intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã đưa một số chỉ số giá cổ phiếu mới vào đề tài nghiên cứu để phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu này tại HOSE. Đây là đóng góp mới của đề tài so với các nghiên cứu trước đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** VÕ THỊ THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** VÕ THỊ THÙY DƯƠNG PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu trong luận văn được thu thập chính xác và có nguồn gốc trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2015 Tác giả HV: Võ Thị Thùy Dương
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 5. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................................... 2 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU ................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về chỉ số giá cổ phiếu .................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 4 1.1.2 Các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu ................................................................ 4 1.1.2.1 Phương pháp Passcher ........................................................................................ 4 1.1.2.2 Phương pháp Laspeyres ...................................................................................... 5 1.1.2.3 Phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher ........................................................... 5 1.1.2.4 Phương pháp số bình quân đơn giản .................................................................. 6 1.1.2.5 Phương pháp bình quân nhân đơn giản .............................................................. 6 1.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá cổ phiếu....................................... 6 1.2.1 Lạm phát (Inflation) .................................................................................................. 6 1.2.2 Lãi suất (Interest rate) ............................................................................................... 7 1.2.3 Cung tiền (Money supply) ........................................................................................ 8 1.2.4 Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) ................................................................................ 9 1.2.5 Giá trị sản lượng công nghiệp (Industrial production) ............................................ 10 1.2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment) ........................................ 10 1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu ......................................................................................................................... 11
  5. 1.4 Các nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu .................................................................................................................... 12 1.4.1 Nghiên cứu của Mohamed Asmy, Wisam Rohilina, Aris Hassama và Fouad........ 12 1.4.2 Nghiên cứu của Adel Al-Sharkas ............................................................................ 13 1.4.3 Nghiên cứu của Fama và Schwert ........................................................................... 14 1.4.4 Nghiên cứu của Mahmudul and Salah Uddin ......................................................... 14 1.4.5 Nghiên cứu của Maxwell Ogbulu và Peter Chinyer ............................................... 15 1.4.6 Nghiên cứu của Noel Dilrukshan Richards và John Simpson ................................ 15 1.4.7 Nghiên cứu của George Filis ................................................................................... 16 1.4.8 Nghiên cứu của Sarbapriya Ray ............................................................................. 16 1.4.9 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp.................................... 17 1.5 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................... 20 2.1 Các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 20 2.1.1 Các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh . 20 2.1.1.1 VN-Index .......................................................................................................... 20 2.1.1.2 VN30-Index ...................................................................................................... 21 2.1.1.3 VNMidcap-Index .............................................................................................. 22 2.1.1.4 VN100-Index .................................................................................................... 23 2.1.1.5 VNSmallcap-Index ........................................................................................... 24 2.1.1.6 VNAllshare-Index ............................................................................................ 24 2.1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................. 24 2.1.3 Điều kiện sàng lọc khi tham gia vào các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 26 2.1.3.1 Tư cách tham gia vào chỉ số ............................................................................. 26 2.1.3.2 Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (f) ........................................................... 26 2.1.3.3 Thanh khoản ..................................................................................................... 27 2.1.3.4 Giới hạn về giá trị vốn hóa ............................................................................... 28
  6. 2.1.4 Công thức chung để tính các chỉ số trong bộ HOSE-Index .................................... 29 2.2 Thực trang sự biến động của các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 29 2.2.1 VN-Index................................................................................................................. 30 2.2.2 VN30-Index............................................................................................................. 31 2.2.3 VNMidcap-Index .................................................................................................... 32 2.2.4 VN100-Index........................................................................................................... 34 2.2.5 VNSmallcap-Index .................................................................................................. 34 2.2.6 VNAllshare-Index ................................................................................................... 35 2.3 Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 36 2.3.1 Lãi suất .................................................................................................................... 36 2.3.2 Lạm phát.................................................................................................................. 37 2.3.3 Cung tiền ................................................................................................................. 39 2.3.4 Tỷ giá hối đoái ........................................................................................................ 40 2.3.5 Giá trị sản lượng công nghiệp ................................................................................. 41 2.3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài..................................................................................... 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 43 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................... 44 3.1 Dữ liệu và các bước nghiên cứu .................................................................................. 44 3.1.1 Giả thuyết của mô hình nghiên cứu ........................................................................ 44 3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 45 3.1.3 Thống kê mô tả số liệu ............................................................................................ 46 3.1.4 Các bước nghiên cứu ............................................................................................... 47 3.1.4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................................ 48 3.1.4.2 Kiểm định đồng liên kết ................................................................................... 50 3.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 52 3.2.1 Kết quả mô hình hồi quy của VN-Index ................................................................. 52 3.2.2 Kết quả mô hình hồi quy của VN30-Index ............................................................. 55 3.2.3 Kết quả mô hình hồi quy của VNMidcap-Index ..................................................... 58
  7. 3.2.4 Kết quả của mô hình hồi quy của VN100-Index..................................................... 61 3.2.5 Kết quả mô hình hồi quy của VNSmallcap-Index .................................................. 63 3.2.6 Kết quả mô hình hồi quy của VNAllshare-Index.................................................... 66 3.3 Đánh giá sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 72 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CÁC CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 73 4.1 Định hướng phát triển các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................... 73 4.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................ 74 4.2.1 Kiểm soát tốt tình hình lạm phát ............................................................................. 74 4.2.2 Ổn định tỷ giá hối đoái ............................................................................................ 75 4.2.2.1 Cải thiện cán cân thương mại ........................................................................... 75 4.2.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ ........................ 76 4.2.2.3 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài......................................................................... 77 4.2.3 Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ .................................................................... 78 4.3 Một số kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.......................................... 80 4.3.1 Minh bạch hóa các thông tin công bố trên TTCK ................................................... 80 4.3.2 Hoàn thiện khung pháp lý khi xây dựng bộ HOSE-Index ...................................... 81 4.3.3 Nâng cao hiệu quả việc quản lý, giám sát của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh về việc tuân thủ các quy tắc xây dựng và quản lý bộ HOSE-Index.... 82 4.3.4 Gia tăng hàng hoá niêm yết trên thị trường chứng khoán ....................................... 83 4.3.5 Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin............................................................. 83 4.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................................... 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 85 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT CPI Chỉ số giá tiêu dùng EX Tỷ giá hối đoái của USD/VND FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh IO Giá trị sản lượng công nghiệp IR Lãi suất NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................... 47 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến trong mô hình........................... 49 Bảng 2.3: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1 của các biến .......................... 50 Bảng 2.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen ............................. 51 Bảng 2.5: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của VN-Index ............................................ 52 Bảng 2.6: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ......................... 53 Bảng 2.7: Kiểm định Likelihood trong mô hình hồi quy của VN-Index ............................. 53 Bảng 2.8: Kết quả hồi quy sau khi thêm biến EX................................................................ 54 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định White .................................................................................... 54 Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của VN30-Index ...................................... 55 Bảng 2.11: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ....................... 56 Bảng 2.12: Kiểm định Likelihood Ratio .............................................................................. 56 Bảng 2.13: Kết quả hồi quy sau khi loại biến IR, M2, IO, FDI ........................................... 57 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định White .................................................................................. 57 Bảng 2.15: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của VNMidcap-Index.............................. 58 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Likelihood Ratio ................................................................. 59 Bảng 2.17: Kết quả mô hình hồi quy sau khi bổ sung biến IO ............................................ 59 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định White .................................................................................. 60 Bảng 2.19: Kết quả mô hình hồi quy của VN100-Index ..................................................... 61 Bảng 2.20: Kiểm định Wald xác định biến cần thiết cho mô hình nghiên cứu ................... 62 Bảng 2.21: Kết quả hồi quy sau khi loại biến IR, M2, IO, FDI ........................................... 62 Bảng 2.22: Kết quả kiểm định White .................................................................................. 63 Bảng 2.23: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của VNSmallcap-Index ........................... 64 Bảng 2.24: Kiểm định Likelihood Ratio .............................................................................. 64 Bảng 2.25: Kết quả hồi quy sau khi loại biến IO, FDI ........................................................ 65 Bảng 2.26: Kết quả kiểm định White .................................................................................. 65 Bảng 2.27: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của VNAllshare-Index ............................ 67 Bảng 2.28: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ....................... 67 Bảng 2.29: Kết quả kiểm định Wald.................................................................................... 68
  10. Bảng 2.30: Kết quả mô hình hồi quy sau khi loại biến IO và FDI ...................................... 68 Bảng 2.31: Kết quả kiểm định White .................................................................................. 69
  11. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 18 Đồ thị 2.1: Diễn biến của VN-Index giai đoạn từ 2009 – 6/2014........................................ 31 Đồ thị 2.2: Diễn biến của VN30-Index giai đoạn từ 2009 –6/ 2014.................................... 32 Đồ thị 2.3: Diễn biến của VNMidcap-Index giai đoạn từ 2009 – 6/2014 ........................... 33 Đồ thị 2.4: Diễn biến của VN100-Index giai đoạn từ 2009 – 6/2014.................................. 34 Đồ thị 2.5: Diễn biến của VNSmallcap-Index giai đoạn từ 2009 –6/ 2014 ......................... 35 Đồ thị 2.6: Diễn biến của VNAllshare-Index giai đoạn từ 2009 – 6/2014 .......................... 36 Đồ thị 2.7: Lãi suất và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 ....... 37 Đồ thị 2.8: Lạm phát và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 ..... 38 Đồ thị 2.9: Cung tiền và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 ..... 39 Đồ thị 2.10: Tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 .................................................................................................................................. 41 Đồ thị 2.11: Giá trị sản lượng công nghiệp và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 .................................................................................................................. 42 Đồ thị 2.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE giai đoạn từ 2009 – 6/2014 ...................................................................................................................... 43 Biểu đồ 3.1 Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới .............................................. 77
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại Việt Nam, việc thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô thường xảy ra đột ngột nên đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, TTCK và những hoạt động chung của nền kinh tế. Do đó việc phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế nói chung, TTCK nói riêng là một điều cần thiết và hữu ích. Khi xác định được các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến TTCK sẽ góp phần đưa ra các giải pháp khắc phục khi có sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên TTCK này, cũng như giúp phát triển TTCK phù hợp với tình hình kinh tế. Hiện nay có nhiều bài viết, bài nghiên cứu tìm hiểu về sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến TTCK. Tuy nhiên trong mỗi thời gian và điều kiện khác nhau thì các nhân tố tác động và mức độ tác động đến TTCK sẽ không giống nhau. Đặc biệt trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay với sự ra đời của nhiều chỉ số mới trong bộ HOSE – Index như VN30, VNMidcap, VN100, VNSmallcap, VNAllshare. Từ vấn đề nêu trên, đó là gợi ý cho việc chọn đề tài: “Phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đó. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: - Đúc kết lý luận tổng quan về các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá cổ phiếu - Tiến hành phân tích định lượng để xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô, cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE. - Từ những kết quả đạt được sẽ có giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE.
  13. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, luận văn hướng tới những đối tượng và xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:  Đối tượng nghiên cứu - Các chỉ số giá cổ phiếu được áp dụng trong giai đoạn từ 2009 – 6/2014 tại HOSE. - Các nhân tố kinh tế vĩ mô có tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE.  Phạm vi nghiên cứu Các chỉ số giá cổ phiếu trong giai đoạn từ 2009 – 6/2014 tại HOSE, nhằm xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:  Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa trên các bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới để xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua việc sử dụng phần mềm Eviews 7.0 để thực hiện các kiểm định như kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, kiểm định biến cần thiết cho mô hình và thực hiện mô hình hồi quy. Từ đó đưa ra kết quả về các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn sẽ có một số đóng góp:  Luận văn đã đưa một số chỉ số giá cổ phiếu mới vào đề tài nghiên cứu để phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu này tại HOSE. Đây là đóng góp mới của đề tài so với các nghiên cứu trước đây.
  14. 3  Việc tìm ra các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như mức độ tác động của các nhân tố này sẽ góp phần giúp những nhà đầu tư đưa ra các quyết định trong đầu tư cổ phiếu nhằm để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất có thể.  Cũng từ những nhân tố đó giúp cho các nhà quản lý nhận định được vấn đề và tìm giải pháp để chứng khoán của công ty trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn trên TTCK.  Ngoài ra cũng sẽ có tác dụng hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc đưa ra các giải pháp giúp hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu thành 4 chương:  Chương 1: Tổng quan về sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu.  Chương 2: Thực trạng sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.  Chương 3 : Phân tích sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.  Chương 4: Giải pháp hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU 1.1 Tổng quan về chỉ số giá cổ phiếu 1.1.1 Khái niệm Theo từ điển Đầu tư và tài chính, chỉ số giá cổ phiếu là chi phí mua 1 cổ phiếu trên thị trường, chỉ số giá này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như biến động trên thị trường, điều kiện kinh tế và uy tín của công ty. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, chỉ số giá cổ phiếu là số bình quân về giá của một tập hợp cổ phiếu thành phần giao dịch trên TTCK tại một thời điểm nhất định. Các loại cổ phiếu thành phần này có những đặc điểm chung là giao dịch trên cùng một sở giao dịch, qui mô vốn hóa thị trường ở mức tương đồng nhau. Như vậy, chỉ số giá cổ phiếu là giá trị thống kê để phản ánh những diễn biến của thị trường cổ phiếu. Các nhà đầu tư và quản lý thị trường có thể thông qua đó để mô tả thị trường và so sánh lợi nhuận trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. 1.1.2 Các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu Hiện nay có các phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc tính chỉ số giá cổ phiếu. 1.1.2.1 Phương pháp Passcher Theo phương pháp Passcher thì chỉ số giá cổ phiếu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị với trọng số là số lượng cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ tính toán. Công thức tính như sau: (1.1) Trong đó: - : chỉ số giá cổ phiếu bằng phương pháp Passcher. - : số lượng cổ phiếu thứ i được niêm yết tại thời kỳ tính toán. - : giá của loại cổ phiếu thứ i tại thời kỳ t.
  16. 5 - : giá của loại cổ phiếu thứ i tại thời kỳ gốc. - i : loại cổ phiếu thứ i tham gia việc tính chỉ số giá. - t : thời điểm tính chỉ số giá cổ phiếu. Đây là loại chỉ số giá thông dụng nhất hiện nay, một số chỉ số giá cổ phiếu như S&P 500, Chỉ số FTSE 100, Chỉ số Hang Seng, VN–Index áp dụng cách tính của phương pháp này. 1.1.2.2 Phương pháp Laspeyres Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy trọng số là số cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc. Công thức tính toán như sau: (1.2) Trong đó: - : chỉ số giá cổ phiếu bằng phương pháp Passcher. - : số lượng cổ phiếu thứ i được niêm yết tại thời kỳ gốc. - : giá của loại cổ phiếu thứ i tại thời kỳ t. - : giá của loại cổ phiếu thứ i tại thời kỳ gốc. -i: loại cổ phiếu thứ i tham gia việc tính chỉ số giá. -t: thời điểm tính chỉ số giá cổ phiếu. Trên thực tế phương pháp này được sử dụng không phổ biến như phương pháp Passcher. 1.1.2.3 Phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher Phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres. Do đó kết quả tính toán của chỉ số giá cổ phiếu phụ thuộc vào trọng số của cả 2 thời kỳ, kỳ gốc và kỳ tính toán. Công thức tính toán như sau: (1.3) Trong đó:
  17. 6 - : chỉ số giá Fisher - : chỉ số giá Passche - : chỉ số giá bình quân Laspeyres 1.1.2.4 Phương pháp số bình quân đơn giản Là phương pháp lấy tổng trị giá của cổ phiếu chia cho số cổ phiếu tham gia tính toán. Công thức tính như sau: (1.4) Trong đó: - : giá bình quân - : giá của cổ phiếu thứ i - n : số lượng cổ phiếu được đưa vào để tính toán Phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng để tính chỉ số giá cổ phiếu. Một số chỉ số áp dụng phương pháp tính này như chỉ số Dow Jones của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật. 1.1.2.5 Phương pháp bình quân nhân đơn giản Công thức tính: (1.5) Trong đó: - : giá bình quân - : giá của cổ phiếu thứ i - : hằng số Lưu ý là chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao. 1.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá cổ phiếu 1.2.1 Lạm phát (Inflation) Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó có 2 nguyên nhân chính là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy.
  18. 7 Lạm phát do cầu kéo: khi hàng hóa trở nên khan hiếm mà nhu cầu về mặt hàng đó lại gia tăng hoặc mức tăng của cung hàng hóa thấp hơn mức tăng của cầu hàng hóa thì sẽ làm cho giá trên thị trường tăng cao và gây ra tình trạng lạm phát. Đây là lạm phát do cầu kéo. Khi lạm phát xảy ra ở mức độ vừa phải sẽ có tác động tích cực cho nền kinh tế vì sẽ làm cho các chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu sẽ giảm đi, điều này sẽ khuyến khích việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu lạm phát xảy ra ở mức cao không như mong đợi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho nền kinh tế. Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu. Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng gián tiếp khiến cổ phiếu bị giảm giá. 1.2.2 Lãi suất (Interest rate) Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người cho vay. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế. Việc tăng hay giảm lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả nền kinh tế cũng như TTCK. Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì khi giá vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường. Thêm vào đó, khi lãi suất tăng lên sẽ thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi từ dân chúng đầu tư vào ngân hàng
  19. 8 thông qua hình thức gửi tiền tiết kiệm. Điều này sẽ làm nguồn vốn chảy vào các ngân hàng nhiều hơn là các kênh đầu tư khác trong đó có cả cổ phiếu. Với các lý thuyết kinh tế cho thấy có sự tác động tiêu cực của lãi suất đến chỉ số giá cổ phiếu. 1.2.3 Cung tiền (Money supply) Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Việc xác định mức cung tiền đóng một vai trò quan trọng nếu xảy ra sự thiết hụt hay dư thừa đều có tác động không tốt đến nền kinh tế. Hiện nay để đo lường mức cung tiền trong nền kinh tế người ta thường dựa vào tính lỏng của tài sản tài chính và được ký hiệu là , , ….Các thước đo lượng cung tiền gồm có: - : bao gồm tiền mặt, là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng. Nó bằng lượng tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành trừ đi lượng tiền giấy do các ngân hàng kể cả ngân hàng trung ương nắm giữ. - : bao gồm và tiền gửi không kỳ hạn, những khoản tiền gửi này có thể rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại dưới tài khoản phát séc hoặc không phát séc. Đây là bộ phận tiền được sử dụng cho các giao dịch thường xuyên và là đối tượng kiểm soát trước hết của ngân hàng trung ương các nước. - : bao gồm , tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. kém linh hoạt hơn nhưng sự kiểm soát là quan trọng vì tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng. Hơn nữa, giữa chúng và thường xuyên có sự chuyển hoá lẫn nhau. - : bao gồm , các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngoài ngân hàng. - L: là thước đo rộng nhất, bao gồm , các chứng khoán có giá như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng… Việc chọn ra một thước đo để xác định mức cung tiền phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như phương pháp nào hỗ trợ tốt nhất cho công tác dự báo các biến số trong nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng thước đo mức cung tiền là .
  20. 9 Việc phân tích các lý thuyết kinh tế cho thấy có sự tác động của chính sách tiền tệ lên các chỉ số giá cổ phiếu. Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì lượng tiền đưa vào trong lưu thông nhiều hơn sẽ làm giảm lãi suất cho vay cũng như lãi suất tái chiết khấu. Việc làm này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các tài sản tài chính trong đó có cổ phiếu. Mặc khác, khi lãi suất cho vay giảm xuống sẽ giúp làm giảm lãi suất chiết khấu của cổ phiếu qua đó làm tăng giá kỳ vọng cũng nhu thu nhập của các nhà đầu tư. Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu thông đã giảm xuống so với trước khi có sự thay đổi của chính sách. Khi lãi suất cao hơn sẽ làm cho các nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây ra tác động làm giảm lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu cũng như làm giảm giá cổ phiếu trong các mô hình định giá. Thêm vào đó, việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cho các công ty có cấu trúc tài chính thiên về nợ dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm xuống và giá cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác. Kết quả làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu. Từ kết quả việc phân tích cơ sở lý thuyết cho thấy cung tiền có tác động tích cực lên chỉ số giá cổ phiếu. 1.2.4 Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định. Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ. Theo các lý thuyết kinh tế thì tỷ giá hối đoái có thể tác động lên giá cổ phiếu theo hai hướng khác nhau. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp thì đồng nội tệ sẽ bị mất giá cộng thêm môi trường đầu tư ổn định sẽ thu hút được nhiều lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước đề tìm kiếm lợi nhuận và hưởng chênh lệch giá. Một trong những lĩnh vực thu hút nhiều lượng vốn từ nước ngoài là lĩnh vực chứng khoán từ đó sẽ có tác động tích cực đến TTCK và làm tăng giá của các cổ phiếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1