intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Trảng Bom

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân, từ đó đưa ra gợi ý các giải pháp nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank Trảng Bom. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Trảng Bom

  1. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng chung của nhiều Ngân hàng trong nước và trên thế giới. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ bán lẻ theo xu thế tất yếu, nhằm đa dạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Thực tiễn những năm gần đây đã cho thấy Ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội trong việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng cá nhân sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Luận văn nhằm phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Trảng Bom (HDBank Trảng Bom) trong giai đoạn 2016-2018. Bằng việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu trước đó phân tích, diễn giải, logic, quy nạp, phương pháp phỏng vấn khảo sát: tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến của 200 khách hàng cá nhân tại HDBank Trảng Bom thông qua các phiếu khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng cá nhân tại Chi nhánh. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân (TDCN) tại Chi nhánh.
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phạm Bằng Nguyên Sinh ngày 26 tháng 09 năm 1990 Quê quán: Bắc Ninh Hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Trảng Bom Là học viên khóa 20, lớp CH20B2 – Trường Đại học Ngân hàng TPHCM Mã số học viên: 020120180076 Đề tài: “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Trảng Bom” Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Kiên Cường Luận văn được thực hiện tại: Trường Đại học Ngân hàng TPHCM Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2019 Tác giả Phạm Bằng Nguyên
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua, những kiến thức đó là nền tảng không chỉ giúp tôi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu này mà còn có ích trong công việc của tôi trong thời gian tới. Tôi đặc biệt xin gửi lời tri ân và cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Kiên Cường, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn tập thể đồng nghiệp và Ban lãnh đạo đang công tác tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, gia đình đã tận tình hỗ trợ, góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý thêm từ phía quý Thầy Cô để giúp tôi hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn!! Tác giả Phạm Bằng Nguyên
  4. MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................1 1.1. Tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại.................................................1 1.1.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân .........................................................................1 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân ........................................................................2 1.1.3. Vai trò của tín dụng cá nhân ............................................................................ 5 1.1.4. Các sản phẩm tín dụng cá nhân ........................................................................ 7 1.2. Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại ........................................8 1.2.1. Quan niệm phát triển tín dụng cá nhân ............................................................ 8 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân ............................... 9 1.2.2.1. Chỉ tiêu về số lượng ..................................................................................... 9 1.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng ................................................................................. 10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân ........................... 12 1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Trảng Bom………. 16 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng Đông Nam Á ........ 16 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng Vietcombank ........ 18 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng Techcombank ....... 19 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng HSBC Việt Nam... 20 1.3.5. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng ShinhanBank ...........22
  5. 1.3.6. Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng HDBank nói chung và HDBank Trảng Bom nói riêng ................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH TRẢNG BOM ......................................................................................... 26 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Trảng Bom ..................................................................... 26 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh ............26 2.1.2. Giới thiệu về HDBank Trảng Bom ................................................................ 27 2.1.3. Các nhiệm vụ chủ yếu của Phòng tín dụng cá nhân HDBank Trảng Bom .... 28 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................... 29 2.2. Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom ...................... 31 2.2.1. Các chỉ tiêu về số lượng ................................................................................. 31 2.2.1.1. Dư nợ tín dụng cá nhân ............................................................................... 31 2.2.1.2.Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn ............................................. 32 2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn ..................................... 33 2.2.1.4. Số lượng khách hàng cá nhân ..................................................................... 34 2.2.2. Các chỉ tiêu về chất lượng .............................................................................. 35 2.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn .......................................................................................... 35 2.2.2.2. Đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân thông qua khảo sát ý kiến của khách hàng................................................................................................................ 37 2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của HDBank Trảng Bom ...................... 50 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 50 2.3.1.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 50 2.3.1.2. Khó khăn ..................................................................................................... 51 2.3.1.3. Kết quả đạt được ......................................................................................... 52 2.3.2. Những hạn chế ...............................................................................................53 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................. 55
  6. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TPHCM CHI NHÁNH TRẢNG BOM ......................................................................................................... 58 3.1. Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Trảng Bom .............................................................. 58 3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom ................. 60 3.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân ............ 60 3.2.2. Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân ............................ 61 3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay trong quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại HDBank Trảng Bom .................................................... 62 3.2.4. Giải pháp về lãi suất ....................................................................................... 63 3.2.5. Giải pháp về phí dịch vụ ................................................................................64 3.2.6. Giải pháp về chính sách linh hoạt trong phương thức trả nợ .........................65 3.2.7. Giải pháp về hình thức chiêu thị .....................................................................65 3.2.8. Các giải pháp khác ......................................................................................... 66 3.2.8.1. Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng ................................................ 66 3.2.8.2. Chính sách nguồn nhân lực ......................................................................... 67 3.2.8.3. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ .................................................................. 68 3.2.8.4. Quản trị rủi ro tín dụng................................................................................ 69 3.3. Kiến nghị với HDBank ..................................................................................... 69 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ đầy đủ ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBNV Cán bộ nhân viên CIC Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia CN TPHCM Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh CNTT Công nghệ thông tin GĐ Giám đốc HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố Hồ Chí Minh KHCN Khách hàng cá nhân NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch QHKH Quan hệ khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng TDBL Tín dụng bán lẻ TMCP Thương mại cổ phần TP Trưởng phòng UBND Ủy ban nhân dân Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức HDBank Trảng Bom Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Trảng Bom Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng cá nhân của HDBank Trảng Bom Bảng 2.4: Số lượng khách hàng cá nhân tại HDBank Trảng Bom Bảng 2.5: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của KHCN tại HDBank Trảng Bom Bảng 2.6: Quy trình cấp tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn thu của HDBank Trảng Bom Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ TDCN theo thời hạn tại HDBank Trảng Bom Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN tại HDBank Trảng Bom Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng đối với KHCN tại HDBank Trảng Bom
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây khi hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, tập trung cho hoạt động bán lẻ đang trở thành xu thế với các ngân hàng nhằm đa dạng nguồn thu, giảm thiểu rủi ro hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Ngân hàng bán lẻ hướng đến phục vụ khách hàng cá nhân, hộ gia đình, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các dịch vụ đơn giản, thuận tiện và có tính thường xuyên như: vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, mua ô tô, mua bất động sản, du học, thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm. Để phát triển thị phần bán lẻ, mỗi ngân hàng đang hướng tới chiến lược phát triển riêng không chỉ các NHTM trong nước mà còn có các Ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính cũng cạnh tranh gay gắt để phát triển thị phần này. Trong các hoạt động bán lẻ của NHTM thì tín dụng cá nhân đóng vai trò then chốt, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Phát triển tín dụng cá nhân giúp các NHTM gia tăng hiệu quả kinh tế, phân tán rủi ro tín dụng và mở rộng thị phần hoạt động. HDBank Trảng Bom hiện đang hoạt động tại tỉnh Đồng Nai, địa bàn này có dân cư đông đúc, nhu cầu đời sống, kinh doanh của cá nhân và Doanh nghiệp siêu nhỏ đang phát triển mạnh, đây là thị trường rất tiềm năng để các NHTM cạnh tranh khai thác và phát triển. Nắm bắt được cơ hội đó, HDBank Trảng Bom đặt ra mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về hoạt động tín dụng bán lẻ cũng như tín dụng cá nhân và coi đây là mục tiêu hoạt động trong những năm tới. Tuy nhiên để đạt được kết quả sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng bạn. Với mong muốn góp phần nhằm nâng cao tính hiệu quả, khả năng cạnh tranh của HDBank Trảng Bom trong hoạt động tín dụng cá nhân, cùng với kiến thức đã được học và quá trình làm việc thực tế tại HDBank Trảng Bom, tôi quyết định chọn
  11. đề tài: “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Chi nhánh Trảng Bom” làm luận văn nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chính của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân, từ đó đưa ra gợi ý các giải pháp nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank Trảng Bom. 2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó rút ra kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom giai đoạn 2016-2018. Đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom giai đoạn 2016-2018 như thế nào? Có những thuận lợi và khó khăn gì? Nguyên nhân vì sao? Cần những giải pháp, kiến nghị gì để phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom trong thời gian tới? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom. Đối tượng khảo sát: 200 khách hàng cá nhân đang giao dịch tại HDBank Trảng Bom. Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo đang công tác tại HDBank Trảng Bom. Không gian: HDBank Trảng Bom. Thời gian : Giai đoạn 2016-2018. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, mô tả, so sánh, kế thừa các nghiên cứu trước đó phân tích, diễn giải, logic, quy nạp,
  12. phỏng vấn, khảo sát để đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cá nhân của HDBank Trảng Bom. Cụ thể chi tiết một số phương pháp chính như sau: Phương pháp thống kê: số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của HDBank Trảng Bom, báo cáo tài chính, bảng công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên của một số ngân hàng thương mại, tạp chí chuyên nghành kinh tế, tài chính ngân hàng, báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh hàng năm và xử lý thông tin về thực trạng phát triển tín dụng cá nhân của HDBank Trảng Bom. Phương pháp khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các khách hàng cá nhân sau khi đã được cấp tín dụng, tác giả tiến hành khảo sát 200 khách hàng cá nhân dựa trên các tiêu chí sau: + Uy tín ngân hàng + Sản phẩm cho vay cá nhân + Lợi ích tài chính + Sự thuận tiện + Đội ngũ nhân viên + Chính sách Marketing + Mức độ hài lòng của khách hàng Tác giả cũng tiến hành phỏng vấn nội bộ nhân viên, ban lãnh đạo đang công tác tại HDBank Trảng Bom. Sau đó thống kê kết quả và đưa ra nhận định đánh giá. Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc thông tin, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để đề ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom. Bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu có trước từ báo chí, internet, tạp chí ngân hàng. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng cá nhân và phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Trình bày tổng quan khái niệm, phân loại, vai trò của tín dụng cá nhân trong hoạt động ngân hàng. Dựa trên các lý luận và thực tiễn tìm ra các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân , từ đó mới đưa ra
  13. định hướng phát triển tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng khác. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về HDBank và HDBank Trảng Bom. Phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom giai đoạn 2016- 2018 thông qua mô tả bằng các bảng biểu, số liệu. Từ đó đưa ra những kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế, khó khăn trong hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom. Chương 3: Trên cơ sở lý luận và thực trạng nghiên cứu từ chương 1 và chương 2, chương 3 đưa ra định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom trong thời gian tới. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân tại các NHTM Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom, đồng thời rút ra những thuận lợi, khó khăn để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhận tại HDBank Trảng Bom trong thời gian tới. Thông qua nghiên cứu của luận văn góp phần giúp HDBank Trảng Bom có những định hướng đúng đắn, đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh. Bên cạnh đó cũng tạo thuận lợi cho khách hàng cá nhân khi tiếp cận nguồn vốn vay tại HDBank Trảng Bom. Luận văn có thể dùng tham khảo trong nghiên cứu cho hoạt động tín dụng cá nhân tại các NHTM. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân tại các NHTM đã có nhiều đề tài nghiên cứu, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu gần đây như: Triều Mạnh Đức (2012) “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 6”. Bài viết đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng và
  14. đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị. Nhưng chưa đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của TDBL và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TDBL. Nguyễn Thị Ngọc Tú (2011) “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu”. Tác giả đã nêu khá đầy đủ hệ thống lý luận về tín dụng cá nhân và đưa ra một số tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM. Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân và những điểm hạn chế của ngân hàng, tuy nhiên tác giả chưa đầu tư cho phương pháp khảo sát khách hàng vay vốn, phỏng vấn ban lãnh đạo để tăng tính thuyết phục hơn đối với các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng. Đỗ Thị Bình (2013) “Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh”. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động bán lẻ, tuy nhiên đề tài không còn hoàn toàn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện đại khi mà đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân cũng đã có thay đổi theo quy định mới của Thông tư 39. Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. Luận văn đã đưa ra được cơ sở lý luận cần thiết trong hoạt động phát triển tín dụng cá nhân, đánh giá thực trạng hoạt động TDCN của toàn Vietcombank, từ đó đề ra các giải pháp giúp Vietcombank xây dựng chính sách phát triển TDCN một cách phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó thì tác giả vẫn chưa phân tích sâu vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển TDCN, chưa đưa ra được thế mạnh của Vietcombank so với các ngân hàng khác ở các sản phẩm TDCN, các giải pháp còn mang tính liệt kê chung chung chưa bám sát vào hoạt động thực tế của Vietcombank. Vương Hồng Hà (2013) “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Giang”. Tác giả đã tập trung so sánh sản phẩm tín dụng cá nhân tại BIDV Bắc Giang với chi nhánh các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động để từ đó đưa ra các hạn chế, khó khăn
  15. tại ngân hàng. Thông qua việc phân tích tình hình dư nợ, số lượng khách hàng, tốc độ tăng trưởng của từng gói sản phẩm nằm trong sản phẩm TDCN. Tuy nhiên luận văn chưa nghiên cứu được những tiêu chí khác cũng ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cá nhân như: mức độ hài lòng của khách hàng, thị phần phát triển, các giải pháp chưa bám sát với thực trạng của ngân hàng. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013) “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nha Trang”. Nghiên cứu đã khái quát và phân tích tình hình hoạt động TDCN của Vietcombank Nha Trang trong giai đoạn 2009-2011 trên các nghiệp vụ cho vay cá nhân, bảo lãnh cá nhân, thanh toán thẻ. Ngoài ra tác giả đã khảo sát sự hài lòng của KHCN về chất lượng dịch vụ của Vietcombank Nha Trang, cung cấp hệ thống tư liệu tham khảo tin cậy để Vietcombank Nha Trang nghiên cứu phát triển TDCN đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đề tài chỉ nêu tổng quát không đi sâu vào chi tiết tình hình hoạt động TDCN tại ngân hàng dẫn đến các giải pháp đưa ra có thể không phù hợp với tình hình thực tế tại Vietcombank Nha Trang. Terrence Levesque, Gordon H.G. McDougall (1996) “Determinants of customer satisfaction in retail banking”. Bài viết đề cập đến việc duy trì sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quan trọng đối với Ngân hàng bán lẻ và điều tra yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với Ngân hàng. Bài viết cũng chỉ ra rằng các yếu tố dịch vụ và khả năng phục vụ khách hàng có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với Ngân hàng. Hoang Thi Thanh Thanh (2012) “Determinants of customer satisfaction in the personal loan service”. Tác giả phân tích các yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng trong dịch vụ cho vay cá nhân, trong đó các yếu tố đóng vai trò quan trọng như: kỹ năng bán hàng, chất lượng dịch vụ, sự phản hồi thông tin từ khách hàng, tính tiện dụng, độ tin cậy. Trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, luận văn làm mới đề tài bằng việc làm nổi bật thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại đơn vị, qua đó chỉ ra được mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân.
  16. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại HDBank Trảng Bom phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh mà ngân hàng đề ra.
  17. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ gốc Latinh Creditium có nghĩa là một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin. Lý Hoàng Ánh – Lê Thị Mận (2013) cho rằng tín dụng là “sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người cho vay (người sở hữu) sang người đi vay (người sử dụng) và khi đến hạn phải hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn cái ban đầu”. Tại Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trên cơ sở định nghĩa nêu trên và phạm vi nghiên cứu của luận văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình, có thể hiểu tín dụng cá nhân là “hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể”. Hiện nay xu hướng sử dụng vốn trước, trả sau để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho cuộc sống tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính vì thế các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng được mọi người rất quan tâm. Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao, để đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng hoặc kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình.
  18. 2 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân TDCN tồn tại và phát triển song song với các loại hình tín dụng khác. Ngoài những đặc điểm chung, TDCN còn có những đặc điểm mang tính đặc trưng sau:  Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn So với việc cho vay doanh nghiệp, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích luỹ từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, số lượng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập trung bình và thấp. Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.  Tín dụng cá nhân thường tiềm ẩn các rủi ro - Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng vay: Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch của khách hàng: Đối với khách hàng cá nhân vay vốn, tình trạng nợ nần bên ngoài nhiều nhưng không khai báo hoặc khai báo nhưng che dấu bớt, không trung thực với NH khi vay vốn là một nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Về mặt tài chính nếu khách hàng không cung cấp số liệu một cách trung thực, cố tình che giấu thì sẽ rất khó cho cán bộ NH trong khâu thẩm định. Thực tế thời gian qua đã cho thấy phần nhiều trong số rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng xuất phát từ những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, không lành mạnh. Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Một số khách hàng vay vốn NH dưới danh nghĩa tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh, nhưng khi nhận vốn về lại sử dụng vào mục đích khác, nguy hiểm nhất là tham gia vào những hoạt động kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng rủi ro cao, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, hay sử dụng vốn để trả nợ, cờ bạc, ăn chơi.
  19. 3 Kết quả là thất thoát vốn vay, đời sống người vay không được cải thiện, cộng với KH không thiện chí trả nợ, dẫn đến rủi ro cho phía NH. Mặc dù trên thực tế đối tượng KH này là không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các KH khác. Rủi ro liên quan đến TSĐB nợ vay: Có trường hợp KH lừa đảo, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản giả để thế chấp vay vốn. Hay các tài sản đang có tranh chấp hoặc tài sản đang bị kê biên để thi hành án nhưng vẫn mang ra để thế chấp vay vốn. Việc này rất nguy hiểm vì ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo khoản vay. Ngoài ra còn một số rủi ro khác từ phía khách hàng không dự đoán trước được như: thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, tử nạn, v.v… làm cho khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính như sự sụt giảm hay mất hẳn thu nhập. Dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay Rủi ro phát sinh do tiêu cực của cán bộ hay do trình độ năng lực yếu kém: Bố trí cán bộ thiếu đạo đức vào làm công tác thẩm định cho vay, dẫn đến tình trạng tiêu cực, mà phổ biến nhất là tình trạng cán bộ tín dụng lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý và sơ hở của các quy định để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng hay nhận hối lộ tiền của khách hàng rồi thẩm định sơ sài, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để cho vay cao, không tuân thủ quy trình tín dụng. Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà không có biện pháp đảm bảo bằng tài sản. Trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Thực hiện không tốt việc thẩm định, giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay: Việc thẩm định các điều kiện vay vốn trước khi cho vay là rất quan trọng để đi đến quyết định tín dụng. Tuy nhiên vấn đề giám sát và quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân và sau khi cho vay cũng quan trọng không kém, vì hiện trạng của món vay luôn thay đổi theo thời gian. Không làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay sẽ không giúp ngân hàng phát hiện và chủ động giảm thiểu rủi ro tín dụng.
  20. 4 Bên cạnh những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân do yếu tố môi trường gây ra, mà cụ thể là môi trường kinh tế và môi trường pháp luật: Môi trường kinh tế: - Rủi ro phát sinh do nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, dẫn đến thất nghiệp gia tăng, người vay gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ NH. - Tình trạng lạm phát của nền kinh tế làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm sút, họ sẽ ưu tiên chi cho đời sống, giảm khoản chi trả nợ NH dẫn đến rủi ro. Môi trường pháp lý: Cụ thể ở đây là do sự kém hiệu quả của cơ quan thực thi pháp luật. Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH. Song việc triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Các văn bản này có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý.  Tín dụng cá nhân tốn kém nhiều chi phí để phát triển. Do khách hàng cá nhân số lượng nhiều và phân tán rộng nên để các NH duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí như: - Chi phí mở rộng mạng lưới hệ thống, chi phí quảng cáo, tiếp thị tới từng địa bàn, khu vực tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân - Chi phí phát triển nguồn nhân lực đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác. - KHCN đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ. Để đáp ứng NH phải đảm bảo có nguồn lực nhân sự lớn và trình độ năng lực cao, công nghệ hiện đại. - Ngoài ra còn có các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, điện nước, văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2