Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo; các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn hiện hành có giải quyết được nhu cầu của hộ thoát nghèo tiếp cận được vốn tín dụng chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÁ LIL NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ THOÁT NGHÈO Ở HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BÁ LIL NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ THOÁT NGHÈO Ở HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã Số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ NGỌC UYỂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Lê Ngọc Uyển, các dữ liệu thu thập và tổng hợp, phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề , tài nghiên cứu nào khác. TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Lil
- ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báo trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Ngọc Uyển đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quí cơ quan các xã (thị trấn), các ban ngành huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tận tình cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài trong cuộc phỏng vấn thu thập dữ liệu; đồng thời, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gởi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian qua. TP.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 06 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Lil
- iii MỤC LỤC Trang phụ bìa……………………………………………………………………trang Lời cam đoan………………………………………………………………………...i Lời cảm ơn ………………………………………………………………………….ii Mục lục …………………………………………………………………………….iii Danh mục các biểu bảng …………………………………………………………...vi Danh mục biểu đồ, sơ đồ ………………………………………………………….vii Danh mục viết tắt………………………………………………………………….viii Tóm tắt đề tài ………………………………………………………………………ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2 2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................................... 2 2.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Kết quả mong đợi ................................................................................................... 3 5. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .... 5 1.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 5 1.2 Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn ................................... 7 1.3 Khảo lƣợc các nghiên cứu thực nghiệm.............................................................. 11 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 13 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Long Phú .............. 13 2.1.1 Dân cƣ ..............................................................................................................15 2.1.2 Đất đai ..............................................................................................................16 2.1.3 Diện tích các loại cây trồng chủ yếu (ha gieo trồng) .......................................16 2.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................................16
- iv 2.1.5 Quy hoạch ........................................................................................................17 2.2 Giới thiệu vùng nghiên cứu ................................................................................. 18 2.3 Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng trên địa bàn huyện Long Phú ......................... 19 2.3.1 Mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng với hộ gia đình, cá nhân ........................... 19 2.3.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ ....................20 2.3.3 Thực trạng hộ gia đình, cá nhân tiếp cận đƣợc vốn tín dụng ........................... 21 2.3.4 Thực trạng mức vay của hộ gia đình cá nhân ..................................................23 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................... 23 2.4.1 Phƣơng pháp phân tích .....................................................................................23 2.4.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................24 2.4.2.1 Số liệu thứ cấp ............................................................................................... 24 2.4.2.2 Số liệu sơ cấp ................................................................................................ 24 2.5 Mô hình kinh tế lƣợng ......................................................................................... 25 2.5.1 Thống kê mô tả.................................................................................................25 2.5.2 Mô hình hồi quy logit nhị phân ........................................................................25 2.5.3 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................................................................29 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 33 3.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................................. 33 3.1.1 Thông tin tổng quan về chủ hộ.........................................................................33 3.1.2 Đặc điểm của nông hộ ......................................................................................35 3.1.3 Thông tin tiếp cận tín dụng của hộ thoát nghèo trong mẫu khảo sát ...............38 3.2 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................... 47 3.2.1 Phân tích kết quả hồi quy logit về nhu cầu vốn tín dụng chính thức ...............47 3.3 Phân tích hồi quy đa biến về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ............................. 52 3.4 Thảo luận kết quả hồi quy ................................................................................... 56 PHẦN KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..................................................... 58 4.1 Kết luận ............................................................................................................... 58 4.2 Hàm ý chính sách ................................................................................................ 59 4.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ..........................................................................59
- v 4.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng ......................................................................60 4.2.3 Kiến nghị với các tổ chức tín dụng ..................................................................61 4.3 Hạn chế nghiên cứu ............................................................................................. 61 Tài liệu tham khảo Phụ lục 01 Phụ lục 02 Phụ lục 03 Phụ lục 04
- vi DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1 Kết cấu mẫu dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 18 Bảng 2.2 Thực trạng nông hộ đang vay vốn tín dụng chính thức ............................. 21 Bảng 2.3 Thực trạng các chƣơng trình đầu tƣ tín dụng chính thức .......................... 22 Bảng 2.4 Mức vay của hộ gia đình, cá nhân ............................................................. 23 Bảng 2.5 Mô hình hồi quy logit nhị phân ................................................................ 26 Bảng 2.6 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ........................................................... 30 Bảng 3.1 Thông tin tổng quan về chủ hộ .................................................................. 33 Bảng 3.2 Tuổi của chủ hộ ......................................................................................... 35 Bảng 3.3 Một số đặc điểm của nông hộ .................................................................... 36 Bảng 3.4 Số ngƣời trong hộ gia đình ........................................................................ 37 Bảng 3.5 Thông tin về kiến thức sản xuất ................................................................. 38 Bảng 3.6 Mức ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất ..................................................... 39 Bảng 3.7 Khó khăn mà gia đình thƣờng gặp............................................................. 39 Bảng 3.8 Thông tin tín dụng ..................................................................................... 40 Bảng 3.9 Vay ở các tổ chức tín dụng nào ................................................................. 41 Bảng 3.10 Nguyên nhân không đƣợc vay vốn .......................................................... 42 Bảng 3.11 Nguồn vay mƣợn ..................................................................................... 43 Bảng 3.12 Mục đích sử dụng vốn vay....................................................................... 44 Bảng 3.13 Số tiền theo nhu cầu cần vay ................................................................... 45 Bảng 3.14 Kiến nghị của hộ thoát nghèo .................................................................. 46 Bảng 3.15 Kiểm tra mức độ chính xác của dự báo ................................................... 47 Bảng 3.16 Kết quả mô hình hồi quy logit ................................................................ 49 Bảng 3.17 Kết quả mô hình hồi quy đa biến ............................................................ 52
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bản đồ 2.1 Địa giới hành chính tỉnh Sóc Trăng…………………………………....13 Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng với hộ gia đình, cá nhân .................. 19 Sơ đồ 2.2 Khung lý thuyết ........................................................................................ 25 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu trình độ học vấn của chủ hộ .………………………………….34
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTN Đoàn Thanh Niên HCCB Hội Cụ Chiến Binh HPN Hội Phụ Nữ NĐ-CP Nghị Định Chính Phủ NHCSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội NHNo&PTNT Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NNNT Nông Nghiệp Nông Thôn PGS. TS Phó giáo sƣ, tiến sĩ QĐ Quyết Định QTDND Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences là một SPSS phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê TCTD Tổ Chức Tín Dụng TP Thành phố TTg Thủ Tƣớng Chính Phủ UBND Ủy Ban Nhân Dân
- ix TÓM TẮT ĐỀ TÀI Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực thi các chính sách tín dụng nông thôn của Chính Phủ Việt Nam. Ngân hàng cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi cho xã hội. Việc ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Để làm đƣợc điều này, Vốn đầu tƣ đáp ứng nhu cầu sản xuất là nhân tố vô cùng quan trọng. Chính sách tín dụng nông thôn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khá giàu trong huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đƣợc các tổ chức tín dụng đầu tƣ ra sao? Vấn đề còn lại là hộ thoát nghèo và mới thoát nghèo họ đang tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ở thị trƣờng nào chính thức hay phi chính thức? một điều đáng quan ngại rằng liệu họ có thoát nghèo bền vững hay lại rơi vào vòng lẫn quẩn sẽ tái nghèo. Hộ tái nghèo tiếp tục gây sức ép lên chính quyền địa phƣơng nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang quyết tâm xây dựng nông thôn mới tỷ lệ hộ nghèo là một trong 19 tiêu chí quan trọng để đƣợc xét công nhận nông thôn mới. Tìm hiểu vấn đề này tác giả nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”. Để thấy bức tranh đầu tƣ tín dụng chính thức cho hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt ứng dụng thực tiễn về nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo. Những thông tin về kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng có cái nhìn tổng thể về tín dụng cho hộ thoát nghèo, làm cơ sở để đƣa ra gợi ý chính sách tín dụng nông thôn cho hộ thoát nghèo.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Theo Trần Tiến Khai (2014), tăng trưởng và phát triển nông nghiệp bị hạn chế do thiếu hụt tài trợ ngắn hạn và dài hạn trong khi các chính sách vĩ mô của các nước đều có xu hướng thiên lệch, hướng vào việc khuyến khích công nghiệp hóa có lợi cho khu vực đô thị (định giá cao nội tệ, kiểm soát giá sản phẩm nông nghiệp, bảo hộ quá mức các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp). Do đó, các nước đang phát triển rất chú trọng đến phát triển thị trường tài chính cho khu vực nông thôn, nhắm tới hỗ trợ tín dụng phù hợp với nông hộ quy mô nhỏ và các doanh nghiệp nông thôn. Các Tổ chức tín dụng trên địa bàn nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực thi các chính sách tín dụng nông thôn của Chính Phủ Việt Nam. Ngân hàng cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi cho xã hội. Việc ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Để làm được điều này, Vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất là nhân tố vô cùng quan trọng. Huyện Long Phú là một huyện nông thôn của tỉnh Sóc Trăng, hiện đang có các Tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT), quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là kênh đầu tư tín dụng chính thức phần lớn trên địa bàn toàn huyện. Thực trạng đầu tư vốn tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Long Phú đạt được những thành quả đáng khích lệ có 16.882 hộ/27.944 hộ tiếp cận được vốn tín dụng chính thức chiếm 60,4% tổng số hộ của toàn huyện (Tổng hợp báo cáo ngân hàng, năm 2013). Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Chính Phủ đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Thực tế, theo báo cáo của Phòng Lao động và Thương binh xã hội huyện Long Phú năm 2012 có 954 hộ thoát nghèo, năm 2013 có 958 hộ thoát nghèo theo
- 2 tiêu chí bình xét, cho đến thời điểm này danh sách hộ thoát nghèo liệu có còn dư nợ trong sao kê khế ước vay vốn của NHCSXH hay được vay vốn của NHNo & PTNT hoặc TCTD chính thức nào đó. Một điều đáng quan ngại rằng hộ thoát nghèo khó có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức hoặc họ không có nhu cầu vay vốn hoặc họ vay vốn qua các kênh phi chính thức với lãi suất cao lại rơi vào vòng lẫn quẫn dẫn đến tái nghèo. Tìm hiểu vấn đề này tác giả nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”. Để thấy bức tranh đầu tư tín dụng chính thức cho hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát: Nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. 2.2 Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Mục tiêu 2: Nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo. Mục tiêu 3: Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn hiện hành có giải quyết được nhu cầu của hộ thoát nghèo tiếp cận được vốn tín dụng chính thức. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng như thế nào?
- 3 Nhu cầu vốn tín dụng chính thức hộ thoát nghèo ra sao? Khả năng họ tiếp cận được vốn tín dụng chính thức ở mức độ nào? Có gì giống nhau và khác nhau so với hộ khá giàu và hộ nghèo? Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn hiện hành có giải quyết được nhu cầu của hộ thoát nghèo tiếp cận được vốn tín dụng chính thức hay không? Chính sách như thế nào giải quyết được nhu cầu được tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho hộ thoát nghèo? 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu trực tiếp hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình thoát nghèo năm 2012, năm 2013. Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu báo cáo thống kê các hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện Long Phú và chọn mẫu phỏng vấn ngẫu nhiên 150 hộ thoát nghèo trong tổng số 1.912 hộ thoát nghèo năm 2012 và 2013 trên địa bàn toàn huyện Long Phú. 4. Kết quả mong đợi Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt ứng dụng thực tiễn về nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ thoát nghèo. Những thông tin về kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng cũng như chính quyền địa phương có cái nhìn tổng thể về tín dụng cho hộ thoát nghèo, làm cơ sở để đưa ra gợi ý chính sách tín dụng nông thôn cho hộ thoát nghèo.
- 4 5. Kết cấu đề tài Bài viết ngoài phần mở đầu, phần kết luận và hàm ý chính sách tài liệu nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn; tập trung làm rõ các lý thuyết về vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn; các chính sách đã và đang áp dụng cho nông nghiệp nông thôn; tóm lược kết quả chính của những nghiên cứu trước. Chương 2: Thực trạng địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; trình bày thực trạng địa bàn nghiên cứu và phương pháp cụ thể mà chuyên đề sử dụng. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận; dựa trên thực trạng phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương trước, chương này tác giả tiến hành phân tích làm rõ kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- 5 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Chương này sẽ giới thiệu về cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn, tập trung làm rõ lý thuyết về vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn; các chính sách đã và đang áp dụng cho nông nghiệp nông thôn; tóm lược kết quả nghiên cứu chính của những nghiên cứu trước. 1.1 Cơ sở lý thuyết Zeller (1994), Về mặt lý thuyết, thị trường tín dụng chính thức bao gồm cung và cầu tín dụng. Cầu tín dụng được xác lập dựa trên các đặc điểm của hộ, như là các đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế -xã hội; và cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà các nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thông tin sẵn có về nhu cầu vay. Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay. Frank Ellis (1998), Nông hộ là hộ nông dân có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các gia đình sống bằng thu nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất giữa các thành viên có cùng huyết thống, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của hộ. Theo Phạm Hoài Bắc (2003), Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh, có nghĩa là lòng tin, sự tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng chính thức (tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng) và tín dụng phi chính thức (tín dụng tư nhân). Theo Trần Tiến Khai (2014), Chi phí giao dịch cao: Do khách hàng cư trú phân tán, cộng đồng nông dân đa dạng, giá trị vay nợ thấp, chi phí thông tin và
- 6 marketing cao do cơ sở hạ tầng kém; Nhiều rủi ro: Do khí hậu thời tiết biến đổi, lợi nhuận từ nông nghiệp thấp, nhu cầu tiêu dùng của gia đình, tương đồng về điều kiện tự nhiên, giá cả hàng hóa nông sản biến động, xác suất mất khả năng chi trả cao, thế chấp kém, quyền sử dụng đất đai chưa toàn vẹn, hệ thống pháp lý yếu, khả năng thu hồi nợ kém; Hệ quả: Ngân hàng thương mại không muốn cho vay, vì ngân hàng thương mại luôn hướng tới hiệu quả nên chỉ tập trung vốn cho đô thị dẫn đến không công bằng làm thiếu hụt vốn ở vùng nông thôn cho nên nông thôn luôn phát triển kém, người cho vay tập trung vào nông trại quy mô lớn, bỏ qua nông trại nhỏ do nguy cơ chi phí giao dịch cao và không đảm bảo khả năng chi trả. Thị trường tín dụng phi chính thức phát triển, vì chi phí giao dịch thấp, quay vòng vốn nhanh, tính gần gũi, mặc dù lãi suất cao. Nếu thiếu vắng tín dụng chính thức thì cán cân vốn vẫn được cân bằng nhưng lãi suất tín dụng phi chính thức sẽ cao gánh nặng lãi suất sẽ gây áp lực về lợi nhuận cho nông hộ; Bất lợi: Vùng địa lý có giới hạn, khả năng đa dạng hóa danh mục bị giới hạn, lãi suất cao. Thị trường tài chính nông thôn phải được chú trọng tái xây dựng dựa trên ba trục chính là: Tạo ra môi trƣờng chính sách: không tạo ra sự bóp méo thị trường, phải khuyến khích phát triển thị trường tài chính: (1) lãi suất tự quyết định, dựa trên chi phí, rủi ro và cạnh tranh, (2) khách hàng mục tiêu tự lựa chọn, (3) hoạt động độc lập và tránh các sự can thiệp. Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính là vai trò của Nhà nƣớc: (1) hệ thống pháp lý và điều phối cần được cũng cố để giảm chi phí và thời gian ký hợp đồng, (2) xây dựng hệ thống thông tin chung như là hàng hóa công. Phát triển thể chế: (1) tăng cường tính tự chủ và hướng tới khách hàng, (2) tăng tính cạnh tranh.
- 7 Trong khi đó, luồng ý kiến thứ hai có phần mềm dẻo hơn khi đánh giá vai trò của nhà nước đối với thị trường tài chính nông thôn. Theo đó vai trò định hướng của nhà nước và hỗ trợ tài chính cho khu vực nông thôn vẫn hết sức quan trọng. Nếu các chương trình tín dụng nông thôn được thiết kế tốt thì vẫn có thể thành công và đem lại lợi ích. Các chương trình này nên tạo ra càng nhiều càng tốt các nhóm tự giúp đỡ và các tổ chức nhân dân mang tính tự nguyện nhằm giảm chi phí giao dịch và rủi ro khi cho vay. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh cho thị trường tài chính nông thôn bằng cách xóa tính độc quyền tiếp cận nguồn vốn tài trợ của nhà nước, giảm bớt các ràng buộc về các mục tiêu trợ cấp và nới lỏng các quy định về lãi suất. Các thể chế tài chính cũng cần phải chú trọng phát triển dựa trên nguồn vốn tiết kiệm huy động được, và nhà nước chỉ bổ sung bù đắp khoản thiếu hụt giữa vốn huy động và dư nợ. Xây dựng thể chế theo hướng tự chủ và hiệu quả cũng được khuyến cáo. Lý thuyết về thị trƣờng tín dụng nông thôn: Theo quan điểm truyền thống: Người cho vay độc quyền cho rằng người cho vay ở làng xã là độc quyền và cho vay nặng lãi. Thị trường hoàn hảo cho rằng thị trường tín dụng cạnh tranh hoàn hảo, lãi suất cao do rủi ro mất khả năng chi trả lớn và chi phí thông tin cao. Mô hình thông tin không hoàn hảo: Một số lý thuyết nhấn mạnh vấn đề thông tin không hoàn hảo và thi hành không hoàn hảo. Hoạt động cho vay liên quan tới (1) đánh đổi giữa tiêu dùng hôm nay với tiêu dùng sau này, (2) bảo hiểm chống lại rủi ro mất vốn, (3) nhu cầu tiếp cận thông tin của khách hàng (thanh lọc), (4) các biện pháp bảo đảm khả năng chi trả (khuyến khích) và (5) thi hành các hàng động nâng cao khả năng chi trả. Ba quan sát về thị trường tín dụng nông thôn: (1) người vay có khả năng mất chi trả khác nhau, và tốn kém để biết rủi ro đơn lẻ của từng người là vấn đề thanh lọc;
- 8 (2) rất tốn kém để đảm bảo người cho vay có các hoạt động bảo đảm trả nợ là vấn đề khuyến khích; (3) khó ép thúc việc chi trả là vấn đề thi hành. Lý thuyết cơ chế gián tiếp về thị trường tín dụng nông thôn: Nhấn mạnh sử dụng cơ chế thanh lọc gián tiếp, chủ yếu là lãi suất dẫn tới hạn chế tín dụng; tác động khuyến khích bằng cách đe dọa cắt tín dụng, điều kiện hợp đồng gắn với thị trường khác. Lý thuyết cơ chế trực tiếp: Nhấn mạnh cơ chế trực tiếp để gia tăng nguồn lực cho thanh lọc người vay, giới hạn đối tượng vay; giải quyết vấn đề thông tin và thi hành nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến tình trạng cạnh tranh có độc quyền; giới hạn phạm vi cho vay cho các thành viên một nhóm đặc biệt về địa lý hay thân tộc, gắn kết với thị trường khác gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra; Các công cụ hạn chế vấn đề cân xứng thông tin và thi hành nghĩa vụ trả nợ là thế chấp, cầm cố tài sản người cho vay chiếm giữ và sử dụng đất của người vay đến khi được trả nợ, họ hụi và nhóm tín dụng. 1.2 Các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn - Chƣơng trình tín dụng hộ nghèo: là một bộ phận hợp thành của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo của Nhà nước nhằm tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước vào một đầu mối để cho người nghèo vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống và từng bước tiếp cận với các điều kiện của kinh tế thị trường. - Chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm: là nhằm tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động; trợ giúp người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm, người sử dụng lao động có điều kiện bố trí việc làm để tránh cho nhiều người lao động không bị mất việc làm, tạo ra sản phẩm cho xã hội và có thu nhập phục vụ cho đời sống của người lao động.
- 9 - Chƣơng trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: là sử dụng nguồn lực của Nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. - Chƣơng trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho các hộ gia đình (không phải là hộ nghèo) vay phát triển sản xuất, kinh doanh tại các xã thuộc vùng khó khăn, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước. - Chƣơng trình cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: Giúp các hộ gia đình ở khu vực nông thôn vay vốn để thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Vốn vay được đầu tư để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch, các công trình vệ sinh, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Chƣơng trình cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài: nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. - Chƣơng trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: là thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng dân tộc thiểu số được xác định là nhiệm vụ rất khó khăn và là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân tộc. Ngày 05/3/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 234 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn