Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 4
download
Đề tài được thực hiện với mục đích đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây mía tím tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây mía tím của huyện Ba Chẽ trong những năm tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Hòa Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hương
- ii LỜI CẢM ƠN Để luận văn “Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo, các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể hoàn thành luận văn, đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” . Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS. Hà Thị Hòa đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các Khoa, Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Hương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................. vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................... 5 1.1.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả cây trồng và mía tím ................................ 6 1.1.3. Lịch sử phát triển và đặc tính sinh học của cây mía tím ......................... 7 1.1.4. Đặc điểm và ý nghĩa về phát triển cây mía tím..................................... 10 1.2. Tình hình phát triển cây mía ở Việt Nam ................................................ 11 1.2.1. Quá trình phát triển cây mía ở Việt Nam .............................................. 11 1.2.2. Tình hình phát triển cây mía tím ở Quảng Ninh ................................... 12 1.2.3. Kinh nghiêm phát triển cây mía tím ở một số địa phương ................... 14 1.2.4. Bài học rút ra cho việc phát triển sản xuất cây mía tím của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................... 17
- iv 1.3. Các công trình khoa học nghiên cứu về phát triển cây mía trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................................................... 18 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 20 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27 2.1.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục: ................................................................ 32 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện kinh tế xã hội đến phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ .......................................................... 36 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 37 2.3. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 37 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 37 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 38 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 38 2.3.4. Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................ 39 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 40 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất..................................................... 41 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế ............................................ 41 2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ............................................................. 43 Chương 3. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 44 3.1. Thực trạng phát triển cây mía tím của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh......... 44 3.1.1. Tình hình phát triển cây mía tím ........................................................... 44 3.1.2. Các loại mía tím được trồng tại huyện Ba Chẽ ..................................... 45 3.1.3. Kênh tiêu thụ mía tím ở huyện Ba Chẽ ................................................. 47 3.1.4. Thực trạng về chế biến mía tím ............................................................ 48 3.1.5. Sự biến động giá mía tím ...................................................................... 49 3.1.6. Số hộ trồng mía tím của huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017 – 2019 ........ 50
- v 3.2. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra .................................... 51 3.2.1. Nguồn lực của hộ .................................................................................. 51 3.2.2. Kết quả sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ...... 55 3.3. Tác động của việc phát triển cây mía tím đến các vấn đề xã hội............. 58 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây mía tím ở huyện Ba Chẽ những năm qua......................................................................................... 59 3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 59 3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 60 3.5. Phân tích Swot.......................................................................................... 63 3.6. Định hướng và giải pháp phát triển mía tím ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 65 3.6.1. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất tập trung ................................... 65 3.6.2. Giải pháp về vốn ................................................................................... 65 3.6.3. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68 1. Kết luận ..................................................................................................... 68 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất mía Việt Nam từ năm 2012 – 2018 ................. 12 Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2017 - 2019 ............. 26 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 .. 27 Bảng 2.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 ................................... 29 Bảng 2.4. Tình hình lao động huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019................ 30 Bảng 2.5. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2017-2019..................... 31 Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của huyện Ba Chẽ trong 3 năm 2017 -2019............................................................................................... 46 Bảng 3.2. Cơ cấu giống mía tím huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019 ......... 51 Bảng 3.3. Sự biến động của giá 2 giống mía tím trong 3 năm 2017 - 2019 ... 44 Bảng 3.4. Số hộ trồng mía tím của huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017-2019 ...... 49 Bảng 3.5. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 52 Bảng 3.6. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra ................................ 53 Bảng 3.7. Diện tích đất trồng mía tím trên địa bàn 3 xã điều tra .................. 54 Bảng 3.8. Tình hình chi phí tính bình quân cho 1 ha mía tím của các hộ điều tra............................................................................................................. 55 Bảng 3.9. Giá trị sản xuất mía tím tính cho 1 ha năm 2019 ........................... 56 Bảng 3.10. Kết quả sản xuất mía tím (Tính bình quân cho 1 ha) ................... 57 Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế cho sản xuất mía tím (tính bình quân cho 1 ha) Bảng 3.12. Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất mía tím của người dân huyện Ba Chẽ .................................................................................................. 60
- vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Tên luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên 1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây mía tím tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây mía tím của huyện Ba Chẽ trong những năm tới. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía tím của các hộ trồng mía trong huyện 4. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài chọn 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, gồm xã Đồn Đạc, Thanh Lâm, Thanh Sơn. Tiến hành chọn 90 hộ gia đình để điều tra, khảo sát và phỏng vấn theo vùng sản xuất mía tím (xã Đồn Đạc 30 hộ, Thanh Sơn 30 hộ, Thanh Lâm 30 hộ). Các hộ được chọn phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên. 3.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Các thông tin thứ cấp sử được tổng hợp từ các báo cáo và dữ liệu từ các nguồn: UBND huyện Ba Chẽ, Chi cục Thống kê huyện Ba Chẽ, Phòng Nông Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp trên địa bàn các xã nghiên cứu; các sách báo, tạp chí, báo chuyên nghành...
- viii Các thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn 90 hộ gia đình sản xuất mía tím trên địa bàn các xã được chọn nghiên cứu điển hình. Việc điều tra thu thập được bằng phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc làm rõ điều kiện sản xuất, tiêu thụ, chi phí, thu nhập, các khó khăn và đề xuất của hộ trong sản xuất mía tím. 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu Số liệu, thông tin được xử lý tổng hợp từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra. Các tính toán được thực hiện trên phần mềm Excel. Để phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp chính sau đây: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh và phương pháp Swot. 4. Kết luận. Qua quá trình nghiên cứu hiệu quả sản xuất mía tím của các hộ gia đình ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, tôi có một số kết luận như sau: Huyện Ba Chẽ là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất cây mía tím. Cây mía tím là cây trồng đặc thù của huyện, gắn bó lâu đời với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây, do đó việc đầu tư phát triển vùng chuyên canh cây mía tím tập trung là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay để tạo ra nguồn sản phẩm mía có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng. Sản xuất mía tím đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã hội như: Tiếp cận với khoa học công nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực sản xuất… Nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mía tím như: Diện tích, thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác của hộ nông dân, phân bón, vốn…
- ix Hướng đến việc phát triển hiệu quả sản xuất cây mía tím thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, giá trị kinh tế cao thì các hộ gia đình cần phát huy hơn nữa chuyển dịch cơ cấu và áp dụng các biện pháp sản xuất hiệu quả, quan tâm đến việc thực hiện khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp đang trên đà phát triển chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác và với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy nông nghiệp không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà còn trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đổi mới hiện nay, mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định là “cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng, tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với cuộc sống của nhân dân, Nhà nước ta đã đưa cây mía tím vào công cuộc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Cây mía tím được coi là một trong những cây nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, mía tím được coi là cây nguyên liệu, thực phẩm rất cần thiết, được người dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường mía ngày càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nước nhập khẩu mía, bã mía tím và phát triển sản xuất mía ở các quy mô khác nhau như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, CuBa … Đặc biệt là mía tím còn có giá trị về dược liệu. Theo Đông y, Mía ngọt, ngon, tính mát, có tác dụng giải khát, tiêu phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi, điều hoà tì vị.
- 2 Theo các chuyên gia về mía thì Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây mía tím phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung du, miền núi như Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Giang. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa nên nhìn chung khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triển cây mía tím. Cây mía tím đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân, tiêu biểu là ở các huyện Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà… Ba Chẽ là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây mía tím giữ là một trong những cây có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân (Báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện – năm 2017). Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển, cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành một cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây mía tím, đến nay hầu hết các diện tích mía tím của huyện được trồng bằng giống từ nhiều chục năm trước đây nên chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật vì thế nên giá trị kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ mía
- 3 tím ở huyện Ba Chẽ nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây mía tím trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. - Nghiên cứu thực trạng sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017-2019. - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mía tím tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. - Đề ra một số giải pháp phát triển sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía tím của các hộ trồng mía tím trong huyện - Điều tra những hộ trồng mía tím, những cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình phát triển của cây mía tím. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 3.2.2. Phạm vi thời gian: Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển sản xuất mía tím ở huyện Ba Chẽ được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ 2017 đến năm 2019, số liệu điều tra khảo sát năm 2019.
- 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển và nhận thức của cộng đồng ở Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. - Chỉ ra thực trạng, những khó khăn thuận lợi trong việc phát triển sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong thời gian qua. Trong đó thấy được những tiềm năng cũng như thách thức trong quá trình phát triển ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn nghiên cứu nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch sản xuất mía tím, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Đồng thời giúp cho huyện Ba Chẽ lập kế hoạch phát triển cây mía tím hợp lý; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về phát triển Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992). Theo tác giả Raaman Wietz - Revot (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Theo Vũ Thị Ngọc Phùng và cộng sự (2007) đã đưa ra các quan điểm về phát triển kinh tế dưới đây: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và
- 6 phát triển sản xuất theo chiều sâu. + Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới. + Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực. Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kỳ nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi thời kỳ, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước cũng như các doanh nghiệp là thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích lũy thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn. Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn. 1.1.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả cây trồng và mía tím Cây mía là loại cây trồng có khả năng để gốc nhiều năm, có thể phát triển trên nhhiều vùng sinh thái khác nhau, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Mía còn là cây trồng có ưu điểm và giá trị kinh tế cao,
- 7 được trồng ở nhiều nơi trong khu vực khí hậu nhiệt đới. Việt Nam là nước có nhiều điều kiện để phát triển cây mía. Đường là một loại thực phẩm cần có trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người, giá trị dinh dưỡng của đường tương đương với giá trị dinh dưỡng của các chất bột khác. Cây mía tạo ra sản phẩm chính là đường bên cạnh đó có thể tận dụng phụ phẩm của nó phục vụ đời sống như: Phân bón, thức ăn gia súc, chất đốt, sản phẩm sợi, bột giấy, nguyên liệu đốt lò… Ngoài ra còn có thể chế biến rượu mía. 1.1.3. Lịch sử phát triển và đặc tính sinh học của cây mía tím * Nguồn gốc cây mía tím Cây mía xuất hiện trên trái đất từ xa xưa khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền nhau. Một số tác giả cho rằng vùng Tân Ghi Nê là quê hương của cây mía nguyên thủy. Tuy nhiên trong tác phẩm “nguồn gốc của cây mía” của De Candelle lại viết “Cây mía được trồng đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, rồi từ đó qua Châu Phi và sau cùng là Châu Mỹ” (Humbert – 1963). Khi cây mía được đưa vào trồng ở vùng Ả Rập, tên Sarkara hay Sarkara được chuyển thành Sukkar. Từ Ả Rập cây mía được đưa sang Êtiôpia, Ai Cập, rồi Sicilia, … người Ả Rập cũng đem mía vào Tây Ban Nha. Thái tử Bồ Đào Nha Don Ernique nhập mía đem trồng ở đảo Madeira rồi từ đó chuyển đến Canaria. Chính nơi đây đã sản xuất ra tất cả lượng đường tiêu dùng của Châu Âu trong vòng 300 năm. Cây mía được đưa sang Châu Mỹ trong chuyến đi thứ hai của Cristop Colon vào năm 1493 và trồng đầu tiên ở đảo Santo Domigo (Humbert – 1963) . Cây mía tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, giữa vĩ tuyến 35 độ Bắc và Nam. * Đặc tính của cây mía Cây mía có tên khoa học là Saccharumssp, thuộc họ Graminaea (họ hòa thảo). Cây mía gồm các phần :
- 8 - Thân mía: Ở cây mía thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. Thân mía cao trung bình 2 - 3m, một số giống có thể cao 4 - 5m. Thân mía được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15 - 20cm, trên mỗi dóng có mắt mía, đai sinh trưởng, sẹo lá… Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tùy theo từng giống mà dóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình trụ, hình trống, hình ống chỉ,… Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh. - Rễ mía : Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh. + Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời). Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa. + Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trồng suốt chu kỳ sinh trưởng. Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng mặt đất 30 - 40cm, rộng 40 - 60cm. - Lá mía: Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, giúp cây trồng tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm nhiều phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 0,1 - 1,5m có một gân chính tương đối lớn. Phiến lá có mầu xanh thẫm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía, có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá… các đặc điểm của lá cũng khác nhau tùy vào giống mía.
- 9 - Hoa và hạt mía + Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao. Cây mía có giống ra nhiều hoa, có giống ra ít hoa hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường. Trong sản xuất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa. + Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh trông như một chiếc váy nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1 - 1,2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất. Cây mía từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch kéo dài trong khoảng 10 - 15 tháng tùy vào điều kiện thời tiết và giống mía. * Chu kỳ sinh trưởng của cây mía Đối với cây mía chu kỳ sinh trưởng có thể chia thành 4 thời kỳ chính đó là: - Thời kỳ mọc mầm: Từ khi đặt hom mía trồng đến khi mầm mọc thành cây con. Thời kỳ này cây non mọc từ mắt mầm và sống nhờ chất dự trữ trong hom mía. Rễ hom đồng thời phát triển thực hiện chức năng bám đất, hút nước và hấp thu một phần chất dinh dưỡng cung cấp cho cây mía non. - Thời kỳ mía đẻ nhánh: Sau khi kết thúc mọc mầm, mía chuyển sang thời kỳ đẻ nhánh. Ở thời kỳ này rễ thứ sinh phát triển mạnh và các nhánh mía con đâm lên từ các mắt mầm ở gốc của cây mẹ, rồi từ những nhánh cấp hai này tiếp tục mọc các nhánh cấp ba. Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến mật độ của cây, một trong hai yếu tố cấu thành năng xuất của ruộng mía. - Thời kỳ mía làm dóng vươn cao: Thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, số lá tăng nhanh, các hoạt động sinh lý đạt mức cao nhất và chất khô hình thành được dự trữ với tốc độ nhanh. Thời kỳ mía làm dóng vươn cao quyết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn