intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của Ngân hàng Nhà nước khi tỷ giá hối đoái thay đổi mô hình DSGE – Bằng chứng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

46
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đưa ra kiểm định thực nghiệm vấn đề về phản ứng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái hay không, trong giai đoạn 2000 - 2014. Với phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn đã được Lukib và Schorfheide (2007) sử dụng để xem xét khía cạnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phản ứng của Ngân hàng Nhà nước khi tỷ giá hối đoái thay đổi mô hình DSGE – Bằng chứng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỚI HUYỀN NGÂN PHẢN ỨNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC KHI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THAY ĐỔI MÔ HÌNH DSGE – BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỚI HUYỀN NGÂN PHẢN ỨNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC KHI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THAY ĐỔI MÔ HÌNH DSGE – BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thới Huyền Ngân, tác giả của luận văn thạc sĩ “Phản ứng của Ngân Hàng Nhà Nước khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Mô hình DSGE – Bằng chứng tại Việt Nam”. Tôi xin cam đoan: nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Việt Quảng. Tất cả các số liệu là trung thực và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, kết quả nghiên cứu được lấy từ phần mềm kinh tế lượng, tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn này đều có trích dẫn rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Thới Huyền Ngân
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình và đồ thị Tóm tắt ....................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2 2. Tóm lược các nghiên cứu trước đây........................................................ 3 2.1. Tóm lược các lập luận trong khuôn khổ Keynesian Mới ..................... 3 2.2. Tóm lược các nghiên cứu về phản ứng của các Ngân Hàng trên thế giới khi tỷ giá hối đoái thay đổi thiết lập trong mô hình nền kinh tế mở ......................................................................................................... 6 2.3. Tóm lược các nghiên cứu về phản ứng của các Ngân Hàng trên thế giới khi tỷ giá hối đoái thay đổi ứng dụng mô hình DSGE ................ 13 3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18 3.1. Giới thiệu mô hình DSGE .................................................................. 18 3.2. Các trường phái trong mô hình DSGE .............................................. 19 3.3. Ưu điểm của mô hình DSGE .............................................................. 20 3.4. Nhược điểm của mô hình DSGE ........................................................ 22 3.5. Giới thiệu mô hình nền tảng .............................................................. 23 3.6. Mô hình cụ thể hóa............................................................................. 29 3.7. Phương pháp ước lượng Bayesian ..................................................... 32
  5. 3.8. Phân phối tiền nghiệm ....................................................................... 33 3.9. Các bước chạy mô hình...................................................................... 34 3.10. Mô tả dữ liệu ...................................................................................... 36 4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .......................................................... 41 5. Kết luận .................................................................................................... 51 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR : Auto Regressive (Tự hồi quy) CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) DSGE : Dynamic Stochastic General Equilibrium (Cân bằng tổng thể động ngẫu nhiên) ĐLC : Độ lệch chuẩn ECB : Ngân hàng Trung Ương Châu Âu FED : Federal Reserve System (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GMM : Generalized Method of Moments. IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) IRF : Impulse Response Function (Hàm phản ứng đẩy) NEER : Nominal Effective Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái hiệu lực danh nghĩa) NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại PPP : Purchasing Power Parity (Ngang giá sức mua) RBC : Real Business Cycle (Chu kỳ kinh doanh thực) SOE : Small Open Economy (Nền kinh tế nhỏ, mở) SVAR : Structural Vector Auto-Regression (Vectơ tự hồi quy cấu trúc) VAR : Vector Auto-Regression (Vectơ tự hồi quy) VECM : Vector Error Correction Model (Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số)
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về phản ứng của các NHTW lên tỷ giá hối đoái .................................................................................................. 15 Bảng 3.1 So sánh các mô hình ước lượng ..................................................... 20 Bảng 3.2 Phân bổ giá trị cho các thông số trong mô hình nghiên cứu ........ 35 Bảng 4.1 Kết quả ước lượng hậu nghiệm với giả thuyết H0 ....................... 41 Bảng 4.2 Kết quả ước lượng hậu nghiệm với giả thuyết H1 ....................... 42 Bảng 4.3 Bảng Harold Jeffreys ................................................................... 44
  8. DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 3.1 GDP thực bình quân đầu người từ tháng 01/2000 – 12/2014 ...... 37 Hình 3.2 Chỉ số giá tiêu dùng từ tháng 01/2000 – 12/2014 ........................ 38 Hình 3.3 Diễn biến của lạm phát theo CPI từ tháng 01/2000 – 12/2014 .... 38 Hình 3.4 Diễn biến của lãi suất tái cấp vốn từ tháng 01/2000 – 12/2014 ... 39 Hình 3.5 Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa từ 01/2000 – 12/2014........................ 40 Hình 4.1 Tác động của cú sốc ngoại sinh hàm chính sách tiền tệ với giả thuyết H0 ...................................................................................... 45 Hình 4.2 Tác động của cú sốc ngoại sinh hàm chính sách tiền tệ với giả thuyết H1 ...................................................................................... 46 Hình 4.3 Tác động của cú sốc ngoại sinh trong cải tiến điều khoản thương mại với giả thuyết H0 ................................................................... 47 Hình 4.4 Tác động của cú sốc ngoại sinh trong cải tiến điều khoản thương mại với giả thuyết H1 ................................................................... 48 Hình 4.5 Tác động của cú sốc ngoại sinh sản lượng thế giới với giả thuyết H0 ................................................................................................. 49 Hình 4.6 Tác động của cú sốc ngoại sinh sản lượng thế giới với giả thuyết H1 ................................................................................................. 50
  9. 1 Phản ứng của Ngân Hàng Nhà Nước khi tỷ giá hối đoái thay đổi Mô hình DSGE – Bằng chứng tại Việt Nam Tóm tắt Luận văn này được thực hiện nhằm xem xét phản ứng của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam khi tỷ giá hối đoái thay đổi, sử dụng mô hình DSGE – áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2000 – 12/2014. Dựa trên nền tảng nghiên cứu của nhóm tác giả Lubik Thomas và Schorfheide Frank (2007). Kết quả ước lượng đưa ra bằng chứng rằng: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam có phản ứng khi tỷ giá thay đổi hay NHNN đã sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Từ khóa: chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, DSGE, New Keynesian. 1. Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, mức độ giao thương của nhiều nước trên thế giới ngày càng sâu rộng. Do đó, vấn đề về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái ngày càng được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, các nhà kinh tế học đã tạo lập nhiều công cụ cũng như mô hình kinh tế lượng để các nhà điều hành chính sách tham chiếu, ứng dụng nhằm thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, điều tiết tỷ giá, ổn định mức giá, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế bền vững. Song, không phải Quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn, bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô biến động khá phức tạp. Theo Frederic S. Mishkin (2001) cho rằng, các Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) nên quan tâm đến biến động tỷ giá vì lý do liên quan đến lạm phát, cán cân thanh toán và khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, New Zealand đã rơi vào suy thoái khi chính sách tiền tệ tập trung quá nhiều vào kiểm soát biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến lạm phát. Ngược lại với New Zealand, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Australia lại không can thiệp vào tỷ giá và đã kiềm chế được lạm phát. Từ đó, nghiên cứu tiến hành điểm qua các ước lượng về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, nhìn chung các nghiên cứu này xem xét tác động của kênh truyền dẫn tỷ giá và chính sách tiền tệ thông qua các mô hình VECM,
  10. 2 VAR, SVAR… và rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình Dynamic Stochastic General Equilibrium (DSGE). Vì thế, bài nghiên cứu này áp dụng mô hình DSGE, nhằm góp phần tiên phong trong việc phân tích chính sách tiền tệ đã được nhiều NHTW trên thế giới sử dụng; để lý giải: liệu Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái hay không? Bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu và giải quyết câu hỏi trên dựa vào mô hình ước lượng đưa ra. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là đưa ra kiểm định thực nghiệm vấn đề về phản ứng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái hay không, trong giai đoạn 2000 - 2014. Với phương pháp tiếp cận đầy hứa hẹn đã được Lukib và Schorfheide (2007) sử dụng để xem xét khía cạnh này. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi: Liệu Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái hay không? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là bộ dữ liệu của Việt Nam cho các biến: tăng trưởng sản lượng (DY), lạm phát (PI), lãi suất (R), biến động trong tỷ giá hối đoái (DE), sự thay đổi của điều khoản thương mại (DQ). Sử dụng dữ liệu từ tháng 01/2000 đến tháng 12/2014, được thu thập và tổng hợp từ các nguồn: GSO, IMF, World Bank. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Sau khi tập hợp và xử lý dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu tiến hành xây dựng khía cạnh quan trọng của mô hình chính sách tiền tệ tại Việt Nam, được dựa trên cơ sở tiếp cận Bayesian (bao gồm phương trình: đường IS, đường cong Phillips và lãi suất). Từ phân phối tiền nghiệm đã thiết lập, nghiên cứu xác định phân phối hậu nghiệm Odds nhằm kiểm định quy tắc chính sách tiền tệ đưa ra và trả lời câu hỏi: liệu Ngân hàng Nhà Nước có hay không sử dụng chính sách tiền tệ để can
  11. 3 thiệp vào tỷ giá hối đoái?. Sau đó, sử dụng hàm phản ứng đẩy giúp minh chứng rõ nét hơn phản ứng của các biến trước các cú sốc. Quá trình thực hiện thông qua công cụ DSGE trên phần mềm Matlab. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2: trình bày tóm lược các nghiên cứu trước đây. Phần 3: giới thiệu phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu. Phần 4: báo cáo kết quả thực nghiệm. Phần 5: đưa ra kết luận nghiên cứu. 2. Tóm lược các nghiên cứu trước đây Để hiểu về phản ứng của chính sách tiền tệ đối với tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở, nhỏ chương này sẽ tóm lược khung lý thuyết có liên quan đến mô hình Keynesian Mới, các kết quả thực nghiệm trong nền kinh tế mở và cuối cùng là các kết quả của việc vận dụng mô hình DSGE trong các nghiên cứu trước. 2.1. Tóm lược các lập luận trong khuôn khổ Keynesian Mới1 Việc tìm hiểu và đưa ra những nguyên nhân giải thích cho sự dao động trong sản lượng và thất nghiệp như một sứ mệnh của các nhà phân tích kinh tế vĩ mô, điều này bắt đầu rõ nét hơn từ những năm 1930. Khi nền kinh tế rơi vào đại suy thoái (1929 – 1933) tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên đến 25% năm 1933 so với 3% trong năm 1929. Lúc này, chứng kiến và nghiền ngẫm những sai lệch trong lý thuyết Cổ Điển, năm 1936, Keynes đã xuất bản tác phẩm “Lý thuyết tổng quát” (Gerneral Theory) mở đường cho trường phái mới – trường phái Keynes. Keynes đưa ra những lập luận khiến các nhà kinh tế học phải xem xét lại lý thuyết Cổ Điển và mở màn cho sự bùng nổ những cuộc tranh luận, hình thành nên những trường phái khác nhau sau này để đưa ra những bằng chứng thực nghiệm tối ưu nhằm lý giải những biến động trong nền kinh tế2. 1 : Trích lọc từ Phạm Chung và Trần Văn Hùng (2011): Kinh tế vĩ mô phân tích và Nguyễn Hoài Bảo (2005): Sự tranh luận giữa các trường phái trong lý thuyết kinh tế vĩ mô. 2 : Tranh luận của Milton Friedman - đại diện cho trường phái trọng tiền và Robert Lucas – người được coi là nhà lãnh đạo cho trường phái Tân Cổ Điển.
  12. 4 Đặc biệt, những năm gần đây, khuôn khổ Keynesian Mới đã trở thành khuôn khổ chi phối trong phân tích chính sách tiền tệ. Được mài giũa từ lý thuyết Keynesian truyền thống, trường phái Keynes Mới nổi lên từ cuối thập niên 70, đại diện nổi bật là Olivier Blanchard, Gregory Mankiw, John Taylor... Những nhà kinh tế trong trường phái Keynes Mới thường phân tích các mô hình nhỏ, trong tình huống thị trường thất bại cụ thể để đi sâu những vấn đề mà họ quan tâm chứ không tiếp cận bằng các mô hình đầy đủ, chứa đựng nhiều lý thuyết phức tạp. Linh hồn trong các lý thuyết của trường phái Keynes Mới là phân tích trên nền tảng kinh tế vi mô. Theo lý thuyết Keynesian Mới, hành động hợp lý của chủ thể kinh tế trên góc độ vi mô có thể ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế vĩ mô: kinh tế suy thoái, thất nghiệp… Để lý giải khuynh hướng nghiên cứu của mình, những người theo trường phái Keynesian Mới đưa ra ba vấn đề điển hình: mô hình Fischer, lý thuyết chi phí thực đơn, lý thuyết tiền lương hiệu quả. Theo Sargent và Wallace (1975) và nhiều nhà kinh tế Tân Cổ Điển cho rằng chính sách tiền tệ được dự đoán không có tác dụng đối với sản lượng, đây cũng chính là mệnh đề PIP. Tuy nhiên, mô hình Fischer (1977) dựa trên giả thuyết dự đoán hợp lý và tiền lương danh nghĩa được ấn định bởi khế ước dài hạn, cho thấy, chính sách tiền tệ hệ thống có thể tác dụng đối với sản lượng. Fischer giả sử thị trường lao động cân bằng trong kỳ t-1. Đến đầu kỳ t, tiền lương được thương lượng cho cả kỳ t. Việc thương lượng và ra quyết định của các tác nhân kinh tế không phải cùng một lúc và đều giống nhau nên không thể tác động như là một hợp lực cùng chiều đến chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, giả sử khế ước tiền lương kéo dài hai kỳ và công nhân chia làm hai nhóm bằng nhau: một nhóm có khế ước thương lượng vào đầu kỳ t và một nhóm có khế ước thương lượng vào đầu kỳ t-1. Fischer lý giải, vào đầu kỳ t, nhóm công nhân có khế ước thương lượng vào đầu kỳ t-1 có thông tin về cung tiền thực (mt) nhưng không thể khai thác thông tin này vì khế ước còn hiệu lực thêm một kỳ. Vì vậy, chính sách tiền tệ có thể dùng để bù trừ sự tác động về phía cầu hay cung đã xảy ra trong kỳ t-1 để ổn định sản lượng trong kỳ t. Do đó, với khế ước có hiệu lực trong hai kỳ thì chính sách tiền tệ hệ thống có tác dụng đối với sản lượng.
  13. 5 Một lập luận tiếp theo ủng hộ quan điểm Keynesian về sự cứng nhắc danh nghĩa trong cơ chế truyền dẫn của cú sốc tiền tệ là chi phí thực đơn. Theo các nhà kinh tế Keynesian Mới thì không những tiền lương danh nghĩa có tính cứng nhắc mà giá sản phẩm cũng vậy. Bởi vì việc điều chỉnh giá còn tuỳ thuộc vào chi phí cơ hội. Nguyên nhân dẫn đến tính cứng nhắc trong mức giá là chi phí để điều chỉnh giá (hay chi phí thực đơn) của xí nghiệp cạnh tranh độc quyền. Khi chi phí cơ hội không điều chỉnh giá nhỏ hơn chi phí điều chỉnh giá thì không có động cơ để các xí nghiệp điều chỉnh và ngược lại. Theo mô hình chi phí thực đơn, chi phí điều chỉnh giá tuy nhỏ nhưng có thể gây ra tác động lớn nếu trong nền kinh tế có đa số các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền. Bởi vì, khi cung tiền giảm làm giảm tổng cầu danh nghĩa, đáng lý ra mức giá cũng phải được điều chỉnh nhưng vì chi phí điều chỉnh có thể cao hơn chi phí cơ hội của việc điều chỉnh thì doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để có thể tối đa hoá lợi nhuận. Nếu như các doanh nghiệp đều hành xử như vậy thì sẽ làm tổng sản lượng giảm và dẫn đến nhân dụng cũng giảm theo. Tiếp theo là lý thuyết tiền lương hiệu quả, góp phần quan trọng trong dòng chảy Keynesian Mới. Lý thuyết tiền lương hiệu quả nhằm giải thích sự cứng nhắc của tiền lương thực và thất nghiệp không tự nguyện. Bởi vì các xí nghiệp sẽ không thay đổi tiền lương ngay khi cả cầu lao động giảm, xí nghiệp sẽ chọn biện pháp cắt giảm công nhân hơn là giảm tiền lương. Sở dĩ điều này xảy ra là vì giả sử cầu sản phẩm giảm thì xí nghiệp giảm nhân dụng nhưng vẫn giữ nguyên tiền lương thì chi phí tiền lương trên mỗi đơn vị hiệu lực của lao động sẽ tăng và chi phí tiền lương của mỗi đơn vị sản phẩm tăng. Như vậy, lý thuyết tiền lương hiệu quả có thể giải thích dao động lớn của nhân dụng qua chu kỳ kinh doanh và tiền lương thực không thay đổi. Đặc biệt, lý thuyết đưa ra vấn đề then chốt chính là tương quan dương giữa hiệu quả sản xuất của công nhân và tiền lương thực. Khi tăng tiền lương thực sẽ làm tăng dinh dưỡng và sức khỏe của lao động, lực lượng lao động khỏe mạnh sẽ có năng suất cao hơn (Leibenstein (1957)). Tuy nhiên lý thuyết này cũng gặp phải những chỉ trích. Cho dù tiền lương thực có thể là cứng nhắc nhưng điều đó vẫn không lý giải được những tình huống đặc biệt. Chẳng hạn, khi cung tiền giảm nhưng cùng lúc đó tỷ lệ giảm của giá cũng bằng với tỷ lệ giảm của tiền lương danh
  14. 6 nghĩa (nghĩa là vẫn đảm bảo tiền lương thực không đổi) thì vẫn không giảm sản lượng và nhân dụng. Do vậy, lý thuyết tiền lương hiệu quả thường kết hợp với một số lý thuyết khác như chi phí thực đơn và khế ước dài hạn để lý giải cho từng trường hợp cụ thể. Tóm lại, các nhà kinh tế trong lý thuyết Keynes Mới thường lý giải các hành vi vi mô để minh chứng cho sự cứng nhắc của tiền lương và mức giá. Tất cả đều dựa trên điều kiện tối đa hoá lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế: xí nghiệp, công nhân và người tiêu dùng. 2.2. Tóm lược các nghiên cứu về phản ứng của các Ngân Hàng trên thế giới khi tỷ giá hối đoái thay đổi thiết lập trong mô hình nền kinh tế mở Trải qua các cuộc biến động trong nền kinh tế, các nhà kinh tế học càng khao khát tìm hiểu và đưa ra những quy tắc chính sách mang tính khoa học và thực tiễn cao. Trong đó có thể kể đến John Brian Taylor - nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, đưa ra quy tắc mang tên mình - Quy tắc Taylor, lần đầu tiên công bố vào năm 1993. Theo đó, NHTW nên điều hành lãi suất danh nghĩa như thế nào để có thể đáp ứng với thay đổi của lạm phát, sản lượng cũng như các điều kiện kinh tế khác. Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao để giảm áp lực lạm phát trong trường hợp lạm phát cao hơn mức mục tiêu hoặc sản lượng vượt trên mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp ngược lại, quy tắc đưa ra một mức lãi suất tương đối thấp để thúc đẩy tăng trưởng. Mishkin (2004) cho rằng lãi suất được điều hành theo quy tắc Taylor đã phản ánh tương đối chính sách tiền tệ của FED trong khoảng bốn thập kỷ qua. Sau đó, Taylor (2001) đã mở rộng nghiên cứu bằng cách thêm vào biến tỷ giá hối đoái. Ông đã tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây của Ball (1999), Lars Svensson (2000) và Taylor (1999b) về vai trò của tỷ giá hối đoái trong quy tắc chính sách theo công thức: it = fπt + gyt + h0et + h1et-1 Trong đó: it là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn được đưa ra bởi NHTW, πt là tỷ lệ lạm phát, yt là chênh lệch của GDP thực và GDP tiềm năng, et là tỷ giá hối đoái
  15. 7 thực (et tăng có nghĩa là sự tăng giá trị đồng nội tệ). Khi áp đặt dấu cho các thông số: f > 1, g > 0, và h0 = h1 = 0, lúc này quy tắc chính sách ước lượng trở thành quy tắc mà Taylor đề xuất năm 1993 hay không phản ứng với tỷ giá hối đoái. Một câu hỏi quan trọng về vai trò của tỷ giá trong quy tắc chính sách được đưa ra là liệu rằng các thông số h có nên bằng không và nếu như vậy thì giá trị và dấu của chúng như thế nào. Theo Obstfeld và Rogoff (1995) lý giải rằng nên cho h0 < 0 và h1 = 0. Một tỷ giá cao hơn so với mức độ chuẩn sẽ dẫn đến NHTW giảm lãi suất ngắn hạn, thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng. Một giải thích khác cũng đưa ra bởi Obstfeld và Rogoff là h0 < 1 và h1 = - h0, khi đó, lãi suất phản ứng trước sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái; điều này có thể là một giải thích tốt hơn trong lập luận rằng sự gia tăng của tỷ giá hối đoái sẽ dẫn đến nới lỏng tiền tệ, thế nhưng điều này lại không có mô hình cấu trúc để mô phỏng quy tắc một cách ngẫu nhiên và thật sự khó khăn để tìm ra lời giải thích nào tốt hơn. Ball (1999) đưa ra h0 = - 0.37 và h1 = 0.17, đây là các giá trị thông số chính sách tối ưu sử dụng trong mô hình nền kinh tế mở đơn giản với điều kiện giá cả cứng nhắc “sticky prices”. Kết quả đưa ra hàm ý, một sự tăng tỷ giá 10% làm cắt giảm lãi suất 3.7%, kéo theo sự bù đắp 1.7%, hay phản ứng dài hạn của lãi suất sẽ giảm 2%. Ngoài ra, khi tỷ giá tăng có hiệu ứng ngược lại đối với tổng cầu; hàng hóa nước ngoài rẻ hơn hàng hóa trong nước, dẫn đến xuất khẩu ròng giảm. Chính vì vậy, việc cắt giảm lãi suất làm giảm bớt hiệu ứng ngược lại này. Sử dụng một mô hình khác với các tác nhân hướng tới tương lai (forward-looking agent) và một số nền tảng vi mô, kết quả tương tự như Ball (1999), Svensson (2000) đã tìm ra h0 = - 0.45 và h1 = 0.45. Ngoài ra, Taylor (1999b) đề xuất h0 = - 0.25 và h1 = 0.15 cho quy tắc chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu (ECB). Bài nghiên cứu này đã cố gắng giải thích cho kết quả tìm ra bằng cách khẳng định hiệu ứng gián tiếp của tỷ giá hối đoái lên lãi suất. Hiệu ứng gián tiếp này tồn tại thậm chí nếu NHTW thực thi quy tắc chính sách mà không có hiệu ứng tỷ giá hối đoái trực tiếp. Khi tính ì kết hợp với các kỳ
  16. 8 vọng hợp lý dẫn đến hiệu ứng gián tiếp. Hiệu ứng gián tiếp có ưu điểm khi so sánh với hiệu ứng trực tiếp ở đặc điểm là biến động lãi suất ít hơn và ổn định hơn (Taylor 2001). Nghiên cứu liên quan đến nền kinh tế mở, nhỏ có thể được xem là bắt nguồn từ Obstfeld và Rogoff (1995), sử dụng mô hình cân bằng tổng thể dưới giả định thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và giá cứng nhắc danh nghĩa đã trở thành một làn sóng cho các nghiên cứu sau này. Nghiên cứu của Obstfeld và Rogoff (1995) dựa trên nền tảng vi mô và mô hình tối ưu hóa cơ bản nhằm phân tích chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Từ đó, nghiên cứu cung cấp những dự đoán đơn giản và trực quan về tỷ giá hối đoái, tài khoản vãng lai và đặc biệt, nhấn mạnh vai trò của các điều khoản thương mại trong việc truyền dẫn của chu kỳ kinh doanh. Richard Clarida, Jordi Galí và Mark Gertler (2001) xem xét mô hình nền kinh tế mở, nhỏ trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo và giá cả cứng nhắc, tương tự như Lars Svensson (2000), Maurice Obstfeld và Kenneth Rogoff (2000), Gali và Monacelli (2000)... Một trong những khác biệt quan trọng là ngoài giá cả cứng nhắc danh nghĩa trong việc thiết lập mô hình, nghiên cứu cho phép áp đặt hạn chế trong thị trường lao động để có thể giới thiệu sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và sản lượng. Ngoài ra, chỉ có hàng hóa tiêu dùng được sản xuất và trao đổi. Hộ gia đình tiêu thụ hàng hóa nội địa và nước ngoài mà không có sự thay thế hoàn hảo. Đối với hàng hóa nội địa thì có nhiều loại khác nhau, được sản xuất bởi các nhà độc quyền trong nước. Nền kinh tế gia đình có quy mô nhỏ và không ảnh hưởng lên sản lượng, giá cả, lãi suất nước ngoài; tuy nhiên điều kiện thương mại sẽ phụ thuộc vào cả yếu tố trong nước và nước ngoài. Việc mở cửa nền kinh tế làm phức tạp thêm vấn đề về quản lý chính sách tiền tệ của NHTW, chẳng hạn, phải quan tâm đến mức độ tác động của tỷ giá hối đoái và lạm phát, hay làm thế nào để đưa tỷ giá thành một phần trong việc thiết kế tổng thể của chính sách tiền tệ tương ứng trở thành mối quan tâm chung. Ở đây, nghiên cứu chỉ ra rằng dưới những điều kiện cụ thể, vấn đề về thiết kế chính sách tiền tệ cho nền kinh tế mở, nhỏ là “đẳng cấu” (isomorphic) với nền kinh tế đóng mà nhóm tác giả đã xem xét trước đó (năm 1999). Độ mở cửa thương mại ảnh hưởng lên hệ số của mô hình định lượng dẫn
  17. 9 đến các lý giải khác nhau. Ngoài ra, độ mở cũng đặt ra vấn đề về đặc điểm khác biệt giữa lạm phát trong nước và CPI. Do đó, cần có một mức lãi suất hoàn hảo để NHTW có thể đặt ra mức lạm phát mục tiêu và giải quyết các vấn đề xoay quanh tỷ giá thả nổi. Dib, Ali (2003) phát triển và ước lượng mô hình tối ưu hóa động trong nền kinh tế mở, nhỏ (SOE) với giá cả hàng hóa trong nước và nhập khẩu cứng nhắc, chi phí vốn điều chỉnh. Quy tắc chính sách tiền tệ cho phép các NHTW quản lý có hệ thống bằng lãi suất danh nghĩa ngắn hạn để đáp ứng với độ lệch của lạm phát, sản lượng... Sử dụng dữ liệu Canada và Hoa Kỳ và tiến hành maximum-likelihood với bộ lọc Kalman. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng, những tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở, nhỏ là rất giống với những với một nền kinh tế đóng. Như vậy, kết quả chính này hỗ trợ vấn đề tranh luận của Clarida, Galí và Gertler (2001) rằng chính sách tối ưu cho một nền kinh tế mở, nhỏ là bản sao của một nền kinh tế đóng. Vì vậy, mặc dù Canada là một nền kinh tế mở nhỏ, sử dụng khuôn khổ trong nền kinh tế đóng là rất hữu ích để ước lượng như một mô hình cân bằng tổng thể để giải quyết những vấn đề không đòi hỏi trong nền kinh tế mở. Kết quả phân rã phương sai cho thấy tầm quan trọng của những cú sốc cầu trong nước bị giảm đi khi đưa vào mô hình các cú sốc ngoại. Ngoài ra, tác động “expenditure-switching” do thay đổi tỷ giá hối đoái thực và điều khoản thương mại, dẫn đến một tác động nhỏ về tiêu dùng và sản lượng. Để tỷ giá hối đoái thực biến động mạnh và liên tục, giống như những quan sát trong các dữ liệu, giá nhập khẩu vẫn phải không thay đổi ít nhất khoảng 3,5 năm. Trong tương lai, tác giả đề nghị mở rộng mô hình SOE bao gồm tiền lương cứng nhắc, tách biệt giá cả trên thị trường trong và ngoài nước, mức độ khác nhau của giá cứng nhắc trong nước và nhập khẩu. Đồng thời cũng sẽ mở rộng mô hình SOE để có những cú sốc trong nước và ngoài nước nhiều hơn để ước lượng mô hình. Bergin, Paul (2003) nghiên cứu phỏng theo phương pháp maximum likelihood để ước lượng và khảo sát nền kinh tế mở, nhỏ liên thời gian với những cú sốc tiền tệ trong giả thiết giá cả và tiền lương cứng nhắc. Các mô hình ước lượng cũng chỉ
  18. 10 ra vai trò nổi bật của những cú sốc chính sách tiền tệ trong truyền dẫn biến động của tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa. Esanov và cộng sự (2005) tiến hành thiết lập công cụ chính sách tiền tệ dựa trên quy tắc Taylor cho NHTW Nga, dữ liệu bao gồm cả theo tháng và quý trong giai đoạn 1993 - 2002. Nghiên cứu đã sử dụng các quy tắc chính sách tiền tệ khác nhau và kiểm nghiệm NHTW Nga phản ứng như thế nào với những thay đổi trong lạm phát, lỗ hổng sản lượng và tỷ giá hối đoái. Kết quả chỉ ra rằng, NHTW Nga sử dụng chính sách tiền tệ kết hợp và tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ để điều hành chính sách. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước đó bởi Mohanty và Klau (2004) đưa ra trong nền kinh tế mở, nhỏ lãi suất trong quy tắc chính sách tiền tệ phản ứng một cách mạnh mẽ đối với các cú sốc tỷ giá hối đoái. Batini Nelson (2000) mô phỏng ba phương trình trong bối cảnh nền kinh tế mở, nhỏ bao gồm: phương trình đường IS hướng tới tương lai, đường cong Phillips và ngang giá lãi suất. Vai trò của NHTW là thiết lập mức lãi suất tối ưu để giảm thiểu các biến động gây ra trong lạm phát và sản lượng, xoay quanh mức mục tiêu nhắm tới. Nghiên cứu nhằm giải thích NHTW nên phản ứng như thế nào tới biến động tỷ giá hối đoái trong quá trình thiết lập mức lãi suất. Kết quả cho rằng, nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào ba cú sốc cấu trúc (tổng cầu, tổng cung và ngang giá lãi suất), và chính sách tiền tệ không có phản ứng rõ ràng tới tỷ giá hối đoái. Việc xem xét thêm tỷ giá trong quy tắc chính sách có thể khiến NHTW “bối rối”. Cho dù, chênh lệch tỷ giá được đưa vào quá trình thiết lập chính sách có thể làm giảm biến động lạm phát. Nhưng lãi suất là hành động chủ yếu để giảm biến động sản lượng và lạm phát. Việc đưa biến động của tỷ giá vào dự báo sẽ tạo ra sự biến động sản lượng lớn hơn. Richard Dennis (2001) cho rằng cả biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái có thể dẫn đến biến động sản lượng thực. Ngoài ra, đối với nền kinh tế nhỏ, mở nên nhắm vào thước đo lạm phát mục tiêu không bao gồm giá của hàng hóa thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu đề xuất các nhà hoạch định chính sách không nên đưa biến động tỷ giá khi thiết lập chính sách. Tất nhiên điều này không dễ dàng thực hiện vì
  19. 11 không chỉ có những hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường thế giới giá mà cả những hàng hóa trong nước cũng sẽ bị tác động bởi tỷ giá. Nếu các nhà hoạch định chính sách lo ngại về những tác động thực sự của các cú sốc trong nền kinh tế, họ có thể chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án ứng phó để đưa lạm phát quay trở lại với tỷ lệ mục tiêu theo từng bước, sau khi biến động lãi suất và biến động tỷ giá hối đoái được ổn định. Joseph E. Stiglitz (2001) thảo luận về chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và những rủi ro tài chính có liên quan đến các nền kinh tế nhỏ, mở trong môi trường ít áp đặt các hạn chế nhất và tăng mức độ dòng vốn dịch chuyển cho trường hợp của Iceland. Nghiên cứu cho rằng, nền kinh tế nhỏ, mở rất dễ bị khủng hoảng tài chính tiền tệ. Kết quả ở Iceland chỉ ra, chính sách tiền tệ của nước này phản ứng chậm chạp và không có tác động tích cực với những biến động của nền kinh tế cũng như không thể ngăn chặn hiệu quả các rủi ro. Chính vì thế, cần phải quản lý các rủi ro, bằng cách thiết kế chính sách tiền tệ có tính hệ thống và chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm làm giảm khả năng dẫn tới khủng hoảng và giảm các chi phí phát sinh nếu khủng hoảng xảy ra. Hilde Bjornland (2011) phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Na Uy. Theo Hilde Bjornland, đối với một nền kinh tế mở nhỏ, tỷ giá đóng một vai trò trung tâm các mối quan hệ trong chính sách tiền tệ và nhiều nước khi theo đuổi lạm phát mục tiêu đã phải bỏ chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang tỷ giá thả nổi. Kết quả của Na Uy cho thấy mối liên kết khá chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, sau một cú sốc chính sách tiền tệ thắt chặt, tỷ giá hối đoái thực phản ứng tăng cao ngay lập tức và sau đó dần dần giảm trở lại đường cơ sở. Ngoài ra, khi so sánh với kỳ trước, sự biến động tỷ giá hối đoái đối với những cú sốc chính sách tiền tệ tăng lên trong giai đoạn lạm phát mục tiêu. Brenner và Sokoler (2010) đã nghiên cứu trường hợp của Israel trong hai giai đoạn khác nhau: từ tháng 02:1996 - 06:1997, Ngân hàng Israel đã sử dụng chính sách tiền tệ can thiệp mạnh mẽ vào tỷ giá hối đoái và từ tháng 07:1997 - 03:2001 khi Ngân hàng Israel ngưng can thiệp vào thị trường ngoại hối, các nhà nghiên cứu
  20. 12 phát hiện rằng sự kết hợp của các quyết định áp dụng lạm phát mục tiêu và can thiệp vào tỷ giá hối đoái thì không tương thích với chính sách tiền tệ đáng tin cậy và hiệu quả. Đặc biệt, trong thời gian can thiệp đầu tiên, lãi suất không có tác động đáng kể vào lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Israel dừng can thiệp vào thị trường ngoại hối, lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát mục tiêu. Trong ngắn hạn, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lạm phát mục tiêu cần được tiến hành trong một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Clarida, Gali và Gertler (1998) ước lượng hàm phản ứng của chính sách tiền tệ với lãi suất áp dụng cho hai nhóm quốc gia là G3 (Đức, Nhật, Mỹ), E3 (Anh, Pháp, Italia) bằng việc sử dụng phương pháp GMM. Kết quả chỉ ra rằng, NHTW của các quốc gia nhóm G3 đã theo đuổi chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu “ẩn” hay ngầm định. Trong khi các nước trong nhóm E3, NHTW đã sử dụng mức lãi suất cao hơn mức có thể để làm ổn định nền kinh tế. Kết quả cũng hỗ trợ cho giả thuyết rằng các NHTW khối E3 là Anh, Pháp và Italia nhắm đến mục tiêu lạm phát song song với tỷ giá cố định. Ball (1999) đưa ra 3 phương trình: đường IS, đường cong Phillips và liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái dựa trên một phần mở rộng của Svensson (1997) và Ball (1997) cho nền kinh tế mở, nhỏ. Mô hình này tương tự với mô hình kinh tế lượng phức tạp của nhiều NHTW. Qua đó, Ball (1999) kết luận, trong nền kinh tế đóng, lạm phát mục tiêu và quy tắc Taylor thực hiện tốt ổn định sản lượng và lạm phát. Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, các chính sách lại không phát huy hiệu quả, trừ khi được điều chỉnh. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các nhà điều hành nên đưa MCI (Monetary Conditions Index – chỉ số trạng thái của chính sách tiền tệ) dựa trên lãi suất và tỷ giá hối đoái vào trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Bergin, Paul (2002) dùng hàm maximum likelihood với bộ dữ liệu của Mỹ và các quốc gia trong khu vực G7. Mô hình đưa ra dự báo khá tốt và có thể đánh bại được mô hình bước đi ngẫu nhiên (random walk) đối với các dự báo của tỷ giá hối đoái và tài khoản vãng lai, đây là những biến chủ chốt đối với nền kinh tế mở. Mô hình này chỉ ra rằng các cú sốc ngang giá lãi suất không thật sự hữu ích trong việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1