Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
lượt xem 3
download
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu với hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm và có mức ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, kiều hối và tăng trưởng kinh tế cũng có mối quan hệ phi tuyến với nhau thể hiện thông qua việc thêm biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình, hệ số ước lượng của biến này có dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- -------------- LÝ THU THẢO TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH THỊ THU HỒNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “ Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Lý Thu Thảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu: ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 1.5 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.6 Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 2 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................................... 3 2.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 3 2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối ................................................................... 3 2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối .................................................................................... 5 2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết........................................................................ 7 2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế...................................... 7
- 2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế...................................... 9 2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm................................................................ 11 2.4 Xu hướng dòng kiều hối của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu ....................... 20 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 22 3.1 Mô hình ............................................................................................................. 23 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 25 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 26 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 28 4.1 Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................... 28 4.2 Ma trận tương quan .......................................................................................... 29 4.3 Kết quả thực nghiệm......................................................................................... 30 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt Phương pháp Dynamic DPD Dynamic Panel Data Panel Data FDI Foreign Direct Investments Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ICRG International Country Risk Guide Các chỉ số rủi ro tài chính Instrumental Variables Phương pháp Moments IV GMM Generalized Method of Moments tổng quát ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức Phương pháp hồi quy bình OLS Ordinary Least Squares phương bé nhất System Generalized Method of Phương pháp System Moments SGMM Moments tổng quát United Nations Conference on Hiệp hội liên hiệp thương mại UNCTAD Trade and Development và phát triển thế giới World Bank’s World Các chỉ số phát triển thế giới WDI Development Indicators của World Bank
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................ 16 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu ..................................................... 27 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................ 28 Bảng 4.2 Ma trận tương quan ...................................................................................... 29 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình .......................................... 29 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FE) ................................... 30 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) ............................. 31 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman giữa mô hình FE và RE .................................. 32 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sự thay đổi phương sai trong mô hình ............................ 33 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình ........................ 33 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (2) ........................................... 34 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy trên Stata của phương trình (3) ......................................... 36 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của phương trình (2) và (3) ....................... 37
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các kênh chuyển kiều hối .............................................................................. 5 Hình 2.2: Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ................................... 10 Hình 2.3 Tổng lượng kiều hối của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 .... 20 Hình 2.4 Top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất .................................................... 21 Hình 2.5 Mối tương quan giữa dòng kiều hối vào và trung bình tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia trong mẫu giai đoạn 2000 – 2017 ............................................. 22
- TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chính sách quản lý kiều hối ngày càng được điều chỉnh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho dòng kiều hối chảy về mỗi nước gia tăng đáng kể. Nó trở thành một nguồn cung ngoại tệ quan trọng được ghi nhận vào cán cân tài khoản vãng lai và góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia nhận kiều hối. Vì vậy, nghiên cứu “tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế” của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là rất cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, tôi đã sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp Fixed Effects đối với 29 quốc gia đang phát triển từ năm 2000 – 2017. Kết quả cho thấy kiều hối có mối quan phi tuyến với tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối thấp sẽ kích thích tăng trưởng nhưng khi vượt quá ngưỡng kiều hối sẽ có tác động tiêu cực. Từ khóa: Kiều hối; Tăng trưởng kinh tế; Dữ liệu bảng. ABSTRACT In recent years, the remittances management policy has been adjusted more open, which has created conditions for the remittance flow to each country increase significantly. It becomes an important source of foreign currency recorded in current account and contributes to offset the balance of trade of the remittances receiving country. Therefore, the study “impact of remittances to economic growth” in Vietnam particular and developing countries general are very necessary. I used table data and Fixed Effects method for 29 developing countries from 2000 – 2017. The results show that remittances have nonlinear relationship with economic growth and when the remittaces/GDP ratio is relatively low, it will stimulate economic growth, but when exceeding the threshold, remittances will have a negative impact. Keywords: Remittances; Economic growth; Panel data.
- 1 1. GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu: Theo thống kê số liệu từ World Bank và UNCTAD, kiều hối là một nguồn tài trợ đôi khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm quốc gia và kích thích thị trường tài chính phát triển. Những năm gần đây, cùng với chủ trương hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, và các chính sách quản lý kiều hối cởi mở hơn đã làm cho dòng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển tăng lên rõ rệt. Câu hỏi được đặt ra là liệu sự gia tăng đó có tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận hay không? Nếu có thì sự tác động này là tích cực hay tiêu cực? Hiểu rõ được điều này giúp chúng ta đưa ra được các chính sách phù hợp nhằm thu hút dòng kiều hối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các công trình nghiên cứu trước đây vẫn còn hạn chế về thời gian nghiên cứu và cho nhiều kết quả khác nhau. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu cần giải đáp ba câu hỏi như sau: Thứ nhất, kiểm định tác động của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Thứ hai, nếu kiều hối có tác động đến tăng trưởng kinh tế thì đây là tác động thúc đẩy hay kiềm hãm tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận.
- 2 Thứ ba, xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải đáp ba câu hỏi như đã trình bày ở trên, tôi sử dụng phương pháp Fixed Effects kết hợp với việc sử dụng sai số chuẩn mạnh (robust standard error) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Tôi sử dụng dữ liệu bảng gồm 29 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2000 – 2017 với các biến số như sau: tỷ lệ kiều hối trên GDP, tỷ lệ nguồn vốn trên GDP, tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ M2 trên GDP và tỷ lệ lạm phát. 1.5 Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu với hệ số ước lượng của biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP là âm và có mức ý nghĩa thống kê cao. Đồng thời, kiều hối và tăng trưởng kinh tế cũng có mối quan hệ phi tuyến với nhau thể hiện thông qua việc thêm biến bình phương log của tỷ lệ kiều hối trên GDP vào mô hình, hệ số ước lượng của biến này có dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao. 1.6 Kết cấu của luận văn Bài nghiên cứu này được cấu trúc như sau: Phần tiếp theo giới thiệu là các cơ sở lý thuyết liên quan đến kiều hối, xu hướng và mối tương quan giữa dòng kiều hối và tăng trưởng GDP của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, tổng quan những nghiên cứu
- 3 trước đây cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm. Phần thứ ba mô tả dữ liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu. Phần thứ tư trình bày kết quả thực nghiệm của đề tài. Phần cuối cùng đưa ra kết luận và kết quả nghiên cứu, những vấn đề còn hạn chế trong bài nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 2. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Các lý thuyết liên quan đến kiều hối Kiều hối Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB) ) cho rằng kiều hối là các khoản tiền được chuyển về từ bên ngoài lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận, đây là nguồn thu nhập của những người xuất khẩu lao động hoặc dân di cư lâu năm tại nước ngoài và được ghi nhận như một phần trong cán cân vãng lai của quốc gia tiếp nhận. Theo luật của Việt Nam, kiều hối là ngoại tệ được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: chuyển ngoại tệ thông qua các ngân hàng; các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép; dịch vụ bưu chính quốc tế; cá nhân tự mang ngoại tệ về trong các dịp về thăm gia đình. Cán cân thanh toán quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân thanh thanh toán quốc tế là toàn bộ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các khoản vay mượn của quốc gia với phần còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ. Kiều hối được xem là một nguồn thu ngoại tệ ổn định và không hoàn lại.
- 4 Cán cân vãng lai Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993) định nghĩa cán cân vãng lai là sự phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cư trú mà không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai. Bao gồm 4 thành phần chính: + Cán cân thương mại: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. + Cán cân dịch vụ: vận tải, du lịch, các dịch vụ khác… + Cán cân thu nhập ( thu nhập sơ cấp): thu nhập từ đầu tư, thu nhập của người lao động. + Cán cân chuyển giao vãng một chiều: nhận viện trợ, tặng, cho, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền mặt (dòng kiều hối) hoặc hiện vật… giữa người cư trú và người không cư trú. Cán cân thƣơng mại Thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định. Dữ liệu thống kê được sử dụng để tính toán cán cân thương mại là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Nếu cán cân thương mại của một quốc gia có giá trị (+) thì quốc gia đó đang ở trong tình trạng thặng dư thương mại ( giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu ); ngược lại nếu cán cân thương mại có giá trị (-) thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương mại ( giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu ). Tăng trƣởng kinh tế: là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng các yếu tố của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
- 5 Mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trƣởng kinh tế Kiều hối là một nguồn tài trợ quan trọng đôi khi vượt quá dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI), nó được xem là nguồn vốn bên ngoài lớn thứ hai đối với các nước đang phát triển. Kiều hối góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối, gia tăng tiết kiệm quốc gia và kích thích thị trường tài chính phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Mặt khác, khi nền kinh tế của một quốc gia phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất được nâng cấp, có nhiều cơ hội đầu tư hơn sẽ thu hút dòng kiều hối đổ vào nhằm mục đích đầu tư sinh lợi. 2.1.2 Các kênh chuyển kiều hối Người di cư/Lao động ngắn Người nhận/Hộ gia đình ở hạn quê hương Điểm chuyển kiều hối Mạng lƣới liên Điểm nhận kiều hối (trung gian tại quốc gia kết/hình thức chuyển (trung gian tại quốc gia gửi) - Tin nhắn và hệ thống nhận) - Ngân hàng thương thanh toán - Ngân hàng thương mại - SWIFT mại - Công ty chuyển tiền - Chuyển tiền - Công ty chuyển tiền - Tổ chức tín dụng - Tin nhắn điện thoại - Tổ chức tín dụng - Bưu điện - Hướng dẫn sử dụng - Bưu điện - Công ty chuyển phát web - Công ty chuyển phát nhanh - Vận chuyển dạng vật nhanh - Đại lý thu chất tiền và hàng hóa - Địa điểm của người - Bạn bè/người thân nhận Hình 2.1 Các kênh chuyển kiều hối
- 6 Trong một bài nghiên cứu về kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi của Hassan, G.et al. (2012) cho rằng kiều hối là các thu nhập ngoài biên giới quốc gia mà những người di cư chuyển về quê hương. Các dòng kiều hối được chuyển thông qua các kênh chính thức hoặc phi chính thức. Các kênh chính thức bao gồm chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền. Các kênh phi chính thức bao gồm gửi kiều hối bằng tiền mặt hoặc thông qua người vận chuyển, như là người thân, bạn bè hoặc là người vận chuyển khác; tiền hoặc hàng hóa được người di cư chuyển thông qua các đợt về thăm quê hương; kiều hối còn được chuyển về thông qua các tổ chức chuyển tiền không có giấy phép, sử dụng mạng lưới truyền thống, tự phát. Hệ thống chuyển tiền phi chính thức thu hút nhiều người nhập cư bởi các nguyên nhân sau: Không cần mở tài khoản ngân hàng; Không cần các thủ tục hành chính phức tạp; Không yêu cầu xác định danh tính; Chi phí giao dịch thấp hơn các kênh chính thức; Nhanh và đáng tin cậy vì được dựa trên mạng lưới người thân và bạn bè; những người có cùng tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, các kênh chuyển tiền phi chính thức sẽ mang lại nhiều hệ lụy trong việc quản lý và kiểm soát dòng kiều hối: Che giấu các dữ liệu có giá trị khi Chính phủ thu thập thông tin về mục đích chuyển tiền và quy mô kiều hối; Gia tăng nguy cơ lạm dụng kiều hối để rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp, ví dụ như khủng bố. Điều này có thể vi phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới; Giảm tác động phát triển hệ thống tài chính của kiều hối.
- 7 2.2 Những nghiên cứu về mặt lý thuyết Một vài nghiên cứu cho rằng về lý thuyết, kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, điển hình là nghiên cứu của Chami, R. et. al. (2003). Bên cạnh đó, các lập luận lý thuyết của Buch và Kuckulenz (2004), IMF (2005), World Bank (2005) và Meyer và Shera (2017) thì cho rằng kiều hối có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.1 Tác động tích cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Nghiên cứu của IMF (2005) cho rằng kiều hối giúp tăng tiết kiệm quốc gia, tăng chi tiêu. Kiều hối cũng làm tăng tích lũy vốn con người thông qua giáo dục và chăm sóc sức khỏe, tăng đầu tư vật chất và tài chính. Một quốc gia có hệ thống tài chính và các định chế phát triển cho phép kiều hối là kênh trung gian, kiều hối được sử dụng hiệu quả hơn. Thông qua các kênh tác động này, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế. World Bank (2005) cũng lập luận tương tự, kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế vì nó tài trợ cho các hộ gia đình đầu tư vào y tế, giáo dục và gia tăng đầu tư sinh lợi. Buch và Kuckulenz (2004) nhận định kiều hối là một nguồn thu ngoại tệ ổn định, không hoàn lại và đặc biệt tạo ra nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Dòng kiều hối chuyển vào tăng lên, dẫn đến tài khoản vãng lai một chiều trong cán cân vãng lai tăng lên, từ đó tạo thặng dư cho cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia tiếp nhận. Kết luận của Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) chỉ ra khi dòng kiều hối chuyển về tăng lên sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống ngân hàng tại quốc gia tiếp nhận. Hệ thống ngân hàng sẽ giảm được chi phí lãi vay khi sử dụng các nguồn vốn bên ngoài, từ đó
- 8 nâng cao sự phát triển của thị trường tài chính, góp phần tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, quốc gia tiếp nhận nên tận dụng có hiệu quả nguồn tài trợ ít tốn kém chi phí này. Dựa theo bài nghiên cứu của Amuedo và Dorantes (2014) cho rằng kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênh: tăng phúc lợi của các hộ gia đình, tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người và giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn. Tăng phúc lợi của các hộ gia đình Hộ gia đình thường sử dụng tiền chuyển về để chi tiêu trong sinh hoạt, mua sắm vật dụng cần thiết. Đây là một trong những lợi ích chính của dòng kiều hối, nó giúp ổn định thu nhập cho hộ gia đình, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Kiều hối còn được sử dụng cho mục đích đầu tư sinh lợi sau khi hộ gia đình đã thỏa mãn được điều kiện sống hiện tại. Tích lũy đầu tư vào nguồn vốn con người Ngoài ưu tiên của kiều hối là chi tiêu và đầu tư, kiều hối còn được sử dụng để đầu tư vào giáo dục và y tế. Điều này góp phần nâng cao trình độ học vấn, giảm tỷ lệ tử vong trong xã hội. Giảm bớt các hạn chế tín dụng ở nông thôn Đối với các hộ gia đình vùng nông thôn có thu nhập thấp, kiều hối được xem như một khoản trợ cấp đáp ứng các chi phí sinh hoạt, một phần khác được đem đi đầu tư để tăng thu nhập. Điều này góp phần hạn chế việc họ phải đi vay trả lãi ở các ngân hàng chính sách hoặc tổ chức tín dụng.
- 9 2.2.2 Tác động tiêu cực của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, kiều hối cũng có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu vượt quá ngưỡng như sau: Kích thích đô la hóa trong nền kinh tế Thực tế những năm gần đây, lượng kiều hối chảy vào Việt Nam rất lớn song tỷ lệ tiết kiệm bằng ngoại tệ trong nước lại không tăng lên. Điều này chứng tỏ một lượng kiều hối lớn đang nằm bên ngoài các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc quản lý, điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ. Nghiêm trọng hơn là có thể tạo ra sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Khi đó kiều hối dễ làm trầm trọng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan” Theo IMF (2005) cho rằng kiều hối có thể giảm nỗ lực làm việc và khiến hộ gia đình thực hiện đầu tư rủi ro hơn. Người nhận kiều hối sẽ có tâm lý phụ thuộc, họ làm việc ít hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn, dẫn đến giảm tổng cung lao động trong nền kinh tế. Đặc biệt, kiều hối góp phần gia tăng ảnh hưởng của “căn bệnh Hà Lan”. Dòng kiều hối đổ vào sẽ làm cho đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao, dẫn đến các lĩnh vực thương mại trong nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Gián tiếp làm giảm cung lao động và thực hiện đầu tư rủi ro hơn Theo World Bank (2005) nhận định kiều hối sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu dòng kiều hối chuyển đến quốc gia tiếp nhận được tạo ra từ lực lượng lao động có trình độ cao và có phẩm chất tốt. Điều này sẽ làm giảm cung lao động trong nền kinh tế.
- 10 Kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp Luca, A., Petrova, I. (2008) lập luận rằng kiều hối có thể trở thành một kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp, các đối tượng rửa tiền thường chuyển đang xen tiền bẩn với các nguồn tiền hợp pháp và chuyển qua lại thông qua hoạt động kinh doanh bằng nhiều tài khoản khác nhau, hoặc giữa tài khoản trong nước với tài khoản nước ngoài, khi đồng tiền bẩn lọt vào tài khoản ngân hàng lập tức trở thành một đồng tiền sạch. Tóm lại, thông qua các lập luận về mặt lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, có thể tóm tắt tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế thông qua sơ đồ của hình 2.2. Tác động của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế Tích cực Tiêu cực Tăng phúc lợi của các Kích thích đô la hóa hộ gia đình trong nền kinh tế Tích lũy đầu tư vào Ảnh hưởng của “căn nguồn vốn con người bệnh Hà Lan” Giảm bớt các hạn chế Gián tiếp làm giảm cung lao động tín dụng ở nông thôn và thực hiện đầu tư rủi ro hơn Phát triển thị trường tài chính Kênh rửa tiền cho các hoạt động phi pháp Hình 2.2 Sơ đồ tác động của kiều hối đến tăng trƣởng kinh tế
- 11 2.3 Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm Buch và Kuckulenz (2004): Worker Remittances and Capital Flows to Developing Countries Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng của 87 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 – 2000. Trọng tâm của bài nghiên cứu là trả lời bốn câu hỏi: Thứ nhất, việc chuyển tiền của người lao động quan trọng như thế nào đối với các quốc gia đang phát triển về mặt định lượng? Thứ hai, các yếu tố quyết định dòng kiều hối là gì? Thứ ba, kênh chuyển kiều hối của người lao động đến các quốc gia đang phát triển như thế nào? Thứ tư, kiều hối có tương quan với các dòng vốn khác không? Sử dụng mô hình kinh tế vi mô (Microeconomic Models) với biến phụ thuộc là tỷ lệ kiều hối trên tăng trưởng GDP bình quân đầu người, các biến độc lập bao gồm tỷ lệ tăng trưởng GDP trên các dòng vốn khác, tỷ lệ lãi suất cho vay trong nước so với lãi suất LIBOR, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ người cao tuổi, tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ lao động nữ đều được đưa vào mô hình để kiểm định các yếu tố quyết định dòng kiều hối. Nghiên cứu chỉ ra rằng các biến số truyền thống như mức độ phát triển kinh tế và tỷ lệ hoà vốn trên tài sản tài chính không có tác động rõ ràng đến dòng kiều hối chuyển về quốc gia tiếp nhận. Các quốc gia có yếu tố nhân khẩu học như tỷ lệ lao động nữ cao, tỷ lệ người cao tuổi và tỷ lệ mù chữ thấp sẽ nhận được dòng kiều hối lớn hơn các quốc gia đang phát triển có quy mô tương đương. Đồng thời, nghiên cứu còn cho thấy dòng kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nguồn lực từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho quốc gia tiếp nhận. Đặc biệt, dòng kiều hối có tính ổn định hơn so với các dòng vốn khác, được minh chứng rõ khi quốc gia tiếp nhận đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
- 12 Catrinescu, N. et al. (2006): Remittances, Institutions and Economic Growth Catrinescu, N. et al. (2006) sử dụng mẫu nghiên cứu 114 quốc gia từ 1991-2003 và kết hợp các biến định chế. Dữ liệu được thu thập từ World Bank’s World Development Indicators (WDI) trong đó kiều hối bao gồm hai bộ phận: kiều hối của người cư trú chuyển về và thu nhập của lao động tại nước ngoài. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng Dynamic Panel Data (DPD) và Ordinary Least Square (OLS) với dữ liệu chéo để hồi quy biến log tỷ lệ kiều hối trên GDP và log GDP bình quân đầu người. Các biến kiểm soát bao gồm GDP bình quân đầu người kỳ trước, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư và dòng vốn tư nhân ròng trên GDP và các biến định chế sau: chỉ số phát triển con người (UNHDI), chỉ số mức độ tham nhũng (CPI), sáu chỉ số điều hành như trong Kaufamann, Kraay, Mastruzzi (2003) và các chỉ số rủi ro chính trị (ICRG). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng và đầu tư, cũng như giữa tăng trưởng và một số biến định chế. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế nhưng mối quan hệ này khá yếu. Hassan, G. et al. (2012): Nonlinear growth effect of remittances in recipient coutries: An economic analysis of remittance-growth nexus in Bangladesh Tiếp nối các nghiên cứu trên, Hassan, G. et al. (2012) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến của kiều hối đến sự tăng trưởng kinh tế ở Bangladesh trong giai đoạn từ 1974 - 2006, dữ liệu kiều hối được thu thập từ WDI bao gồm hai thành phần là kiều hối của người cư trú và thu nhập của người lao động ở nước ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn