intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt Việt Nam - Mô hình Ricardian

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động kinh tế của BĐKH đến ngành trồng trọt ở Việt Nam đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến nông hộ trong thời gian qua và đề xuất cho các cấp quản lý những giải pháp giảm thiểu hoặc kiểm soát thiệt hại cũng như tăng khả năng thích ứng của người dân có thể có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt Việt Nam - Mô hình Ricardian

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN CHÂU THOẠI TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM: MÔ HÌNH RICARDIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.HCM năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN CHÂU THOẠI TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM: MÔ HÌNH RICARDIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Ký tên NGUYỄN CHÂU THOẠI Tháng 12/2010
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên và trên hết tôi vô cùng biết ơn thầy hướng dẫn khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, với sự hướng dẫn tận tình, những đề nghị rất giá trị, những lời khuyên hữu ích, sự nhiệt tình vô điều kiện và ủng hộ tinh thần của thầy trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng biết ơn chân thành đến PGS. Ts. Nguyễn Trọng Hoài – Trưởng Khoa, Ts. Trần Tiến Khai và các thầy cô khoa KTPT, Trường ĐHKT Tp.HCM đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập, hơn nữa những nhận xét góp ý tận tình trong quá trình hoàn thiện chất lượng đề tài tốt nghiệp. Tôi rất cảm kích sự giúp đỡ và hỗ trợ của của các bạn tôi, tập thể lớp Fetp 13, lớp KTPT Fb 4 đã động viên, hỗ trợ tinh thần và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này. Lời cảm ơn chân thành của tôi xin gởi đến cha mẹ tôi và cha mẹ vợ tôi đã giành thời gian giúp đỡ gia đình trong khi tôi đi học. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn người bạn đời, Cô Trần Thị Hoàng Anh, đã động viên, hỗ trợ tinh thần và cảm thông cho tôi trong suốt khóa học và là nguồn nỗ lực, kiên trì và quyết tâm của tôi để hoàn thành nghiên cứu này.
  5. iii TÓM TẮT Trái đất nóng lên là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Bên cạnh nước biển dâng, sự tăng lên của nhiệt độ và thay đổi lượng mưa sẽ gây thiệt hại cho phát triển các quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam đứng thứ năm trong các nước chịu tác động của BĐKH, ngành nông nghiệp chiếm 20% GDP, 29% diện tích và 80% dân cư nông thôn phụ thuộc chịu tác động nhiều nhất. Vì thế nghiên cứu phân tích tác động của BĐKH lên ngành trồng trọt Việt Nam (chiếm 75% sản xuất nông nghiệp) bằng mô hình Ricardian nhằm dự báo thiệt hại do BĐKH gây nên cho sản xuất nông nghiệp là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Đề tài phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa lên thu nhập ròng của nông hộ, sử dụng dữ liệu chéo cho cả ba mô hình tổng hợp, tưới tiêu chủ động và không chủ động, bao gồm 3616 nông hộ được chọn lọc từ bộ dữ liệu VHLSS 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ và lượng mưa tăng làm giảm thu nhập ròng nông hộ, nhiệt độ có tác động phi tuyến tính lên thu nhập ròng và lượng mưa là không xác định được Các vùng có diện tích bình quân hộ lớn và nông hộ có tưới tiêu chủ động ít ảnh hưởng hơn. Dự báo, theo kịch bản BĐKH vào cuối thế kỷ, khi nhiệt độ bình quân tăng từ 1,5 đến 2,90C và lượng mưa tăng từ 3,4% đến 6,6% thì thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ từ 2.000 đến 3.700 tỷ đồng (~115-220 triệu USD), GDP giảm tương đương từ 0,6 đến 1,3% (Nếu GDP tăng bình quân 3% từ nay đến cuối thế kỷ), trong đó tác động chủ yếu do nhiệt độ tăng chiếm hơn 80%. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm góc nhìn về tác động kinh tế của nhiệt độ và lượng mưa do sự “nóng” lên toàn cầu đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM KẾT..................................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN...................................................................................................................... ii TÓM TẮT...........................................................................................................................iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ................................................................................ v CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................ vi CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1 1.1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................................... 5 CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................................... 6 2.1 Biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân gây nên BĐKH............................ 6 2.1.1 Biến đổi khí hậu......................................................................................... 6 2.1.2 Một số nguyên nhân gây nên BĐKH......................................................... 7 2.2 Những thách thức của Việt Nam với BĐKH................................................ 8 2.3 Diễn biến khí hậu thế giới............................................................................. 8 2.4 Khái quát khí hậu Việt Nam ......................................................................... 9 2.4.1 Đặc điểm khí hậu của Việt Nam................................................................ 9 2.4.2 Diễn biến khí hậu tại Việt Nam 2007- 2008............................................ 10 2.5 Kịch bản BĐKH Việt Nam......................................................................... 12 2.6 Ngành nông nghiệp Việt Nam .................................................................... 14 2.7 Lý thuyết mô hình Ricardian ....................................................................... 17 2.7.1 Mô hình phân tích Ricardian .............................................................. 18 2.7.2 Nghiên cứu ứng dụng mô hình Ricardian................................................ 22 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 26 3.1 Dữ liệu nghiên cứu....................................................................................... 26 3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 30 3.3 Tác động biên và xu hướng tác động........................................................... 31 3.4 Dự báo biến đổi khí hậu.............................................................................. 34 CHƯƠNG IV HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM .... 36 4.1 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 36 4.2 Đặc điểm đất đai canh tác ........................................................................... 40 4.3 Đặc điểm kinh tế xã hội nông hộ ................................................................ 41 4.4 Tình hình tưới tiêu của nông hộ.................................................................. 42 4.5 Thu nhập ròng bình quân ............................................................................ 43 4.6 Kết luận chương.......................................................................................... 45 CHƯƠNG V TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA YẾU TỐ KHÍ HẬU ................................... 46 5.1 Mô hình Ricardian cho Việt Nam............................................................... 46 5.2 Mối liên quan giữa thu nhập ròng và khí hậu: ............................................ 48 5.3 Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội của nông hộ .............................. 53 5.4 Giá trị tác động biên.................................................................................... 55 5.6 Dự báo tác động theo kịch bản BĐKH ....................................................... 61 5.6.1 Dự báo tác động của nhiệt độ .................................................................. 61 5.6.2 Dự báo tác động của lượng mưa .............................................................. 63 5.7 Thảo luận đánh giá kết quả nghiên cứu ...................................................... 65
  7. v CHƯƠNG VI KẾT LUẬN .............................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 72 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 75 DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ Bảng 2.1 Kịch bản biến đổi nhiệt độ trung bình (0C/năm) ............................................ 13 Bảng 2.2 Kịch bản biến đổi lượng mưa (%/năm) ......................................................... 13 Bảng 2.3 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam .............................................. 15 Bảng 2.4 Giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam ......................................................... 16 Bảng 2.5 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng.......................... 17 Bảng 3.1 Các biến sử dụng trong mô hình .................................................................... 30 Bảng 3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam.............................................................. 34 Bảng 4.1 Nhiệt độ trung bình mùa khô theo vùng ........................................................ 37 Bảng 4.2 Nhiệt độ trung bình mùa mưa theo vùng....................................................... 37 Bảng 4.3 Lượng mưa trung bình mùa khô theo vùng................................................... 38 Bảng 4.4 Lượng mưa trung bình mùa mưa theo vùng.................................................. 39 Bảng 4.5 Diện tích đất bình quân / nông hộ theo vùng ................................................. 41 Bảng 4.6 Đặc điểm chủ hộ............................................................................................. 42 Bảng 4.7 Tình hình tưới tiêu của nông hộ ..................................................................... 43 Bảng 4.8 Thu nhập ròng bình quân năm theo vùng ...................................................... 44 Bảng 5.1 Kết quả hồi quy tổng hợp 3 mô hình – Biến phụ thuộc thu nhập ròng .......... 47 Bảng 5.2 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng ............................................... 55 Bảng 5.3 Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng ......................................... 57 Bảng 5.4 Tác động biên hàng năm theo diện tích (ha) ................................................. 60 Bảng 5.5 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng (ha/năm) ................................ 61 Bảng 5.6 Dự báo tác động của nhiệt độ năm lên thu nhập ròng nông hộ ...................... 62 Bảng 5.7 Tác động của lượng mưa lên 1ha/năm ........................................................... 63 Bảng 5.8 Tác động của lượng mưa/năm lên thu nhập ròng ........................................... 64 Bảng 5.9 Thu nhập ròng của nông hộ .......................................................................... 66 Bảng 5.10 So sánh kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia........................................... 67 Đồ thị 4.1 Nhiệt độ và lượng mưa 2001-2009............................................................... 40 Đồ thị 5.1 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng(MH tổng hợp) ..................... 58 Đồ thị 5.2 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng(MH tưới chủ động) ............. 90 Đồ thị 5.3 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng(MH tưới không chủ động) .. 90 Đồ thị 5.4 Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng(MH tổng hợp) ................. 60 Đồ thị 5.5 Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng(MH tưới chủ động) ......... 90 Đồ thị 5.6 Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng(MH không chủ động) ..... 90 Đồ thị 5.7 Dự báo tác động của nhiệt độ lên thu nhập ròng hàng năm ......................... 64 Đồ thị 5.8 Dự báo tác động của lượng mưa lên thu nhập ròng hành năm ..................... 66 Đồ thị 5.9 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng - phụ lục 10.......................... 90 Đồ thị 5.10Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng - phụ lục 10 ..................... 90 Hình 2.1 Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ bình quân toàn cầu .......................................... 79 Hình 2.2 Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng trên thế giới....................................... 79 Bản đồ vị trí trạm khí tượng và vùng phân bố mẫu ........................................................ 77 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 35
  8. vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT B : Bắc CĐ-ĐH: Cao đẳng – Đại học ĐB : Đồng Bằng ĐBBB : Đồng Bằng Bắc Bộ ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long BĐKH: Biến đổi khí hậu IMHEN: Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường. N : Nam TNMT: Tài nguyên môi trường VHLSS: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam WMO: Tổ chức khí tượng thế giới WB: World Bank
  9. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề thời sự hiện nay trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam. BĐKH ảnh hưởng đến nhiều ngành và môi trường sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, các vùng ven biển tại các nước phát triển và đang phát triển (Nguyễn Hữu Ninh, 2010). BĐKH như một mối đe doạ đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói. BĐKH biểu hiện rõ nét qua các hiện tượng thời tiết bất thường, nước biển dâng cao, mưa lũ, giông bão ngày càng gia tăng, tác động không nhỏ đến đời sống con người, gây nên bệnh tật, nghèo đói, mất nhà cửa, mất đất đai canh tác, suy giảm môi trường sinh thái. Ngoài ra, BĐKH còn làm mất cân bằng cán cân thực phẩm-sinh quyển, đất và rừng suy kiệt (Lê Anh Tuấn, 2009). Hơn nữa, BĐKH sẽ tạo thêm gánh nặng cho phát triển. Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi cũng như khí hậu ngày càng biến động khó lường hơn và ngày càng khắc nghiệt hơn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, thu nhập và sức khỏe không những ngay hôm nay mà còn ảnh hưởng đến phát triển trong tương lai (WB, 2010). Sản xuất nông nghiệp là ngành chịu tác động của BĐKH nhiều nhất trên toàn cầu. So với các nước phát triển, nông nghiệp ở các nước đang phát triển chịu tác động lớn hơn do điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng chịu ảnh hưởng cao hơn rất nhiều (WB, 2010). Cũng theo đánh giá của WB (2010), Châu Á là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bối cảnh an ninh lượng thực, nhất là ngành trồng trọt phụ thuộc nguồn nước mưa ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu phân tích tác động kinh tế của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp từ khoảng 20 năm trở lại đây được thực hiện ở một số nước đang phát
  10. 2 triển thế giới như Trung Quốc, các nước Châu Mỹ La Tinh, một số quốc gia Châu Phi… Phương pháp mà các nghiên cứu này áp dụng phần lớn là dùng mô hình Ricardian để phân tích, tìm hiểu các yếu tố khí hậu thay đổi có ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp ra sao và đã thu được những kết quả rất hữu ích cho việc hoạch định chính sách phát triển tại quốc gia của họ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như an ninh lương thực. Vì thế sự thay đổi bất kỳ của nông nghiệp, dù nhỏ, cũng sẽ ảnh hưởng đến phát triển và an ninh quốc gia. Hơn nữa, khoảng hơn 74% dân số sống tại nông thôn và 80% người dân sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới và các mặt hàng nông sản khác như cà phê, chè, hồ tiêu, điều, cao su là những nông sản xuất khẩu có giá trị cao mang lại một lượng lớn ngoại tệ hàng năm cho quốc gia. Do vậy, bằng cách này cách khác nghiên cứu BĐKH lên nông nghiệp sẽ giúp cải thiện cách nhìn nhận và lượng hóa các tác động tiêu cực, góp phần cho công tác đánh giá các kế hoạch ứng phó một cách kịp thời. Các tác động kinh tế của BĐKH lên nhiều lĩnh vực nhất là thiệt hại kinh tế do nước biển dâng đã được dự báo, nhưng các nghiên cứu tác động của thay đổi nhiệt độ trung bình và lượng mưa chưa được quan tâm phân tích. Vì thế nghiên cứu này sẽ phân tích tác động kinh tế của thay đổi này lên sản xuất nông nghiệp với đối tượng ngành trồng trọt trên phạm vi toàn quốc. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng là sẽ cung cấp thêm góc nhìn toàn cảnh mức độ tác động của BĐKH đến quá trình phát triển bền vững của đất nước. Thêm nữa, phương pháp áp dụng hứa hẹn đóng góp nhiều kết quả có ích cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH trong tương lai. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Trái đất đang ”nóng” lên (IPCC, 2007) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH toàn cầu. BĐKH không chỉ là những hiện tượng nước biển dâng mà còn là giông bão, lũ lụt, hạn hán; là biến đổi của nhiệt độ bề mặt của nước biển, dòng
  11. 3 hải lưu, biến đổi của lượng mưa, nhiệt độ bề mặt trái đất và bức xạ. Thảm họa thiên nhiên từ BĐKH xảy ra ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng vật nuôi, sức khỏe con người, đa dạng sinh học và năng lượng (Nguyễn Hữu Ninh, 2009). Trong các bối cảnh BĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan như: sóng thần, mưa bão, lũ lụt, hạn hán, xảy ra bất thường rất khó để xác định hoặc dự báo chính xác, cho nên nghiên cứu BĐKH theo các yếu tố khí hậu là chủ yếu để dự báo xu thế tác động. Các yếu tố khí hậu chủ yếu ảnh hưởng lên sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, bốc hơi, nắng, gió. Trong đó, hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa tác động trực tiếp lên sản xuất nông nghiệp nhất là ngành trồng trọt và rất dễ nhận biết bằng quan sát thông thường. Hơn nữa, chuỗi số liệu quan trắc nhiệt độ và lượng mưa theo thời gian có thể thu thập được một cách dễ dàng thông qua các trạm khí tượng. Như vậy, xem xét yếu tố khí hậu đặc trưng thay đổi có ảnh hưởng kinh tế sự ổn định kinh tế xã hội như thế nào là vấn đề trước mắt và cấp thiết đối với các cấp quản lý nhà nước. Với đối tượng nghiên cứu cơ bản là nông hộ trên phạm vi số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008, nghiên cứu sẽ hỗ trợ giải đáp vấn đề nêu trên trong phạm vi tác động của BĐKH lên ngành trồng trọt cả nước. Nghiên cứu này ước lượng mức độ thiệt hại của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp và khả năng chịu tác động của nông hộ ở Việt Nam trước sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng mô hình phân tích Ricardian với biến phụ thuộc thu nhập ròng của nông hộ đối với nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố kinh tế-xã hội khác của nông hộ: diện tích, phương pháp canh tác, hình thức tưới tiêu, và vùng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động kinh tế của BĐKH đến ngành trồng trọt ở Việt Nam đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng
  12. 4 của BĐKH đến nông hộ trong thời gian qua và đề xuất cho các cấp quản lý những giải pháp giảm thiểu hoặc kiểm soát thiệt hại cũng như tăng khả năng thích ứng của người dân có thể có. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu như sau: 1. Xác định tác động của thay đổi nhiệt độ trung bình và lượng mưa đến sản xuất ngành trồng trọt tại Việt Nam. 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nông hộ trong bối cảnh thay đổi nhiệt độ và lượng mưa nói riêng và BĐKH nói chung. 3. Xác định xu hướng tác động của thay đổi nhiệt độ và lượng mưa lên thu nhập ròng của nông hộ, và dự báo mức độ thiệt hại của sản xuất nông nghiệp trong tương lai theo các kịch bản BĐKH. 4. Đề xuất giải pháp làm giảm thiểu sự ảnh hưởng và kiểm soát tác động có thể có của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Theo các mục tiêu nghiên cứu trên , các câu hỏi cần thiết phải tìm hiểu để giải quyết vấn đề được tóm gọn lại như sau: 1. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình và lượng mưa tác động lên ngành trồng trọt tại Việt Nam như thế nào? Thu nhập ròng của nông hộ sẽ thay đổi ra sao? Tác động này lên các mùa trong năm có khác nhau hay không? 2. Các yếu tố kinh tế, xã hội của nông hộ; hình thức canh tác và quy mô trang trại như thế nào giúp nông hộ ít ảnh hưởng hơn (Nghĩa là có thu nhập ròng cao hơn) với sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa? 3. Ảnh hưởng của hai hình thức canh tác có tưới tiêu chủ động và không chủ động dưới tác động của BĐKH đến nông hộ như thế nào? Hình thức tưới tiêu nào có thiệt hại thấp hơn và ảnh hưởng ít hơn?
  13. 5 4. Giá trị tác động biên (đơn vị tác động) của nhiệt độ trung bình và lượng mưa hàng năm lên thu nhập ròng của nông hộ là bao nhiêu? Qua đó xây dựng xu hướng tác động của thay đổi nhiệt độ và lượng mưa lên thu nhập ròng nông hộ. 5. Dựa vào giá trị đơn vị tác động, xem xét đánh giá thiệt hại ngành trồng trọt dưới tác động của BĐKH theo các kịch bản vào cuối thế kỷ ra sao? 6. Giải pháp nào làm giảm tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam? 1.5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: ngành trồng trọt ở Việt Nam: cây lương thực, cây ăn trái, cây công nghiệp và rau đậu hoa màu và thu nhập ròng của nông hộ. Đơn vị nghiên cứu: hộ xuất nông nghiệp tại các tỉnh thành cả nước. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) chính thức mới nhất của Việt Nam năm 2008, và số liệu khí tượng cùng năm nên nếu bộ dữ liệu cập nhật thì kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng bổ sung, tính toán bổ sung để kiểm chứng giá trị của mô hình dự báo.
  14. 6 CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân gây nên BĐKH 2.1.1 Biến đổi khí hậu “BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo" (Bộ TNMT, 2009). Các biểu hiện của BĐKH là (i) Sự nóng lên của bầu khí quyển và bề mặt trái đất; (ii) Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển có hại đến môi trường sinh thái và sự sống trên trái đất; (iii) Sự dâng cao của nước biển do băng tan làm ngập úng các vùng đất thấp, trũng; (iv) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; (v) Đó là sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác; (vi) Cuối cùng đó là sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và các địa tuyến (Bộ TNMT, 2009). Khí hậu trên trái đất hàng năm đều có sự thay đổi. Có thể thấy sự biến đổi này thông qua dao động xung quanh trị số bình quân, và biến đổi theo xu hướng xấu dần hoặc tốt dần. Theo báo cáo của IPCC (2007), nhiệt độ bình quân trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). Và nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C vào cuối thế kỷ.
  15. 7 2.1.2 Một số nguyên nhân gây nên BĐKH Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển bình quân toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển bình quân toàn cầu. Nhiều nghiên cứu khác gần đây cũng đã khẳng định nguyên nhân chính của BĐKH là do sự gia tăng của khí nhà kính trong bầu khí quyển do các hoạt động kinh tế của con người (90%). Như ta đã biết, từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng năm 1750) con người bắt đầu sử dụng ngày càng nhiều năng lượng cho sản xuất đã thải ra môi trường các chất khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất ngày càng nóng lên. Số liệu thống kê cho thấy hàm lượng khí carbonic trong không khí ngày nay cao gấp 30% – 35% thời kỳ tiền công nghiệp (Nguyễn Hữu Ninh, 2010). Từ đó xác định nguyên nhân chính làm BĐKH trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức tài nguyên rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Và các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng sử dụng các loại năng lượng hóa thạch từ thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt…là thải ra môi trường một lượng không nhỏ khí CO2, NOx , CFC… Bên cạnh đó hoạt động sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường có thêm lượng lớn khí CH4, H2S… cũng góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Vì mục tiêu phát triển kinh tế, các quốc gia đã và đang khai thác kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên sinh thái và thải vào môi trường lượng lớn chất thải. Để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì con người cần hạn chế các tác nhân gây nên BĐKH. Đây là một vấn đề nan giải, nó mâu thuẫn với lợi ích hiện tại của mỗi quốc gia. Trong phần tiếp theo, đề tài sẽ phân tích thêm một số thách thức của Việt Nam đối với BĐKH để làm rõ mức độ tác hại của BĐKH nếu không có giải pháp hữu ích giúp giảm tác hại này.
  16. 8 2.2 Những thách thức của Việt Nam với BĐKH Nhận thức BĐKH: hầu hết người dân Viêt Nam hiểu biết không nhiều và đúng nghĩa về vấn đề BĐKH, nhất là dân cư nông thôn. Do đó, họ chưa thể thấy được nguy cơ đe dọa đến sinh kế của họ do BĐKH gây nên. Hơn nữa sự hiểu biết của cán bộ lãnh đạo về ảnh hưởng BĐKH cũng chưa đầy đủ, Các nghiên cứu và biện pháp ảnh hưởng với BĐKH chưa được nâng lên ngang tầm với việc giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Khai thác và sử dụng tài nguyên: để phát triển kinh tế, Việt Nam không thể không sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng việc khai thác quá mức sẽ làm tăng nguy cơ BĐKH và giảm khả năng ảnh hưởng với BĐKH. Ví dụ vấn đề phá rừng, sử dụng nhiên liệu xăng dầu tăng nhanh trong thời gian qua. Năng lực tài chính: Mức độ ưu tiên tài chính cho phát triển kinh tế tại Viêt Nam được chú trọng hơn việc ảnh hưởng với BĐKH, do đó sẽ khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì thế cần kết hợp việc ảnh hưởng BĐKH với mục tiêu phát triển để đảm bảo phát triển bền vững. Năng lực khoa học, công nghệ sản xuất: để giảm thiểu phát thải khí nhà kính thì công nghệ sản xuất phải hiện đại, sử dụng công nghệ sạch, năng lượng thiên nhiên, bên cạnh hệ thống xử lý chất thải. Như vậy, một số thông tin về nguyên nhân gây nên BĐKH cũng như thách thức của Việt Nam cho chúng ta một góc nhìn về tác hại của BĐKH lên phát triển kinh tế quốc gia. Kết quả phân tích dữ liệu và mô hình Ricardian của đề tài sẽ giúp cho việc mô tả toàn bộ bức tranh của ảnh hưởng BĐKH sự phát triển nông nghiệp Việt Nam rõ ràng hơn. 2.3 Diễn biến khí hậu thế giới Từ đầu thế kỷ XX, nhiệt độ bình quân toàn cầu đã tăng mặc dù sự tăng này là không liên tục. Xu thế nóng lên trong 50 năm qua là 0,130C/thập kỷ, gần gấp đôi xu thế trong 100 năm qua (IMHEN, 2009). Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư
  17. 9 của IPCC năm 2007, nhiệt độ bình quân toàn cầu đã tăng khoảng 0,740C trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó, nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. (hình 1.1 – Phụ lục 2) Và lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30o. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970 (Hình 1.2- Phụ lục 2). Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. 2.4 Khái quát khí hậu Việt Nam Việt Nam trải dài trên khoảng 15 vĩ độ, có địa hình rất phức tạp, nằm trọn trong vùng nội chí tuyến thuộc khu vực Đông Nam Á. Khí hậu Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa châu Á, tín phong Bắc bán cầu. Khí hậu Việt Nam phong phú, đa dạng, có quan hệ chặt chẽ với khu vực và toàn cầu. (IMHEN, 2009). Vì thế diễn biến khí hậu Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu trong vùng. 2.4.1 Đặc điểm khí hậu của Việt Nam Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương có diện tích 327.500 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Lào và Campuchia; phía Đông giáp biển Đông, kéo dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng Bắc - Nam, phần rộng nhất trên đất liền chừng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. (Atlat Viet Nam, 2001). Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền Bắc có bốn mùa rõ nét hơn Miền Nam. Nhìn chung hầu hết các vùng trong cả nước có hai mùa, mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 và mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11 hàng năm. Riêng khu vực một số tỉnh Nam Trung bộ mùa mưa kéo dài hơn đến cuối tháng 12. Chế độ gió được phân
  18. 10 thành hai loại gió mùa: mùa hè mang theo mưa và gió mùa mùa đông mang theo các đợt không khí lạnh và khô vào Việt Nam. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản ở các địa phương trong cả nước trong những năm gần đây. Nhiệt độ bình quân năm: Theo Bộ TNMT (2009), Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ bình quân năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ mùa khô tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa mưa và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ bình quân năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn bình quân năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Xu thế biến đổi nhiệt độ bình quân năm trên cả nước trong thời gian qua chia thành hai vùng rõ rệt, vùng phía Bắc từ Huế trở ra có nhiệt độ bình quân năm tăng 0,2 - 0,4oC. Ngược lại từ Huế trở vào miền Nam nhiệt độ bình quân năm lại giảm 0,1- 0,2oC. Nhiệt độ bình quân mùa mưa trên phần lớn các vùng tăng 0,2 - 0,4oC và có một số vùng giảm như Tây Nguyên, Trung Bộ. Nhiệt độ bình quân mùa khô cũng tăng nhưng tăng cao hơn so với mùa mưa (từ 0,4 - 0,8oC). Như vậy, nhiệt độ bình quân hầu như tăng trên phạm vi cả nước nhưng riêng vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiệt độ bình quân ổn định, ít có thay đổi (IMHEN, 2009). Lượng mưa hàng năm: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa bình quân năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Tóm lại, xu hướng biến đổi của nhiệt độ bình quân tăng trong những năm qua và lượng mưa tăng hoặc giảm không có xu hướng nhất định. 2.4.2 Diễn biến khí hậu tại Việt Nam 2007- 2008 Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân năm 2007, 2008 dao động trong khoảng 180C đến 280C. Tại các khu vực khác nhau nhiệt độ bình quân cũng khác nhau, ở Bắc Bộ từ 14,5 - 24,50C, Trung Bộ 22 - 270C, Tây Nguyên 18 -260C, Nam Bộ 26
  19. 11 - 280C. Độ lệch chuẩn của nhiệt độ bình quân là vượt chuẩn từ 0-10C trên khắp các vùng. Riêng một vài nơi thấp hơn -0,50C trong năm 2007, nhưng năm 2008 cho thấy Độ lệch chuẩn nhiệt độ bình quân hầu hết các vùng là hụt chuẩn từ 0- 10C, một số nơi vượt chuẩn, bình quân cả nước năm 2008 có chuẩn sai là -0,10C. (IMHEN, 2009). Năm 2007, nhiệt độ bình quân năm đều cao hơn bình quân của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,50C (Bộ TNMT, 2009). Lượng mưa: Tổng lượng mưa trên các vùng dao động từ 1000mm đến 7050mm năm 2007 và từ 1000 – 4500mm năm 2008. Khu vực từ Tây Nguyên, Nam Trung bộ trở vào có lượng mưa thấp hơn 2000mm. Một số vùng đặc biệt có lượng mưa cao nhất là 7059mm (2007), đo tại trạm Nam Đông (Huế) và 5239mm (2008) tại trạm Trà My (Quảng Nam). Tổng lượng mưa thấp nhất là 695mm tại Phan Rang (Ninh Thuận) năm 2008 (Phụ lục 1). Phân bố tỷ chuẩn1 của lượng mưa trong năm 2007 cho thấy: trên hầu hết diện tích từ Hà Tĩnh trở vào, lượng mưa vượt so với chuẩn, tỷ chuẩn đạt từ 100 đến trên 150%, nhất là khu vực giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Lượng mưa hụt chuẩn ở đại bộ phận diện tích Bắc Bộ với tỷ chuẩn từ 50 đến dưới 100%. Nơi có tỷ chuẩn cao nhất là ở Nam Đông (Thừa Thiên Huế): 194,6% và nơi có tỷ chuẩn thấp nhất là ở Định Hóa (Thái Nguyên): 59,9%. Trong năm 2008 cho thấy: trên phần lớn diện tích nước ta lượng mưa vượt so với chuẩn, với tỷ chuẩn chủ yếu từ 100 đến 150%. Lượng mưa hụt chuẩn ở một vài nơi thuộc Bắc Bộ, một phần diện tích từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, phần lớn diện tích Tây Nguyên và một phần diện tích Đông Nam Bộ với tỷ chuẩn từ nhỏ hơn 75 đến dưới 100%. Nơi có tỷ chuẩn cao nhất là ở Sông Mã (Sơn La): 180,6% và nơi có tỷ chuẩn thấp nhất là ở Plâycu (Gia Lai): 73,7% (IMHEN, 2009) (Phụ lục 1). Về hoạt động của gió mùa: Gió mùa mùa hạ được nhận biết qua diễn biến của mùa mưa. Năm 2007 và 2008 hoạt động của gió mùa xoay quan mức bình 1 Tỷ chuẩn : tổng lượng mưa thực chia cho tổng lượng mưa bình quân TKC 1971 – 2000 dao động từ 0
  20. 12 quân có cao hơn đôi chút trong năm 2008. Lượng mưa giảm trong các tháng mùa khô và tăng trong các tháng mùa mưa. Trên hầu hết các vùng, mùa mưa hầu như đã kết thúc vào tháng XII, riêng khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ trong tháng XII mưa vẫn còn tiếp tục nên mùa mưa gần như chưa kết thúc năm 2008. Gió mùa mùa đông biển hiện qua tần suất của các đợt không khí lạnh tràn vào lãnh thổ Việt Nam, trong hai năm 2007, 2008 các đợt không khí lạnh gần với mức bình quân thời kỳ chuẩn (1971-2000) nhưng các đợt không khí lạnh liên tục và kéo dài hơn gây hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài tại vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới: Theo WMO năm 2007, trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có 24 cơn bão, thấp hơn bình quân 3 cơn. Khu vực biển Đông có 7 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới, thấp hơn bình quân thời kỳ chuẩn là 3 cơn. Số áp thấp nhiệt đới và bão ảnh hưởng đến Việt Nam là 8 cơn, cao hơn bình quân 1 cơn. Năm 2008 có 22 cơn bão hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, riêng khu vực Biển Đông năm 2008 có 10 cơn bão và 5 áp thấp nhiệt đới cao hơn thờ kỳ chuẩn 2 cơn trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam là 11 con bão và áp thấp nhiệt đới (IMHEN, 2009). Nhìn chung trong hai năm 2007, 2008 khí hậu Việt Nam không thay đổi nhiều so với bình quân thời kỳ trước đó, vẫn nằm trong xu thế chung của biến đổi khí hậu trong thế kỷ qua. 2.5 Kịch bản BĐKH Việt Nam Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường xây dựng năm 2009 dựa vào kịch bản phát thải khí nhà kính bao gồm ba kịch bản: phát thải cao, phát thải thấp, và phát thải trung bình. Trong đó, kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu trong cả nước. Theo các kịch bản, khí hậu trên tất cả các vùng của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ bình quân năm ở nước ta tăng khoảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2