intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ thanh toán điện tử; phân tích khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

  1. TÓM TẮT LUẬN VĂN Thanh toán điện tử là phƣơng thức thanh toán không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử. Nó không chỉ là một trong những phƣơng thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện mà nó còn góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội, tạo ra nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, đồng thời có điều kiện thực thi các chính sách tiền tệ - tín dụng. Tại Việt Nam, xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt nên thanh toán điện tử vẫn chƣa phát triển rộng rãi, chƣa xứng với tiềm năng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Với mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng cũng nhƣ tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị, ngƣời viết đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, vẽ bảng, biểu đồ, ngƣời viết đã tổng hợp nền tảng cơ sở lý thuyết, tiến hành phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Từ đó tìm ra những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đƣa ra giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, góp phần hạn chế rủi ro, đẩy mạnh các nguồn thu trong hoạt động thanh toán của Agribank Lâm Đồng. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị phù hợp để hƣớng tới mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong xã hội, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy các ngân hàng thƣơng mại, trung gian thanh toán và các công ty tài chính phối hợp phát triển thanh toán điện tử nhằm đáp ứng xu hƣớng tiêu dùng mới.
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Bùi Phạm Hồng Nhung Sinh ngày: 21/03/1989 Nơi sinh: Lâm Đồng Quê quán: Hoa Lƣ – Ninh Bình Hiện đang công tác tại Agribank CN Đà Lạt – Lâm Đồng Là học viên cao học khóa 16 của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Mã học viên: 020116150032 Tên luận văn: “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Tôi xin cam đoan luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào; luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, nội dung nghiên cứu trong đề tài này là do tác giả tự tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo dƣới sự hƣớng dẫn của giảng viên, kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào, không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên đây. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2017 Tác giả Bùi Phạm Hồng Nhung
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành đến: Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho tôi. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa sau đại học đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 2 năm học vừa qua. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè là những ngƣời luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Bùi Phạm Hồng Nhung
  4. MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................. 7 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM ........................................................................................... 7 1.1.1 Thƣơng mại điện tử ......................................................................................... 7 1.1.2 Thanh toán điện tử .......................................................................................... 7 1.2 LỢI ÍCH CỦA THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ............................................................ 9 1.2.1 Lợi ích đối với nền kinh tế .............................................................................. 9 1.2.2 Lợi ích đối với ngân hàng ............................................................................... 9 1.2.3 Lợi ích đối với khách hàng ............................................................................ 10 1.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA NGÂN HÀNG ................ 11 1.3.1 Thanh toán bằng thẻ tín dụng điện tử ............................................................. 11 1.3.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 11 1.3.1.2 Cách thức thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng điện tử ...................... 11 1.3.1.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của thanh toán bằng thẻ tín dụng điện tử ........... 12 1.3.2 Thanh toán bằng thẻ ghi nợ............................................................................ 13 1.3.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 13 1.3.2.2 Cách thức thực hiện thanh toán bằng thẻ ghi nợ ................................... 13 1.3.2.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của thanh toán bằng thẻ ghi nợ ......................... 13 1.3.3 Thanh toán bằng Séc điện tử .......................................................................... 14 1.3.3.1 Khái niệm .............................................................................................. 14 1.3.3.2 Cách thức thực hiện thanh toán bằng séc điện tử .................................. 14
  5. 1.3.3.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của thanh toán bằng séc điện tử ........................ 15 1.3.4 Thanh toán bằng hoá đơn điện tử ................................................................... 15 1.3.4.1 Khái niệm .............................................................................................. 15 1.3.4.2 Cách thức thực hiện thanh toán bằng hóa đơn điện tử .......................... 15 1.3.4.3 Ƣu điểm của việc thanh toán bằng hóa đơn điện tử .............................. 15 1.3.5 Thanh toán bằng ví điện tử ............................................................................ 16 1.3.5.1 Khái niệm .............................................................................................. 16 1.3.5.2 Cách thức thực hiện thanh toán bằng ví điện tử .................................... 16 1.3.5.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc thanh toán bằng ví điện tử .................. 16 1.3.6 Thanh toán qua ngân hàng điện tử ................................................................ 17 1.3.6.1 Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home banking) ......................................... 17 1.3.6.2 Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile banking) .... 17 1.3.6.3 Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking).................... 20 1.3.7 Thanh toán qua thƣ điện tử ............................................................................. 21 1.3.7.1 Khái niệm .............................................................................................. 21 1.3.7.2 Cách thức thực hiện thanh toán qua thƣ điện tử ................................... 21 1.3.7.3 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của thanh toán qua thƣ điện tử .......................... 22 1.4 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NHTM ...................... 22 1.4.1 Khái niệm ........................................................................................................ 22 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại NHTM ............................................................................................................. 23 1.4.2.1 Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng thẻ đƣợc phát hành ................................. 23 1.4.2.2 Tốc độ tăng trƣởng khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử ..................................................................................................... 23 1.4.2.3 Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động từ các dịch vụ thanh toán điện tử ... 23 1.4.2.4 Tốc độ tăng trƣởng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán điện tử .......... 24 1.4.2.5 Thị phần thanh toán điện tử của ngân hàng .......................................... 24 1.4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại NHTM. 24 1.4.3.1 Môi trƣờng kinh tế xã hội...................................................................... 24
  6. 1.4.3.2 Môi trƣờng pháp lý................................................................................ 25 1.4.3.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................................................... 25 1.4.3.4 Nguồn nhân lực ..................................................................................... 26 1.4.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của một số nƣớc và kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam ............................................. 26 1.4.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của một số nƣớc ... 26 1.4.4.2 Kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam ...................................... 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ................................................. 32 2.1 TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG .............................. 32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 32 2.1.2 Bộ máy tổ chức hoạt động .............................................................................. 34 2.1.3 Mạng lƣới hoạt động và nguồn nhân lực ........................................................ 35 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 ................................... 36 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ................................................................... 39 2.2.1 Tình hình phát hành thẻ .................................................................................. 39 2.2.2 Tình hình khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử ............................. 42 2.2.3 Tình hình vốn huy động từ các dịch vụ thanh toán điện tử ............................ 46 2.2.4 Tình hình tăng trƣởng doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán điện tử ............... 46 2.2.5 Thị phần về thanh toán điện tử ....................................................................... 47 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG .......................................... 51 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................. 51 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế .................................................................................... 52 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................ 53 2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 53 2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 55
  7. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CN LÂM ĐỒNG........ 58 3.1 ĐỊNH HƢỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................. 58 3.1.1 Hoàn thiện hành lang pháp lý ......................................................................... 58 3.1.2 Nâng cấp, mở rộng hệ thống IBPS ................................................................. 58 3.1.3 Xây dựng, phát triển các hệ thống thanh toán bán lẻ ...................................... 59 3.1.4 Nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM .................. 59 3.1.5 Nghiên cứu, áp dụng các loại tiêu chuẩn, ISO theo thông lệ quốc tế ............. 59 3.1.6 Đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng ............... 59 3.1.7 Xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Tài chính Toàn diện (Financial Inclusion) ................................................................................................ 59 3.1.8 Tổ chức triển khai Chiến lƣợc giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020 .......................................................................................... 60 3.1.9 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ..................................................... 3.2 ĐỊNH HƢỚNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................................... 60 3.2.1 Định hƣớng chung .......................................................................................... 60 3.2.2 Định hƣớng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử .......................................... 61 3.2.2.1 Tăng cƣờng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ............................. 61 3.2.2.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ và kênh thanh toán hiện đại ....................... 61 3.2.2.4 Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị các tiện ích sản phẩm dịch vụ ................................................................................................................. 62 3.2.2.5 Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên ........................................ 63 3.3 GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI AGRIBANK CN LÂM ĐỒNG ............. 63 3.3.1 Giải pháp ......................................................................................................... 63
  8. 3.3.1.1 Giải pháp về công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát ................ 64 3.3.1.2 Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực ............. 64 3.3.1.3 Giải pháp về quy trình công nghệ kỹ thuật ............................................ 66 3.3.1.4 Giải pháp về chất lƣợng các kênh phân phối........................................... 67 3.3.1.5 Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ..... 68 3.3.1.6 Giải pháp về chính sách khách hàng và phong cách phục vụ ................. 73 3.3.1.7 Giải pháp về công tác tiếp thị truyền thông và quảng bá thƣơng hiệu ... 75 3.3.2 Một số kiến nghị ............................................................................................ 77 3.3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 77 3.3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ......................................................... 78 3.3.2.3 Kiến nghị với Hội sở Agribank .............................................................. 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 81 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NỘI DUNG Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank CN Lâm Đồng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ATM(Automated Teller) Máy giao dịch tự động BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển CBCNV Cán bộ công nhân viên CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp CN Chi nhánh DVTTĐT Dịch vụ thanh toán điện tử ĐTDĐ Điện thoại di động EDC (Electronic Data Capture) Máy đọc thẻ tự động HB (Home Banking) Ngân hàng tại nhà KH Khách hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại POS (Point of Sale) Máy chấp nhận thanh toán thẻ SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTD Tổ chức Tín dụng TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn TMĐT Thƣơng mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử TTKM Thanh toán kiểu mới Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại VCB Thƣơng Việt Nam
  10. DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Lâm Đồng 2.1 39 giai đoạn 2013-2015 2.2 Số lƣợng thẻ đã phát hành tại chi nhánh giai đoạn 2013-2015 40 Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giai 2.3 43 đoạn 2013-2015 Số lƣợng giao dịch của dịch vụ thanh toán hóa đơn và dịch 2.4 vụ thu thuế điện tử tại Agribank CN Lâm Đồng giai đoạn 44 2013-2015 Vốn huy động từ dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank CN 2.5 46 Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015 Doanh thu phí dịch vụ thanh toán điển tử tại Agribank CN 2.6 47 Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015 Thị phần sản phẩm dịch vụ thẻ của các Ngân hàng thƣơng 2.7 48 mại tỉnh Lâm Đồng năm 2015 Các tiện ích của dịch vụ thanh toán điện tử của một số Ngân 2.8 50 hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ HÌNH/BIỂU ĐỒ TÊN TRANG Hình: 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank CN Lâm Đồng 34 Tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Agribank Biểu đồ 2.1 37 CN Lâm Đồng trong giai đoạn 2013-2015 Tăng trƣởng dƣ nợ của Agribank CN Lâm Đồng Biểu đồ 2.2 38 giai đoạn 2013-2015
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Những năm qua lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Quy mô, mạng lƣới các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển, sản phẩm dịch vụ theođó cũng đa dạng hơn, số lƣợng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều. Cùng với xu hƣớng sử dụng thẻ ATM, vài năm trở lại đây, ngân hàng trực tuyến đãđƣợc quan tâm xây dựng nhƣ một kênh giao dịch tài chính – ngân hàng dành cho mọi đối tƣợng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi. Các dịch vụ chính mà ngân hàng thƣờng cung cấp cho khách hàng thông qua kênh ngân hàng trực tuyến, đó là: Dịch vụ quản lý tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, thông tin thẻ tín dụng, tài trợ thƣơng mại, trả lƣơng qua tài khoản…Tuy nhiên, do thói quen sử dụng tiền mặt cũng nhƣ sự đầu tƣ cho thanh toán điện tử còn chƣa đồng bộ và hiệu quả, vẫn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế. Vì vậy, việc đƣa ra các giải pháp tháo gỡ những hạn chế nhằm hỗ trợ dịch vụ thanh toán điện tử phát triển là một vấn đề cần thiết và cấp bách. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thƣơng mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghê thông tin thì phƣơng thức thanh toán điện tử là phƣơng thức thanh toán không thể thiếu. Thanh toán điện tử - một trong những phƣơng thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện hiện nay rất phổ biến ở các nƣớc phát triển. Nó góp phần tiết kiệm chi phí cho xã hội, tạo ra nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, đồng thời có điều kiện thực thi các chính sách tiền tệ - tín dụng. Với vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc, kìm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền tạo điều kiện cho sản xuất tăng trƣởng và phát triển. Tuy nhiên để phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nƣớc, đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi Ngân hàng ngày càng phải hoàn thiện hơn các mặt hoạt động của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán.
  13. 2 Hình thức thanh toán kiểu cũ là trao tay tiền mặt đã bộc lộ nhiều hạn chế: không đảm bảo độ chính xác, bảo mật, an toàn; hao tổn chi phí phát hành, bảo quản; việc vận chuyển một khối lƣợng lớn tiền mặt rất khó khăn, rủi ro cao…do đó, thanh toán điện tử đã ra đời nhằm cải thiện và đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cần phải có của phƣơng thức thanh toán hiện đại ngày nay. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và hiện nay đã ký hiệp định đối tác thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Đây vừa là cơ hội để ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đƣa nền kinh tế nƣớc ta phát triển hội nhập ngang tầm với các nền kinh tế trên thế giới, cũng vừa là thách thức, trách nhiệm nặng nề đối với cả hệ thống chính trị nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng. Đối với ngành ngân hàng thanh toán điện tử đang rất phát triển ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam thanh toán điện tử vẫn chƣa phát triển rộng rãi, chƣa xứng với tiềm năng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó và trên cơ sở những kiến thức lý luận cùng với quá trình nghiên cứu tình hình thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đƣa ra các nhóm giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank CN Lâm Đồng. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về dịch vụ thanh toán điện tử. - Phân tích khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Chi nhánh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015.
  14. 3 - Đƣa ra một số kiến nghị, nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Chi nhánh Lâm Đồng 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trên, câu hỏi đặt ra là: - Thanh toán điện tử là gì? - Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử là gì? - Dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015 phát triển nhƣ thế nào? - Những giải pháp nào giúp ngân hàng đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán điện tử? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: phát triển dịch vụ thanh toán điện tại tử ngân hàng Agribank CN Lâm Đồng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Thực hiện tại Agribank Lâm Đồng - Thời gian: Thời gian từ năm 2013 – 2015. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu thống kê mô tả nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank chi nhánh Lâm Đồng. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Các nội dung nghiên cứu cần bám sát nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán điện tử. - Phân tích tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2013 – 2015. - Nghiên cứu về thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Agribank Lâm Đồng hiện nay, qua đó đánh giá đƣợc thực trạng phát triển dịch vụ này trong họat động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Lâm Đồng.
  15. 4 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015. - Tìm ra những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để đƣa ra giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, hạn chế rủi ro, đẩy mạnh các nguồn thu trong hoạt động thanh toán của Agribank Lâm Đồng. - Đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị phù hợp để hƣớng tới mục tiêu giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong xã hội, cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy các ngân hàng thƣơng mại, trung gian thanh toán và các công ty tài chính phối hợp phát triển thanh toán điện tử nhằm đáp ứng xu hƣớng tiêu dùng mới. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 8.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Thƣơng mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng trên thế giới đã phát triển từ những năm 1988 nhờ có một nền tảng công nghệ vững chắc từ thƣơng mại điện tử truyền thống và đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nhƣ: - Cuốn “Hệ thống thanh toán điện tử trong thương mại điện tử” của Donal O’Mahony, Michael Peirce, Hitesh Tewari đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về công nghệ và hệ thống sử dụng cho phép thanh toán qua Internet. Cuốn sách đƣợc viết cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong ngành để mở rộng và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này. - Cuốn “Thế giới thanh toán mới” của Mary S.Schaeffer lại cho ta cái nhìn toàn cảnh về lịch sử của các dịch vụ thanh toán trên thế giới, các phƣơng thức thanh toán của ngày “hôm qua”, “hôm nay” và trong “tương lai” trên thế giới. Cuốn sách là sự giới thiệu đầy đủ về các kỹ thuật bảo mật an toàn hệ thống trong thƣơng mại điện tử nói chung và thanh toán điện tử nói riêng cho từng lĩnh vực khác nhau nhƣ tài chính, ngân hàng, chứng khoán. 8.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
  16. 5 Nhƣ đã trình bày ở trên, Thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực không còn mới mẻ ở Việt Nam, việc ứng dụng thanh toán điện tử trong thƣơng mại điện tử là cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay theo tìm hiểu của tác giả thì có rất ít tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trực tiếp nào về thƣơng mại điện tử; chủ yếu vẫn là các cá nhân, doanh nghiệp tự chủ động tìm hiểu về các nguồn tài liệu có sẵn khác nhau trên thế giới và hợp tác triển khai ứng dụng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế. - Giáo trình “Thanh toán trong thương mại điện tử” – PGS.TS Nguyễn Văn Thanh – Đại học Thƣơng mại năm 2011. Đây là cuốn sách đề cập khá chi tiết về thanh toán điện tử. Tuy nhiên, do góc tiếp cận còn hạn chế nên cuốn sách đề cập nhiều đến hoạt động thanh toán điện tử tại các ngân hàng mà chƣa đề cập đến tình hình hoạt động thanh toán tại các doanh nghiệp hiện nay. - Bài viết “Phát triển thanh toán điện tử nền tảng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt” của Bùi Quang Tiên – Vụ trƣởng Vụ thanh toán NHNN VN đã viết về tình hình phát triển các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán điện tử đƣợc chú trọng đầu tƣ mở rộng; hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đã thiết lập đƣợc hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép cung ứng các dịch vụ phƣơng tiện thanh toán hiện đại và khả năng kết nối trực tuyến với nhau, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ viết chung cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại chứ không đề cập riêng đến một ngân hàng cụ thể nào. - Tạp chí ngân hàng số 20 (Tháng 10/2007) có bài viết về công nghệ ngân hàng “Phát triển thanh toán điện tử biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”- Ths Đặng Mạnh Phổ lại đề cập đến tính ƣu việt của dịch vụ thanh toán điện tử. Các dịch vụ thanh toán điện tử giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc giảm chi phí do có thể không phải giao dịch trực tiếp với khách hàng, cần ít chi phí đi lại hơn để thực hiện công việc, giảm bớt gánh nặng về các thủ tục hành chính và vận hành; các dịch vụ thanh toán điện tử mang lại cho ngân
  17. 6 hàng năng suất cao, sự tự động hoá. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ đề cập chung chung cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại chứ không chỉ riêng một ngân hàng nào. - Bài viết “Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử” – PGS.,TS Trần Hoàng Ngân, Ngô Minh Hải đã cho thấy sự phát triển của thƣơng mại điện tử không thể nào không gắn với sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử và sẽ không có sự thịnh vƣợng của thƣơng mại điện tử nếu không có một cơ sở hạ tầng thanh toán nhanh chóng, an toàn, thống nhất. Tuy nhiên việc xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử vừa dễ dàng sử dụng vừa đạt đƣợc chuẩn chung nhất cho mọi yêu cầu đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí thất bại. 9. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán điện tử tại ngân hàng thƣơng mại. CHƢƠNG 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng CHƢƠNG 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tại Agribank chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
  18. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Thƣơng mại điện tử Theo Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”. Theo Ủy ban Thƣơng mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”. Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể đƣợc dùng để hỗ trợ thƣơng mại điện tử. Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.” Tóm lại, thƣơng mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trƣờng kinh doanh mạng Internet và các phƣơng tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. 1.1.2 Thanh toán điện tử Theo báo cáo quốc gia về Kỹ thuật thƣơng mại điện tử của Bộ thƣơng mại thanh toán điện tử đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0