intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đi vào xem xét các yếu tố tác động lên quyết định tiết kiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các nghiên cứu trước đây, nhìn chung, dường như không có sự thống nhất về những nguyên nhân quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ BÍCH HƢNG SỰ KHÁC BIỆT TRONG TỶ LỆ TIẾT KIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỒ THỊ BÍCH HƢNG SỰ KHÁC BIỆT TRONG TỶ LỆ TIẾT KIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT. Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2015 Tác giả Hồ Thị Bích Hưng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ......................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................................2 1.1. Lý do nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4 1.5. Bố cục bài nghiên cứu ........................................................................................4 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................................6 2.1. Tổng quan về tiết kiệm tại Việt Nam .................................................................6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tiết kiệm của doanh nghiệp................9 2.2.1. Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp ................................................................ 9 2.2.2. Các nhân tố tác động đến tiết kiệm doanh nghiệp ......................................9 2.2.2.1. Các chỉ số tài chính của công ty.........................................................11 2.2.2.2. Loại hình sở hữu .................................................................................13 2.2.2.3. Tình trạng độc quyền ..........................................................................15 2.2.2.4. Sự phát triển tài chính ........................................................................16 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ...............................................22 3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................22
  5. 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................22 3.1.2. Các biến trong mô hình .............................................................................23 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 28 3.2.1. Thu thập dữ liệu ........................................................................................28 3.2.2. Xử lý dữ liệu ............................................................................................. 32 3.2.2.1. Mô tả thống kê ....................................................................................32 3.2.2.2. Phân tích tương quan .........................................................................36 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................38 4.1. Tác động của chỉ báo tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm ...........................................38 4.2. Loại hình sở hữu và tình trạng độc quyền và tỷ lệ tiết kiệm ........................... 43 4.3. Sự phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm ..........................................................47 4.3.1. Tác động của phát triển tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm .................................50 4.3.2. Mối tương tác giữa phát triển tài chính và các chỉ báo tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp...............................................................................52 4.3.3. Kiểm tra định sự ổn định của mô hình phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm (robustness check) .........................................................................................55 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................58 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài...........................................58 5.2. Hạn chế của chuyên đề nghiên cứu..................................................................59 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domectic Product) GNI Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài (foreign Indirect Investment) SGDCK Sở giao dịch chứng khoán HOSE SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNTN Doanh nghiệp nhà nước ICB Chuẩn phân ngành ICB (Industry Classification Benchmark)
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các nhóm ngành độc quyền ..........................................................................31 Bảng 3.2: Phân loại các công ty trong mẫu ...................................................................33 Bảng 3.3: Tỷ lệ tiết kiệm phân theo hình thức sở hữu và tình trạng độc quyền ...........34 Bảng 3.4: Mô tả thống kê các biến độc lập trong mô hình............................................36 Bảng 3.5: Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến .......................................37 Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mối quan hệ giữa biến tài chính và tỷ lệ tiết kiệm .............39 Bảng 4.2: Kiểm định sự phù hợp của các biến đưa vào mô hình ..................................40 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy loại hình sở hữu, tình trạng độc quyền và tỷ lệ tiết kiệm ...44 Bảng 4.4: Mô tả thống kê các biến trong mô hình phát triển tài chính .........................49 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy sự phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm ............................. 50 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy sự tương tác giữa phát triển tài chính và các chỉ số tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm ...........................................................................................................53 Bảng 4.7: Kết quả các phép hồi quy hồi quy giữa phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm với mẫu các công ty ở Hồ Chí Minh và thay biến FD...................................................56
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam qua các năm .....................................................6 Hình 2.2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam qua các năm (%GDP) ....................................7 Hình 2.3: Cơ cấu tiết kiệm theo khu vực thể chế của Việt Nam .....................................8 Hình 2.4: Tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam và một số quốc gia (2000 – 2014) .................19 Hình 2.5: Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm ............................. 19 Hình 3.1: Diễn biến của VNINDEX từ năm 2000 - 2014 .............................................29 Hình 3.2: Quy mô niêm yết trên HOSE ........................................................................29 Hình 3.3: Số lượng công ty phân bố tại các tỉnh thành .................................................35 Hình 3.4: Tỷ lệ tiết kiệm trung bình tại các vùng miền qua các năm ..........................35
  9. 1 TÓM TẮT Bằng phép hồi quy với dữ liệu bảng trên một mẫu nghiên cứu gồm 194 công ty phi tài chính niêm yết trên SGDCK TP HCM từ năm 2006 đến 2014, bài nghiên cứu này thực hiện phân tích thực nghiệm ở cấp độ doanh nghiệp để kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Cụ thể là giải thích sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp thông qua (i) loại hình sở hữu, (ii) tình trạng độc quyền và (iii) sự phát triển tài chính dựa trên một tập hợp các biến kiểm soát là các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Tác giả rút ra một số kết luận cho trường hợp của Việt Nam như sau:  Thứ nhất, các biến tài chính như quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính (tổng nợ/ tổng tài sản) và cơ hội tăng trưởng (TobinQ) đã giải thích được phần lớn các yếu tố tác động lên tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tỷ lệ nợ và cơ hội tăng trưởng càng cao thì có tỷ lệ tiết kiệm càng thấp. Đồng thời, TobinQ thể hiện tác động mạnh nhất lên tỷ lệ tiết kiệm và tiếp theo là biến LNTA và cuối cùng là TLTA.  Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có khuynh hướng tiết kiệm ít hơn các công ty tư nhân và các công ty độc quyền cũng có tỷ lệ tiết kiệm trung bình thấp hơn so với các công ty không độc quyền.  Thứ ba, kết quả cũng gợi ý về một mối tương quan nghịch biến giữa phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm. Sự phát triển tài chính và thị trường tài chính đã làm giảm tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp nhà nước tiếp tục khẳng định lợi thế của mình trong việc tận dụng sự phát triển tài chính để tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngoài dễ dàng hơn. Do vậy, tỷ lệ tiết kiệm của nhóm doanh nghiệp này tiếp tục duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, tác giả nhận thấy rằng, sự phát triển tài chính có tương tác với 2 chỉ số tài chính là khả năng thanh toán ngắn hạn (CurrentRatio) và khả năng sinh lợi (ROE) sau đó tác động lên tỷ lệ tiết kiệm. Tuy vậy kết quả này không thực sự ổn định trong các mô hình. Từ khóa: tiết kiệm doanh nghiệp, chỉ số tài chính, tỷ lệ sở hữu, tình trạng độc quyền
  10. 2 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Theo số liệu được công bố bởi Worldbank, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 20 các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (gross domestic savings) cao nhất thế giới. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra được động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Bởi lẽ, vốn là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Nguyễn Ngọc Sơn, 2007) và nguồn vốn cho đầu tư được sử dụng từ tiết kiệm. Tương tự như Trung Quốc, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia của nước này rất cao (khoảng 50% GDP) và tỷ lệ tiết kiệm cao này được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc trong thời gian qua (Shiqing XIE và Taiping MO, 2015). Bên cạnh đó, ở Việt Nam những năm gần đây, các nhà kinh tế nói đến tình trạng tăng trưởng tín dụng rất thấp do nhu cầu vay mượn của các doanh nghiệp giảm sút, khu vực sản xuất đang gặp khó khăn. Trong khi sức cầu của nền kinh tế đang suy yếu, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm. Nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với thách thức của sự suy giảm trong tăng trưởng cũng như tình trạng sụt giảm niềm tin kinh doanh. Rõ ràng, để có tăng trưởng nền kinh tế sẽ cần phải có các hoạt động đầu tư kinh doanh và để có nguồn lực cho đầu tư thì cần phải tiết kiệm. Ngoài ra, Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực nước ngoài cho đầu tư. Các nguồn lực bên ngoài như vay ODA, FDI và các khoản vay thương mại và cả nguồn kiều hối. Do vậy, mối quan hệ giữa tiết kiệm với đầu tư, vai trò của tiết kiệm cũng như đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, và những yếu tố tác động lên hành vi tiết kiệm và đầu tư của các khu vực trong nền kinh tế cần được quan tâm. Tỷ lệ tiết kiệm được quan tâm ở 3 khía cạnh: (i) tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình, (ii) tiết kiệm của Chính phủ và (iii) tiết kiệm ở khu vực doanh nghiệp. Một quan điểm phổ biến và dễ hiểu là người dân Việt Nam có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn ở các nước khác do truyền thống văn hóa thực hành tiết kiệm. Trong khi đó, tiết kiệm Chính phủ ở mức rất thấp, thậm chí là âm. Biểu hiện của nó chính là tình trạng thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia cao của Việt Nam có
  11. 3 thể đến từ tiết kiệm của doanh nghiệp và cả tiết kiệm hộ gia đình. Nguyễn Ngọc Sơn (2007) đã chỉ ra trong ba khu vực, khu vực doanh nghiệp có tỷ trọng tiết kiệm cao hơn so với khu vực Chính phủ và hộ gia đình. Như vậy, một trong ba phần của câu chuyện, việc nắm bắt các yếu tố tác động lên tiết kiệm của doanh nghiệp đáng được quan tâm. Hiểu biết về tiết kiệm của doanh nghiệp sẽ giúp hiểu hơn về tiết kiệm của quốc gia. Tổng hợp tất cả những mối quan tâm được đề cập ở trên, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm xem xét vấn đề tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả đi vào xem xét các yếu tố tác động lên quyết định tiết kiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các nghiên cứu trước đây, nhìn chung, dường như không có sự thống nhất về những nguyên nhân quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì trực tiếp phát hiện các yếu tố quyết định đến tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong bài nghiên cứu này, tác giả kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là giải thích sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua (i) loại hình sở hữu, (ii) tình trạng độc quyền và (iii) sự phát triển tài chính dựa trên một tập hợp các biến kiểm soát là các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, sự hiểu biết về sự khác nhau trong tỷ lệ tiết kiệm giữa các công ty Việt Nam cũng sẽ cung cấp nhiều hiểu biết hữu ích đối với vấn đề tiết kiệm ở Việt Nam.Từ đó có thể đưa ra những thông tin hữu ích đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, thông qua (i) loại hình sở hữu, (ii) tình trạng độc quyền, và (iii) sự phát triển tài chính. Tác giả chọn mẫu nghiên cứu là các công ty phi tài chính niêm yết tại SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Bộ dữ liệu nghiên cứu được lấy theo năm trong phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2014 (do những giới hạn về tính sẵn
  12. 4 có của thị trường chứng khoán). 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp định lượng để kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Hồi quy dữ liệu bảng (pannel data) được sử dụng với phương trình hồi quy gồm một tập hợp các biến tài chính đại diện cho yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bên cạnh một tập hợp các biến giả (0 và 1). Biến loại hình sở hữu được phân thành sở hữu nhà nước và tư nhân. Tình trạng độc quyền được xem xét ở khía cạnh doanh nghiệp đó có thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện của Chính phủ hay không. Và sự phát triển tài chính phụ thuộc vào nơi mà công ty đặt trụ sở chính. Phương trình hồi quy được thực hiện theo phép hồi quy với dữ liệu bảng, thực hiện theo 3 cách: pooling (hồi quy gộp), random efffect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và fixed effect (hiệu ứng cố định). Sau đó, tác giả thực hiện 2 kiểm định Likelihood Ratio (LR test) và Hausman (Hausman test) để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất. Các phép hồi quy được thực hiện trên các phần mềm kinh tế lượng là Eview và Stata. 1.5. Bố cục bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 phần: Phần 1 – Giới thiệu tổng quan đề tài. Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu như: lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nội dung, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Phần 2 – Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Tác giả xây dựng phần này với mục đích (i) xem xét thực tế tiết kiệm tại Việt Nam, trong đó tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp có thực sự quan trọng trong tổng tiết kiệm của quốc gia hay không?. Và (ii) các lý thuyết đề cập đến yếu tố quyết định vấn đề tiết kiệm của doanh nghiệp, bao gồm: nội tại doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính, vấn đề sở hữu, độc quyền và sự phát triển tài chính. Từ đó có một sự định hướng rõ ràng hơn trong việc xây dựng
  13. 5 mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Phần 3 – Phương pháp nghiên cứu. Phần này cung cấp một cách chi tiết về mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu cho nghiên cứu cũng như cách xác định các biến số và các kỳ vọng về dấu của biến số được sử dụng trong nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thống kê mô tả và phân tích tương quan và thực hiện các kiểm định cho các biến số trong mô hình hồi quy. Phần 4 – Kết quả nghiên cứu. Tác giả trình bày các kết quả từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Xem xét tác động của các chỉ báo tài chính, tình trạng sở hữu và độc quyền lên tỷ lệ tiết kiệm. Sau đó bổ sung tác động của sự phát triển tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm. Phần 5 – Kết luận. Phần này tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như nêu lên những hạn chế của đề tài và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về tiết kiệm tại Việt Nam Trước khi đi vào xem xét sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, tác giả muốn giới thiệu tổng quan về tình hình tiết kiệm của Việt Nam. Theo đó, khi xem xét tiết kiệm ở 3 khu vực: (i) tiết kiệm của các hộ gia đình - Sh, (ii) tiết kiệm của các doanh nghiệp – Se và (iii) tiết kiệm của Chính phủ - Sg) thì Se có chiếm tỷ lệ cao trong tiết kiệm của quốc gia hay không? Từ đó, tác giả nhận biết tầm quan trọng của tiết kiệm ở khu vực doanh nghiêp trong hệ thống tiết kiệm quốc gia của Việt Nam. Điều này làm gia tăng mức độ phù hợp, tính thực tế và ý nghĩa của nghiên cứu. Tỷ lệ tiết kiệm tại Việt Nam luôn duy trì ở mức cao qua các năm (hình 2.1), đạt mức trung bình 26.5% trong giai đoạn 2000 – 2014 và đã tăng khá nhanh từ năm 1990 (chỉ ở mức 2.9% năm). Có thể nhận thấy tỷ lệ tiết kiệm nội địa tăng nhanh là một trong những thành công của Việt Nam, góp phần tạo ra và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian vừa qua. Gross domestic savings (% of GDP) 35 30 25 20 15 10 5 0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 Hình 2.1: Tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam qua các năm Nguồn: Ngân hàng thế giới (Worldbank) Khi xem xét tỷ lệ tiết kiệm theo khu vực thể chế tại Việt Nam, tiết kiệm được phân thành tiết kiệm của Chính phủ (bao gồm tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, ODA), tiết kiệm của doanh nghiệp (bao gồm cả tiết kiệm của DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài và DNTN) và tiết kiệm hộ gia đình.
  15. 7  Tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình (% so với GDP) đã tăng liên tục trong thời gian qua. Có nhiều nguyên nhân tác động đến tiết kiệm hộ gia đình như thu nhập khả dụng, cơ cấu dân số theo độ tuổi, các chính sách của Chính phủ. Đặc biệt, theo Masson, Bayomi và Samei mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ tiết kiệm theo hình chữ U ngược. Tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển (khi GDP/ người đang còn ở mức thấp) và giảm khi các nước đã đạt được trình độ phát triển cao hơn với GDP/ người cao. Theo mô hình này, Việt Nam với mức GDP/ người đang ở mức 2,052 USD (năm 2014, số liệu của Worldbank) thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (lower middle income – theo cách phân loại của Worldbank) thì tỷ lệ tiết kiệm sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Ngoài ra, theo nghiên cứu “Tiết kiệm hộ gia đình ở Việt Nam” của Viện Kinh tế Việt Nam mức tiết kiệm toàn xã hội phụ thuộc tuyến tính tới (98.53%) vào tổng thu nhập quốc gia (GNI), do đó, khuynh hướng gia tăng trong GNI sẽ làm cho tỷ lệ tiết kiệm của khu vực hộ gia đình sẽ tiếp tục tăng.  Tỷ lệ tiết kiệm của chính phủ (% so với GDP) của Việt Nam lại rất thấp, do ở Việt Nam ngân sách Nhà nước liên tục thâm hụt qua các năm (hình 2.2) và thu nhập ròng về yếu tố sản xuất đối với nước ngoài âm nhưng phần tiết kiệm nhà nước vẫn đạt giá trị dương và dao động quanh mức 2 đến 3% so với GDP (theo số liệu thống kê của Nguyễn Ngọc Sơn, 2007). Thâm hụt ngân sách Việt Nam qua các năm (%GDP) 2.00% 1.30% 0.70% 1.00% 0.20% 0.00% -1.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 -2.00% -1.10% -1% -3.00% -2.20% -2.30% -2.50% -4.00% -3.50% -5.00% -4.30% -4% -4.50% -4.70% -6.00% -7.00% -6.60% Hình 2.2: Thâm hụt ngân sách Việt Nam qua các năm (%GDP) Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
  16. 8  Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp cũng đã tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua dưới tác động của Luật doanh nghiệp. Nguyễn Ngọc Sơn (2007) trong nghiên cứu: “Cân đối tiết kiệm đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã chỉ ra: trong ba khu vực thể chế thì khu vực doanh nghiệp có tỷ trọng tiết kiệm cao hơn so với khu vực Chính phủ và hộ gia đình. Mặc dù nghiên cứu này từ 2007, nhưng kết luận trên chỉ ra một khuynh hướng tiết kiệm bền vững, và tiết kiệm từ khu vực doanh nghiệp tiếp tục giữ một tỷ trọng lớn trong tiết kiệm quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt từ năm 2001, khi Luật doanh nghiệp ra đời tỷ lệ tiết kiệm của của khu vực doanh nghiệp tăng nhanh về mặt số lượng. Trong khi đó tỷ trọng tiết kiệm của hộ gia đình lại có xu hướng giảm do một phần tiết kiệm này được chuyển thành tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp (do khi có Luật doanh nghiệp một phần kinh doanh hộ gia đình chuyển thành công ty). Trong khi, tiết kiệm của khu vực chính phủ vẫn chưa có nhiều cải thiện. Hình 2.3: Cơ cấu tiết kiệm theo khu vực thể chế của Việt Nam Nguồn: nghiên cứu Nguyễn Ngọc Sơn (2007) Tổng hợp các phân tích ở trên, tác giả cho rằng, tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong ba phần của câu chuyện tiết kiệm. Do đó, việc nắm bắt các yếu tố tác động lên tiết kiệm của doanh nghiệp đáng được quan tâm. Hiểu biết về tiết kiệm của doanh nghiệp sẽ giúp hiểu hơn về tiết kiệm
  17. 9 của quốc gia. Ở phần tiếp theo, tác giả đi vào xem xét những cơ sở lý thuyết của tiết kiệm, bao gồm, các định nghĩa về một khoản tiết kiệm của doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động lên tỷ lệ này. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về tiết kiệm của doanh nghiệp 2.2.1. Tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp Bayoumi và các cộng sự (2010), Shiqing XIE và Taiping MO (2015) đã xác định, đối với từng công ty riêng lẻ (individual companies), tiết kiệm của doanh nghiệp là phần lợi nhuận giữ lại, hay lợi nhuận ròng trừ đi phần chi trả cổ tức. Đối với các khu vực theo thể chế (tư nhân, doanh nghiệp, Chính phủ), tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp bằng với tổng tất cả các khoản tiết kiệm của từng công ty riêng lẻ. Mặc dù có những điểm tương đồng giữa hai định nghĩa, tuy vậy, mục tiêu nghiên cứu tỷ lệ tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp sẽ khác so với về tiết kiệm của các doanh nghiệp riêng lẻ. Khi xem xét khía cạnh thể chế, tiết kiệm doanh nghiệp cần chú ý đến cả tỷ lệ lợi nhuận ròng trong tổng thu nhập quốc dân và cách phân phối lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp riêng lẻ, tỷ lệ tiết kiệm chỉ là tỷ số giữa lợi nhuận giữ lại của công ty trên lợi nhuận ròng và bị tác động chủ yếu bởi khuynh hướng tiết kiệm của công ty. Trong bài nghiên cứu này, tác giả chỉ quan tâm và phân tích về tỷ lệ tiết kiệm của các công ty riêng lẻ, tương tự như cách của Shiqing XIE và Taiping MO (2015). Theo đó, tiết kiệm của doanh nghiệp chính là phần lợi nhuận giữ lại, hay lợi nhuận ròng trừ đi phần chi trả cổ tức. 2.2.2. Các nhân tố tác động đến tiết kiệm doanh nghiệp Các nghiên cứu trước đây dường như không có sự thống nhất về những nguyên nhân quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Lin (2009) chỉ ra rằng ở Trung Quốc, các doanh nghiệp có tỷ lệ tiết kiệm cao, một phần có thể do một cấu trúc tài chính bị chi phối bởi các ngân hàng có sở hữu nhà nước và thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển. Cả 2 vấn đề này đều có lợi cho các công ty lớn, tức là yếu tố quy mô của doanh nghiệp đã chi phối tỷ lệ tiết kiệm. Prasad (2009) trong nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra những hạn chế trong hệ thống tài chính, nguồn vốn
  18. 10 giá rẻ thường được ưu tiên cho một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Prasad (2009) gợi ý cần phát triển mạnh các thị trường tài chính như thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, và các thị trường phái sinh nhằm cung cấp thêm nhiều công cụ cho tiết kiệm, vay mượn và phòng ngừa rủi ro. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ít phụ thuộc hơn vào lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ. Như vậy, nghiên cứu của Prasad (2009) đã chỉ ra rằng, sự phát triển của thị trường tài chính đã quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Bayoumi và các cộng sự (2010) đi so sánh tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp giữa nhiều quốc gia trên thế giới. Kết quả của Bayoumi cũng đã chỉ ra các công ty Trung Quốc có sở hữu nhà nước và các công ty sở hữu tư nhân có sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm. Đồng thời, Bayoumi và các cộng sự (2010) cũng chỉ ra mức cổ tức chi trả trung bình của các công ty niêm yết tại Trung Quốc là 16%, thấp hơn 13% so với các công ty ở các quốc gia khác trong nghiên cứu. Việc chi trả cổ tức thấp này, đồng nghĩa với việc giữ nhuận giữ lại nhiều, hay tỷ lệ tiết kiệm cao. Huang Y. (2011) đã chỉ ra, động cơ phòng ngừa đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải thích hành vi tiết kiệm của doanh nghiệp. Tỷ lệ tiết kiệm của một doanh nghiệp rất nhạy cảm với cơ cấu sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn doanh nghiệp nhà nước, khi các doanh nghiệp đứng trước các cơ hội đầu tư nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài, do đó các doanh nghiệp này có thể tích lũy tiết kiệm với động cơ phòng ngừa. Như vậy, các nghiên cứu trước đây dường như không có sự thống nhất về những nguyên nhân quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì trực tiếp phát hiện các yếu tố quyết định tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong bài nghiên cứu này, tác giả kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là giải thích sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua (i) loại hình sở hữu, (ii) tình trạng độc quyền và (iii) sự phát triển tài chính dựa trên một tập hợp các biến kiểm soát là các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà Shiqing XIE và Taiping MO (2015) đã thực hiện trong nghiên cứu của mình.
  19. 11 Lập luận của XIE và MO (2015) là khi đứng trước cơ hội đầu tư, các nhà quản trị tài chính sẽ dự định sử dụng một trong các nguồn tài trợ sau: (i) nguồn tài chính nội bộ, (ii) phát hành nợ mới, và cuối cùng là (iii) phát hành vốn cổ phần mới. Nợ mới, hoặc vốn cổ phần mới chính là các nguồn tài trợ từ bên ngoài và nguồn tài trợ nội bộ chính là khoản lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Trong khi tiết kiệm của doanh nghiệp chính là phần lợi nhuận giữ lại. Sự liên kết này sẽ chỉ ra tiết kiệm của các công ty dựa vào điều gì. Từ đây, tác giả thấy rằng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm của công ty trên thực tế tương đương với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức tài trợ của công ty. Các yếu tố đó là: 2.2.2.1. Các chỉ số tài chính của công ty Shiqing XIE và Taiping MO (2015) đã sử dụng một tập hợp các biến: quy mô, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng doanh thu và cơ hội tăng trưởng (TobinQ) để xem xét sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2012. Kết quả của XIE và MO cho thấy, trong trường hợp của Trung Quốc, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ lệ nợ cao thường có tỷ lệ tiết kiệm cao. Trong khi các biến còn lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bayoumi và các cộng sự (2010) đã sử dụng biến quy mô của công ty (đo lường bằng giá trị sổ sách của tài sản) trong nghiên cứu về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra, Huang Y. (2011) đã sử dụng một tập hợp các biến tài chính bao gồm: Tổng tài sản (Total assets), Chi tiêu đầu tư, Đòn bẩy tài chính (Leveage), Tồn kho (Inventory), Quy mô (Size = log(Total assets)), Tài sản cố định (Fixed assets), Tobin’s Q, ROA trong nghiên cứu về động cơ phòng ngừa (Precautionary Motive) và tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc trong giai đoạn từ Q1/2002 đến Q4/2009. Kết quả của Huang, Y. (2011) cho thấy, đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tiết kiệm (Cash savings) có tương quan dương, trong khi tỷ lệ tiết kiệm tương quan âm với tồn kho, tài sản cố định và các doanh nghiệp có quy mô lớn có khuynh hướng giữ nhiều tiền. Cuối cùng, TobinQ và ROA cũng có tương quan dương với tỷ lệ tiết kiệm tiền. Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ của các
  20. 12 chỉ số tài chính và tỷ lệ tiết kiệm, trong luận văn, tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính lên tỷ lệ tiết kiệm của công ty trong trường hợp của Việt Nam. Các chỉ số tài chính tác động lên tỷ lệ tiết kiệm như thế nào? Các chỉ số tài chính có tác động lớn lên mức tín nhiệm của doanh nghiệp, từ đó xác định các điều kiện tài chính (financing constraints) của một công ty khi thực hiện việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua một số kênh. Đầu tiên, các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn tài trợ trực tiếp của một công ty (phát hành thêm vốn cổ phần mới). Quy mô và lợi nhuận của công ty tác động đến niềm tin của nhà đầu tư vào công ty, do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn tài trợ trực tiếp của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, các chỉ số tài chính cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn tài trợ gián tiếp của một công ty (phát hành thêm nợ mới). Để giảm thiểu rủi ro kiệt quệ, phá sản của công ty hoặc các rủi ro thị trường không thể đoán trước, đồng thời để hạn chế các khoản nợ xấu, nợ mất vốn, các ngân hàng thường chỉ phân bổ, giải ngân các khoản vay dựa trên các chỉ số tài chính này. Tức là, các doanh nghiệp với các chỉ số tài chính tốt, dễ dàng tiếp cận với các khoản vay hơn và có khả năng nhận được khoản vay cao hơn. Như vậy, các chỉ báo tài chính có tác động trực tiếp lên khả năng huy động nguồn tài trợ gián tiếp của doanh nghiệp. Thứ ba, các chỉ số tài chính còn tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn với mức lợi nhuận cao thường có mức chi trả cổ tức cao. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ với tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai, họ có khuynh hướng mở rộng quy mô doanh nghiệp, dùng lợi nhuận tái đầu tư hơn là chi trả cổ tức cao. Các công ty này, thường cần một lượng vốn khá lớn vì vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn và chi trả cổ tức thấp hơn. Cuối cùng, cơ hội đầu tư tiềm năng trong tương lai sẽ tác động lên tỷ lệ tiết kiệm thông qua số cổ tức được chi trả. Tóm lại, rõ ràng các chỉ số tài chính có tác động lớn lên các kênh huy động nguồn tài trợ trực tiếp (phát hành vốn cổ phần trên thị trường) và gián tiếp (vay nợ, phát hành nợ) của doanh nghiệp. Hơn nữa, chính sách cổ tức của công ty cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các chỉ số tài chính. Như vậy, có thể suy ra rằng chỉ số tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2