intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị; Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------o0o---------- NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------o0o---------- NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ THANH THU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Hồng
  4. 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu – sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................10  U 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài....................................................................10  2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................10  3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................11  4. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài và điểm mới của luận văn........12  5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................14  6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu .............................................................................14  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................16  1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................16  1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: ...............................................16  1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài: .....................................................17  1.2. Ý nghĩa của việc tăng cường thu hút FDI .......................................................18  1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế:....................................................................19  1.2.2. Đối với xã hội: ..........................................................................................20  1.3. Các yếu tố tác động đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài..............................21  1.3.1. Các yếu tố về Thể chế - Luật pháp: ..........................................................21  1.3.2. Các yếu tố về Kinh tế: ..............................................................................21  1.3.3. Các yếu tố về Văn hóa xã hội:..................................................................22 
  5. 5 1.3.4. Yếu tố công nghệ:.....................................................................................22  1.3.5. Yếu tố hội nhập: .......................................................................................23  1.4. Kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học về các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển vốn đầu tư vào địa phương của một vài quốc gia ..................23  1.4.1. Kết quả thực nghiệm các nhân tố tác động quyết định FDI vào địa phương ở Ba Lan ................................................................................................24  1.4.2. Kết quả thực nghiệm các nhân tố tác động quyết định FDI vào địa phương ở Trung Quốc ........................................................................................25  1.4.3. Kết quả thực nghiệm các nhân tố tác động quyết định FDI vào địa phương ở Việt Nam: ...........................................................................................25  1.5. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................26  1.5.1. Cơ sở thiết lập mô hình nghiên cứu .........................................................26  1.5.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................27  1.6. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh thành trong nước ..................28  1.6.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên-Huế ........................28  1.6.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Bình Dương ...............................30  1.6.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Đồng Nai....................................31  1.6.4. Những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm tăng cường thu hút FDI vào một địa phương ...........................................32  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀ NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ.........................................................................................34  2.1. Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị ...................................................34  2.1.1. Tiềm năng thị trường ................................................................................34  2.1.2. Lợi thế chi phí ..........................................................................................38 
  6. 6 2.1.3. Nguồn nhân lực ........................................................................................38  2.1.4. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ..................................................................39  2.1.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ..............................................................................43  2.1.6. Cơ sở hạ tầng xã hội .................................................................................44  2.1.7. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ ....................................................46  2.2. Phân tích các điểm mạnh và hạn chế của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút vốn đầu tư: .............................................................................................................47  2.2.1. Phân tích các điểm mạnh của tỉnh Quảng Trị...........................................47  2.2.2. Phân tích các hạn chế của tỉnh Quảng Trị ................................................48  2.3. Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua ...........................................................................................49  2.3.1. Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị theo số dự án và vốn đăng ký đầu tư. .......................................................................................49  2.3.2. Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị theo hình thức thu hút vốn. .........................................................................................................50  2.3.3. Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị theo đối tác đầu tư. ........................................................................................................................51  2.3.4. Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị theo ngành nghề đầu tư. ........................................................................................................52  2.3.5. Nhận xét chung tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua. ...........................................................................53  2.4. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Trị ...............................................................................................................53  2.4.1. Kết quả khảo sát .......................................................................................53 
  7. 7 2.4.2. Nhận xét về sự tác động của các nhân tố đến khả năng thu hút vốn FDI vào Quảng Trị qua kết quả khảo sát.................................................................................61  CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ .........................................64  3.1. Mục tiêu – quan điểm – cơ sở đề xuất giải pháp ............................................64  3.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................64  3.1.2. Quan điểm ................................................................................................64  3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................64  3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị ..................65  3.2.1. Nâng cao chất lượng Cơ sở hạ tầng xã hội...............................................65  3.2.2. Gia tăng lợi thế về chi phí ........................................................................68  3.2.3. Nâng cao độ hấp dẫn của thị trường.........................................................69  3.2.4. Đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...........................................70  3.2.5. Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ............................................................................................................................70  3.2.6. Phát huy lợi thế Tài nguyên thiên nhiên...................................................72  3.2.7. Cải thiện và phát triển Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .........................................73  3.3. Kiến nghị tổ chức thực hiện ............................................................................75  KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................79  Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. 8 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN: Association of South East Asia Nations- Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á BCC: Business Co-operation Contract- Hợp đồng hợp tác kinh doanh BOT: Build- Operate- Transfer- Hợp đồng Xây dựng- Điều hành- Chuyển giao BT: Build- Transfer- Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao BTO:Build- Transfer - Operate - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Điều hành DI: Direct Investment- Đầu tư trực tiếp EFA: Exploratory factor analysis- Phân tích các nhân tố khám phá FDI: Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Gross Domestic Products- Tổng sản phẩm quốc nội II: Indirect Investment- Đầu tư gián tiếp M&A: Merger and Acquisition- Sáp nhập và mua lại MNC: Multinational Corporation- Công ty đa quốc gia NICs: Newly industrialized countries- Các nước công nghiệp mới ODA: Official Development Assistance: Viện trợ phát triển chính thức PCI: Provincial Competitive Index- Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development- Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc WTO: World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
  9. 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Các biến giải thích cho các nhân tố tác động đến FDI ở Ba Lan cấp độ vùng ...........................................................................................................................24  Bảng 1.2: Dự đoán ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư ......27  Biểu đồ 2.1 Biểu đồ so sánh PCI năm 2010 giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên – Huế ......................................................................35  Sơ đồ 2.1 Sơ đồ minh họa so sánh kết quả 9 chỉ số thành phần PCI Quảng Trị của năm 2010 với 2009 ....................................................................................................35  Bảng 2.1: Số dự án và vốn đăng ký FDI vào tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2001 - 201050  Bảng 2.2: Số dự án và vốn đăng ký FDI vào tỉnh Quảng Trị theo hình thức đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 ................................................................................................50  Bảng 2.3: Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Trị theo đối tác từ năm 2001 - 2010 .....51  Bảng 2.4: Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Quảng Trị theo ngành nghề từ năm 2001 - 2010 ...................................................................................................................................52  Bảng 2.5: Phân bố mẫu khảo sát ...............................................................................55  Bảng 2.6: Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Trị ...........................................................................................................57 
  10. 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Quảng Trị có rất nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ hệ thống giao thông bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chạy theo hướng Đông – Tây; khu Kinh tế - Thương mại Đặc biệt Lao Bảo ở vị trí điểm đầu cầu của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây, gắn liền với Cửa khẩu quốc tế nối hai nước Việt Nam và Lào; khu kinh tế biển Đông Nam nằm ngay trên bờ biển Đông với 75 km chiều dài bờ biển đến hệ thống di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng. Để đạt được mục tiêu phát triển của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã từng bước triển khai kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư như nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động, cải cách thủ tục hành chính…. Và kết quả là PCI của tỉnh liên tục tăng, từ vị trí thứ 47 (năm 2007) lên vị trí thứ 16 (năm 2010) và năm 2011 đạt vị trí thứ 13. Thế nhưng, khi tổng kết, đánh giá lại thì kết quả của việc thu hút đầu tư chưa như mong muốn. Năm 2010 không thu hút được bất kỳ dự án nào có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này cho thấy các nhà đầu tư chưa thật sự chú trọng, chưa đặt hết niềm tin vào dự án, vào sự phát triển bền vững của tỉnh. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu “NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ” được xem là chìa khoá mở cánh cửa mời gọi đầu tư của tỉnh Quảng Trị. Đây cũng thể hiện tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: • Đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị; Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị.
  11. 11 • Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: • Nhận định hiện trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2010 dựa vào phân tích thống kê mô tả và kết quả khảo sát thực tế. • Nhận định những tiềm năng của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. • Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. • Kinh nghiệm của các địa phương khác trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. • Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu: • Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị chứ không nghiên cứu hoạt động thu hút vốn đầu tư gián tiếp hay thu hút vốn đầu tư trong nước vào tỉnh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: • Các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Quảng Trị. • Các doanh nghiệp FDI đang tìm hiểu, xin cấp giấy phép đầu tư của tỉnh Quảng Trị. • Theo điều tra sơ bộ, số doanh nghiệp FDI đang có dự án tại tỉnh Quảng Trị và số doanh nghiệp FDI đang tìm hiểu về tỉnh Quảng Trị để đầu tư chưa tới 50 mẫu, không đủ số lượng mẫu cho nghiên cứu nên tác giả tiến hành khảo sát thêm đối tượng là các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Quảng
  12. 12 Trị. Trên khía cạnh nghiên cứu kinh tế, không có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước (do tất cả đều nhắm vào mục tiêu lợi nhuận). 4. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài và điểm mới của luận văn Để làm tiền đề nghiên cứu cho luận văn này, tác giả đã tiếp cận với các công trình nghiên cứu, ấn phẩm tiêu biểu sau: • Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 5(40).2010. Bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Toàn đã giúp tác giả có ý tưởng thực hiện cuộc nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cụ thể, đó là tỉnh Quảng Trị. Tác giả Nguyễn Mạnh Toàn đã đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến thu hút FDI. Tác giả của luận văn sẽ dựa vào mô hình này để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Trị. • Ngô Thị Hải Xuân (2011), Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Những giải pháp chiến lược khắc phục tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đề tài nghiên cứu này đã phản ánh rõ nét tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ giúp tác giả đưa ra các giải pháp tốt nhất để tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Quảng Trị; và những giải pháp này cũng giúp hạn chế tình trạng mất cân đối trong đầu tư và thu hút FDI vào tỉnh Quảng Trị. • Hà Nam Khánh Giao (2012), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh “Khảo sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị”, trường Đại học Tài chính – Marketing. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những gợi ý mang tính thực tế, là nền tảng giúp việc nghiên cứu của tác giả thuận tiện hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình các nhân tố cho luận văn.
  13. 13 • The World Bank, Doing business 2010 Tài liệu báo cáo này là những đúc kết từ việc nghiên cứu quá trình phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng 2008 - 2009. Báo cáo đề cập đến vòng đời của các doanh nghiệp tiếp diễn như thế nào từ năm 2010. Dựa vào tài liệu này, tác giả có cái nhìn tổng quan về xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài để có chính sách kêu gọi đầu tư phù hợp. • Louis T. Wells, Jr.Alvin G. Wint (2000), Marketing a country – Promotion as a tool for attracting foreign investment, International Finance Corporation, The World Bank Marketing a country – Promotion as a tool for attracting foreign investment nêu bật ý nghĩa của công cụ xúc tiến trong thu hút đầu tư. Đây sẽ là một trong những đóng góp quan trọng để tác giả xây dựng các biện pháp thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Trị. • Imad A.Moosa (2002), Foreign Direct Investment, Theory – Evident and practice, Palgrave. Foreign Direct Investment, Theory – Evident and practice cung cấp các lý thuyết về FDI từ khái niệm, phân loại đến ý nghĩa của việc thu hút vốn FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tài liệu này giúp tác giả hiểu sâu hơn về FDI để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Các công trình nghiên cứu và ấn phẩm trên đặt cơ sở nền tảng cho nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài của luận văn. Tuy nhiên, không đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, kết hợp lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực tiễn tình hình thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị để từ đó có những giải pháp riêng nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị. Vì thế điểm mới của luận văn này chính là sự kết hợp logic giữa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực tiễn hoạt động thu hút vốn FDI của tỉnh Quảng Trị. Kết quả của nghiên cứu còn bao gồm hệ thống các giải pháp chuyên sâu hướng vào các nhà đầu tư FDI nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
  14. 14 5. Phương pháp nghiên cứu ™ Nghiên cứu định tính: - Nhằm sàng lọc các biến đưa vào mô hình nghiên cứu. - Thảo luận và trao đổi với một số chuyên gia của tỉnh Quảng Trị về vấn đề thu hút vốn đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng. Từ ý kiến đóng góp của doanh nghiệp tại Hội thảo “Doanh nghiệp góp ý về thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị” được tổ chức tại Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng trị vào tháng 12- 2011, tác giả đã xây dựng các thang đo đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi. ™ Nghiên cứu thống kê mô tả: Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Quảng Trị và các doanh nghiệp có dự định đầu tư vào tỉnh thông qua bảng câu hỏi. - Sử dụng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường/trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý, để đo lường đánh giá của các doanh nghiệp về vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Trị. - Tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để có được kết quả thống kê mô tả của cuộc khảo sát. Từ đó rút ra các kết luận cần thiết cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp cho đề tài. ™ Phương pháp khác: Kết hợp với những phương pháp khác như: so sánh, tổng hợp,… để đưa ra những quan điểm cá nhân nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. 6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu Bố cục luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Trong chương này, tác giả đề cập các nội dung về FDI và ý nghĩa của việc tăng cường thu hút FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến các yếu tố tác động
  15. 15 đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là phần trọng tâm của chương 1, là cơ sở lý luận quan trọng xuyên suốt đề tài. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kết quả thực nghiệm nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương của Ba Lan, Trung Quốc và Việt Nam; kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Thừa Thiên – Huế, Bình Dương, Đồng Nai. Từ những cơ sở này, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Chương 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị. Trong chương 2, tác giả đi vào phân tích, đánh giá về các tiềm năng của tỉnh Quảng Trị trong việc thu hút FDI; đánh giá tình hình thu hút FDI của tỉnh trong thời gian qua; kết quả khảo sát tại tỉnh Quảng Trị về các nhân tố tác động đến thu hút FDI. Nội dung chương 2 nhằm phản ánh những vấn đề vướng mắc và cần phải giải quyết ở chương 3. Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị. Dựa vào các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số tỉnh thành; Đánh giá về tỉnh Quảng Trị trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị, tác giả sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị.
  16. 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment): Xuất phát từ nhiều khía cạnh, quan điểm khác nhau, trên thế giới đã có nhiều khái niệm khác nhau về FDI: - Trong cuốn cẩm nang thanh toán, xuất bản lần thứ 5 năm 1993, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) định nghĩa “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế mà một đơn vị cư trú của một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đầu tư vào một đơn vị cư trú của một nền kinh tế khác (xí nghiệp đầu tư trực tiếp) với mục đích thu được lợi ích lâu dài từ hoạt động đầu tư này”. - Báo cáo hoạt động đầu tư thế giới của Liên Hiệp Quốc (United Nations) năm 1999 định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một sự đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi tức lâu dài và sự kiểm soát của một chủ thể trong một nền kinh tế (chủ thể ở đây có thể là một nhà đầu tư cá thể ở nước ngoài hoặc công ty mẹ)”. - Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ”. - Luật đầu tư 2005 của Việt Nam không định nghĩa cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng theo khoản 2 và khoản 12 điều 3 định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Từ những khái niệm ta trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu
  17. 17 tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho mình”. Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI đó là: Có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. (Theo Võ Thanh Thu & Ngô Thị Ngọc Huyền, 2008). 1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo cách phân loại của Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008) và công trình nghiên cứu của Ngô Thị Hải Xuân (2011), đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân theo những loại sau: 1.1.2.1. Theo tính chất sở hữu và quản lý: • Liên doanh (Joint Venture Enterprise): là một hình thức hợp tác đầu tư giữa hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập bằng cách cùng nhau thành lập, quản lý và đồng sở hữu một doanh nghiệp độc lập khác. Quyền kiểm soát liên doanh phụ thuộc vào phần hùn vốn của mỗi bên trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. • Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Corporation): là hình thức hai bên hoặc nhiều bên thoả thuận hợp tác kinh doanh mà không cần lập ra pháp nhân mới tại nước tiếp nhận đầu tư. • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise): là một công ty con do doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài, sở hữu 100% vốn và nắm toàn quyền kiểm soát. 1.1.2.2. Theo cách thức thực hiện đầu tư: • Đầu tư mới (GI – Greenfield Investment): Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài bằng cách xây dựng các doanh nghiệp mới. • Đầu tư mở rộng: thông qua tăng vốn để mở rộng cơ sở kinh doanh hiện hữu ở hải ngoại. • Đầu tư thông qua mua cổ phiếu: để trở thành cổ đông chiến lược của các công ty ở nước tiếp nhận đầu tư.
  18. 18 • Sáp nhận và mua lại (M&A – Mergers and Acquisitions): Các nhà đầu tư tiến hành đầu tư bằng cách mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. 1.1.2.3. Theo lĩnh vực đầu tư: • Đầu tư theo chiều ngang (HI – Horizontal Investment): là việc chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào cùng một ngành, một lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh tương tự như họ đang thực hiện trong nước mình. • Đầu tư theo chiều dọc (VI – Vertical Investment): là việc chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào ngành hay lĩnh vực sẽ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho cơ sở sản xuất trong nước của họ (backward vertical FDI) hoặc vào ngành hay lĩnh vực sẽ sử dụng sản phẩm của cơ sở sản xuất trong nước của họ (forward vertical FDI). 1.1.2.4. Theo động cơ của nhà đầu tư: • FDI tìm kiếm nguồn lực từ nước ngoài: đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (Đất đai, tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt; đất hiếm, nguồn nước,…) và tìm kiếm lao động giá thấp hoặc có chuyên môn nhằm mục đích khai thác lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư. • FDI chiếm lĩnh thị trường: là hoạt động đầu tư nhằm sản xuất ra các sản phẩm thích ứng với thị hiếu và nhu cầu tại chỗ cũng như để sử dụng nguyên liệu tại nước tiếp nhận đầu tư, ngoài ra với hoạt động đầu tư FDI cho phép nhà đầu tư tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch thuế quan và phi thuế quan lập ra càng nhiều và ngày càng tinh vi ở nước nhập khẩu nếu họ thâm nhập qua con đường thương mại. Mục tiêu của loại đầu tư này là nhằm chiếm lĩnh thị trường. • FDI nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư: là các hoạt động đầu tư nhằm khai thác các lợi thế của các quốc gia khác giúp giảm chi phí kinh doanh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. • FDI còn giúp các nhà đầu tư phân tán rủi ro, trong đó có rủi ro về chính trị và xã hội trong nước bất ổn. 1.2. Ý nghĩa của việc tăng cường thu hút FDI
  19. 19 1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế: - FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng bổ sung đáp ứng yêu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế. Việc tăng cường thu hút FDI tác động không những đến tổng cầu mà còn tác động đến tổng cung của nền kinh tế, nhờ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương và quốc gia. - Tăng cường thu hút FDI cũng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển. Khi tiến hành thu hút nguồn vốn FDI không những đòi hỏi các quốc gia phải cải thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp lý có liên quan đến hoạt động kinh doanh mà còn tạo ra động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong và ngoài nước. - Tăng cường thu hút FDI chính là cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại quốc gia vì đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước, nhu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi đó khả năng xuất khẩu rất hạn chế vì khả năng cạnh tranh thấp (trừ những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú: dầu mỏ, khí đốt, kim cương,…). Việc tiếp nhận nguồn vốn FDI tạo ra nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động thu hút vốn và xuất khẩu vì thường các công ty quốc tế tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường có sẵn trong khu vực và trên thế giới. - Nếu có chiến lược thu hút vốn FDI tốt thì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ở các nước đang phát triển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ yếu phát triển từng khu vực một do không có nhiều vốn. Vì vậy FDI sẽ cung cấp vốn để đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, dần dần mang tính chất của một nền kinh tế phát triển. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn 9- 10% là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói; phát huy hết những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị,… Cơ cấu
  20. 20 ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Tăng cường thu hút vốn FDI là cơ hội để đẩy nhanh quá trình tiếp nhận công nghệ của nước tiếp nhận đầu tư: Các nước đi đầu thường có tiềm lực về vốn, có điều kiện để nghiên cứu triển khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuất hiện công nghệ mới dẫn tới xuất hiện công nghệ hạng hai, hạng ba cần chuyển giao. Trong khi nước đang phát triển sở tại lại khan hiếm vốn, không có điều kiện nghiên cứu nên mặt bằng công nghệ thường thấp hơn, luôn có nhu cầu tiếp nhận công nghệ nhưng bị hạn chế việc tiếp nhận công nghệ thông qua con đường thương mại. Chính vì thế, những nước này phải thông qua con đường FDI để tiếp nhận công nghệ nhằm cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có tác dụng lan toả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường. 1.2.2. Đối với xã hội: Tăng cường thu hút vốn FDI cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với xã hội: - Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp, các chuyên gia và công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ học hỏi được kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của môi trường cạnh tranh cao. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy sự hình thành và xác lập phân công lao động quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực quốc gia. Khi các dự án FDI được triển khai, sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của nước tiếp nhận đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện cho nước đang phát triển mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2