Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Tự do Kinh tế, chất lượng quy định, và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người - Phân tích cho các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu nhấn mạnh rằng một mức độ tổng thể cao hơn về tự do kinh tế thúc đẩy một mức độ cao hơn của hoạt động kinh tế và do đó mang lại thu nhập (GDP) bình quân đầu người thực tế cao hơn của nền kinh tế đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của Tự do Kinh tế, chất lượng quy định, và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người - Phân tích cho các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- ĐOÀN THỊ BÍCH VÂN TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO KINH TẾ, CHẤT LƯỢNG QUY ĐỊNH VÀ GÁNH NẶNG THUẾ LÊN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI: PHÂN TÍCH CHO CÁC QUỐC GIA THUỘC NHÓM THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THU NHẬP CAO Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Đoàn Thị Bích Vân TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO KINH TẾ, CHẤT LƯỢNG QUY ĐỊNH, VÀ GÁNH NẶNG THUẾ LÊN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI: PHÂN TÍCH CHO CÁC QUỐC GIA THUỘC NHÓM THU NHẬP TRUNG BÌNH VÀ THU NHẬP CAO Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã Số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong quá trình học tập để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, 15 tháng 4 năm 2015 Tác giả luận văn Đoàn Thị Bích Vân
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG Tóm tắt .................................................................................................................. 1 Chương 1 ............................................................................................................... 2 Giới thiệu............................................................................................................... 2 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 4 1.6 Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5 Chương 2 ............................................................................................................... 6 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 6 2.1 Một số khái niệm......................................................................................... 6
- 2.1.1 Tự do kinh tế ............................................................................................ 6 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ............................ 8 2.1.3 Thể chế ..................................................................................................... 8 2.1.4 Thước đo tự do kinh tế ............................................................................. 9 2.1.5 Đo lường tự do kinh tế ........................................................................... 12 2.1.6 Cách đo lường của chỉ số tự do tài khóa và mối quan hệ của nó với gánh nặng thuế .................................................................................................................... 13 Tự do tài khóa đo lường mức độ mà chính phủ cho phép người dân tự quản lý tài sản vì lợi ích của chính mình. Chính phủ có thể hạn chế quyền này bằng việc áp đặt gánh nặng thuế lên thu nhập và tài sản của người dân, bởi vì khi áp đặt thuế suất thì bất cứ gì còn lại sau thuế là phần thưởng cho những nỗ lực làm việc của họ. ..... 13 2.1.7 Cách đo lường của chỉ số tự do kinh doanh và mối quan hệ của nó với chỉ số chất lượng quy định của World Bank. ............................................................. 14 2.2.2 Mối quan hệ giữa gánh nặng thuế và tăng trưởng kinh tế/ thu nhập bình quân đầu người. .......................................................................................................... 24 2.2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng quy định và tăng trưởng kinh tế/ thu nhập bình quân đầu người. .................................................................................................. 28 2.2.4 Ổn định chính trị, thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế/ thu nhập bình quân đầu người. .................................................................................................. 31 Chương 3 ............................................................................................................. 33 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 33
- 3.1 Nguồn dữ liệu............................................................................................ 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 35 Chương 4 ............................................................................................................. 41 Kết quả ................................................................................................................ 41 4.1 Kết quả hồi quy với tất cả các quốc gia .................................................... 41 4.2 Kiểm định củng cố: hồi quy theo mức thu nhập ....................................... 46 4.2.1 Kết quả hồi quy với các nước thu nhập trung bình ................................ 46 4.2.2 Kết quả hồi quy với các nước thu nhập cao ........................................... 51 4.3 Kiểm định vi phạm mô hình OLS ............................................................. 56 4.3.1 Hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................... 56 4.3.2 Hiện tượng tự tương quan ...................................................................... 56 4.3.2.1 Phương pháp 1: sử dụng đồ thị phần dư ............................................. 56 4.3.2.1.1 Mẫu toàn bộ các quốc gia ................................................................ 57 4.3.2.1.2 Mẫu các quốc gia thu nhập trung bình ............................................. 59 4.3.2.1.3 Mẫu các quốc gia thu nhập cao ........................................................ 60 4.3.2.2 Phương pháp 2: sử dụng kiểm định Lagrange (LM)........................... 62 4.3.3 Hiện tượng phương sai thay đổi............................................................. 63 Chương 5 ............................................................................................................. 65
- Kết luận ............................................................................................................... 65 5.1 Tổng kết các kết quả của bài nghiên cứu .................................................. 65 5.2 Khuyến nghị cho Việt Nam ...................................................................... 65 5.3 Ưu nhược điểm của bài nghiên cứu .......................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: 10 thước đo để đo lường tự do kinh tế theo Heritage Foundation 2014 Phụ lục 2: Danh sách các quốc gia Phụ lục 3: kiểm định Hausman
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EFW Chỉ số tự do kinh tế thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc gia WB Ngân hàng thế giới OLS Phương pháp bình phương bé nhất
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.1 Các thành tố của chỉ số tự do kinh tế của Heritage Foundation ....... 12 Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến............................................................................. 33 Bảng 3.1 Ma trận hệ số tương quan giữa 10 thành tố trong chỉ số tự do kinh tế 37 Bảng 4.1.1 Ma trận hệ số tương quan. Thời kì 2003-2013. Mẫu 59 quốc gia .... 42 Bảng 4.1.2 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động ngẫu nhiên. Giai đoạn 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP)............... 43 Bảng 4.1.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động cố định. Thời kì nghiên cứu 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP). ....... 44 Bảng 4.2.1.1 Ma trận hệ số tương quan. Giai đoạn 2003-2013. Mẫu 30 nước thu nhập trung bình. ............................................................................................................. 47 Bảng 4.2.1.2 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động ngẫu nhiên. Thời kì nghiên cứu 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP). Mẫu 30 nước thu nhập trung bình .................................................................................. 48 Bảng 4.2.1.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động cố định. Thời kì nghiên cứu 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP). Mẫu 30 nước thu nhập trung bình .................................................................................. 49 Bảng 4.2.2.1 Ma trận hệ số tương quan. Giai đoạn 2003-2013. Mẫu 29 nước thu nhập cao.......................................................................................................................... 52 Bảng 4.2.2.2 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động ngẫu nhiên. Thời kì nghiên cứu 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP). Mẫu 29 nước thu nhập cao ............................................................................................. 53
- Bảng 4.2.2.3 Kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS với tác động cố định. Thời kì nghiên cứu 2003-2013. Biến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người (PPP). Mẫu 29 nước thu nhập cao ............................................................................................. 54 Bảng 4.3.2.2 Kết quả kiểm định tự tương quan bằng phương pháp LM ............ 62 Bảng 4.3.2 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng phương pháp PG (1979) ............................................................................................................................. 64
- 1 Tóm tắt Luận văn thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của tự do kinh tế, chất lượng quy định và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện dựa trên mô hình hồi quy đa biến, sử dụng biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua. Các biến độc lập bao gồm tự do kinh tế, chất lượng quy định, gánh nặng thuế, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất thực dài hạn, ổn định chính trị, và thâm hụt ngân sách. Trong đó, chỉ số tự do kinh tế được lấy từ tổ chức Heritage Foundation và được hiệu chỉnh. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình hồi quy OLS với tác động ngẫu nhiên. Dữ liệu thu thập bao gồm 59 nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao trong giai đoạn 2003-2013. Bằng việc thực hiện ước lượng với các mẫu khác nhau bao gồm mẫu toàn bộ các quốc gia, mẫu các quốc gia thu nhập trung bình và mẫu các quốc gia thu nhập cao, kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng tự do kinh tế có tác động tích cực đến thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên tác động của biến này lên thu nhập bình quân đầu người ở các nước thu nhập cao là không rõ ràng. Tác động dương của chất lượng quy định đối với thu nhập bình quân đầu người được củng cố ở cả ba mẫu. Cuối cùng biến gánh nặng thuế cho thấy tác động âm và ổn định nhất ở các quốc gia có thu nhập trung bình.
- 2 Chương 1 Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến việc cố gắng tìm ra các yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Điều này quan trọng vì tốc độ tăng trưởng cao hơn đồng nghĩa với sản lượng quốc gia lớn hơn, tiêu chuẩn sống cao hơn, thu nhập bình quân cao hơn và khả năng để đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội được tăng cường. Các nghiên cứu trước đó về nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế tập trung vào tầm quan trọng của việc tăng các yếu tố ngoại sinh: các nguồn lực vật chất (đất đai, lao động, và vốn) để nâng cao tốc độ tăng trưởng, trong khi bằng chứng gần đây cho thấy sự tăng trưởng được xác định bởi một tập hợp lớn hơn nhiều của các biến nội sinh. Nổi bật là công trình trên Bauer (1972) và North (1990), đã đưa ra một "lý thuyết tăng trưởng mới" nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường kinh tế đó là: phù hợp với sự phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy rằng tiền tệ và ổn định giá cả, bảo đảm quyền sở hữu, và sự mở cửa để thương mại quốc tế gây tác động dương đến tăng trưởng. Những người ủng hộ của các lý thuyết tăng trưởng mới cho rằng các thể chế và chính sách không phù hợp có thể gây ra tăng trưởng dưới mức tiềm năng của nó. Hiện nay các quốc gia đang ngày càng nỗ lực tiến gần đến tự do kinh tế - một môi trường xã hội mà trong đó người dân được tự do sản xuất, buôn bán và tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ mà không bị hà hiếp, ép buộc, hoặc giới hạn bởi các người khác, các tổ chức khác, hay bởi chính phủ. Chỉ số tự do kinh tế hàng năm cho thấy rằng các quốc gia giàu mạnh là các quốc gia có nhiều tự do kinh tế, trong khi các quốc gia nghèo đa số là các quốc gia có ít tự do kinh tế. Các quốc gia thường sắp hạng đầu về
- 3 tự do kinh tế là: Hồng Kông, Singapore, Ireland, Úc, và Hoa Kỳ. Trong khi đó các quốc gia thường sắp hạng chót về tự do kinh tế là: Myanma, Libya, Zimbabwe, Cuba, và Triều Tiên. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là nước thiếu tự do kinh tế với điểm tự do kinh tế của Việt Nam năm 2014 là 51, xếp hạng thứ 140 trên tổng số 177 nước trong bảng xếp hạng của Heritage. Đây là mức thấp hơn so với chỉ số trung bình 59,6 của thế giới, mức trung bình 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế được cho là tự do. Tuy nhiên, trong nỗ lực hội nhập vào kinh tế thế giới (Việt Nam đang là thành viên của ASEAN, WTO,.. và sắp tới đây là AEC- cộng đồng kinh tế ASEAN ), với các cam kết về một môi trường thương mai tự do, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam gần đây đã được công nhận ở mức thu nhập trung bình trên thế giới, cùng với mức tăng trưởng kinh tế suýt soát 6%, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã chính thức vượt ngưỡng 2.000 USD trong năm 2014. Như vậy, Tự do Kinh tế có phải là chìa khóa dẫn đến thịnh vượng hay không. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Tác động của Tự do Kinh tế, chất lượng quy định, và gánh nặng thuế lên thu nhập bình quân đầu người: Phân tích cho các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao” nhằm đánh giá vai trò của tự do kinh tế trong việc cải thiện thu nhập bình quân đầu người và xem xét mức độ phát triển của các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến vài trò của tự do kinh tế lên thu nhập bình quân đầu người 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề sau: Thứ nhất, đánh giá mối quan hệ giữa Chỉ số tự do kinh tế theo Heritage Foundation 2014 và thu nhập bình quân đầu người ở mỗi quốc gia.
- 4 Thứ hai, đánh giá tác động của gánh nặng thuế của một quốc gia đến thu nhập bình quân đầu người. Thứ ba, đánh giá tác động của chất lượng quy định đến thu nhập bình quân đầu người. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung vào 59 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập cao trong giai đoạn 2003-2013. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Về mặt cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước, bài luận văn tổng hợp một cách có hệ thống kết quả của các tác giả trên thế giới. Về nghiên cứu thực nghiệm, bài nghiên cứu sử dụng hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua. Các biến độc lập bao gồm tự do kinh tế, chất lượng quy định, gánh nặng thuế, tỉ lệ thất nghiệp, lãi suất thực dài hạn, ổn định chính trị, và thâm hụt ngân sách. Trong đó, chỉ số tự do kinh tế được lấy từ tổ chức Heritage Foundation 2014 và được hiệu chỉnh. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên mô hình hồi quy OLS với tác động ngẫu nhiên. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Bài nghiên cứu nhấn mạnh rằng một mức độ tổng thể cao hơn về tự do kinh tế thúc đẩy một mức độ cao hơn của hoạt động kinh tế và do đó mang lại thu nhập (GDP) bình quân đầu người thực tế cao hơn của nền kinh tế đó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- 5 1.6 Kết cấu của luận văn Dựa trên mục đích nghiên cứu, bài luận văn được bố cục như sau. Chương 1 giới thiệu. Chương 2 tổng quan các nghiên cứu trước đây về tự do kinh tế và tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Chương 3 phương pháp nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả hồi quy. Chương 5 tổng kết, khuyến nghị, chỉ ra những mặt hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 6 Chương 2 Cơ sở lý thuyết 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Tự do kinh tế Tư tưởng tự do và những lý tưởng tư bản chủ nghĩa đã được hình thành từ thời Adam Smith, John Locke, và gần đây là của Milton Friedman. Kể từ thời Adam Smith, các nhà kinh tế học đã tin rằng tự do lựa chọn nguồn cung và cầu, cạnh tranh trong kinh doanh, thương mại với các nước khác, và đảm bảo quyền tài sản là thành phần thiết yếu của tiến bộ kinh tế (North và Thomas, 1973). Smith (1776-1937) nhấn mạnh bàn tay vô hình của thị trường trong việc làm gia tăng sự giàu có của các quốc gia. David Ricardo (1821-1912) ủng hộ tự do thương mại như là phương tiện của việc tạo ra tăng trưởng kinh tế. Milton Friedman khẳng định “Tôi tin rằng các xã hội tự do xuất hiện và tồn tại chỉ bởi vì: tự do kinh tế mang lại hiệu quả về mặt kinh tế nhiều hơn nhiều so với các phương pháp khác trong việc kiểm soát hoạt động kinh tế” (Lời tựa trong Gwartney et al., 1996), nền tảng của khái niệm tự do kinh tế. Trong tác phẩm Hiến pháp tự do (1960) của Friedrich Hayek, ông phân tích tự do kinh tế nên được hiểu như là sự tự do dưới pháp luật của Chính phủ, và tự do không phải là sự vắng mặt của tất cả các hành động của chính phủ. Như vậy, tự do kinh tế không có nghĩa là tự do theo nghĩa tuyệt đối; một số hành động của chính phủ phải được tồn tại. Do đó, cưỡng chế là một khái niệm rất quan trọng để làm nên ý nghĩa của tự do. Hayek lập luận, " tự do đòi hỏi cưỡng chế và bạo lực, gian lận và dối trá phải được ngăn chặn, ngoại trừ việc sử dụng cưỡng chế của chính phủ cho mục đích là đảm bảo các điều kiện tốt nhất, theo đó các hoạt động của mỗi cá nhân được liền mạch và hiệu quả. Nếu cưỡng chế nhà nước vượt quá giới hạn quy định, tự do kinh tế sẽ bị tổn
- 7 thương. Do đó, xã hội cần những quy phạm mà áp đặt các hạn chế lên sức mạnh cưỡng chế của chính phủ về cách thức mà chính phủ thực hiện sức mạnh của mình. Trong báo cáo của The Heritage Foundation mới nhất năm 2014 mô tả tự do kinh tế (Economic Freedom) là: "quyền cơ bản của mỗi con người có thể kiểm soát tài sản hoặc lao động của mình. Trong một xã hội tự do kinh tế, cá nhân được tự do làm việc, sản xuất, tiêu thụ và đầu tư trong bất kỳ cách nào họ muốn. Trong xã hội tự do về kinh tế, chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa di chuyển tự do, và và hoàn toàn không có chèn ép hay giới hạn tự do kinh tế ngoại trừ những giới hạn tối thiểu cần thiết để bảo vệ và duy trì tự do ". Chỉ số tự do kinh tế (Indices of Economic Freedom) đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới. Trong báo cáo của Economic Freedom of the World 2014 của James Gwartney, Robert Lawson, Joshua Hall: Tự do kinh tế tồn tại khi cá nhân được quyền lựa chọn và tham gia vào các giao dịch miễn là họ không gây tổn hại về người hoặc tài sản của người khác. Cá nhân có quyền với thời gian, tài năng và nguồn lực của họ, nhưng họ không có quyền để có những điều này từ người khác hoặc yêu cầu người khác cung cấp cho họ. Việc sử dụng bạo lực, trộm cắp, lừa đảo, và xâm phạm vật chất là không được chấp nhận trong một xã hội tự do kinh tế, nhưng bên cạnh đó, cá nhân được tự do lựa chọn giao dịch thương mại và hợp tác, cạnh tranh với người khác khi họ thấy phù hợp Tóm lại, tự do kinh tế liên quan đến trao quyền cho các cá nhân, không phân biệt đối xử, và cạnh tranh công khai. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tự do kinh tế hoàn toàn không có sự giám sát của chính phủ mà tự do kinh tế ở đây nghĩa là tự chủ và không có tình trạng hỗn loạn. Mục tiêu của tự do kinh tế không chỉ đơn giản là vắng mặt sự ép buộc hoặc hạn chế của chính phủ, nhưng là việc tạo ra và duy trì một cảm giác về quyền tự do cho tất cả mọi người. Là cá nhân được hưởng các lợi ích của tự do kinh tế, họ lần lượt có trách nhiệm tôn trọng các quyền và tự do kinh tế của
- 8 những người khác trong các quy định của pháp luật. Chính phủ được lập ra để đảm bảo công dân có được những bảo vệ cơ bản chống lại sự tàn phá của tự nhiên hoặc sự phá hoại đến từ công dân khác. Một số hành động của chính phủ là cần thiết cho các công dân của một quốc gia nhằm bảo vệ bản thân, thúc đẩy sự phát triển hòa bình của xã hội, và tận hưởng thành quả lao động của họ (Heritage Foundation 2014). 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của sản lượng hàng hóa và dịch vụ được duy trì trong một thời gian dài. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Thu nhập tính theo đầu người là chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng theo chiều sâu, được tính bằng tổng sản lượng ( GDP/ GNP) chia cho dân số, vì vậy giá trị của tăng trưởng có thể được nhận thấy rất rõ thông qua mức sống được nâng cao. GDP đầu người của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng theo ngang giá sức mua (PPP), nghĩa là GDP trên đầu người của mỗi loại tiền tệ được tính tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ) với tỷ lệ quy đổi sao cho số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và nước ngoài. Một tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hóa nhất định và do đó có thể so sánh mức sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. 2.1.3 Thể chế Thể chế bao gồm thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Trong đó:
- 9 Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế bao gồm các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc,.. về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế. Chất lượng thể chế kinh tế liên quan đến thước đo chỉ số tự do kinh tế vì các nhà kinh tế cho rằng tự do kinh tế cải thiện chất lượng thể chế kinh tế. Thể chế chính trị (hay còn gọi là thể chế dân chủ) bao gồm chế độ pháp quyền, bảo vệ quyền sở hữu, tự do cá nhân nhằm phát huy sáng tạo năng lực hoạt động trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ...Các nhà nghiên cứu thường sử dụng thước đo tự do quyền chính trị và tự do dân chủ của Gastil để đo lường chất lượng của thể chế chính trị. Trong đó, tự do chính trị có mặt khi người dân được tự do tham gia vào tiến trình chính trị (bầu cử, vận động hành lang, và chọn trong số các ứng cử viên), các cuộc bầu cử công bằng và cạnh tranh, và các bên khác được phép tham gia một cách tự do. Tự do dân sự bao gồm quyền tự do báo chí và quyền của các cá nhân được tập hợp, giữ quan điểm tôn giáo, và bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị trả đũa (Gwartney et al. 1996). 2.1.4 Thước đo tự do kinh tế Có bốn bộ các thước đo tự do kinh tế: i) the Fraser Institute, ii) the Heritage Foundation, iii) Freedom House, và iv) Scully và Slottje (1991). Hai thước đo đầu tiên được duy trì trên cơ sở liên tục cho đến hôm nay. The Fraser Institute -Gwartney et al. (1996) được coi là toàn diện nhất vì khoảng thời gian của dữ liệu. Báo cáo mới nhất (2014) trình bày dữ liệu cho giai đoạn 1970-2012. Chỉ số này được công bố lần đầu tiên năm 1996 trong Economic Freedom of the World, đo lường mức độ mà các chính sách và thể chế của các quốc gia ủng hộ
- 10 tự do kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu này để kiểm tra tác động của tự do kinh tế lên đầu tư, tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ đói nghèo. Trong đó, các nền tảng của tự do kinh tế là sự lựa chọn cá nhân, trao đổi tự nguyện, tự do gia nhập thị trường và cạnh tranh, và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân. Chỉ số tự do được tóm tắt trên năm lĩnh vực rộng.: (1) kích thước của Chính phủ: chi tiêu, thuế và các doanh nghiệp; (2) cơ cấu pháp lý và đảm bảo quyền sở hữu; (3) quyền đối với tiền tệ; (4) tự do trao đổi với người nước ngoài; và (5) quy định, tín dụng và kinh doanh. Các thước đo của Heritage Foundation được công bố thường niên bởi tạp chí The Wall Street Journal và Quỹ Di sản (The Heritage Foundation). Thước đo này cũng có ưu điểm về độ liên tục của dữ liệu tương tự như các thước đo của The Fraser Institute, nhưng nó được xây dựng bắt đầu vào năm 1995, bao gồm 161 quốc gia và được xuất bản hàng năm. Dữ liệu sẽ bị gián đoạn nếu một đất nước trải qua chiến tranh, bạo lực, hoặc bất kỳ sự bất ổn nghiêm trọng khác. Chỉ số Tự do Kinh tế có cái nhìn bao quát và toàn diện về kinh tế của các nước, nó đo lường 10 mảng riêng biệt của tự do kinh tế. Một số những khía cạnh của tự do kinh tế được đánh giá là có liên quan với sự tương tác của một quốc gia với phần còn lại của thế giới, chẳng hạn như mức độ cởi mở của nền kinh tế đối với đầu tư hoặc thương mại toàn cầu. Hầu hết còn lại, tập trung vào các chính sách trong một quốc gia, đánh giá sự tự do của cá nhân trong việc sử dụng lao động hoặc tài chính của họ mà không có sự hạn chế quá mức và sự can thiệp của chính phủ. Chúng được nhóm lại thành bốn loại lớn: (1) Quy định của pháp luật (quyền tư hữu, tự do không bị tham nhũng); (2) Vai trò giới hạn của chính quyền (tự do tài khóa, độ lớn của nhà nước); (3) Hiệu quả quản lý (tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ); (4) Mở cửa thị trường (tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 354 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 232 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 211 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 248 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn