intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cam kết tổ chức đến sự trung thành của nhân viên - Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cam kết tổ chức (cam kết tình cảm, cam kết đạo đức, cam kết tiếp tục) và sự trung thành của nhân viên (trung thành thái độ và trung thành hành vi) tại các ngân hàng thương mại hiện nay, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị trong việc giữ chân nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám cho tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cam kết tổ chức đến sự trung thành của nhân viên - Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VŨ NGỌC PHƢƠNG LINH TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT TỔ CHỨC ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ NGỌC PHƢƠNG LINH TÁC ĐỘNG CỦA CAM KẾT TỔ CHỨC ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM XUÂN LAN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của Cam kết tổ chức đến Sự trung thành của nhân viên: Nghiên cứu tại các Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM” do PGS. TS. Phạm Xuân Lan hướng dẫn, là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong bài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2018 Tác giả Vũ Ngọc Phƣơng Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4 1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4 1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................................................6 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................6 CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 8 2.1. Các khái niệm nghiên cứu .............................................................................8 2.1.1. Sự trung thành của nhân viên ........................................................................8 2.1.2. Cam kết tổ chức ...........................................................................................10 2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan ................................................................13 2.2.1. Nghiên cứu của Somers (1995) ...................................................................13 2.2.2. Nghiên cứu của Dimitriades (2006) ............................................................13 2.2.3. Nghiên cứu của Lambert và Hogan (2008) .................................................14 2.2.4. Nghiên cứu của Dagger và cộng sự (2011) .................................................15 2.2.5. Nghiên cứu của Ibrahim và Falasi (2014) ...................................................17 2.2.6. Nghiên cứu của Tabrani và cộng sự (2018) ................................................17 2.2.7. Nghiên cứu của Yao và cộng sự (2019) ......................................................18 2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................21 2.3.1. Mối quan hệ giữa cam kết tình cảm với sự trung thành của nhân viên .......21 2.3.2. Mối quan hệ giữa cam kết đạo đức với sự trung thành của nhân viên ........22 2.3.3. Mối quan hệ giữa cam kết tiếp tục với sự trung thành của nhân viên .........22 2.3.4. Mối quan hệ giữa sự trung thành về thái độ và trung thành về hành vi của nhân viên ................................................................................................................23
  5. 2.3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................24 2.4. Tóm tắt chương 2 .........................................................................................25 CHƢƠNG 3 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 26 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................26 3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................27 3.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................27 3.2.2. Chọn mẫu .....................................................................................................28 3.2.3. Cách thức thực hiện .....................................................................................28 3.2.4. Thang đo gốc ...............................................................................................29 3.2.5. Thang đo hiệu chỉnh ....................................................................................34 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................37 3.3.1. Mục tiêu .......................................................................................................37 3.3.2. Chọn mẫu .....................................................................................................37 3.3.3. Công cụ khảo sát..........................................................................................38 3.3.4. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha ...................................................39 3.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................40 3.3.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA..............................................................41 3.3.7. Kiểm định mô hình lý thuyết - SEM ...........................................................44 3.4. Tóm tắt chương 3 .........................................................................................45 CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 46 4.1. Thống kê mô tả mẫu ....................................................................................46 4.2. Thống kê mô tả biến ....................................................................................48 4.3. Độ tin cậy và độ giá trị của thang đo ...........................................................50 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA..............................................................52 4.5. Kiểm định mô hình lý thuyết SEM..............................................................55 4.6. Tóm tắt chương 4 .........................................................................................59 CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................................... 60 5.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu .......................................................................60 5.2. Kết quả và đóng góp của nghiên cứu ..........................................................61 5.2.1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ............................................................61 5.2.2. Kết quả mô hình nghiên cứu........................................................................62
  6. 5.3. Hàm ý quản trị .............................................................................................63 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu đề xuất ........................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AC Affective Commiment Cam kết tình cảm AL Attitudinal Loyalty Sự trung thành về thái độ BL Behavioral Loyalty Sự trung thành về hành vi CC Continuance Commitment Cam kết tiếp tục CFA Comfirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comfirmatory Fix Index Chỉ số thích hợp so sánh CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GLM General Linear Model Mô hình tuyến tính tổng quát Hệ số kiểm định sự phù hợp KMO Kaiser - Meyer - Olkin của mô hình NC Normative Commitment Cam kết đạo đức Root Mean Square Error Căn bậc hai của trung bình của RMSEA Approximation các bình phương sai số Mức ý nghĩa của phép kiểm Sig. Significance of Testing định Chỉ số phù hợp của Tucker - TLI Tucker-Lewis Index Lewis trong CFA TMCP / Thương mại cổ phần TP.HCM / Thành phố Hồ Chí Minh VE Variance Extracted Phương sai trích
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Tổng quan các nghiên cứu liên quan ...................................................... 19 Bảng 3.1 - Thang đo khái niệm Cam kết tình cảm – Affective Commitment .......... 30 Bảng 3.2 - Thang đo khái niệm Cam kết đạo đức – Normative Commitment ......... 31 Bảng 3.3 - Thang đo khái niệm Cam kết tiếp tục – Continuance Commitment ....... 32 Bảng 3.4 - Thang đo khái niệm Trung thành về thái độ - Attitudinal Loyalty ......... 33 Bảng 3.5 - Thang đo khái niệm Trung thành về hành vi – Behavioral Loyalty ....... 34 Bảng 3.6 – Thang đo các khái niệm sau khi hiệu chỉnh ........................................... 35 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu ............................................................................... 47 Bảng 4.2 – Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường Cam kết tình cảm ..............48 Bảng 4.3– Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường Cam kết tiếp tục .................49 Bảng 4.4 – Thống kê mô tả các biến quan sát đo lường Cam kết đạo đức ...............49 Bảng 4.5 – Hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo ................................................... 51 Bảng 4.6 – Hệ số tương quan giữa các khái niệm trong mô hình ............................. 54 Bảng 4.7 – Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo ........................... 55 Bảng 4.8 – Hệ số hồi quy của mô hình lý thuyết ...................................................... 57 Bảng 4.9 – Kết quả tổng hợp sau khi kiểm định mô hình lý thuyết ......................... 58
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 – Nghiên cứu của Dimitriades (2006) ........................................................ 14 Hình 2.2 – Nghiên cứu của Lambert và Hogan (2008) ............................................. 15 Hình 2.3 – Nghiên cứu của Dagger và cộng sự (2011)............................................. 16 Hình 2.4 – Nghiên cứu của Ibrahim và Falasi (2014) ............................................... 17 Hình 2.5 – Nghiên cứu của Tabrani và cộng sự (2018) ............................................ 18 Hình 2.6 – Nghiên cứu của Yao và cộng sự (2019) .................................................. 18 Hình 2.7 – Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 24 Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 27 Hình 4.1 – Kết quả CFA (chuẩn hoá) cho mô hình tới hạn ...................................... 53 Hình 4.2 – Kết quả SEM (chuẩn hoá) cho mô hình lý thuyết ................................... 56
  10. 1 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày lý do thực hiện đề tài, bao gồm: định nghĩa về sự trung thành, mức độ quan trọng và tính cấp thiết của nghiên cứu về sự trung thành hiện nay. Đồng thời, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện và phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. 1.1. Lý do chọn đề tài Sự trung thành là một trạng thái tâm lý, mô tả mối quan hệ của một nhân viên với tổ chức và liên quan đến quyết định ở lại với tổ chức của cá nhân đó (Allen and Grisaffe, 2001). Sự trung thành được xem là một hình thức cảm xúc, đặc biệt khi một nhân viên tin tưởng mạnh mẽ vào mục tiêu và giá trị tổ chức và có mong muốn tiếp tục gắn bó với tổ chức. Do đó, sự trung thành của nhân viên đóng vai trò tích cực trong việc giữ chân nhân viên ở lại (Turkyilmaz và cộng sự, 2011), và vì vậy, sự trung thành được đánh giá là rất quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu của LinkedIn, tỷ lệ nghỉ việc trung bình năm 2017 là 10,9%, tức cứ 1000 nhân viên thì có 109 người nghỉ việc. Nhân viên nghỉ việc nhiều không chỉ dẫn đến suy giảm uy tín của tổ chức, sự trung thành của nhân viên mà còn đe dọa sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Hơn nữa, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cao còn gây tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Chi và Gursoy, 2009; Davidson và cộng sự, 2010). Do đó dẫn đến suy giảm sự trung thành của khách hàng và ảnh hưởng xấu hình ảnh thương hiệu của tổ chức (Dusek và cộng sự, 2014). Câu hỏi đặt ra là các tổ chức cần có chiến lược như thế nào để gia tăng sự trung thành của nhân viên và quản trị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao? Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê, nền kinh tế Việt Nam năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng chung đạt 6.81% (2017). Trong đó, hoạt động tài chính, ngân
  11. 2 hàng và bảo hiểm tăng 8,14% (mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây). Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực là một thách thức lớn đối với sự hoạt động của các Ngân hàng. Năm 2017, đa số các ngân hàng đều đẩy mạnh tuyển dụng và tăng thêm nhân sự, tuy nhiên một số ngân hàng vẫn có sự sụt giảm nhất định, trong đó ở BIDV giảm mạnh nhất khi nhân sự đến cuối năm 2017 chỉ còn gần 23.000 nhân viên, mặc dù đã tuyển thêm hơn 1.000 người nhưng vẫn giảm hơn 600 nhân viên so với đầu năm, tức lượng nhân viên nghỉ việc là hơn 1.600 người. Các ngân hàng khác như Techcombank tuyển mới gần 2.000 cán bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng song đến cuối năm lượng nhân viên của ngân hàng chỉ tăng khoảng 900 người so với đầu năm, tức đã có hơn 1.000 nhân viên thôi việc trong năm 2017. Theo Báo cáo thường niên của VIB năm 2017 cho biết đã tuyển dụng tổng cộng hơn 2.000 nhân sự mới để thay thế và bổ sung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh liên tục mở rộng. Thế nhưng đến cuối năm, số lượng nhân viên tăng thêm so với đầu năm cũng chỉ có khoảng 800 người, tức là cũng đã có khoảng 1.200 người nghỉ việc. Như vậy, làm sao để giữ chân những nhân viên giỏi, tránh tình trạng chảy máu chất xám đang là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Theo số liệu của LinkedIn, tỷ lệ nghỉ việc ngành Tài chính – ngân hàng năm 2017 là 10,8% - xếp thứ 6 trong những ngành có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất. Đã có nhiều nghiên cứu về các ngành khác nhau đã được thực hiện để tìm ra nguyên nhân ý định nghỉ việc của nhân viên. Các nghiên cứu trước đây xem nhân viên là một nguồn lực để duy trì hoạt động của doanh nghiệp (Ineson và cộng sự, 2013; Wu và Xu, 2005), và vấn đề cốt lõi cho doanh nghiệp là giảm ý định nghỉ việc của nhân viên bằng cách cải thiện tiền lương, lợi ích và điều kiện công việc của
  12. 3 nhân viên (Guan và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, mối quan tâm của nhân viên có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như sự công nhận thành tích, trách nhiệm và tầm quan trọng của họ đối với một tổ chức, hơn là tăng giá trị kinh tế (Mowday và cộng sự, 2013); bản chất công việc hay nơi làm việc, sự hướng dẫn và phản hồi, sự đánh giá và công nhận, cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Cheng và Chew, 2004; Kumar và Skekhar, 2012),... Quan trọng hơn, nhân viên mong đợi sự tự chủ và cơ hội phát triển trong công việc (Rafiq và Ahmed, 2000). Do đó, để cải thiện sự hài lòng và sự trung thành của nhân viên và làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên, cần nghiên cứu sâu hơn từ quan điểm tâm lý học, xã hội học và các ngành khác (Xu và Li, 2014), đặc biệt mối quan hệ giữa nhu cầu tâm lý và hiệu quả làm việc của nhân viên. Trong quản trị nguồn nhân lực, nhiều nghiên cứu đã kiểm định về cam kết tổ chức và mối quan hệ của nó với những tiền đề và kết quả. Trong khi đó, quan điểm truyền thống xem sự trung thành là một khái niệm đơn giản (Bloemer và Odekerken-Schröder, 2006), so sánh với quan điểm tổng hợp về sự trung thành trong nghiên cứu marketing, tức là khái niệm về sự trung thành bao gồm các khía cạnh thái độ và hành vi (Zhang và cộng sự, 2014). Với mục đích phân tích các ảnh hưởng tâm lý đến sự trung thành về thái độ và hành vi của nhân viên trong lĩnh vực khách sạn, Yao và cộng sự (2019) đã sử dụng lý thuyết cam kết với tổ chức và xem nhân viên là khách hàng nội bộ để xây dựng các khái niệm và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy, cam kết tình cảm, cam kết đạo đức và cam kết tiếp tục có tác động rõ rệt đến sự trung thành về thái độ và hành vi của nhân viên. Hơn nữa, sự trung thành về thái độ còn ảnh hưởng đáng kể đến sự trung thành về hành vi của nhân viên. Bên cạnh đó, niềm tin và sự hài lòng của nhân viên cũng là tiền đề quan trọng của ba thành phần của cam kết tổ chức. Những phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên và cải thiện những ảnh hưởng tâm lý để tăng sự trung thành về thái độ và hành vi của nhân viên. Tuy nhiên còn ít các nghiên cứu tại Việt Nam về quan hệ giữa cam kết tổ chức và sự trung thành của nhân viên được thực hiện. Kế thừa nghiên cứu của Yao
  13. 4 và cộng sự (2019), tôi thực hiện đề tài “Tác động của cam kết tổ chức đến sự trung thành của nhân viên: Nghiên cứu tại các Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần trên địa bàn TPHCM” nhằm mục đích kiểm định mối quan hệ giữa cam kết tổ chức (cam kết tình cảm, cam kết đạo đức, cam kết tiếp tục) và sự trung thành của nhân viên (trung thành thái độ và trung thành hành vi) tại các Ngân hàng thương mại hiện nay, từ đó đề xuất các hàm ý quản trị trong việc giữ chân nhân tài, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám cho tổ chức. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu i) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và lòng trung thành của nhân viên. ii) Kiểm định mô hình về tác động của cam kết tổ chức lên lòng trung thành của nhân viên làm việc trong các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TPHCM. iii) Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị trong chiến lược giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực và phát triển tổ chức. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của các thành phần của cam kết tổ chức (bao gồm: cam kết tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết đạo đức) đến sự trung thành của nhân viên (bao gồm: trung thành về thái độ và trung thành về hành vi). Đối tượng khảo sát: Nhân viên tại 10 Ngân hàng TMCP uy tín nhất Việt Nam năm 2018 (theo Báo cáo của Viet Nam Report tháng 06/2018) tại TP.HCM, bao gồm: 1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
  14. 5 5. Ngân hàng TMCP Á Châu 6. Ngân hàng TMCP Quân đội 7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 8. Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được chọn là nơi thực hiện khảo sát cho bài nghiên cứu. Hiện nay, TP.HCM là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất đất nước với mức độ tập trung các Ngân hàng cao nhất cả nước và sở hữu nguồn lao động dồi dào, đa dạng, chất lượng cao. Nguồn nhân lực để vận hành tổ chức được xem là rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự sống còn của tổ chức. Vì vậy, sự trung thành của nhân viên với tổ chức đang là một bài toán cấp thiết. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ mang tính chất đại diện cao, giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu. Phạm vi thời gian Phương pháp nghiên cứu định tính: Bài nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm với nhóm gồm 10 cá nhân, được tham gia vào tháng 06/2018 để điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu sao cho phù hợp với bối cảnh ngành Ngân hàng tại TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Bài nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật khảo sát 564 đáp viên từ tháng 07/2018 đến tháng 08/2018 để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
  15. 6 Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm để điều chỉnh và bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với kỹ thuật khảo sát trên bảng câu hỏi giấy và công cụ Google Form trên Internet. Do tổng thể khó xác định chính xác nên mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với kích thước mẫu là 300 nhân viên. Mục đích của phương pháp này là đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo và kiểm định mô hình mối quan hệ giữa cam kết tổ chức của nhân viên với sự trung thành của họ đổi với tổ chức. Phân mềm SPSS 20 được sử dụng để tính toán giá trị độ tin cậy Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm sàng lọc các thang đo và khái niệm nghiên cứu. Phần mềm AMOS 20 được sử dụng để thực hiện phương pháp Phân tích nhân tố khẳng định CFA và Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm định các thang đo và mô hình nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự trung thành của nhân viên là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những kiểm định về mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và sự trung thành của nhân viên, bài nghiên cứu đưa ra các góc nhìn cụ thể trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp và đề xuất các hàm ý quản trị giúp hạn chế tình trạng chảy máu chất xám. Bên cạnh việc đưa ra các định hướng phát triển cho con đường sự nghiệp của nhân viên, nhà quản trị cũng cần duy trì mối quan hệ tích cực về mặt cảm xúc với nhân viên, đồng thời chế độ đãi ngộ tốt là một yếu tố không thể thiếu để giữ chân những nhân viên tài năng. 1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương, cụ thể như sau:
  16. 7 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Giới thiệu sơ lược về đề tài, lý do thực hiện, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất: Làm rõ các khái niệm nghiên cứu và kết quả nghiên cứu liên quan, từ đó đề xuất các giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình và phương pháp thực hiện nghiên cứu, trong đó nêu rõ cách thức chọn mẫu, xác định kích thước mẫu, thang đo các khái niệm nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị cũng như hạn chế của nghiên cứu để đề xuất định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
  17. 8 CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày các khái niệm nghiên cứu: sự trung thành về thái độ, sự trung thành về hành vi, cam kết tình cảm, cam kết đạo đức và cam kết tiếp tục của nhân viên. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu trước đây cũng sẽ được tổng kết để kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trên. Từ cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết liên quan. 2.1. Các khái niệm nghiên cứu 2.1.1. Sự trung thành của nhân viên Sự trung thành của nhân viên được định nghĩa là mong muốn mạnh mẽ duy trì của một thành viên đối với tổ chức, là sự sẵn sàng nỗ lực vì lợi ích của tổ chức, là niềm tin và niềm tự hào về các giá trị và mục tiêu của tổ chức (Becker và cộng sự, 1995). Vì vậy, sự trung thành đóng vai trò tích cực trong việc duy trì các thành viên của tổ chức. Theo Hirschman (1970), sự trung thành của nhân viên là một khái niệm hướng hành động, gồm các hành vi cam kết và chịu trách nhiệm cho công việc của nhân viên và ý định muốn tìm kiếm một công việc khác của họ (Eskildsen và Nussler, 2000). Thông thường, sự trung thành của nhân viên được xem là kết quả tích cực của việc kết hợp thành công các chương trình tại nơi làm việc và sự hỗ trợ ngang hàng (Niehoff và cộng sự, 2001). Đổi lại, sự trung thành của nhân viên giúp cải thiện kết quả công việc bằng cách giảm tỷ lệ nghỉ việc, tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng, xây dựng niềm tin vào đội nhóm, và cải thiện uy tín của tổ chức (Guillon và Cezanne, 2014). Một lực lượng lao động trung thành nói chung sẽ cam kết nhiều hơn với các mục tiêu của tổ chức và thường sẽ đạt được những kết quả tích cực về sự trung thành được phản hồi lại (Zatzick và cộng sự, 2015). Nhân viên có thể được đối xử như khách hàng nội bộ, theo lý thuyết marketing nội bộ (Huang và Rundle-Thiele, 2014). Theo đó, giao tiếp, truyền thông nội bộ và đào tạo, có thể ảnh hưởng đến nhân viên, dẫn đến kết quả công việc được cải thiện (Huang và Rundle-Thiele, 2014; King và Grace, 2010). Truyền đạt thông
  18. 9 tin, giáo dục, phát triển và thúc đẩy nhân viên, là chìa khóa then chốt trong thị trường nội bộ, rất quan trọng trong việc gia tăng sự hài lòng công việc của nhân viên (King và Grace, 2010), giảm ý định nghỉ việc (Budhwar và cộng sự, 2009), và do đó làm tăng sự trung thành của nhân viên (Zeithaml và cộng sự, 1990). Theo quan điểm truyền thống, các nhà nghiên cứu nguồn nhân lực xem sự trung thành là một khái niệm đơn giản (Bloemer và Odekerken-Schröder, 2006). Tuy nhiên, từ quan điểm marketing, sự trung thành là một cái nhìn tổng hợp về các khía cạnh thái độ và hành vi, mở rộng khái niệm từ sự trung thành của khách hàng đến sự trung thành của nhân viên (Tanford, 2013; Zhang và cộng sự, 2014). Sự trung thành về thái độ tập trung vào biểu hiện tâm lý của các cá nhân, một "cảm giác" như sự nhận diện (Boroff và Lewin, 1997), sự gắn bó (Leck và Saunders, 1992). Khía cạnh tâm lý này có thể mang tính cảm xúc (Hajdin, 2005) hoặc đạo đức (Coughlan, 2005) và khó quan sát trực tiếp. Các nhà nghiên cứu và quản lý thường dựa vào các đánh giá định tính, báo cáo tự thuật để đo lường nó. Trong một số nghiên cứu, sự trung thành về thái độ cũng có thể được đo lường bằng các chỉ số như vắng mặt dự tính (Shore và cộng sự, 1990). Sự trung thành về hành vi liên quan đến các kết quả hành vi, là một hiện tượng quan sát được, rõ ràng và cụ thể hóa trong mối quan hệ giữa nhân viên và tổ chức. Sự trung thành đã được đề xuất là một trong bốn tác động có thể xảy ra đối với sự không hài lòng: rời bỏ tổ chức, phát biểu ý kiến, trung thành và thờ ơ (Naus và cộng sự, 2007). Trong mô hình này, sự trung thành được minh chứng bởi nhân viên không chỉ lựa chọn duy trì trong tổ chức mà còn có hành vi “mang tính xây dựng” bất chấp những ý kiến phản đối. Bỏ qua một trong hai hình thức trung thành hoặc tích hợp chúng thành một biến để đo lường sự trung thành tổng thể sẽ không phù hợp. Làm như vậy sẽ không chỉ bỏ qua những tác động khác nhau của yếu tố thái độ hay yếu tố hành vi đối với sự trung thành mà còn cản trở việc xác định ảnh hưởng của sự tương tác giữa sự trung thành và trung thành hành vi (Geçti và Zengin, 2013). Yao và cộng sự
  19. 10 (2019) cũng nghiên cứu sự trung thành dựa trên quan điểm nhân viên có thể được xem là khách hàng nội bộ của một công ty và sự trung thành của nhân viên được kiểm định như hai khái niệm nghiên cứu: sự trung thành về thái độ và sự trung thành về hành vi. Chính vì vậy, bài nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên khái niệm sự trung thành về thái độ và sự trung thành về hành vi của nhân viên của Yao và cộng sự (2019). 2.1.2. Cam kết tổ chức Khái niệm về cam kết tổ chức ban đầu được khám phá bởi Porter và cộng sự (1974). Cam kết tổ chức được định nghĩa là “một niềm tin mạnh mẽ và chấp nhận các mục tiêu và giá trị tổ chức; sẵn lòng đại diện cho tổ chức và xác định mong muốn duy trì tư cách thành viên tổ chức” (Porter và cộng sự, 1974). Mowday và cộng sự (1979) định nghĩa cam kết tổ chức là mối quan hệ giữa sự nhận diện cá nhân với một tổ chức cụ thể. Cam kết tổ chức chỉ ra cam kết của nhân viên đối với một tổ chức (Angle and Perry, 1981). Meyer và Allen (1987) phát triển khái niệm cam kết tổ chức theo ba hướng tiếp cận: cam kết tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết đạo đức. Cam kết tình cảm được định nghĩa là một trạng thái tâm lý thể hiện mối quan hệ của nhân viên với tổ chức. Theo Allen và Meyer (1990) thì cam kết tình cảm thể hiện nguyện vọng muốn ở lại tổ chức dựa trên tình cảm của cá nhân đối với tổ chức, họ “đồng cảm và dành hết tâm trí cho tổ chức và thích thú khi là thành viên của tổ chức” (Robbins và Judge, 2007). Darolia và cộng sự (2010) bổ sung, ngoài sự đồng cảm với tổ chức thì những cả nhân có cam kết tình cảm cao sẽ được cam kết để theo đuổi mục đích của họ. Khi nghiên cứu về cam kết tổ chức, Fu và cộng sự (2014) nhấn mạnh trong các thành phần cam kết tổ chức thì cam kết tình cảm được xem là cam kết quan trọng và có giá trị nhất bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng tới các cấu phần khác trong dài hạn. He và cộng sự (2011) nhận định người lao động có cam kết tình cảm sẽ có sự tin tưởng vào những giá trị, văn hóa và những mục tiêu mà tổ chức đặt ra.
  20. 11 Cam kết tiếp tục là nguyện vọng ở lại tổ chức do người lao động nhận thức được những chi phí liên quan tới việc rời bỏ tổ chức (Meyer và Allen, 1990). Bên cạnh đó, cam kết tiếp tục liên quan tới những cống hiến của người lao động trong quá khứ, họ nhận thức được lợi ích nếu ở lại với tổ chức và chi phí mất đi nếu rời bỏ tổ chức. Do đó, cam kết tiếp tục còn được mô tả như “sự nhận thức về mức độ tốn kém khi chấm dứt cam kết với tổ chức” (Meyer và cộng sự, 2002). Có thể nói cam kết tiếp tục là kết quả của sự đầu tư (thời gian, sự nỗ lực, tiền bạc) của người lao động và sự hạn chế về những cơ hội việc làm bên ngoài tổ chức mà họ nhận thức được (Allen và Meyer, 1990; Becker, 1960). Powell và Meyer (2004) nhận định sự đầu tư bao gồm: sự kỳ vọng của người khác đối với cá nhân người lao động, lo lắng về sự thể hiện của bản thân, những sắp xếp mang tính quan liêu không của riêng ai, sự điều chỉnh mang tính cá nhân, sự lo lắng bên ngoài không liên quan tới công việc, thiếu cơ hội lựa chọn và những điều kiện được thỏa mãn. Sự cộng dồn tích lũy những đầu tư này theo thời gian làm tăng chi phí liên quan tới việc rời bỏ tổ chức, vì vậy gia tăng cam kết tiếp tục của người lao động (Mathieu và Zajac, 1990). Cam kết đạo đức là mong muốn của người lao động ở lại tổ chức do họ cảm thấy đó là nghĩa vụ của họ (Meyer và Allen, 1990). Theo Meyer và Parfyonova (2010), cam kết đạo đức gồm hai khía cạnh đó là “trách nhiệm đạo đức” và “nghĩa vụ dựa trên sự mang ơn” với tổ chức. Vì thế cam kết đạo đức tồn tại khi những người lao động có nhận thức rằng việc ở lại tổ chức là “đúng” hay “có đạo đức” (Allen và Meyer, 1990). Do vậy, họ có cam kết đạo đức cao nếu lý do họ ở lại với tổ chức được căn cứ vào nghĩa vụ dựa trên những chuẩn mực và đạo đức. Như vậy, nhân viên có cam kết tình cảm mạnh bởi vì họ “muốn”, cam kết tiếp tục bởi vì họ “cần”, và cam kết đạo đức bởi vì họ cảm thấy họ “nên” làm như vậy (Meyer và Allen, 1991). Meyer và Allen (1990) đã nghiên cứu về thước đo và các tiền tố của cam kết tổ chức (cam kết tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết đạo đức). Cam kết tình cảm đề cập đến tình cảm gắn bó, sự nhận diện, sự tham gia vào tổ chức của nhân viên. Cam kết tiếp tục đề cập đến cam kết dựa trên các chi phí cơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2