intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; thực trạng truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam; giải pháp hoàn thiện sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ BÍCH HIẾU SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ BÍCH HIẾU SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Vũ Thị Bích Hiếu, là học viên cao học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Khoa Ngân hàng, khóa K21, tại trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình. Học viên Vũ Thị Bích Hiếu
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………… 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ... .................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài ................................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về chính sách tiền tệ ..........................................................................4 1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………4 1.1.2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ……………………………………….4 1.1.3 Công cụ chính sách tiền tệ ………………………………………………..9 1.2 Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế ......................................................... 13 1.2.1 Khái niệm sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ... ...………………………………………………13 1.2.2 Điều kiện để thực hiện sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM…………………………………………………………13
  5. 1.2.3 Tổng quan nghiên cứu trước đây về sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM………………………………………………14 Kết luận chƣơng 1…………………………………………………………………...16 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về chính sách tiền tệ và hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam ... ................................................................................................................... 17 2.1.1. Chính sách tiền tệ Việt Nam ... ............................................................ ... 17 2.1.1.1. Mục tiêu chính sách tiền tệ ................................................... . 17 2.1.1.2. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ ... ....................... ... 18 2.1.2. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thượng mại Việt Nam ... ....... ... 19 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng... ............................................. .. 19 2.1.2.2. Thị phần tín dụng của các nhóm NHTM ... .......................... . 21 2.1.2.4. Nợ xấu ... ............................................................................... .. 21 2.2. Thực trạng sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam ………………………… 24 2.2.1. Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến quý 2/ 2008……………………..24 2.2.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến quý 2/2008 ……24 2.2.1.2. Sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến quý 2/2008………………..25 2.2.2. Sự truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ quý 3/2008 đến cuối năm 2009………………...37 2.2.2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam từ quý 3/2008 đến cuối năm 2009..37 2.2.2.2. Sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ quý 3/2008 đến cuối năm 2009……………38 2.2.3. Sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến cuối năm 2012 ..............……………………48 2.2.3.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến cuối 2012…….48 2.3.2. Sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các
  6. NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến cuối năm 2012 ………………48 2.3. Đánh giá sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam .……………………………………………………….58 2.3.1. Những kết quả đạt được ... ................................................................. . 58 2.3.2. Những hạn chế... ................................................................................. . 59 2.3.3. Nguyên nhân ... ................................................................................... . 60 Kết luận chƣơng 2…………………………………………………………………..63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI SỰ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOAT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1 Định hướng mục tiêu chính sách tiền tệ ………………………………65 3.2 Các kiến nghị đối với NHNN trong việc thực hiện truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng NHTM... ............................................... .. 65 3.2.1 Xác định mục tiêu của CSTT và thực hiện các công cụ của CSTT linh hoạt ... .................................................................................................... . 65 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng ngân hàng của NHNN, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng.......……………………………………67 3.2.3 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra với hoạt động tín dụng NHTM….68 3.3. Các giải pháp đề xuất đối với NHTM trong việc thực hiện truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng NHTM... ..................................... .69 3.3.1. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng………………………………………70 3.3.2. Biện pháp xử lý nợ tồn đọng………………………………………………….72 Kết luận chƣơng 3…………………………………………………………………...74 KẾT LUẬN ... ............................................................................................................ .. 75 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TĂT DIỄN GIẢI ADB Ngân Hàng Phát Triển Châu Á CAR Hệ số an toàn vốn CPI Chỉ số hàng tiêu dùng CSTD Chính sách tín dụng CSTT Chính sách tiền tệ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DTBB Dự trự bắt buộc GDP Tổng sản phẩm quốc gia GTCG Giấy tờ có giá HTXTD Hợp tác xã tín dụng ICOR Hệ số sử dụng vốn LTD Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương QTDNN Quỹ tín dụng nhân dân TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán UBCK Ủy Ban Chứng Khoán VCSH Vốn chủ sở hữu WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của NHTM Đồ thị 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM các năm Đồ thị 2.3: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền gửi và tốc độ tăng M¬2 Đồ thị 2.4: Các mốc thay đổi lãi suất từ tháng 12/2005 đến tháng 8/2008 Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng tiền gửi bình quân các NHTM từ năm 2006 -2008 Đồ thị 2.6: Lãi suất cho vay bình quân của NHTM từ năm 2006-2008 Đồ thị 2.7: Tốc độ tăng tiền vay bình quân của các NHTM từ năm 2006-2008 Đồ thị 2.8: Lãi suất huy động bình quân của NHTM từ năm 2006-2008 Đồ thị 2.9: Lãi suất trúng thầu thị trường mở Đồ thị 2.10: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng GDP và tăng CPI Đồ thị 2.11: Diễn biến tốc độ tăng tiền gửi và tổng dư nợ của NHTM Đồ thị 2.12: Các mốc thay đổi lãi suất từ tháng 19/8/2008 đến 1/12/2009 Đồ thị 2.13: Thay đổi các mức lãi suất của các NHTM Việt Nam Đồ thị 2.14: Tốc độ tăng tiền gửi bình quân của các NHTM từ 2007-2009 Đồ thị 2.15: Tốc độ tăng tín dụng bình quân của các NHTM từ 2007-2009 Đồ thị 2.16: Đầu tư và hệ số ICOR Việt Nam từ năm 2001-2010 Đồ thị 2.17: Tốc độ tăng tiền gửi bình quân của các NHTM từ 2010-2012 Đồ thị 2.18: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng của NHTM năm 2010-2012 Đồ thị 2.19: Các mức lãi suất OMO, tái cấp vốn, tái chiết khấu Đồ thị 2.20: Mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng tổng đầu tư, tăng trưởng GDP và CPI
  9. DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thị phần tín dụng của các nhóm NHTM Bảng 2.2: Tỷ lệ DTBB của NHNN từ năm 2006 đến đầu năm 2008 Bảng 2.3: Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm Bảng 2.4: Biên độ tỷ giá từ năm 2006 đến quý 2/2008 Bảng 2.5: Hệ số ICOR của các nước (Đvt: %) Bảng 2.6: Các mức điều chỉnh tỷ lệ DTBB của CSTT từ 2008-tháng 3/2009 Bảng 2.7: Các mức thay đổi lãi suất của NHNN từ năm 2010-2012 Bảng 2.8: Doanh số trúng thầu chào mua trên thị trường mở DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tỷ lệ dư nợ/ huy động của các NHTM qua các năm Hình 2.2: Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 Hình 2.3: So sánh tốc độ tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng GDP của ba nước năm 2009-2012
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Chính sách tiền tệ được xem là một công cụ chính sách quan trọng nhằm tác động đến nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và có uy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền M2, tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái, mà mục tiêu cuối cùng của công tác điều hành chính sách tiền tệ là tác động đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mức giá cả trong nền kinh tế. Vì vậy, để có một chính sách tiền tệ phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái... và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất. Trên thực tế, các NHTW ở nhiều nước đã tiến hành phân tích và đánh giá sự truyền dẫn tiền tệ của nước mình thông qua các nghiên cứu định lượng, từ đó đề ra các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả thực thi CSTT, cũng như tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập và tự do hóa thị trường tài chính. Đối với Việt Nam, trong điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ: thị trường tiền tệ chưa tạo được tiền đề cho sự phát triển năng động; và thị trường vốn cũng chưa phải là kênh phân bổ vốn đa dạng và hiệu quả của nền kinh tế, thì kênh tín dụng ngân hàng thực sự đã trở thành kênh truyền dẫn tác động CSTT quan trọng và phổ biến. Xuất phát từ đó, em xin chọn đề tài “Sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
  11. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có các mục tiêu là nghiên cứu sau: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM. Phân tích thưc trạng truyền dẫn của CSTT Việt Nam thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM đến nền kinh tế. Đánh giá vai trò hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong truyền dẫn CSTT đến nền kinh tế. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện sự truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến 2012 và lấy mẫu 15 ngân hàng thương mại Việt Nam, đại diện cho ba nhóm ngân hàng: nhóm NHTMNN, nhóm NHTMCP quy mô lớn và nhóm NHTMCP quy mô nhỏ. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích và đánhh giá sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, từ đó nhằm xem xét khuôn khổ chính sách tiền tệ của một nền kinh tế thị trường với độ mở nhỏ như Việt Nam trong thời gian từ khi hội nhập WTO (2006) đến năm 2012. 1.5. Kết cấu đề tài: Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chƣơng sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng truyền dẫn CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các
  12. 3 NHTM Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện sự truyền dẫn của CSTT thông qua hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam.
  13. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1.1 Khái niệm Chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mục tiêu (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế (Mishkin, 1992). Tuỳ điều kiện các nước, CSTT có thể được xác lập theo hai hướng: CSTT mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - CSTT chống thất nghiệp) hoặc CSTT thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - CSTT ổn định giá trị đồng tiền). 2.1.2 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.1.2.1 . Mục tiêu cuối cùng Mục tiêu cuối cùng cụ thể của CSTT của những quốc gia khác nhau thì không giống nhau. Tuy nhiên, CSTT là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô nên dù các mục tiêu cụ thể của CSTT ở các nước có thể khác nhau nhưng về cơ bản CSTT đều hướng tới các mục tiêu của kinh tế vĩ mô đó là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và ổn định giá trị đồng nội tệ (Mishkin, 1992). Ổn định giá trị đồng tiền Ổn định giá trị đồng tiền, được coi là mục tiêu cụ thể nhất, rõ ràng nhất mà bất kỳ một loại CSTT nào cũng phải hướng đến. NHTW thông qua CSTT ổn
  14. 5 định giá trị đồng tiền của nước mình, làm cho đồng tiền đó chấp hành các chức năng của tiền tệ một cách bình thường, qua đó phát huy vai trò tích cực của tiền tệ đối với nền kinh tế-xã hội. Sự ổn định đồng tiền quốc gia thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Giá cả nội địa không tăng, giảm đột biến với tỷ lệ lớn. Giá cả ổn định thể hiện qua chỉ số giá hàng tiêu dùng - CPI và chỉ số giá sản xuất- PPI, nhưng phổ biến là sử dụng CPI để đánh giá mức độ ổn định giá cả. Nếu CPI tăng bình quân hàng năm khoảng dưới 10% thì được coi là ổn định. Thị trường phát triển ổn định và đồng đều trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hoá dịch vụ thuận lợi giữa các vùng, các khu vực trong nước. Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền quốc gia và các ngoại tệ được ổn định. Nếu tỷ giá ổn định, có nghĩa là ổn định đồng tiền quốc gia trên bình diện quốc tế. Đây cũng là điều kiện quan trọng để thức đẩy mối quan hệ ngoại thương và các quan hệ khác giữa các nước phát triển. Ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, vì một lý do rất đơn giản là nếu nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng sẽ làm cho nền kinh tế ngày càng lớn mạnh mà còn kéo theo và giải quyết hàng loạt vấn đề của đất nước về giáo dục, an ninh quốc phòng, về y tế, văn hoá… Một nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững sẽ là cái gốc, cái nền tảng của dân giàu nước mạnh. Không giải quyết được bài toán kinh tế, thì hàng loạt vấn đề khác, kể cả chính trị và trật tự xã hội, sẽ bị lung lay và ảnh hưởng nặng nề. Do đó, mục tiêu ổn định và thúc đây tăng trưởng kinh tế phải là mục tiêu xuyên suốt của chính sách tiền tệ quốc gia. Tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định trật tự xã hội Đây là mục tiêu có ý nghĩa rộng lớn, đây cũng là mục tiêu giúp giải
  15. 6 quyết vấn đề thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế. Một xã hội phát triển, một xã hội văn minh phải là một xã hội không có sự phân hoá giàu nghèo quá lớn, không có tình trạng thất nghiệp cao, nếu xét theo khía cạnh kinh tế và việc làm. Nếu chính sách hợp lý (CSTT, chính sách lao động tiền lương, chính sách tài khoá…) sẽ khai thác tốt được nguồn lao động có tiềm năng lớn, lúc này không dừng lại chỗ tạo việc làm mà còn giảm gánh nặng cho Nhà nước và xã hội, là điều kiện để ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. 2.1.2.2 . Mục tiêu trung gian Mục tiêu trung gian của CSTT là những biến số tiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có thể kiểm soát được và phải có tác động dự báo được mục tiêu cuối cùng. Điều đó có nghĩa là biến số tiền tệ đó phải có mối liên hệ với mục tiêu hoạt động và có thể tác động tới mục tiêu cuối cùng của CSTT (Mishkin, 1992). Ngân hàng thế giới qua đúc kết kinh nghiêm của các nước đã chia mục tiêu trung gian thành ba loại sau: Tổng lƣợng tiền Khuôn khổ lý thuyết cho việc thực hiện mục tiêu trung gian là khối lượng tiền là lý thuyết số lượng tiền. Để thực hiện được mục tiêu này NHTW phải thực hiện các bước sau: (i) đặt mục tiêu cuối cùng về lạm phát trong từng thời kỳ nhất định; (ii) ước tính mức tăng của sản lượng thực tế; (iii) dự báo tốc độ tăng của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, mục tiêu trên sẽ khó có thể đạt được nến như tốc độ chu chuyển của tiền không ổn định hoặc có sự biến động không theo một chiều hướng sẽ gây khó khăn cho việc dự báo. Chẳng hạn như đối với những nước đang trong quá trình tự do hoá tài chính, tiền tệ hoá nền kinh tế thì cầu tiền tăng nhanh do đó tốc độ chu chuyển của tiền giảm xuống, việc tăng cung tiền có thể không phải là nguyên nhân của lạm phát trong tương lai như lý thuyết số lượng.
  16. 7 Do vậy, đối với những nước này cần phải dự báo cầu tiền để đưa ra con số chính sách về khối lượng cung ứng tiền tệ tăng thêm. Tỷ giá Với mục tiêu trung gian là tỷ giá thì mục tiêu của CSTT của nước lựa chọn mục tiêu phụ thuộc vào CSTT của nước neo tỷ giá. Mục tiêu tỷ giá tránh được những biến động ngắn hạn về lãi suất và sản lượng do những biến động khó lường về nhu cầu tiền tệ nếu như chọn mục tiêu trung gian là tổng lượng tiền. Thực hiện mục tiêu tỷ giá có ưu điểm là rất minh bạch và nếu nước neo tỷ giá có lạm phát thấp thì về cơ bản nước bị neo tỷ giá cũng có lạm phát thấp vì sau một thời gian điều chỉnh giá cả ở nước bị neo tỷ giá sẽ sát với nước neo tỷ giá. Tuy nhiên, khi đặt mục tiêu trung gian là tỷ giá cũng có những bất lợi so với mục tiêu là tổng lượng tiền trong trường hợp có những thay đổi ngược chiều của thị trường đối với nền kinh tế như điều kiện thương mại xấu đi, năng suất thấp, mất thị trường xuất khẩu, khi đó cố định tỷ giá có liên quan tới việc cố định một giá cả tương đối thì không thể ngăn chặn những cú sốc thực đối với nền kinh tế do bị chi phối của sức ép phá giá, sản lượng thực tế sẽ giảm (ít nhất trong ngắn hạn) nếu tiền lương và giá cả trong nước là không hoàn toàn linh hoạt. Lãi suất thị trƣờng NHTW điều hành CSTT hướng lãi suất thị trường theo lãi suất mục tiêu. Lựa chọn lãi suất là mục tiêu trung gian đồng nghĩa với việc hạn chế tác động của mức cầu tiền hoặc cung tiền đến tổng cầu của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi NHTW đã lựa chọn mục tiêu trung gian là lãi suất thị trường thì không thể đồng thời chọn tổng khối lượng tiền là mục tiêu trung gian. Thực tiến cho thấy NHTW có thể ấn định được lãi suất danh nghĩa trên thị trường thông qua việc xác định giá tín phiếu kho bạc trên thị trường mở những việc xác định lãi suất thực tế là rất khó đo lường vì nó phụ thuộc vào tỷ lệ lạm
  17. 8 phát dự tín. Tuy nhiên với những nước có tự do hoá tài chính thì mục tiêu lãi suất không được lựa chọn. 2.1.2.3 . Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động là những biến tiền tệ mà NHTW có thể tác động hay kiểm soát một các trực tiếp bằng các công cụ CSTT, nhằm thay đổi mục tiêu trung gian và qua đó tác động đến mục tiêu cuối cùng. Theo Mishkin (1992), tiêu chuẩn để lựa chọn mục tiêu hoạt động là chỉ tiêu tiền tệ mà có thể dự báo được mục tiêu trung gian và chịu tác động trực tiếp của các công cụ CSTT. Mục tiêu hoạt động theo IMR có thể là giá cả tiền tệ (lãi suất) hoặc khối lượng tiền cơ sở. Trong trường hợp NHTW chọn mục tiêu hoạt động là lãi suất thì NHTW là người kiểm soát lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. NHTW thông qua công cụ CSTT có thể kiểm soát trực tếp lãi suất này. Việc quy định lãi suất trần, lãi suất sàn của NHTW trên thị trường liên ngân hàng nhằm tạo hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường theo mức mong muốn của NHTW, thông qua sự tác động của công cụ CSTT như nghiêp vụ thị trường mở…Trong trường hợp việc chỉ đạo CSTT hầu hết thông qua sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối hơn là việc điều chỉnh lãi suất thì tỷ giá được xem là mục tiêu hoạt động. Nếu mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền cơ sở (MB) thì NHTW phải dự báo khối lượng tiền cơ sở cần tăng thêm thông qua các công cụ của CSTT kiểm soát trực tiếp khối lượng tiền đó. Mục tiêu hoạt động là khối lượng tiền cơ sở được áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng thấp, nhất là trong tình hướng nền kinh tế có lạm phát ở mức cao. Tuy nhiên, để mục tiêu đó có hiệu quả thì một điều kiện không thể thiếu là cầu tiền và hệ số tạo tiền phải có liên hệ chặt chẽ với nhau và phải gắn với mục tiêu trung gian là tổng phương tiện thanh toán hoặc tổng tín dụng của nền kinh tế.
  18. 9 2.1.3 Các công cụ chính sách tiền tệ 2.1.3.1 . Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHTW, được xác định bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % tính trên tổng số dư tiền gửi các loại mà các NHTM phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHTW. Đây là một trong những công cụ của NHTW nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. Thông qua hoạt động tạo tiền, từ tiền cơ sở (gồm tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền mặt dữ trữ trong hệ thống ngân hàng), các NHTM tạo ra một lượng cung tiền lớn hơn nhiều so với tiền cơ sở. Tỷ lệ giữa cung tiền với tiền cơ sở chính là số nhân tiền và được tính toán theo công thức sau: m = (1+R):(R+r), trong đó: R là tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi (C/D) của các ngân hàng; r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Do đó khi r thay đổi thì số nhân tiền thay đổi theo tỷ lệ nghịch. Chính vì thế bằng cách thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, NHTW có thể thay đổi số nhân tiền để điều tiết cung tiền với một tiền cơ sở bất kỳ. Ưu điểm của công cụ này là giúp NHTW chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng; ngoài ra, tác động của công cụ này cũng rất mạnh (chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền). Tuy nhiên, tính linh hoạt của công cụ DTBB không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Mishkin, 1992). 2.1.3.2 . Chính sách tái chiết khấu Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá bằng việc điều chỉnh
  19. 10 lãi suất chiết khấu và hạn mức cho vay chiết khấu (cửa sổ chiết khấu). Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng). Mặt khác, khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu thì NHTW sẽ thực hiện khép cửa sổ chiết khấu lại. Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để có thể làm công cụ chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM. Ưu điểm của công cụ chiết khấu là giúp các NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán. Từ đó, giúp NHTW có thể kiểm soát được hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua ưu đãi tín dụng vào các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ này còn phụ thuộc vào hoạt động cho vay của các NHTM, mặt khác, mức lãi suất chiết khấu có thể làm méo mó, sai lệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường (Mishkin, 1992). 2.1.3.3 . Lãi suất Việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, tuỳ theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính, NHTW có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành CSTT theo các chính sách: NHTW kiểm soát lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất như: lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn; hoặc công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch…Qua đó, giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2