Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Luận văn tiến hành cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chăn nuôi lợn thịt, bao gồm sản xuất, thị trường và chuỗi giá trị lợn thịt. Phân tích hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Nin trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM =====o0o===== NGUYỄN VĂN HOÀNG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN THỊT HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh” đều được được thu thập, điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá đúng thực trạng của địa phương nơi nghiên cứu. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Học viên Nguyễn Văn Hoàng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Ba Chẽ – Tỉnh Quảng Ninh, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban quản lý đào tạo khoa sau đại học cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền cán bộ các ban, các cán bộ Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ba Chẽ, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020 Học viên Nguyễn Văn Hoàng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ............................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 6 1.1. Cở sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị .......................................................... 4 1.1.2. Nội dung chính trong nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn..................................... 8 1.1.3. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị.................................................................. 10 1.1.4. Phân tích chuỗi giá trị ..................................................................................... 11 1.1.4.1. Vai trò của phân tích chuỗi giá trị ................................................................ 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 19 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới ............................................. 19 1.2.2. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam .............................................. 19 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 23 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 25 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 34
- iv 2.5.1. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................... 34 2.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thu thập .................................... 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 37 3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Lợn thịt Ba Chẽ ................................................. 37 3.1.1. Tình hình sản xuất Lợn thịt Ba Chẽ ................................................................ 37 3.1.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ Lợn thịt Ba Chẽ .............................................. 38 3.2. Thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị Lợn thịt Ba Chẽ .................. 40 3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn............................................................................... 40 3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn................... 43 3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn huyện Ba Chẽ ........................................... 68 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thịt lợn ............................................... 74 3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên .................................................................. 74 3.3.2. Nhóm yếu tố đầu vào ...................................................................................... 74 3.3.3. Nhóm yếu tố thị trường ................................................................................... 76 3.4. Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn tại huyện Ba Chẽ ... 77 3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi.................................................................................................. 80 3.5.1. Nhóm các giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................ 80 3.5.2 Nhóm giải pháp về môi trường ........................................................................ 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 84 1. Kết luận ................................................................................................................. 84 2.Kiến nghị ................................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BQ Bình quân C.P Charoen Pokphand ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích FAO Tổ chức Nông Lương Thế giới GAP Quy trình Sản xuất Nông nghiệp Tốt GO Gross output GPr Gross profit GTSX Giá trị sản xuất IC Intermediate Cost LĐ Lao động SL Số lượng SX Sản xuất SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức TACN Thức ăn chăn nuôi TSCĐ Tài sản cố định VA Value added VAC Vườn ao chuồng VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm UBND Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2017 - 2019 ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ........25 Bảng 2.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 .............................................27 Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ..........................28 Bảng 2.5. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2017-2019Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Số lượng lợn và sản lượng thịt hơi giai đoạn 2017-2019 .........................37 Bảng 3.2. Tình hình cơ bản của các hộ chăn nuôi gia lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ .......................................................................................................................44 Bảng 3.3. Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn của các hộ (BQ/hộ) ..................................48 Bảng 3.4. Tỷ lệ trao đổi thông tin của người chăn nuôi ............................................49 Bảng 3.5. Các khoản đầu tư ban đầu của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ (BQ/hộ) .........................................................................................................49 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ...............................................50 Bảng 3.7. Đặc điểm của thương lái trong tỉnh ..........................................................52 Bảng 3.8. Phương thức thanh toán của thương lái ....................................................54 Bảng 3.9. Giá mua, giá bán lợn thịt của thương lái qua các năm .............................54 Bảng 3.10. Giá trị tài sản của lò mổ (bình quân/lò mổ) ............................................56 Bảng 3.11. Khả năng hoạt động của lò mổ qua các năm ..........................................56 Bảng 3.12. Chi phí hoạt động của lò mổ ...................................................................57 Bảng 3.13. Thông tin cơ bản về hộ giết mổ ..............................................................59 Bảng 3.14. Chi phí hoạt động của hộ giết mổ ...........................................................60 Bảng 3.15. Đặc điểm của người bán lẻ .....................................................................61 Bảng 3.16. Chi phí hoạt động của người bán lẻ ........................................................62 Bảng 3.17. Đặc điểm của người chế biến giò, chả ....................................................63 Bảng 3.18. Chi phí sản xuất của người chế biến giò, chả .........................................64 Bảng 3.19. Đặc điểm cơ bản của hộ tiêu dùng..........................................................65
- vii Bảng 3.20. Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của hộ ................................................66 Bảng 3.21. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường trong tỉnh ...................................................................................................................68 Bảng 3.22. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường ngoài tỉnh ...................................................................................................................69 Bảng 3.23. Phân bổ giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của các tác nhân ............72
- viii DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Đồ thị 3.1. Cơ cấu giống lợn của người chăn nuôi ...................................................46 Sơ đồ 3.1. Các kênh tiêu thụ lợn thịt .........................................................................39 Sơ đồ 3.2. Các hoạt động và tác nhân chính trong chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ ......42 Sơ đồ 3.3. Sơ đồ chuỗi giá trị thịt lợn Ba Chẽ ..........................................................42 Sơ đồ 3.4. Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của thương lái.......................................53 Sơ đồ 3.5 Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của lò mổ ...............................................58 Sơ đồ 3.6. Tỷ lệ cung cấp thịt lợn của người bán lẻ .................................................62
- ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ và tên: Nguyễn Văn Hoàng Tên luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chăn nuôi lợn thịt, bao gồm sản xuất, thị trường và chuỗi giá trị lợn thịt. Phân tích hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.trong thời gian tới. 1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài gồm những tác nhân trang trại, gia trại, cơ sở cung cấp đầu vào, hộ nuôi Lợn thịt tại huyện, người vận chuyển, chợ đầu mối, tín dụng và các tác nhân liên quan đến sản phẩm Lợn thịt của huyện. 1.3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin từ nguồn thứ cấp Thu thập thông tin từ nguồn sơ cấp Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thu thập 2. Kết luận. Ngành hàng lợn thịt đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định thị trường thực phẩm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, ổn định xã hội tại địa phương và giảm sức ép lao động đổ về các khu đô thị lớn.
- x Về thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh: Trong chuỗi giá trị thịt lợn có nhiều tác nhân tham gia, số lượng thành viên của tác nhân hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất. Những năm gần đây, sản phẩm chính của ngành hàng lợn thịt ở Ba Chẽ hoàn toàn được tiêu thụ ở trong nước, trong đó tiêu thụ nội vùng khoảng 70%, ngoại vùng khoảng 30%; So sánh 4 kênh hàng cho thấy kênh thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh có thể rút ra được là để tạo điều kiện nâng cao thu nhập hiệu quả sản xuất cho người nuôi lợn cần củng cố phát triển kênh thị trường trong tỉnh. Khi có dịch bệnh xảy ra hộ chăn nuôi cũng là tác nhân phải chịu thiệt nhiều nhất, các tác nhân khác có thể thay thế sản phẩm kinh doanh như chuyển sang sản phẩm khác Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn như điều kiện tự nhiên, hệ thống cung cấp thức ăn chăn nuôi, yếu tố thị trường, hệ thống chính sách, trong đó liên kết/hợp đồng trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan Người hướng dẫn khoa học Tác giả PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Nguyễn Văn Hoàng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi lợn là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh là huyện có ngành chăn nuôi lợn phát triển, chăn nuôi được chuyên hóa, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường đang là xu hướng phát triển chủ đạo. Trong chiến lược phát triển kinh tế huyện thì ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đang có một cơ hội phát triển rất lớn khi được tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi, khoa học lai tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên, người chăn nuôi hiện nay vẫn chịu nhiều rủi ro từ dịch bệnh, thị trường giá cả và sự chèn ép của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định. Trong những năm qua, sản lượng thịt lợn thường đạt tỷ trọng cao, là nguồn thực phẩm chất lượng cung cấp cho nhu cầu trong huyện cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện là mở rộng sản xuất với việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư và khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người dân trong huyện. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đang có một cơ hội phát triển rất lớn khi được sự hỗ trợ tích cực từ chính sách của nhà nước và sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật chăn nuôi, khoa học lai tạo giống và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi hộ gia đình, ngành hàng thịt lợn ở huyện đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều trở ngại và thách thức. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị thịt lợn chưa “ăn nhịp” với nhau thành một hệ thống
- 2 liên hoàn từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng. Tình trạng phát triển tự phát là phổ biến, các tác nhân trong chuỗi về cơ bản chưa có sự ràng buộc lẫn nhau. Người chăn nuôi vì lợi nhuận có thể bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm mà cho lợn ăn những chất kích thích tăng trọng bị cấm sử dụng hoặc vẫn bán lợn ốm, lợn bệnh ra thị trường; người buôn bán tự do ép giá người chăn nuôi, người giết mổ không có đăng ký ngành nghề, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Lợi nhuận tạo ra không được phân phối công bằng, không tương xứng với công sức và chi phí bỏ ra của các tác nhân. Bên cạnh đó công tác kiểm tra quản lý chất lượng của các cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Hậu quả là người tiêu dùng không được hưởng dịch vụ tốt nhất, đôi khi là không có được sản phẩm tương xứng với chi phí bỏ ra… Tất cả những điều đó làm chuỗi giá trị hoạt động không hiệu quả và về lâu dài thì tất cả các tác nhân hoạt động trong chuỗi hiện nay sẽ đều không có lợi. Khi chưa giải quyết triệt để được những tồn tại này, việc phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững. Ngoài ra, sự gắn kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường nội tiêu, chưa tận dụng được lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định vì vậy người chưa thực sự yêu tâm khi đầu tư lớn. Việc nghiên cứu một cách cụ thể chuỗi giá trị lợn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, mô hình mới nhằm tiến tới những chính sách mới hơn, cơ chế phù hợp hơn trong chăn nuôi một cách hiệu quả và bền vững là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy tôi chon đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt tại huyện Ba Chẽ- Quảng Ninh” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chăn nuôi lợn thịt, bao gồm sản xuất, thị trường và chuỗi giá trị lợn thịt.
- 3 - Phân tích hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, thúc đẩy sự phát triển của chuỗi thịt lợn trên địa bàn huyện huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài gồm những trang trại, gia trại, cơ sở cung cấp đầu vào, hộ nuôi Lợn thịt tại huyện, người vận chuyển, chợ đầu mối, tín dụng và các tác nhân liên quan đến sản phẩm Lợn thịt của huyện. 2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu Địa bàn khảo sát được chọn để nghiên cứu đề tài là huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 2.2.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu - Các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2017 - 2019. - Thông tin sơ cấp thu thập trực tiếp qua mẫu điều tra thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng 10/2019 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của chuỗi giá trị Lợn thịt theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Góp phần vào phát triển kinh tế hộ gia đình và làm giàu cho các hộ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo giúp huyện Ba Chẽ quy hoạch vùng chăn nuôi Lợn thịt theo hướng bền vững, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị Lợn thịt tại huyện Ba Chẽ và các địa phương có điều kiện tương tự.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA KHỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị 1.1.1.1 Chuỗi giá trị * Khái niệm: Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tụ và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại. Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc mộ dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bổ sau khi đã sử dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi. Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình maang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Ví dụ như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng thông qua việc gắn vào các sản phẩm của mình số điện thoại gọi miễn phí để khách hàng có thể sử dụng để khiếu nại, hỏi thông tin hay góp ý kiến đối với công ty cũng
- 5 làm tăng giá trị chung của sản phẩm: Hãng Pizza hut in số điện thoại gọi miễn phí trên các hộp bánh Pizza chuyển đi; mỗi khi khách hàng khiếu nại, Pizza hut sẽ chuyển hộp thư thoại người quản lý cửa hàng, nguwofi này bắt buộc phải gọi lại cho khách hàng trong vòng 48h và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Nói cách khác, một khách hàng có thể sản sàng trả giá cao hơn một sản phẩn có dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Tương tự như vậy thì đối với các công ty nông nghiệp, một hệ thống kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như rau, hoa, quả) sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thành phẩm, và vì vậy, sẽ làm tăng giá trị sản phẩm. Tuy nhiên thì trong thực tế, các chuỗi giá trị thương phức tạp hơn nhiều so với chuỗi giá trị trên. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết vơi các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các tiếp cận theo nghĩa rông không xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết với với người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.1.2. Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị Chuỗi cung ứng: Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân. Theo Lambert and Cooper năm 2000 một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặc trưng cơ bản như sau: + Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. + Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức. + Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. + Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình.
- 6 Chuỗi nông sản thực phẩm: Một chuỗi nông sản thực phẩm cũng là một chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối nông sản thực phẩm bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin diễn ra đồng thời. Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm khác với chuỗi cung ứng của các ngành khác ở các điểm như sau: - Bản chất của sản xuất nông nghiệp thường dựa vào quá trình sinh học, do vậy làm tăng biến động và rủi ro. - Bản chất của sản phẩm, có những đặc trưng tiêu biểu như dễ dập thối và khối lượng lớn, nên yêu cầu chuỗi khác nhau cho các sản phẩm khác nhau. - Thái độ của xã hội và người tiêu dùng quan tâm nhiều về thực phẩm an toàn và vấn đề môi trường. Ngành hàng: Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng được sử dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn đề chính sách của ngành nông nghiệp, sau đó phương pháp này được phát triển và bổ sung thêm sự tham gia của các vấn đề thể chế trong ngành hàng. Đến những năm 1990, có một khái niệm được cho là phù hợp hơn trong nghiên cứu ngành hàng. “Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa các yếu tố trên cũng như với bên ngoài”. Theo Fabre: “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ”.
- 7 Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp”. Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó. Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng: Tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp... tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân làm hai loại: Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, người chế biến, người tiêu thụ.) Tác nhân tinh thần (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy.) Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp các chủ thể có cùng một loại hoạt động. Ví dụ, tác nhân “nông dân để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân để chỉ tập hợp tất cả cá hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài chỉ tất cả các chủ thể ngoài pham vi không gian phân tích. Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng, một chuỗi nhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều ngành hàng của nền kinh tế quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành một số nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối . Trong thực tế, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, khi phân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác nhân tham gia trong từng chuỗi giá trị với chức năng cụ thể cho chính xác, tránh hiện tượng bỏ sót hay phân tích trùng lặp nhiều lần hoạt động của các tác nhân.
- 8 Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng, người ta thường chia thành các tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêng mình. Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản pham cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Trong chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian của tác nhân liền kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị. Mạch hàng: Là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng mạch hàng giá trị sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên luồng hàng và toàn bộ chuỗi giá trị của ngành hàng. Luồng hàng thể hiện sự di chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn đến từng chủng loại của sản phẩm cuối cùng. Luồng vật chất: Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua các tác nhân khác liền kề nó trong từng luồng hàng. Bản đồ chuỗi giá trị: Bản đồ chuỗi giá trị là một hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô cấp trung của chuỗi giá trị. Theo định nghĩa về chuỗi giá trị, bản đồ chuỗi giá trị bao gồm một bản đồ chức năng kèm với một bản đồ về các chủ thể của chuỗi. Lập bản đồ chuỗi có thể nhưng không nhất thiết phải bao gồm cấp độ vĩ mô của chuỗi giá trị. 1.1.2. Nội dung chính trong nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn Về sản phẩm và tổ chức sản xuất: Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới, cùng nghiên cứu kênh phân phối, mạch hàng, luồng đi của sản phẩm, nhưng chuỗi giá trị sản phẩm có những điểm khác biệt rõ ràng với ngành hàng sản
- 9 phẩm. Chuỗi giá trị tập trung nhiều hơn về góc độ lợi ích tài chính, việc thương mại hoá sản phẩm, tính chất kinh doanh và lợi nhuận của các bên tham gia hơn là các thể chế, hay cơ chế phối hợp, quản lý nhà nước, mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi. Chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Ba Chẽ là thị trường còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra còn ở hình thức giản đơn, chưa có sự chuyên môn hoá cao. Một người có thể tham gia và đảm nhiệm các vai trò khác nhau, người nông dân chăn nuôi lợn vừa có thể là người thu gom hay vừa là cơ sở giết mổ lợn. Đây chính là những đặc điểm cơ bản của hình thức sản xuất tiểu nông, chưa có sự chuyên môn hóa, thiếu tính chuyên nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Về các tác nhân: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Ba Chẽ cũng được xác định trên cơ sở theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, qua các kênh tiêu thụ khác nhau. Hiện nay, các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm: các hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, giết mổ, bán lẻ, chế biến và tiêu dùng. Tuy nhiên, do sản lượng lợn hàng năm người nông dân bán ra vẫn ở mức thấp nên các hoạt động của các tác nhân vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa mang tính chất hàng hàng hóa nhiều, chưa chuyên nghiệp, các hình thức giao dịch chưa có tính chất hợp đồng, chủ yếu là tự phát. Do vậy, các tác nhân tham gia chuỗi cũng có những đặc điểm khác biệt với các nhân tương tự trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng khác. Về sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi: Bản chất của chuỗi giá trị là cơ hội giao thương theo các cấp độ thị trường khác nhau, qua đó quyết định sự thành công của một sản phẩm hay dịch vụ xác định cụ thể. Các mối liên kết giữa các tác nhân ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi giá trị là điểm mấu chốt quyết định các lợi ích, giá trị tăng hoặc giảm; Các mối liên kết hàng ngang giữa các tác nhân có thể làm giảm chi phí giao dịch, cho phép tăng quy mô của nhà cung cấp, tăng quyền thương lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hoá các tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ, các quy tắc, quy định của các thành viên tham gia chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị hỗ trợ và thúc đẩy các thị trường khác phát triển trong quá trình phát triển của nó như các dịch vụ tài chính, tư vấn pháp lý, hạ tầng viễn thông, điện, hạ tầng giao thông….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn