intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt đối với hộ dân tộc Kh’mer tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt của hộ dân tộc Kh’mer ở địa bàn nghiên cứu; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt của các hộ Kh’mer ở địa bàn nghiên cứu; đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt của hộ Kh’mer tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt đối với hộ dân tộc Kh’mer tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- THẠCH THỊ HÒN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐỐI VỚI HỘ DÂN TỘC KH’MER TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ \ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- THẠCH THỊ HÒN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐỐI VỚI HỘ DÂN TỘC KH’MER TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào. Trà Vinh, ngày 25 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Thạch Thị Hòn
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu: ......................................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 3 4.1.Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................................... 3 4.2.Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 4 6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................................... 4 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 6 1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................................. 6 1.1. Một số khái niệm liên quan: ...................................................................................................... 6 1.2.Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt. ........................................... 16 2. Các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi ............................................................................... 20 3. Khung phân tích ............................................................................................................................. 22 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 23 1. Phương pháp phân tích:................................................................................................................ 233 1.1. Mô tả và phân tích các yếu tố kỹ thuật chăn nuôi ................................................................... 23 1.2. Mô tả và phân tích cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. .................................................... 23 1.3. Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập. ............................. Error! Bookmark not defined.3 2. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................................................ 23 3. Phương pháp phân tích ................................................................................................................... 25 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 26 1. Khái quát chung về chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra ............................................................... 26
  5. 1.1 Tuổi của chủ hộ ........................................................................................................................ 26 1.2 Trình độ học vấn của hộ có nuôi và không nuôi bò ................................................................. 27 1.3 Cơ cấu giới tính của các hộ điều tra ......................................................................................... 29 1.4 Tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra.................................................................................. 29 1.5 Diện tích đất của các hộ được điều tra ở vùng nghiên cứu ...................................................... 30 1.6 Số năm kinh nghiệm nuôi bò của các hộ điều tra..................................................................... 31 1.7. Lý do các hộ chọn nuôi bò ...................................................................................................... 32 1.8 Các giống bò và hình thức nuôi ở vùng điều tra ...................................................................... 33 1.9. Nguồn gốc con giống của các hộ điều tra ............................................................................... 34 1.10. Các loại chuồng trại: ............................................................................................................. 36 1.11. Kỹ thuật chăn nuôi bò của hộ điều tra................................................................................... 37 1.12. Số lao động tham gia chăm sóc nuôi bò và thuê mướn ......................................................... 37 1.13. Quy mô bò nuôi..................................................................................................................... 38 1.14 Nguồn thức ăn cho bò ............................................................................................................ 39 1.15. Nguồn vốn chăn nuôi và các lý do hộ chăn nuôi không vay vốn .......................................... 40 2. Hạch toán chi phí chăn nuôi bò thịt ............................................................................................... 41 2.1. Chi phí chăn nuôi bò của các hộ điều tra ................................................................................ 41 2.2 Hiệu quả nuôi bò thịt của các hộ điều tra ................................................................................. 44 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 47 1. Kết luận: ......................................................................................................................................... 47 2. Hàm ý chính sách: .......................................................................................................................... 50
  6. 1 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi một cách có kế hoạch và bền vững, trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng lên. Trong ngành chăn nuôi, gia súc là vật nuôi quan trọng trong đó bò thịt đứng thứ hai sau heo nhưng là vật nuôi phổ biến của mọi người dân ở vùng nông thôn vì họ có thể tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để làm thúc ăn, đồng thời sử dụng thời gian nhàn rỗi trong lao động nông nghiêp, hàng năm sản lượng thịt bò của tỉnh cung cấp khoảng 295 ngàn tấn. Trà Vinh là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long là một địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó bò thịt được xác định là một trong những vật nuôi chủ lực của tỉnh. Diện tích tự nhiên là 234.116 ha, dân số xấp xỉ 1 triệu người, trong đó có khoảng 30% là đồng bào dân tộc Khmer, tập trung sinh sống nhiều ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 184.834 ha, có khoảng 15.000 ha đấ t giồ ng cát (Cục thống kê Trà Vinh, 2014), tâ ̣p trung nhiề u ở các huyê ̣n Cầ u Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, có nhiều lợi thế trong phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò. Tổng đàn của tỉnh có 175.988 con, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 2.839 tỷ đồng (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trà Vinh, 2015); trong đó 03 huyện Trà Cú, Cầu Ngang và Châu Thành có tổng đàn bò tương đối cao so với các huyện trong tỉnh, là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển chăn nuôi bò thịt. Nhằm giúp nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, những năm qua Hội nông dân tỉnh Trà Vinh đã triển khai nhiều dự án thiết thực. Dự án hỗ trợ nông dân phát triển bò vỗ béo ở xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú là một điển hình và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Với điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, giá cả tương
  7. 2 đối ổn định, nuôi bò là một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả và được nhiều người dân nông thôn quan tâm. Hội nông dân xã Tân Hiệp đang chuẩn bị mở rộng phương thức đầu tư chăn nuôi, thực hiện mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công tổ nông dân liên kết phát triển chăn nuôi bò theo hướng tập trung , an toàn, sạch bệnh; nâng cao năng suất lao động và tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn không ngừng đổi mới, giảm được tỷ lệ hộ nghèo, cuộc sống của người dân Khmer được nâng lên. Trong ngành chăn nuôi của tỉnh, chăn nuôi bò thịt là vật nuôi chủ lực giúp người nông dân tăng thu nhập. Nó có vai trò thiết thực trong các hộ gia đình ở nông thôn vì nó đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho rất nhiều người, nếu phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp người dân tăng thu nhập, đăc biệt giúp những hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững nhất là trong đồng dân tộc Khmer nói riêng, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Theo quyết định số: 438/QĐ-TTg ngày 24/03/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, đồng thời phát huy mạnh mẽ các lợi thế và thành quả phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi mà trọng tâm là chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa tỉnh thành địa bàn chăn nuôi hàng hóa tâp trung, có sức cạnh tranh cao và bền vững. (Đỗ Văn Quang, 2014). Chăn nuôi bò thịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn thịt cho người tiêu dùng, một phần sức kéo trong nông nghiệp, cũng như thu nhập cho người chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển nông thôn. Bò chủ yếu được chăn nuôi trong nông hộ kết hợp với trồng lúa và các cây trồng khác. Ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò như đất trồng cỏ, phụ phế phẩm nông nghiệp, thời gian nhàn rỗi của người dân, thị trường tiêu thụ thịt bò đang rộng mở. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn như người dân chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng những bãi chăn thả tự nhiên, thiếu kinh nghiêm trong chăn nuôi, chất lượng con giống,
  8. 3 thị trường tiêu thụ, người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi bò, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò còn hạn chế. Từ những lý do trên đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt đối với hộ dân tộc Kh’mer tỉnh Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt của hộ dân tộc Kh’mer ở địa bàn nghiên cứu. b. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt của các hộ Kh’mer ở địa bàn nghiên cứu. c. Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt của hộ Kh’mer tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu: a. Tình hình chăn nuôi bò thịt của hộ Kh’mer tỉnh Trà Vinh như thế nào? b. Hộ Kh’mer ở tỉnh Trà Vinh chăn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh tế ra sao? c. Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt của hộ Kh’mer ở tỉnh Trà Vinh ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức hoạt động, hiệu quả chăn nuôi bò thịt của đồng bào dân tộc Kh’mer ở tỉnh Trà Vinh và thu nhập có từ nghề này. Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến các yếu tố của chăn nuôi bò thịt của hộ Kh’mer, nên đối tượng khảo sát chính của đề tài là hộ Kh’mer chăn nuôi bò thịt ở vùng nghiên cứu. 4.2.Phạm vi nghiên cứu.
  9. 4 - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 03 huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Trà Cú của tỉnh Trà Vinh, mỗi huyện chọn 2 xã có đông đồng bào dân tộc Kh’mer nuôi bò thịt. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2015, số liệu sơ cấp được thu thập năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Bước 1: Mô tả và phân tích các yếu tố kỹ thuật chăn nuôi Mô tả thực trạng về độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, diện tích đất của các hộ nuôi bò và không nuôi bò trong mẫu điều tra.....và các yếu tố kỹ thuật khác được áp dụng trong chăn nuôi bò tại các hộ điều tra. Bước 2: Mô tả và phân tích cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. - Hạch toán chi phí và doanh thu nuôi bò của hộ gia đình: tính các chi phí cố định, chi phí biến động, chi phí cơ hội - Doanh thu: tính sản lượng, giá bán, giá trị sản phẩm phụ, gia trị bò con sinh ra trong năm. - Thu nhập: Doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí biến động . 6. Cấu trúc của luận văn Các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài được báo cáo trong luận văn này được kết cấu thành 5 chương chi tiết như sau: Chương 1: Phần mở đầu, giới thiệu tổng quát những điểm cơ bản của đề tài, bao gồm sự cần thiết, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 2: Tổng quan tài liệu, trong chương này trình bày cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu cũng như cách tiếp cận để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra. Dựa trên kết quả lược khảo tài liệu tiến hành xây dựng khung phân tích.
  10. 5 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày chi tiết về qui trình nghiên cứu, cách thức xây dựng bảng câu hỏi, thực hiện khảo sát, phương pháp ước lượng, phân tích số liệu và trình bày kết quả. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả phân tích về tình hình nuôi bò thịt tại các hộ dân tộc Kh’mer, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nuôi bò thịt. Nội dung chương này chủ yếu sẽ tập trung vào mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả ước lượng, kết quả ước lượng, kết quả kiểm định mô hình và thảo luận các kết quả thu được. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày kết quả chính của đề tài, căn cứ vào kết quả này đề xuất một số kiến nghị, hàm ý chính sách để tăng thu nhập từ việc nuôi bò thịt.
  11. 6 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Một số khái niệm liên quan: - Sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp là một trong ngành sản xuất của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Sản xuất nông nghiệp hiểu theo nghĩa hiện nay gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản và lâm nghiệp (Đại học kinh tế TP. HCM, 2010, kinh tế nông nghiệp đại cương). + Trồng trọt bao gồm gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau cây thức ăn gia súc và cây thuốc. + Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, gia súc và các vật nuôi khác. + Thủy hải sản bao gồm nuôi trồng và khai thác nguồn động vật thủy sinh sống trong môi trường nước mặn, lợ và nước ngọt. +Lâm nghiệp bao gồm bỏa tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật và động vật, rừng cho gổ và những sản phẩm ngoài gổ. - Chi phí sản xuất trong nông nghiệp: là khoản chi phí được sử dụng để sản xuất ra một lượng nông sản phẩm nào đó trong một khoản thời gian nhất định. Tổng chi phí sản xuất ( Total Cost- TC) được chia ra: + Chi phí cố định: (Fixed Cost- FC) là khoản chi phí không thay đổi và không phụ thuộc vào sản lượng nông sản sản xuất ra (Đại học kinh tế TP. HCM, 2010, kinh tế nông nghiệp đại cương). + Chi phí biến đổi: (Variable Cost- VC) là khoản chi phí thay đổi và phụ thuộc vào quy mô sản lượng nông sản sản xuất ra. - Chi phí biên: (Marginal Cost - MC)là những chi phí tăng thêm để tạo ra một đơn vị sản phẩm tăng thêm: MC = ∆VC/∆Q Chi phí biên cho chúng ta biết mức chi phí sẽ là bao nhiêu khi đầu ra của hãng tăng thêm một đơn vị nữa.
  12. 7 - Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là mục tiêu kinh tế cao nhất là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, động cơ lợi nhuận là một bộ phận hợp thành quyết định tạo ra sự hoạt động thắng lợi của thị trường hàng hóa và dịch vụ (Kinh tế vi mô,1994). Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí. ∏ = TR – TC Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận biên sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí biên bằng hơn doanh thu biên, cũng tức là bằng giá bán. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận biên thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và lợi nhuận: + Doanh thu và doanh thu biên: Doanh thu (TR) là số tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán được các hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. TR= P(Q) x Q Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm lhi bán thêm được một đơn vị sản phẩm . MR = ∆TR/∆Q
  13. 8 Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất. Điều này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận bằng 0. dп/dq= dTR/dq – dTC/dq =0 ↔ MR - MC = 0 ↔ MR = MC Chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết thông qua doanh thu. Chi phí tăng lên hay giảm xuống không thể đánh giá ngay nó tác động xấu hay tốt tới lợi nhuận của doanh nghiệp. nếu chi phí tăng lên, doanh thu nhiều hơn mức tăng của chính nó thì việc chi phí này tăng lên có hiệu quả trong kinh doanh. Trái lại có những khoản chi phí gay tổn thất cho doanh nghiệp làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, những loại chi phí này cần giảm tối thiểu để doanh nghiệp đạt hiệu quả sử dụng vốn tối đa.(Kinh tế học vi mô,1994). - Tổng quan về hàm sản xuất (PGS.TS Đinh Phi Hổ, 2012). Trong hoạt động sản xuất có ba yếu tố quan trọng: lao động (L), vốn (K) và trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Một câu hỏi đặt ra là: nếu gia tăng các yếu tố sản xuất theo cùng một tỷ lệ sẽ gia tăng sản lượng đầu ra như thế nào? Trong kinh tế học, mối quan hệ trên được thể hiện qua hàm sản xuất. Hàm sản xuất trong khái niệm là một hàm khái quát chung. Để đo lường hàm sản xuất của các doanh nghiệp, hàm Cobb-Douglass thường được sử dụng. Hàm Cobb-Douglass có dạng như sau: Q = AKαLβ Với A: hằng số α: Hệ số co giản của sản lượng theo vốn. β: Hệ số co giản của sản lượng theo lao động. Tổng hệ số co giản α và β có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
  14. 9  Nếu tổng hệ số co giản (α + β) = 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi không thay đổi theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng đầu ra.  Nếu tổng hệ số co giản (α + β) > 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi tăng dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng đầu ra.  Nếu tổng hệ số co giản (α + β) < 1, thì hàm sản xuất cho biết tình trạng doanh lợi giảm dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng đầu ra. (PGS.TS Đinh Phi Hổ, 2012). Sản xuất trong ngắn hạn (Short - Run): Là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp không thể thay đổi về số lượng. Trong ngắn hạn, xuất lượng có thể thay đổi (do thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi) nhưng quy mô sản xuất không đổi. Sản xuất dài hạn (Long - Run): Là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất. Trong dài hạn, xuất lượng và quy mô đều thay đổi. Tổng sản phẩm, năng suất biên và năng suất trung bình Tổng sản lượng (TP) là mức sản lượng được sản xuất ra từ các mức khác nhau của một yếu tố đầu vào kết hợp với các mức cố định của các yếu tố khác. Năng suất trung bình (AP-Average Product) Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm được sản xuất ra tính trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó. Q APL  L Năng suất biên (MP-Marginal Product) Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó Q MPL  L
  15. 10 - Lý luận chung về hiệu quả kinh tế: (HQKT) (Farrel, M.J,1957) + Khái niệm hiệu quả: Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhất định. Chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.  Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency - TE) Farrel cho rằng hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật thuộc về những người thực hành giỏi nhất (best practice). X2 R A S Q P Q’ S’ 0 X1 Đồ thị 1: Mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế Farrel minh họa những ý tưởng của mình bằng một ví dụ đơn giản, một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào (X1 và X2) để sản xuất một đầu ra (Y), với giả thiết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đường đồng lượng đơn vị của doanh nghiệp hiệu quả toàn bộ, được biểu diển bằng đường SS’ trong Đồ thị 1, cho phép đo hiệu quả kỹ thuật. Để sản xuất mức sản lượng đơn vị, doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào biến đổi đã cho. Mức sử dụng hai yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ thuật nằm trên đường đồng lượng đơn vị. Đây là trường hợp doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật toàn bộ. Gỉa sử
  16. 11 doanh nghiệp có mức sử dụng hai yếu tố đầu vào nằm tại điểm R, khi đó hiệu quả kỹ thuật theo định nghĩa của Farrel là: TE = OQ/OR Và khi hiệu quả kỹ thuật là 1 – TE, cho biết phần trăm khối lượng đầu vào bị thâm dụng trong quá trình sản xuất, hay nói cách khác, là phần trăm chi phí đầu vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một doanh nghiệp có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một mức sản lượng nhất định.  Hiệu quả phân bổ (Allocative efficiency -AE) Hiệu quả phân bổ liên quan đến việc phối hợp tối ưu về giá trị các yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho một mức sản lượng, hay tối đa hoá lợi nhuận. Trên đồ thị 1, để sản xuất mức sản lượng đơn vị, mức chi phí tối thiểu nằm trên đường đồng phí (AA’). Nếu doanh nghiệp sản xuất tại điểm Q thì đạt hiệu quả kỹ thuật nhưng không đạt được hiệu quả phân bổ vì chi phí nhỏ nhất để đạt được mức sản lượng đó năm tại điểm P. Hiệu quả phân bổ là: AE = OP/OQ Khoảng cách PQ biểu thị lượng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật nhưng không hiệu quả phân bổ Q. Như vậy, hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các yếu tố đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng. Hiệu quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực sản xuất. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá của đầu vào và giá đầu ra.  Hiệu quả kinh tế (Economic efficiency - EE) HQKT theo định nghĩa của Farrel là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế đạt được với cái tối đa có thể đạt được.
  17. 12 Trên đồ thị 1,HQKT được xác định. EE = TE x AE = OP/OR Như vậy, HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất. Nếu đạt một trong hai hiệu quả nói trên (hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt HQKT. Vì thế, chỉ khi nào các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT. + Nội dung, bản chất của HQKT và sự vận dụng trong nông nghiệp: Nội dung và bản chất của HQKT được thể hiện ở các vấn đề sau (Nguyễn Hữu Bình, 2008):  Nội dung của hiệu quả kinh tế Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, quản lý…). Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khácnhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Mức chi phí cho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội dung này giúp chúng ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay quá trình kinh tế. Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng cácyếu tố đầu vào và đâu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường… Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định. HQKT liên
  18. 13 quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn: Đối với các yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà xưởng, chuồng trại…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụ thể và chính xác những chi phí này. Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá trên thị trường gây khó khăn cho việc xác định chính xác chi phí sản xuất. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất, nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào. Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng hiện vật, còn kết quả dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ môi trường, cãi thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian. Vì vậy, việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.  Bản chất hiệu quả kinh tế Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao
  19. 14 nhất, với chi phí thấp nhất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp. Về khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẳn có do sự khan hiếm về nguồn lực (vốn, đất đai, tài nguyên…) làm hạn chế phát triển sản xuất theo chiều rộng và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao nên các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu đồng thời biết được các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. Nâng cao HQKT là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuất không chỉ tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao HQKT. + Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế: hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng tựu trung lại bao gồm 3 quan điểm chính sau: Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, (Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính, 2010). Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của các sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả đó. HQKT = Kết quả - Chi phí Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (Nguyễn Ngọc Châu, 2012). HQKT = Kết quả / Chi phí
  20. 15 Thứ ba: HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Sự so sánh ở đây bao gồm cả về số tuyệt đối và tương đối (Nguyễn Hữu Bình, 2008). HQKT = ΔKết quả / Δchi phí Hoặc HQKT = %ΔKết quả / %Δchi phí Từ các quan điểm trên chúng ta thấy: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý như quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu quả nhưng không phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất, trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực đầu vào và chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải vật chất cho xã hội của những đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét đến chi phí bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Và trong thực tế trong nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa. Nếu đánh giá HQKT bằng quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào nhưng chưa xác định được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó, kết quả sản xuất là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh tế, xã hội… các yếu tố này cần được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh của HQKT. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cho biết hiệu quả của mức độ đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tuy nhiên, hạn chế của quan điểm này là không xét đến HQKT của tổng chi phí bỏ ra vì kết quả sản xuất là sự đạt được do tác động của cả chi phí bổ sung và chi phí sẵn có. Trong thực tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh có chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh doanh, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất trong từng giaii đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan điểm về HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2