intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các rào cản trong phát triển chuỗi giá trị chuối tây theo các liên kết dọc và liên kết ngang, kên phân phối...qua đó đề xuất mô hình phát triển dựa vào các nguồn lực của địa phương. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tại Bắc Kạn theo chuỗi giá trị, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng góp phần nâng cao thương hiệu chuối tây tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ CẨM VÂN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ CẨM VÂN PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thọ THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Cẩm Vân
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thọ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND huyện Chợ Mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, trung tâm Nghiên cứu phát triển Nông Lâm nghiệp miền núi (ADC) đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong các hoạt động nghiên cứu của tôi. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Cẩm Vân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................................... x 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .................................................................x MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................................3 4. Ý nghĩa của đề tài: .....................................................................................................3 4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ......................................................3 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn:..........................................................................................3 Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .....................................................................5 1.1.1. Những khái niệm liên quan .................................................................................5 1.1.2. Một số công cụ phân tích chuỗi giá trị ..............................................................13 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ...................................................................16 1.1.4. Lý luận về thị trường tiêu thụ nông sản ............................................................17 1.1.5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây chuối tây. ........................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................19 1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới................................................19 1.2.2. Tình hình phát triển chuỗi giá trị ở Việt Nam. ..................................................21 1.2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu. ...............................................................26 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ...........................................29 1.2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới .............................................30
  6. iv 1.2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam .............................................31 Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. .......................................................................32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới ...................................................................32 2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...................................................................................36 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................42 2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................42 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................42 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra ........................................................................43 2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................43 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................................44 2.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế ............................................................................................44 2.4.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi ......................................45 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 45 3.1. Thực trạng phát triển chuỗi giá trị Chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .......................................................................................................................45 3.1.1 Tình hình sản xuất cây Chuối tây huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ....................45 3.1.2. Thực trạng chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới. .....................................50 Các tác nhân tiêu thụ ...................................................................................................55 Các tác nhân khác ........................................................................................................56 3.1.3. Xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi ..................56 Cơ cấu chi phí của chuỗi giá trị chuối tây tại Bắc Kạn ...............................................56 3.2. Hoạt động của chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới. ...................59 3.3. Phân tích liên kết trong chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới .....................71 3.2.1. Liên kết dọc .......................................................................................................71 3.2.2. Liên kết ngang ...................................................................................................81 3.3 Đánh giá chung về chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới. ............................85 3.3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới. .......................................................................85 3.3.2. Một số đánh giá về chuỗi giá trị chuối tây ở huyện Chợ Mới...........................89
  7. v 3.4. Một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị chuối tây tại huyện Chợ Mới ...............91 3.4.1. Công tác quy hoạch ...........................................................................................91 3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật ......................................................................................93 3.4.3. Các biện pháp kinh tế ........................................................................................94 3.4.4. Marketing sản phẩm chuối tây huyện Chợ Mới ................................................96 3.4.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ ...............................................................................97 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 98 1. Kết luận ...................................................................................................................98 2.1. Đề nghị .................................................................................................................99 2.2. Đối với HTX.........................................................................................................99 2.3. Khuyến nghị đối với nông dân trồng và thu gom chuối tây ...............................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 101
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới 2017-2019. ........................ 34 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới ........................................ 37 Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Chợ Mới ............................... 40 giai đoạn 2017-2019 ................................................................................................. 40 Bảng 2.4. Tình hình sản xuất chăn nuôi của huyện Chợ Mới .................................. 40 giai đoạn 2017 – 2019 .............................................................................................. 40 Bảng 3.1: Sản lượng chuối tây ở một số vùng trồng tập trung ................................ 48 Bảng 3.2: Năng Suất, sản lượng chuối tây huyện Chợ Mới .................................... 49 năm (2017 - 2018 - 2019)......................................................................................... 49 Bảng 3.3: Thông tin chung của hộ sản xuất ............................................................. 59 Bảng 3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân ................................... 61 trồng chuối tây (tính BQ/1 ha) ................................................................................. 61 Bảng 3.5. Thông tin chung của hộ thu gom ............................................................. 62 Bảng 3.6. Lợi nhuận của người thu gom chuối tây .................................................. 63 (Tính BQ/1 tấn chuối tây) ........................................................................................ 63 Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn ................................... 65 Chuối tây (tính BQ/1 tấn chuối tây) ......................................................................... 65 Bảng 3.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ ......................................... 67 (tính BQ/1 tấn chuối tây) .......................................................................................... 67 Bảng 3.9. Chi phí và lợi nhuận của HTX chế biến nông sản ................................... 69 (tính BQ/1 tấn chuối tây nguyên liệu) ...................................................................... 69 Bảng 3.10. Nội dung liên kết giữa hộ sản xuất và hộ thu gom ................................ 71 Bảng 3.11. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa nông dân trồng chuối tây .................... 72 với hộ thu gom ......................................................................................................... 72 Bảng 3.12. Lý do hộ nông dân trồng chuối tây tham gia liên kết với hộ thu gom .. 72 Bảng 3.13. Lý do hộ nông dân trồng chuối tây không tham gia .............................. 73 liên kết với các tác nhân khác .................................................................................. 73 Bảng 3.14. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý ........................................ 74 giữa hộ nông dân và hộ thu gom .............................................................................. 74 Bảng 3.15 Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với hộ thu gom ................. 75 Bảng 3.16: Nội dung liên kết giữa hộ sản xuất và HTX chế biến chuối tây............ 75 Bảng 3.17. Tình hình liên kết tiêu thụ chuối tây giữa nông dân .............................. 76 với cơ sở chế biến .................................................................................................... 76 Bảng 3.18. Lý do hộ nông dân trồng chuối tây tham gia liên kết ............................ 77 với cơ sở chế biến..................................................................................................... 77 Bảng 3.19. Lý do hộ nông dân trồng chuối tây không tham gia .............................. 77 liên kết với các tác nhân khác .................................................................................. 77 Bảng 3.20. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý ........................................ 78 giữa hộ nông dân và cơ sở chế biến ......................................................................... 78 Bảng 3.21: Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với cơ sở chế biến............ 79 Bảng 3.22. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa hộ thu gom và cơ sở chế biến ............. 79 Bảng 3.23. Tình hình liên kết tiêu thụ giữa hộ thu gom và cơ sở chế biến ............. 80
  9. vii Bảng 3.24: Lý do hộ thu gom chuối tây tham gia liên kết với cơ sở chế biến......... 80 Bảng 3.25. Lợi ích khi tiêu thụ đầu ra của hộ thu gom ............................................ 81 Bảng 3.26. Nội dung liên kết giữa nông dân trồng chuối tây .................................. 82 với hộ nông dân trồng chuối tây............................................................................... 82 Bảng 3.27. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý ........................................ 82 giữa hộ nông dân và hộ nông dân ............................................................................ 82 Bảng 3.28: Lợi ích nhận được khi hộ nông dân liên kết với hộ nông dân ............... 83 Bảng 3.29. Nội dung liên kết giữa hộ thu gom và hộ thu gom ................................ 84 Bảng 3.30. Tình hình phá vỡ cam kết và hình thức xử lý giữa hộ ........................... 84 thu gom và hộ thu gom............................................................................................. 84 Bảng 3.31. Lợi ích nhận được khi hộ thu gom liên kết với hộ thu gom .................. 85 Bảng 3.32: Mô hình chéo SWOT của chuỗi giá trị chuối tây .................................. 88 (điểm mạnh/ điểm yếu/cơ hội/thách thức) ............................................................... 88
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chuỗi giá trị của Porter (1985) ....................................................................12 Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) - Asian Development Bank (2005), M4P Week 2005 ...................................................................................................................13 Hình 3.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chuối tây huyện Chợ Mới .............................................51 Hình 3.2: Chi phí và lợi nhuận giữa các nhân chính trong chuỗi chuối tây tại Bắc Kạn ..............................................................................................................................57
  11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ DN : Doanh nghiệp GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GlobalGAP : Global Good Agricultural Practices : Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức GTZ KHCN: Khoa học Công nghệ HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học Kỹ thuật Sở NN&PTNT : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SNV: Tổ chức phát triển Hà Lan SWOT : Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích knh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp. UBND : Ủy ban Nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices Province.
  12. x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên tác giả: Vũ Cẩm Vân Tên luận văn: tài “Phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Phần nội dung 1. Mục tiêu của đề tài: Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các rào cản trong phát triển chuỗi giá trị chuối tây theo các liên kết dọc và liên kết ngang, kên phân phối...qua đó đề xuất mô hình phát triển dựa vào các nguồn lực của địa phương. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tại Bắc Kạn theo chuỗi giá trị, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng góp phần nâng cao thương hiệu chuối tây tại địa phương. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tây theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Thanh Vận và xã Mai Lạp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Mới, trong đó tập trung nghiên cứu về phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tây theo chuỗi giá trị của nông hộ tại xã Mai Lạp và Thanh Vận là 02 xã có diện tích trồng chuối tây lớn của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đánh giá được thực trạng phát triển chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn. - Đưa ra phương hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển năng suất cây chuối tây ngày càng hiệu quả và bền vững. - Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá trình liên kết trong sản xuất kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới, là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành đưa ra các phương hướng để
  13. xi phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển liên kết trong sản xuất ngày càng hiệu quả và bền vững. 4. Bố cục luận văn: - Qua nghiên cứu, tác giả tổng kết lại kết quả nghiên cứu và giới thiệu “ Phân tích chuỗi giá trị của chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” để độc giả tham khảo. Nội dung, bố cục ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận.
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới đang không ngừng phát triển, mỗi quốc gia đều có những chiến lược phát triển riêng của đất nước mình. Hầu hết mọi quốc gia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm của mọi quốc gia. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và nghề nghiệp chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Từ một nước phải mua ngoại tệ để nhập khẩu lương thực và thực phẩm thì đến nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Trong kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò của cây chuối tây. Đây là một loại cây công nghiệp ngắn ngày dễ trồng, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nước ta nên được trồng ở nhiều vùng trên khắp cả nước. Cây chuối tây là loại cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị đưa lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. Để có được thành tựu ấy phải kể đến nỗ lực sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh, địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Nằm ở khu vực miền núi Phía Bắc, Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng. Đặc biệt là huyện Chợ Mới nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nên cây chuối tây ở đây đã được trồng với diện tích lớn. Và thị trường tiêu thụ hiện nay cũng khá thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân nơi đây yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất cây chuối tây hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan. Do đặc thù của tỉnh miền núi với diện tích đất rừng lớn và phong phú, Bắc Kạn có những lợi thế để phát triển ngành Lâm nghiệp và canh tác trên đất dốc. Tuy nhiên một thực tế cho thấy rất nhiều vùng hiện nay, người dân canh tác không bền vững, chặt phá rừng, ít chú ý đến tái tạo phát triển rừng, tâm lý của người dân vẫn chỉ chú trọng khai thác các sản phẩm từ rừng (măng, nứa, củi, gỗ, nấm...) mà không quan tâm tới
  15. 2 việc phát triển bền vững trên đất dốc làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh mẽ làm cho nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó một số cộng đồng có những kiến thức canh tác trên đất dốc, tận dụng thế mạnh của nguồn tài nguyên thiên nhiên giúp họ tồn tại và thích ứng với những biến đổi của thời tiết theo thời gian. Hiện toàn tỉnh Bắc Kạn có khoảng 400 ha cây chuối tây trồng rải rác ở tất cả các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung nhiều nhất tại xã Mai Lạp, và xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới. Với thu nhập ước đạt từ 50-80 triệu đồng/ha, những năm qua, loại cây trồng này đã giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo. Chuối tây cho trái to tròn, đều, thân cao, khỏe là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thu hoạch quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, cộng với ưu điểm phù hợp với điều kiện đất đai, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ rộng nên rất phù hợp để các hộ nông dân đưa vào sản xuất hàng hóa (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của UBND tỉnh Bắc Kạn, 2017) Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay và sự gia tăng dân số ngày càng tạo áp lực cho rừng và sản xuất lâm nghiệp, việc phát triển các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc dựa vào kinh nghiệm của người dân theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân dựa trên một đơn vị diện tích đất là vấn đề ưu tiên cần giải quyết. Để giải quyết khó khăn này, đề tài “Phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn” đã được triển khai trên địa bàn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng chuỗi giá trị chuỗi tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các rào cản trong phát triển chuỗi giá trị chuối tây theo các liên kết dọc và liên kết ngang, kên phân phối...qua đó đề xuất mô hình phát triển dựa vào các nguồn lực của địa phương. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tại Bắc Kạn theo chuỗi giá trị, giải pháp nâng cao giá trị gia tăng góp phần nâng cao thương hiệu chuối tây tại địa phương.
  16. 3 3. Đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tây theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Thanh Vận và xã Mai Lạp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Mới, trong đó tập trung nghiên cứu về phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chuối tây theo chuỗi giá trị của nông hộ tại xã Mai Lạp và Thanh Vận là 02 xã có diện tích trồng chuối tây lớn của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi về thời gian: Điều tra khảo sát thu thập thông tin năm 2017, thu thập số liệu sơ cấp năm 2018-2019. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2020. - Đối tượng nghiên cứu: Các nông hộ trồng chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 4. Ý nghĩa của đề tài: 4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về cây chuối tây. - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho mỗi học viên. - Quá trình thực tập giúp học viên có điều kiện tiếp cận với thực tế củng cố kiến thức đã được trang bị trên nhà trường đồng thời vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất. - Là tài liệu tham khảo cho khoa, trường, cơ quan trong ngành và sinh viên, học viên khóa sau. 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá được thực trạng phát triển chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện Chợ Mới, Bắc Kạn. - Đưa ra phương hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển năng suất cây chuối tây ngày càng hiệu quả và bền vững.
  17. 4 - Kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá trình liên kết trong sản xuất kinh tế hộ nông dân trong thời gian tới, là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban ngành đưa ra các phương hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển liên kết trong sản xuất ngày càng hiệu quả và bền vững.
  18. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những khái niệm liên quan 1.1.1.1. Chuỗi giá trị +) Khái niệm chuỗi Khái niệm về chuỗi đầu tiên được đề cập trong lý thuyết về phương pháp chuỗi (filière). Phương pháp này gồm các trường phái tư duy nghiên cứu khác nhau và sử dụng nhiều lý thuyết như phân tích hệ thống, tổ chức ngành, kinh tế ngành, khoa học quản lý và kinh tế chính trị Macxít. Khởi đầu, phương pháp này được các học giả của Pháp sử dụng để phân tích hệ thống nông nghiệp của Mỹ những năm 1960s, từ đó đưa ra những gợi ý đối với việc phân tích hệ thống nông nghiệp của Pháp và sự hội nhập theo chiều dọc của các tổ chức trong hệ thống nước này. Chính sách nông nghiệp của Pháp sử dụng phương pháp này như là công cụ để tổ chức sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt đối với những mặt hàng như cao su, bông, cà phê và dừa. Cho đến những năm 1980s, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong thời gian này, khung filière không chỉ tập trung vào hệ thống sản xuất nông nghiệp mà còn chú trọng đặc biệt đến mối liên kết giữa hệ thống này với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hoá và xác định những người tham gia vào các hoạt động (Vũ Đình Tôn và Piere Fabre, 1994) Trong lý thuyết về chuỗi, khái niệm “Chuỗi” được sử dụng để mô tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là sản phẩm hoặc là dịch vụ). +) Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
  19. 6 Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. “Chuỗi giá trị” nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế biến, marketing, và tiêu thụ cuối cùng; “Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể”; “Một mô hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường”. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng. Chuỗi giá trị theo nghĩa “hẹp” là một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng (Vũ Đình Tôn và Piere Fabre, 1994). Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, khách hàng có thể sẵn sàng trả cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm và vì vậy, làm tăng giá trị sản phẩm. Chuỗi giá trị theo nghĩa “rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán lẻ (Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 25/2008/CT-TTg, 25/8/2008). Chuỗi giá trị “rộng” bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì
  20. 7 đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào,… Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như đất đai, nước), có thể làm thoái hoá đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ, do quan hệ quyền lực giữa các hộ và cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá trị (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, 2019 và Báo cáo tình hình sản xuất chuối tây của huyện, 2019). Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp. Lý do là các chuỗi giá trị phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các tác động tiềm tàng của sự phát triển chuỗi giá trị đến người nghèo (Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ phát triển 1.000ha chuối tây của tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2015) 1.1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị +) Chuỗi cung ứng Một chuỗi cung ứng được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên tục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân. Theo Lambert và Cooper,2000 cho thấy một chuỗi cung ứng ứng có 4 đặc trưng cơ bản như sau: + Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. + Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2