intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tỷ giá đồng Đô la Mỹ lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định tỷ giá đồng Đô la Mỹ thông qua TGHĐ thực USD/VND tác động như thế nào đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tỷ giá đồng Đô la Mỹ lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN PHAN LỆ THU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ LÊN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN PHAN LỆ THU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ LÊN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Tài chính) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu tác động của tỷ giá đồng Đô la Mỹ lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2017” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019 Tác giả Trần Phan Lệ Thu
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5. Bố cục bài nghiên cứu ......................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ........... 4 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 4 2.1.1 Hiệu ứng phá giá tiền tệ.................................................................................. 4 2.1.2 Hiệu ứng co giãn xuất nhập khẩu Marshall - Lerner ..................................... 5 2.2 Bằng chứng thực nghiệm..................................................................................... 6 2.2.1 Bằng chứng thực nghiệm tại nhóm các quốc gia phát triển ........................... 6 2.2.2 Bằng chứng thực nghiệm tại nhóm các quốc gia đang phát triển .................. 7 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .............................. 10 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 10 3.1.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 10 3.1.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................. 11 3.1.3 Kiểm định đồng liên kết Cointegrated test của Johansen. ........................... 12 3.1.4 Kiểm định nhân quả Granger ....................................................................... 13
  5. 3.1.5 Kiểm định Vector hiệu chỉnh sai số VECM ................................................. 14 3.2 Dữ liệu ................................................................................................................. 15 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 15 3.2.2 Xử lý dữ liệu ................................................................................................. 15 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 17 4.1 Thống kê mô tả tổng quan các biến.................................................................. 17 4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................................. 17 4.3 Kiểm định đồng liên kết Cointegrated Test của Johansen (1991) ................. 20 4.4 Kiểm định nhân quả Granger........................................................................... 22 4.5 Kiểm định quan hệ giữa TGHĐ thực USD/VND, biến động TGHĐ thực USD/VND và giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn ......... 23 4.5.1 Kiểm định tự tương quan của phần dư ......................................................... 23 4.5.2 Kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa TGHĐ thực USD/VND, biến động TGHĐ thực USD/VND và giá trị xuất khẩu .......................................................... 24 4.6 Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................................... 25 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 26 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 26 5.2 Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài ........................................................... 26 5.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 26 TÀI LIỆU THAM KHAO PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Gốc tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt TGHĐ Tỷ giá hối đoái IMF International Monetary Funds Quỹ tiền tệ quốc tế EP Giá trị xuất khẩu của Việt Nam RER Tỷ giá hối đoái thực USD/VND Mức độ biến động tỷ giá hối LV đoái thực USD/VND VECM Vector error correction model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Bảng mô tả cơ sở dữ liệu Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến Bảng 4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với giá trị xuất khẩu của Việt Nam Bảng 4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với giá trị xuất khẩu của Việt Nam ở sai phân bậc 1 Bảng 4.4 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với tỷ giá hối đoái thực USD/VND Bảng 4.5 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với tỷ giá hối đoái thực USD/VND ở sai phân bậc 1 Bảng 4.6 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến động tỷ giá hối đoái thực USD/VND Bảng 4.7 Kiểm định nghiệm đơn vị đối với biến động tỷ giá hối đoái thực USD/VND ở sai phân bậc 1 Bảng 4.8 Kiểm định đồng liên kết theo thống kê Trace Bảng 4.9 Kiểm định đồng liên kết theo thống kê Maximum Eigenvalue Bảng 4.10 Độ trễ tối ưu của mô hình Bảng 4.11 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các cặp biến Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư Bảng 4.13 Kết quả kiểm định VECM mối quan hệ dài hạn giữa các biến LRER, LLV, LEP
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Đường cong J Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
  9. TÓM TẮT Tỷ giá hối đoái và rủi ro tiềm tàng mà nó tác động lên cán cân thương mại của một quốc gia luôn được các nhà kinh tế trên thế giới quan tâm. Có rất nhiều bài nghiên cứu đã được thực hiện với kết quả thu được rất khác nhau và gây nhiều tranh cãi. Trên cơ sở đó bài luận văn được thực hiện với mục đích cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm tại một quốc gia mới nổi có cán cân thương mại nhập siêu như Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực USD/VND , biến động tỷ giá hối đoái thực USD/VND lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2000-2017. Phương pháp phân tích dựa trên kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết Johansen, kiểm định nhân quả Granger và mô hình VECM. Kết quả nghiên cứu thu được là tỷ giá hối đoái thực USD/VND và biến động tỷ giá hối đoái thực USD/VND đều có tác động tiêu cực (tương quan âm) lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Những kết quả đạt được của bài nghiên cứu sẽ giúp cho các học giả nghiên cứu, nhà đầu tư và nhà xây dựng chính sách đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định kinh tế phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: kiểm định đồng liên kết Johansen, kiểm định nhân quả Granger và mô hình VECM.
  10. ABSTRACT The economists always concern the subject about the exchange rate and the potential impact of exchange rate risk on export value. There were many papers of this subject and issued different results. The objective of this paper is to provide the a empirical proof in an emerging country like Vietnam. This paper examines the relationship between the real exchange rate USD/VND , the volatility of the real exchange rate USD/VND to the export value in Vietnam, which is covered both long-term and short – term. The data is collected in 2000-2017. The unit root test, Johansen cointegrated test, Granger causality test and VECM model are employed in this paper. The results of study show that the real exchange rate USD/VND and the volatility of the real exchange rate USD/VND are both negative factors for the export value . These results will be helpful for the students, the investors, the policy makers. They can issue the correct decisions, which suitable in current economic context. Keywords: Unit root test, Johansen cointegrated test, Granger causality test, VECM.
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và rủi ro tiềm tàng mà tỷ giá hối đoái tác động lên cân cân thương mại luôn là một đề tài được các nhà kinh tế trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các mô hình trước đây kiểm định ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá lên giá trị xuất khẩu đều cho ra những kết quả mơ hồ. Sự tác động có thể là tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào các giả định nghiên cứu ban đầu trong mối quan hệ với các định nghĩa về khái niệm biến động TGHĐ. Một số nghiên cứu cho thấy rủi ro biến động tỷ giá tăng sẽ có tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu (theo nghiên cứu của Arize (1995), Chowdhury (1993), De Grawe (1984)). Một số nghiên cứu khác thì cho kết quả là TGHĐ tác động tích cực nhưng không đáng kể, hoặc không chắc chắn đến hoạt động thương mại quốc tế. Hoặc không có bằng chứng cho thấy biến động TGHĐ có ý nghĩa thống kê lên giá trị thương mại (theo Aristolelous (2001) và Gagnon (1993)) Như vậy các kết quả đều thiếu rõ ràng và nhất quán đã gây ra nhiều vấn đề tranh cãi như sau : đầu tiên là vấn đề liên quan đến thước đo đo lường biến động TGHĐ, cụ thể là sự lựa chọn giữa TGHĐ danh nghĩa và TGHĐ thực. Bini-Smaghi (1991) cho rằng TGHĐ danh nghĩa tốt hơn vì phản ánh được rủi ro mà nhà xuất khẩu phải đối mặt. Trong khi Gotur (1985) cho rằng TGHĐ thực tốt hơn vì phản ánh được sự ảnh hưởng của lạm phát và giá cả đối với TGHĐ danh nghĩa. Vấn đề tranh cãi thứ hai liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật thống kê để tạo ra các ước lượng biến động TGHĐ. Các nghiên cứu ban đầu sử dụng độ lệch chuẩn của TGHĐ (Akhtar và Hilton (1984)), nhưng cách này bị chỉ trích vì phân phối thống kê của TGHĐ không phải là phân phối chuẩn (Boothe và Glassman (1987)). Các nghiên cứu sau này sử dụng cách tiếp cận phổ biến nhất là sử dụng độ lệch chuẩn trung bình của tốc độ tăng TGHĐ (Chowdhury (1993)). Rõ ràng không có một kỹ thuật chung nhất nào có thể làm thước đo tối ưu biến động TGHĐ. Một vấn đề gây tranh cãi khác liên quan đến thuộc tính chuỗi thời gian
  12. 2 của các biến hồi quy trong hàm ước tính giá trị xuất khẩu. Các nghiên cứu trước đây đã bỏ qua việc tìm hiểu thứ tự tích hợp của các biến có liên quan. Nếu chuỗi dữ liệu không dừng thì phương pháp đồng tích hợp của Johansen (1991) cho phép kiểm định mối quan hệ trong dài hạn với giả định hạn chế là các biến trong mô hình đều là I(1), hay I(0). Tuy nhiên nghiên cứu khác của Kroner và Lastrapes (1993) lại kết luận thước đo biến động TGHĐ là chuỗi dữ liệu dừng, do đó thường làm cho kiểm định đồng kết hợp không đáng tin cậy. Việt Nam là quốc gia có cán cân thương mại thiên về nhập siêu, kim ngạch xuất khẩu còn thấp nên chỉ tiêu này luôn được đo lường và đánh giá kỹ lưỡng hàng năm để đo lường khả năng cạnh tranh của quốc gia. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường tác động của TGHĐ USD/VND và biến động của TGHĐ USD/VND lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng giải quyết các kết luận gây tranh cãi trong các tài liệu trước đây. Đây là lý do tôi thực hiện bài luận văn mang tên “Nghiên cứu tác động của tỷ giá đồng Đô la Mỹ lên giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017” với mục đích cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm tại một nước đang phát triển như Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm kiểm định tỷ giá đồng Đô la Mỹ thông qua TGHĐ thực USD/VND tác động như thế nào đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu trả lời ba câu hỏi: 1. Tỷ giá hối đoái thực USD/ VND và biến động tỷ giá hối đoái thực USD/ VND có mối quan hệ đồng liên kết với giá trị xuất khẩu không ? Và mức độ, chiều hướng của mối quan hệ này như thế nào? 2. Có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá hối đoái thực USD/VND, tỷ giá hối đoái thực USD/VND với giá trị xuất khẩu của Việt Nam không? 3. Tỷ giá hối đoái USD/VND có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong dài hạn hay không? Mức độ ảnh hưởng được lượng hóa như thế nào?
  13. 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tỷ giá hối đoái USD/ VND thực và giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Phạm vi dữ liệu của bài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2017. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM nhằm lượng hóa tác động của tỷ giá USD/ VND thực đến giá trị xuất khẩu. Dữ liệu được thu thập theo quý từ các nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, IMF. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Eview 8 để chạy mô hình dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập được. Bài nghiên cứu sẽ lần lượt thực hiện các bước như sau: Trước tiên kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bằng kiểm định nghiệm đơn vị ADF mở rộng. Sau đó kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa giá trị xuất khẩu và biến động tỷ giá USD/VND thông qua kiểm định Cointegrated Test của Johansen. Sau khi xác định độ trễ phù hợp của mô hình, ta chạy kiểm định nhân quả Granger tuyến tính để ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Cuối cùng, thông qua kết quả chạy kiểm định VECM, bài nghiên cứu rút ra kết luận về tác động của tỷ giá USD/ VND lên giá trị xuất khẩu. 1.5. Bố cục bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:  Chương 1: Giới thiệu.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm.  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu.  Chương 5: Kết luận.
  14. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Hiệu ứng phá giá tiền tệ Phá giá tiền tệ là động thái làm giảm giá đồng nội tệ, làm tăng TGHĐ danh nghĩa, từ đó thúc đẩy xuất khẩu , giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Phá giá tiền tệ làm xuất hiện hai hiệu ứng: hiệu ứng giá cả nghĩa là giá của hàng hóa nhập khẩu quy ra nội tệ tăng, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu quy ra đồng nội tệ giảm; hiệu ứng khối lượng: khi giá hàng hóa xuất khẩu giảm làm gia tăng sản lượng xuất khẩu và hạn chế sản lượng nhập khẩu. Theo đó cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi sẽ phụ thuộc vào sự vượt trội hơn giữa hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng. Trong ngắn hạn, khi TGHĐ tăng trong khi giá cả hàng hóa trong nước chưa kịp phản ứng sẽ khiến cho hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, hàng hóa nhập khẩu đắt hơn , các doanh nghiệp trong nước chưa kịp huy động nguồn lực để tăng năng suất đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu tăng. Mặt khác trong ngắn hạn, mặc dù giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn nhưng do thói quen người tiêu dùng chưa thể thay thế sang sản phẩm nội địa nên cầu hàng nhập khẩu chưa giảm ngay. Vì vậy sản lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu không tăng hoặc giảm mạnh. Nói cách khác trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả vượt trội hơn hiệu ứng số lượng nên cán cân thương mại xấu đi. Trong dài hạn, cầu hàng hóa nội địa tăng do người tiêu dùng đã kịp thay đổi thói quen và các doanh nghiệp trong nước cũng gia tăng sản lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng vượt trội hơn hiệu ứng giá cả nên đã cải thiện cán cân thương mại. Krugman (1991) đã tìm ra hiệu ứng đường cong J là đường biểu diễn mô tả tài khoản vãng lai của một quốc gia sụt giảm sau khi quốc gia đó phá giá đồng nội tệ của mình , một thời gian sau thì tài khoản vãng lai mới được cải thiện. Nguyên nhân đường cong J xuất hiện là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả vượt trội so với hiệu ứng số lượng đã tác động xấu đến cán cân thương mại và trong dài hạn hiệu ứng số lượng vượt trội hơn đã
  15. 5 cải thiện được cán cân thương mại. Thăng dư Thời gian Thâm hụt Hình 2.1 Đƣờng cong J Nguồn : Tác giả tự tổng hợp 2.1.2 Hiệu ứng co giãn xuất nhập khẩu Marshall - Lerner Hiệu ứng trên được Alfred Marshall và Abba Lerner nghiên cứu lần đầu và nghiên cứu mở rộng bởi Joan Robinson (1973) và Fritz Machlup (1955). Giả thiết của phương pháp là cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn hảo, nghĩa là nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu luôn được thỏa mãn tại mọi mức giá. Phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân thương mại. Hệ số co giãn xuất khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của sản lượng xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. ηx= (dX/X)/( dE/E) (2.1) Tương tự hệ số co giãn nhập khẩu thể hiện phần trăm thay đổi của sản lượng nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. ηm= (dM/M)/( dE/E) (2.2) Theo Marshall-Lerner nghiên cứu,nếu (ηx +ηm)>1 thì việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thương mại.
  16. 6 Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng trong dài hạn (từ 2 đến 3 năm) phá giá có tác động đến xuất nhập khẩu, hay (ηx +ηm)>1. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ hơn trong dài hạn. Vì vậy, điều kiện Marshall - Lerner (ηx +ηm)>1 chỉ có thể được duy trì trong dài hạn. Tại các nước phát triển, hàng hóa trong nền kinh tế có đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, và thị trường xuất khẩu có tính cạnh tranh. Vì vậy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh và sản lượng nhập khẩu giảm nhanh trong ngắn hạn khi thực hiện phá giá tiền tệ. Còn tại các nước đang phát triển, do hàng hóa sản xuất có chất lượng còn thấp không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, và phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu. Vì vậy sản lượng xuất khẩu tăng chậm và sản lượng nhập khẩu giảm chậm khi thực hiện phá giá tiền tệ, hiệu ứng khối lượng khá mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi trong ngắn hạn. Điều này biểu thị ý nghĩa khi thực hiện chính sách phá giá tiền tệ thì ở các nước phát triển, cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Nó cũng hàm ý khuyến cáo các quốc gia đang phát triển nên thận trọng khi sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu. 2.2 Bằng chứng thực nghiệm 2.2.1 Bằng chứng thực nghiệm tại nhóm các quốc gia phát triển Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả được thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và trong nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung các kết quả cho thấy biến động tỷ giá hối đoái sẽ có tác động tương quan âm và có ý nghĩa lên giá trị xuất khẩu trong nước. Cụ thể: Bài nghiên cứu tựa đề “Exchange rate volatility in Turkey and its effect on trade flows” của Vergil (2002) điều tra tác động của biến động tỷ giá hối đoái thực lên giá trị xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đến Mỹ và 3 đối tác thương mại chính của nó ở EU gồm Đức, Pháp, Ý trong giai đoạn 1990 - 2000. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ECM và
  17. 7 Cointegrated Test để lượng hóa quan hệ đồng liên kết trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ biến động tỷ giá hối đoái tương quan âm với giá trị xuất khẩu thực. Trong dài hạn, tại Đức, Pháp và Mỹ, biến động tỷ giá hối đoái có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, riêng đối với nước Đức, biến động tỷ giá hối đoái có tương quan âm lên giá trị xuất khẩu trong ngắn hạn. Đối các quốc gia còn lại thì không có ý nghĩa thống kê giữa các biến. Trong bài nghiên cứu “Exchange Rate Volatility and Exports From East Asian Countries to Japan and the USA” (2002), tác giả Baak, Al- Mahmood và Vixathep đã sử dụng kiểm định Cointegrated Test để xác nhận mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Bên cạnh đó sử dụng mô hình ECM để kiểm tra các ảnh hưởng trong ngắn hạn. Điểm khác biệt của bài nghiên cứu này là có sự tập trung về mặt địa lý và sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu thực nghiệm. Bằng ước lượng mô hình ECM, tại Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, biến động tỷ giá hối đoái tương quan âm lên giá trị xuất khẩu trong dài hạn và ngắn hạn. Ngoài ra, chỉ số sản xuất của các nước nhập khẩu và tỷ giá thực song phương bị mất giá có tác động tích cực lên giá trị xuất khẩu của các nước được kiểm tra. De Vita và Abbot (2004) đã sử dụng mô hình ARDL kiểm tra ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên kim ngạch xuất khẩu từ Anh sang các nước EU trong khoảng thời gian 1993- 2001. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy biến động tỷ giá không có ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên biến động tỷ giá có tương quan âm lên giá trị xuất khẩu của Anh sang các nước EU. 2.2.2 Bằng chứng thực nghiệm tại nhóm các quốc gia đang phát triển Bằng chứng thực nghiệm tại các nước đang phát triển có các kết quả không thống nhất như các nước phát triển, biến động tỷ giá có thể có tương quan dương, tương quan âm, thậm chí không có ý nghĩa với kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế của các quốc gia còn có yếu tố chưa bền vững, chính sách tỷ giá hối đoái chưa ổn định và còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi các biện pháp can thiệp của Chính phủ. Cụ thể:
  18. 8 Bài nghiên cứu của Rey năm 2006 với tựa đề “Effective Exchange Rate Volatility And MENA Countries’ Exports To The EU” kiểm tra tác động của sự biến thiên tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực lên giá trị xuất khẩu các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi (MENA) đến các nước thành viên EU. Tác giả dùng mô hình ECM và ARCH để lượng hóa mức độ biến thiên trong ngắn hạn và dài hạn. Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 1970 - 2002. So với các nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu này đã mở rộng thời gian quan sát hơn. Các kết quả dựa trên kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu thực đồng liên kết với giá cả tương đối, GDP của châu Âu và sự biến động tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, trong dài hạn, khối lượng xuất khẩu và biến động tỷ giá hối đoái thể hiện tương quan âm tại Algeria, Ai Cập, Tunisia và Turkey, trong khi đó lại mang giá trị dương tại Morocco, Israel. Nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy biến động tỷ giá có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp, nhưng các hệ số tương quan âm hay dương lại phụ thuộc vào sự biến động đó là thực hay danh nghĩa và ở quốc gia nào. Bài nghiên cứu của Yuen-Ling Ng năm 2008 với tựa đề “East Asian Countries to Japan and the USA Real Exchange Rate and Trade Balance Relationship: An Empirical Study on Malaysia” nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại của Malaysia từ năm 1955 đến năm 2006. Nghiên cứu này thực hiện kiểm định đơn vị gốc Granger causality, VECM. Nghiên cứu này kết luận: (1) tỷ giá và cán cân thương mại có mối quan hệ dài hạn. Kết luận quan trọng khác của cán cân thương mại, có mối quan hệ lâu dài liên quan đến thu nhập nội địa với cán cân thương mại; (2) trong dài hạn tỷ giá thực tế là một biến quan trọng của cán cân thương mại và (3) không có hiệu ứng đường cong J. Bài nghiên cứu của Mukhtar và Malik năm 2010 với tựa đề “Exchange Rate Volatility and Export Growth: Evidence from Selected South Asian Countries” điều tra biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào lên giá trị xuất khẩu của 3 nước: Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Bằng mô hình VECM và Cointegrated test, tác giả đo lường
  19. 9 các tác động trong dài hạn giữa các biến. Các số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 1960-2007. Tác giả kết luận về sự tồn tại các vector đồng liên kết với giá trị xuất khẩu thực, giá cả tương đối và sự biến động tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Trong ngắn hạn và dài hạn, biến động tỷ giá có ý nghĩa và tương quan âm lên giá trị xuất khẩu tại 3 nước Nam Á. Các kết quả cũng tiết lộ rằng sự cải thiện trong chính sách thương mại ngoại thương và thu nhập nước ngoài thực có tương quan dương lên giao thương xuất khẩu. Bài nghiên cứu “The Effects of Exchange Rate Volatility on ASEAN-China Bilateral Exports” của Yusoff và Sabit năm 2015 đã điều tra ảnh hưởng của biến động tỷ giá và tỷ giá thực lên giao thương xuất khẩu giữa các quốc gia ASEAN đến Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 20 năm từ năm 1992- 2011 của 5 nước: Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Phillipines với phương pháp GMM cho dữ liệu bảng (Panels Data). Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mức độ biến động tỷ giá hối đoái và tỷ giá thực song phương tương quan âm và GDP Trung Quốc tương quan dương đến giá trị xuất khẩu của 5 nước nêu trên đến Trung Quốc.
  20. 10 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp những phương pháp mà các bài nghiên cứu tại chương 2 sử dụng, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình VECM để lượng hóa mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và sự biến động của TGHĐ. Mô hình này có một số ưu điểm so với các mô hình khác như sau: Thứ nhất, mô hình có thể áp dụng trong nghiên cứu với kích thước mẫu nhỏ và điều này phù hợp cho bài nghiên cứu khi phạm vi dữ liệu hạn chế chỉ trong giai đoạn 2000- 2017. Thứ hai, mô hình này khắc phục được khuyết tật biến bị bỏ sót và tự tương quan, trong khi vẫn có thể ước lượng các biến đồng thời trong ngắn hạn và dài hạn. Thứ ba, các hệ số được ước tính đồng thời thông qua các phương trình khá đơn giản và dễ hiểu. Ngoài ra, chúng ta có thể chọn các độ trễ khác nhau cho các biến khác nhau khi sử dụng mô hình này. Vì những ưu điểm trên mô hình VECM cho một kỹ thuật ước lượng khá tốt và dễ thực hiện. Nên điều đó khiến bài nghiên cứu này chọn mô hình VECM để thực hiện. 3.1.1 Quy trình nghiên cứu Đầu tiên bài nghiên cứu thực hiện kiểm định nghiệm đơn bị ADF để kiểm tra dữ liệu thu thập được có ý nghĩa thống kê hay không. Tiếp theo kiểm định Cointegrated test của Johansen được áp dụng để xác định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến. Sau khi xác định được độ trễ phù hợp, bài nghiên cứu kiểm định nhân quả Granger để xét chiều tác động giữa các biến của mô hình. Bước cuối cùng là chạy kiểm định VECM để xác định các hệ số lượng hóa mức độ ảnh hưởng của biến TGHĐ USD/VND thực và biến mức độ biến động của tỷ giá USD/VND thực lên biến giá trị xuất khẩu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2