Trong chương hai, tác giả trình bày một số định nghĩa về chuỗi giá trị, ba phương pháp tiếp cận chính chuỗi giá trị bao gồm phương pháp “filière”, khung phân tích của Porter và tiếp cận toàn cầu. Ngoài ra, phần cuối chương, tác giả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới về chuỗi giá trị hàng nông sản. 2.1 Tổng quan lý thuyết 2.1.1 Định nghĩa chuỗi giá trị Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm. Michael Porter (1985) đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phân tích chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu triển khai). Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp “filiére” (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính. Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi (Michael Porter, 1985).
- 6 Các hoạt Hậu cần Sản Hậu cần Marketing Dịch động đầu vào xuất đầu ra & bán hàng vụ chính Hạ tầng của doanh nghiệp GIÁ TRỊ Các hoạt Quản trị nguồn nhân lực động bổ trợ Phát triển công nghệ Mua sắm Nguồn: Michael Porter, 1985 Hình 2.1:Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp Đây là một nguồn tư liệu về chuỗi giá trị như một công cụ cơ cấu phân tích phát sinh từ nghiên cứu của Michael Porter, trong đó ông xác định hai cấu trúc then chốt cần thiết để nâng cấp năng lực quốc gia (Porter 1980, 1985, 1990). Cấu trúc thứ nhất là cái được gọi một cách khá lẫn lộn là chuỗi giá trị, phân biệt các công đoạn khác nhau của quá trình cung ứng (logistics hướng nội, hoạt động, logistics hướng ngoại, tiếp thị và bán hàng, và dịch vụ hậu mãi) và các dịch vụ hỗ trợ mà công ty bố trí để thực hiện nhiệm vụ này (qui hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và thu mua). Tầm quan trọng của chuỗi giá trị theo ý nghĩa này là lôi kéo sự chú ý ra khỏi việc tập trung duy nhất vào hoạt động chuyển hóa vật chất trong phạm vi doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ hỗ trợ cần thiết nhằm duy trì sản xuất. Porter bổ sung cho khái niệm chuỗi giá trị của ông bằng khái niệm hệ thống giá trị. Về cơ bản, hệ thống giá trị mở rộng ý tưởng chuỗi giá trị cho các mối liên kết liên ngành, và không có sự khác biệt thiết yếu giữa hai khái niệm, ngoại trừ phạm vi (Michael Porter trích trong Kaplinsky, 1999).
- 7 Kaplinsky và Morris (2001) đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị đơn giản và chuỗi giá trị mở rộng như sau: Chuỗi giá trị đơn giản là chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến việc kết hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đưa đến người tiêu dùng sau cùng, và bố trí sau sử dụng. Xem xét dưới dạng tổng quát, chuỗi giá trị có dạng như mô tả trong Hình 2.2. Như ta thấy từ hình này, bản thân hoạt động sản xuất không thôi chỉ là một trong nhiều mắt xích giá trị gia tăng. Hơn nữa, có nhiều hoạt động trong từng mắt xích của chuỗi giá trị. Cho dù thường được mô tả như một chuỗi hàng dọc, các mắt xích trong nội bộ chuỗi thường có bản chất hai chiều; ví dụ, các cơ quan thiết kế chuyên ngành không chỉ ảnh huởng đến bản chất quá trình sản xuất và tiếp thị mà tiếp đến còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện ràng buộc trong các mối liên kết hạ nguồn này trong chuỗi giá trị (Kaplinsky và Morris, 2001). Sản xuất: Thiết kế -Logistics Tiêu và phát hướng nội thụ/Tái triển Tiếp thị -Đầu vào chế sản xuất -Đóng gói Sản xuất: -Logistics hướng nội Thiết kế Tiếp thị Tiêu thụ và -Chuyển hóa -Đầu vào Tái chế -Đóng gói Nguồn: Kaplinsky và Morris, 2001 Hình 2.2: Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản
- 8 Chuỗi giá trị mở rộng là một khái niệm thực tiễn hơn về chuỗi giá trị, thực chất, trong đời thực, chuỗi giá trị phức tạp hơn nhiều. Vì một lẽ, trong chuỗi thường có xu hướng có nhiều mắt xích hơn. Ví dụ như trường hợp ngành đồ gỗ nội thất chẳng hạn. Chuỗi giá trị này liên quan đến việc cung ứng đầu vào giống cây trồng, hóa chất, thiết bị và nước cho ngành lâm nghiệp. Các súc gỗ đốn được chuyển sang khu vực nhà máy cưa, nơi nhận các đầu vào sơ khai từ ngành máy móc. Từ đó, gỗ xẻ được chuyển đến các nhà sản xuất đồ gỗ; tiếp đến các nhà sản xuất này lại nhận đầu vào từ các ngành máy móc, keo và sơn, và cũng dựa vào các kỹ ăng thiết kế và quảng bá thương hiệu từ ngành dịch vụ. Tùy thuộc vào thị trường phục vụ, đồ gỗ được chuyển sang các công đoạn trung gian khác nhau cho đến khi tới tay khách hàng sau cùng; và sau khi sử dụng, họ lại chuyển đồ gỗ đi tái chế (Kaplinsky và Morris, 2001). Vậy có thể khái niệm, theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Tất cả các hoạt động này tạo thành một "chuỗi" kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phần cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều nguời tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến. Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen, 2008 trích trong Trần Tiến Khai, 2011).
- 9 Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một chuỗi của các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra; có sự sắp xếp theo tổ chức, kết nối và điều phối của nhóm sản xuất, các doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể; là một mô hình trong đó có sự kết nối trong việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp với cách thức tổ chức của các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường. Phương pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (GTZ Eschborn, 2007) cho rằng chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tổng hợp từ những định nghĩa trên, có thể rút ra một định nghĩa chung nhất về Chuỗi giá trị: “Chuỗi giá trị là một hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm, đến sơ chế, vận chuyển, tiếp thị và việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng” (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2012). 2.1.2 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập niên qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Phương pháp tiếp cận Chuỗi giá trị được đề cập bởi nhiều tác giả khác nhau nhưng nhìn chung Chuỗi giá trị có ba cách tiếp cận chính đó là (i) phương pháp “filière”, (ii) khung phân tích của Porter và (iii) phương pháp tiếp cận toàn cầu. (i) Khung phân tích của Porter
- 10 Theo Michael Porter (1985), chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận (margin). Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ của ngành. Đây là bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. Chuỗi giá trị của nhà cung cấp và kênh phân phối bao gồm lợi nhuận, điều này quan trọng trong việc phân biệt rõ nguồn gốc tình trạng chi phí của một doanh nghiệp. Lợi nhuận của nhà cung cấp và kênh phân phối là một phần trong tổng chi phí mà người mua phải gánh chịu. Như vậy, chuỗi giá trị là chuỗi/tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Michael Porter định nghĩa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng, được thể hiện tại hình 2.3. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Các hoạt Phát triển công nghệ động bổ trợ Thu mua Hậu cần Sản Hậu cần Marketing Dịch vụ đến xuất ngoài ra và bán khách hàng hàng Các hoạt động chính Nguồn: Michael Porter, 1985 Hình 2.3: Chuỗi giá trị tổng hợp của sản phẩm
- 11 Theo cẩm nang hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản được biên sọan bởi Ban quản lý dự án hỗ trợ xuất khẩu trái cây tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mô hình thí điểm tại Tiền Giang vào năm 2012; khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tế và tiềm năng của mình. Đặc biệt, Michael Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) ở các hoạt động đó. Michael Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Michael Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Michael Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần bên trong và bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu. Do vậy, trong khung phân tích của Michael Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Như vậy, đặc điểm chính cách tiếp cận theo khung phân tích của Michael Porter có thể tóm tắt như sau: xác định lợi thế cạnh tranh bằng cách tách biệt doanh nghiệp thành một chuỗi các hoạt động; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng chuỗi giá trị; phân tích chuỗi giá trị chủ yếu phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn