intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:115

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là mức độ ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia thành viên AEC tới hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trở ngược lại các quốc gia thành viên. Đề xuất giải pháp nhằm thu hút FDI từ AEC nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của FDI đến hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG  XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
  2. Hà Nội ­ 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thu hút FDI từ cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng tới hoạt  động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Nhung Người hướng dẫn: PGS,TS Vũ Thị Kim Oanh
  3. Hà Nội ­ 2017
  4. 4 LỜI CAM ĐOAN Tác giả  xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác  giả, được thực hiện dưới sự  hướng dẫn khoa học của   PGS, TS Vũ Thị  Kim  Oanh. Các số  liệu, bảng biểu được sử  dụng để  nghiên cứu, phân tích, nhận xét  trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn trong bài và trong danh  mục tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo và sử dụng các tài  liệu, thông tin được đăng tải trong giáo trình, tác phẩm, tạp chí và website và  được trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những kết quả  nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công  bố trong các công trình khác dưới bất cứ hình thức nào. Nếu phát hiện bất cứ  sự  gian lận nào, tác giả  xin chịu trách nhiệm trước   Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  5. 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm  ơn đến PGS,TS Vũ Thị  Kim Oanh – trường   Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã hướng dẫn, chỉ  bảo, giúp đỡ  tôi tận   tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm  ơn các thầy, cô giáo Khoa sau Đại học, các  thầy cô giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh thương mại Trường Đại học Ngoại  thương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm  ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã  động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa t inh thần giúp đỡ tôi trong suốt quá trình   học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  6. 6 MỤC LỤC
  7. 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH Biểu đồ Bảng Bảng 1: FDI tại Việt Nam theo đối tác trong AEC......................................................40 Bảng 2: FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư (Lũy kế các dự án hiệu lực đến ngày  20/12/2016)......................................................................................................................42 Bảng 3: FDI từ AEC vào Việt Nam theo hình thức đầu tư lũy kế đến 31/12/2016....43
  8. 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ASEAN Comprehensive 1 ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN Investment Agreement 2 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN Framework Agreement on the Hiệp định khung về Khu vực đầu tư 3 AIA ASEAN Investment Area ASEAN Agreement for the Promotion Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ 4 AIGA and Protection of Investments đầu tư ASEAN Trade in Goods Hiệp định thương mại hàng hóa 5 AITGA Agreement ASEAN Associations of South-East of 6 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nation 7 BOT Build-Operate-Transfer Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao 8 BTO Build-Transfer-Operate Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành 9 BT Build-Transfer Xây dựng – Chuyển giao 10 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Organization for Economic Co- 13 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế operation and Development 14 TNC Transnational Corporation Công ty xuyên quốc gia 16 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 1 CNHT Công nghiệp hỗ trợ
  9. 9 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được chính thành lập năm 2015 được kỳ  vọng là sẽ xây dựng nên một thị trường và cơ  sở  thống nhất dành cho các quốc  gia thành viên ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN trong  bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những mục tiêu mà AEC hướng  tới là tự  do lưu chuyển đầu tư  nội khối, mục tiêu này được đánh giá là có  ảnh  hưởng tới môi trường đầu tư  kinh doanh của các quốc gia thành viên cũng như  toàn bộ khối. Bài Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam   và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc   gia thành viên. Qua quá trình nghiên cứu bài luận văn đạt được một số  kết quả  như sau: Thứ  nhất,  làm rõ các khái niệm, đặc điểm có liên quan về  FDI và xuất,   nhập khẩu của nước nhận đầu tư trong môi trường của Cộng đồng kinh tế. Nêu   ra và phân tích các lý thuyết về   ảnh hưởng của FDI tới xuất nhập khẩu thông  qua các lý thuyết cổ điển và suy luận logic dựa trên lý thuyết này, cho thấy mức   độ   ảnh hưởng được xem xét trên 3 phương diện về  kim ngạch; cơ  cấu và thị  trường xuất, nhập khẩu. Thứ  hai, phân tích thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ AEC thông qua   các cam kết, thực tiễn thực thi các cam kết này của Việt Nam về ưu đãi dành cho  nhà đầu tư  nước ngoài kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh việc  tổng hợp số liệu về FDI, xuất, nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 2005 – 2016 để  so sánh, phân tích, suy luận về mức độ ảnh hưởng của FDI nội khối tới tình hình   xuất, nhập khẩu của Việt Nam tới các quốc gia thành viên. Phân tích, chỉ ra được   các nhân tố  và thực trạng bao gồm tính tích cực và tiêu cực của các nhân tố  này   và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động xuất, nhập khẩu. Thứ  tư, thông qua các nguyên nhân tạo nên thực trạng về   ảnh hưởng của  FDI từ  AEC đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam cùng với các mục   tiêu và định hướng trong tương lai của nước ta về vấn đầu tư  nước ngoài, xuất  
  10. 10 khẩu và nhập khẩu nói chung và định hướng cho các nước thành viên AEC nói  riêng, tác giả  đã đưa ra một số  các giải pháp dưới góc độ  Chính phủ  và doanh  nghiệp nhằm tăng cường thu hút FDI phát huy được ảnh hưởng tích cực của các  nhân tố  tốt và hạn chế  những nhân tố  xấu tới hoạt động xuất, nhập khẩu của  Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp cũng được dựa trên Chiến lược xuất   nhập khẩu hàng hóa thời kỳ  2011­2020, định hướng đến 2030 của Nhà nước  trước tình hình kinh tế thế giới, khu vực, Việt Nam và trước tình hình hội nhập  của Việt Nam trong AEC.
  11. 11 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cộng   đồng   kinh   tế   ASEAN   (AEC)   được   chính   thức   hình   thành   vào   ngày   31/12/2015 sau khi lãnh đạo 10 nước thành viên chính thức thông qua bản tuyên   bố   thành   lập   Cộng   đồng   ASEAN   ngày   22/11/2015   tại   Hội   nghị   thượng   đỉnh  ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, đánh dấu một bước quan trọng trong tiến   trình hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực ASEAN với rất nhiều những   cam kết, mục tiêu và hiện thực hóa đã được thực hiện trong cả một quá trình dài  từ khi thành lập ASEAN (năm 1992) tại Singpore cho tới nay.  Theo tóm lược về AEC của trung tâm WTO, một trong những mục tiêu mà  AEC đặt ra là tự  do lưu chuyển hàng hóa, tự  do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu   chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.  Như  vậy AEC được kỳ  vọng là sẽ  mang lại những lợi ích về  kinh tế  cho các  doanh nghiệp  ở các quốc gia trong khu vực ASEAN khi mà AEC sẽ  là một khu   vực thị  trường chung rộng lớn, hàng hóa được tự  do lưu chuyển trong nội khối   với việc dỡ  bỏ  hoàn toàn hàng rào thuế  quan và tự  do hóa đầu tư. Vì vậy các  doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để đẩy mạnh hoat động xuất   nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đến các quốc gia nội khối. Với việc chú trọng vào vấn đề  tự  do hóa đầu tư, AEC được kỳ  vọng sẽ  giúp Việt Nam thu hút được nhiều hơn và chất lượng hơn các nguồn vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài (FDI) từ  các quốc gia trong khu vực kết hơp với thực tế  ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối   cho nhiều khoản đầu tư  của các công ty đa quốc gia có trụ  sở  tại ASEAN. Tuy   nhiên, hiện nay, việc thu hút FDI từ  các quốc gia trong AEC tới Việt Nam còn   gặp nhiều khó khăn và thách thức khi nước ta phải cạnh tranh với các quốc gia  khác trong khu vực.  Từ khi gia nhập ASEAN từ năm 1995 cho đến nay, các quốc gia thành viên   trong khu vực luôn được đánh giá là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt 
  12. 12 Nam trong hoạt động thương mại quốc tế, khi mà hoạt động xuất nhập khẩu  của Việt Nam đến các quốc gia nội khối không ngừng có những chuyển biến tích  cực. Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) với quy mô hơn 600 triệu   dân, tổng GDP gần 3.000 tỷ  USD   và các cam kết mạnh mẽ, có lộ  trình về  thương mại, đầu tư… sẽ tác động mạnh hơn nữa đến quan hệ thương mại quốc  tế giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên. Đối với bất kỳ  một quốc gia nào thì việc huy động nguồn vốn trong và  ngoài nước để  đầu từ  cho phát triển kinh tế là một vấn đề  vô cùng quan trọng.   FDI giữ vai trò quan trọng là nguồn cung cấp vốn ngoại tệ cho nước nhận đầu tư  , FDI  ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế  và trực tiếp là hoạt động thương mại quốc tế  (bao gồm hoạt động xuất nhập  khẩu) của quốc gia đó. Và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Vì vậy để nhận   biết được tầm quan trọng, mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan: thu hút FDI từ  các quốc gia AEC và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến các quốc gia này   trong thời điểm Cộng đồng kinh tế AEC mới được thành lập và chính thức hoạt  động trong hơn một năm qua, tôi chọn đề tài luận văn của mình là:  “Thu hút FDI  từ  Cộng  đồng kinh tế  ASEAN  và  ảnh hưởng tới hoạt  động xuất nhập   khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên” 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về  ảnh hưởng của hoạt động FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu  được nói tới trong bài khóa luận “Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập   khẩu ở Việt Nam” (Lại Thị Thu Huyền, 2010, Đại học Ngoại thương). Bài khóa  luận chỉ ra sơ bộ về tác động qua lại giữa hai nhân tố  là FDI và xuất nhập khẩu  của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2010 và đưa ra các giải pháp  nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trên cơ  sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu. Luận văn “Mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”  (Đào Định Phương, 2013 Trường đại học Kinh tế  TP.Hồ  Chí Minh), kiểm định 
  13. 13 mối quan hệ  giữa FDI và các yếu tố  kinh tế  vĩ mô  ở  Việt Nam, cụ  thể  là tăng   trưởng kinh tế  được đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng kim   ngạch xuất khẩu (EXP), dựa theo số liệu thống kê từ quý I năm 2000 đến quý IV   năm 2013. Nghiên cứu đã chỉ  ra trong ngắn hạn FDI chưa có tác động đến tăng  trưởng kinh tế hay gia tăng xuất khẩu nhưng trong dài hạn, cả FDI và EXP đều  có tương quan dương đến GDP. Luận văn “Mối quan hệ  giữa đầu tư  trực tiếp nước ngoài và các nhân tố   kinh tế vĩ mô tại Việt Nam” (Vũ Thị Vịnh, 2013, Trường đại học Kinh tế TP.Hồ  Chí Minh), nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa FDI và các yếu tố  kinh tế  vĩ mô được xem xét là: quy mô thị  trường (GDP), tỷ  giá, độ  mở  thương   mại (tổng giá trị  xuất khẩu và nhập khẩu), lãi suất, lạm phát (CPI) với dữ  liệu   được tổng hợp theo quý trong thời gian từ  năm 2000­2012 và sử  dụng kỹ  thuật  hồi quy như  phân tích tương quan, kiểm định tính dừng, kiểm định nhân quả  Granger Causality, kiểm  định Var để  phân tích mối quan hệ  trong ngắn hạn,   kiểm định đồng liên kết (Johansen Co­integration Test) để phân tích mối quan hệ  trong dài hạn cho thấy mối tương quan ý nghĩa giữa FDI và DGP, tỷ giá, độ  mở  thị trường, lãi suất, lạm phát ngoại trừ yếu tố tỷ giá. Trong ngắn hạn FDI có tác  động nhân quả tới CPI, độ mở thị trường và ngược lại. Như vậy, từ các nghiên cứu trước, có thể  thấy việc thu hút FDI sẽ  có mối   liên hệ trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vấn đề  về  thu hút hoạt động FDI trong cộng đồng kinh tế    ASEAN đã   được đề cập đến trong bài luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ  các nước   ASEAN: thực trạng, khuyến nghị cho Việt Nam sau khi gia nhập c ộng đồng kinh   tế  ASEAN” (Nguyễn Ngọc Ánh, 2016, Đại học Ngoại thương) và “ Thực trạng,   giải pháp thúc đẩy đầu tư nội khối ASEAN sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế   ASEAN” (Nguyễn Thị  Thùy, 2016, Đại học Ngoại thương), cho thấy thực trạng   về  tình hình thu hút FDI từ  các quốc gia ASEAN cũng như  đưa ra các giải pháp 
  14. 14 để  đẩy mạnh việc thu hút FDI sau khi Cộng đồng kinh tế  ASEAN (AEC) được  thành lập Hoạt động thu hút FDI được thúc đẩy bằng cam kết về  tự  do hóa đầu tư  trong AEC của các quốc gia thành viên, Bài nghiên cứu “Tự do hóa đầu tư trong   cộng đồng kinh tế  ASEAN (AEC) và sự  tham gia của Việt Nam”   (Nguyễn Thị  Minh Phương, 2014, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN) đã chỉ  ra sự  tham gia   của Việt Nam và AEC trong lĩnh vực tư do hóa đầu tư thông qua việc phân tích:   (i) các cam kết và việc thực hiện cam kết của Việt nam trong Hiệp định đầu tư  toàn diện ASEAN (ACIA); (ii) thực trạng quan hệ đầu tư  trực tiếp nước ngoài  của ASEAN, từ  đó đưa ra một số  cơ  hội và thách thức mà AEC mang lại cho  Việt Nam từ góc độ tự do hóa đầu tư. Bài luận văn được viết trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế  ASEAN (AEC)  mới chính thức được hình thành hơn một năm, là giai đoạn Việt Nam nên đánh  giá lại việc thu hút FDI cũng như sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập   khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên trong cộng đồng. Bài luận văn   được coi như là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ Trên cơ  sở  nghiên cứu khái niệm chung về  đầu tư  trực tiếp nước ngoài  (FDI) trong cộng đồng kinh tế và ảnh hưởng của FDI đến xuất, nhập khẩu, luận   văn có mục đích đi sâu vào phân tích các vấn đề sau: Thứ nhất, Mức độ  ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia thành viên AEC tới  hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam trở  ngược lại các quốc gia   thành viên. Thứ  hai, đề  xuất giải pháp nhằm thu hút FDI từ  AEC nhằm phát huy  ảnh  hưởng tích cực của FDI đến hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và các   quốc gia thành viên.
  15. 15 Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ  làm rõ các ý  sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vần đề lý luận về FDI, xuất nhập khẩu; vai trò,  đặc điểm FDI đối với nước nhận đầu tư, nhất là việc thu hút FDI từ  các quốc   gia trong cộng đồng kinh tế. Làm rõ các lý thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu  về mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất, nhập khẩu. Thứ  hai,  khảo sát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam từ  các quốc gia   thành viên trong AEC và tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia   này trong giai đoạn từ 2005 – 2016 để chỉ ra sự ảnh hưởng của việc thu hút FDI   đến hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các nhân tố   ảnh hưởng tới hoạt động  này. Thứ  ba,  đưa ra các giải pháp cần thiết để  thu hút FDI nhằm tăng cường  mức độ   ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các nhân tố  đến hoạt động xuất,  nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên phù hợp với điều kiện kinh  tế ­ xã hội của đất nước trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của FDI từ các quốc gia  thành viên AEC tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia  này. ­ Phạm vi nghiên cứu:  Về  thời gian: Đề  tài giới hạn pham vi nghiên cứu về  mặt thời gian tập  trung từ năm 2012 (thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định ACIA) đến năm  2016 trên cơ  sở  đối chiếu với số  liệu trong giai đoạn trước (2005 – 2011) với   mốc năm 2005 là khi Luật Đầu tư  mới của Việt Nam ra đời và thay thế cho Luật   đầu tư nước ngoài 1987 và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Về không gian: Khu vực ASEAN, Cộng đồng kinh tế AEC 5. Phương pháp
  16. 16 Để thực hiện bài luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp: ­ Phương pháp điều tra phân tích và tổng hợp kinh nghiệm; ­ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thống kê, liệt kê, so sánh; kết  hợp lý luận và phân tích thực tiễn từ đó rút ra đánh giá. 6. Những tính mới của luận văn Lựa chọn phân tích thu hút FDI và sự   ảnh hưởng của nó đến hoạt động  xuất nhập khẩu của Việt Nam trong phạm vi một liên kết kinh tế khu vực (Cộng   đồng kinh tế ASEAN) là tính mới của luận văn. Các bài nghiên cứu trước đây chỉ  phân tích chung về mối liên hệ giữa FDI với hoạt động xuất nhập khẩu của một   quốc gia hoặc các biến số vĩ mô chung của một nền kinh tế mà chưa chỉ ra được   mối liên hệ này bị ảnh hưởng như thế nào trong môi trường liên kết kinh tế khu   vực nơi mà ở đó có các cam kết,  ưu đãi, hợp tác đầu tư  giữa các thành viên ảnh   hưởng chính đến thu hút FDI và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu   của quốc gia đó với các quốc gia thành viên khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng, biểu đồ, phụ lục,  nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về FDI, Cộng đồng kinh tế  và ảnh hưởng của   FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ AEC vào Việt Nam, xuất nhập khẩu   giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên và sự   ảnh hưởng của FDI tới xuất   nhập khẩu Chương 3: Giải pháp thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu   trên cơ sở  ảnh hưởng của FDI tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và   các quốc gia thành viên AEC
  17. 17 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ  FDI, CỘNG  ĐỒNG KINH TẾ  VÀ  ẢNH HƯỞNG CỦA FDI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Đặc điểm của FDI và xuất, nhập khẩu trong Cộng đồng kinh tế 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Cộng đồng kinh tế Liên kết kinh tế  quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội  hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham   gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các Hiệp định thỏa thuận và ký kết  để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định.  Như  vậy, liên kết kinh tế  quốc tế  sẽ  nhằm tăng cường phối hợp và điều   chỉnh lợi ích giữa các bên, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các  bên tham gia và thúc đẩy mối quan hệ  kinh tế quốc tế phát triển. Các bên tham   gia liên kết kinh tế  quốc tế  có thể  là quốc gia hoặc các tổ  chức doanh nghiệp  thuộc các quốc gia khác nhau. Các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế bao gồm: i. Khu vực mậu dịch tự do (FTA):  là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong   đó các thành viên cùng nhau thỏa thuận và thống nhất giảm hoặc xóa bỏ hàng rào   thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng, tiến tới hình thành một thị trường   thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các nước thành viên vẫn giữ được  quyền độc lập, tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khu vực. FTA là hình thức liên kết kinh tế quốc tế phổ biến nhất hiện nay, cho phép   mỗi quốc gia thực hiện tự  do hóa thương mại với các nước trong liên kết tuy  nhiên vẫn thực hiện được chính sách của riêng mình về  việc đa dạng hóa thị  trường, đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế. FTA là một phương pháp nhanh  chóng để  tạo ra sự  nhất trí chung trong việc giải quyết các vấn dề  kinh tế,  thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Việt Nam cũng là một quốc gia không ngừng đẩy mạnh việc gia nhập các  FTA trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tính đến tháng 12/2016,  
  18. 18 Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA và đang đàm  phán 4 FTA khác. Việc ký kết và tham gia tích cực đàm phán các FTA giúp Việt  Nam khẳng định vị  thế  của mình với quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại  hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia, cũng như toàn thế giới. ii. Liên minh thuế  quan  là hình thức liên kết kinh tế  quốc tế  trong đó các   quốc gia tham gia sẽ bị mất quyền độc lập tự chủ trong buôn bán với các nước  ngoài khối, các quốc gia trong liên minh thuế  quan sẽ  lập ra biểu thuế  quan   chung, và chính sách thương mại quốc tế  áp dụng khi buôn bán với các nước   ngoài khối. Ví dụ: Liên minh thuế quan Á Âu (EACU) bao gồm tất cả những thành viên  của   Liên   minh   kinh   tế   Á   Âu   (gồm   Belarus,   Kazakhstan,   Nga,   Armenia,  Kyrgyzstan) iii. Thị  trường chung: là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong đó các quốc  ra sẽ xóa bỏ  hàng rào thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, xóa bỏ  các trở  ngại cho   quá trình di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sức lao động giữa các quốc gia   thành viên; đồng bộ  hóa các thủ  tục hải quan, các quy định hành chính và giảm   thiểu các yêu cầu về  hải quan; đồng bộ  hóa cá tiêu chuẩn sản phẩm và tương   thích với các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời lập ra các chính sách thương mại   quốc tế thống nhất với các quốc gia ngoại khối. Ví dụ: Thị  trường chung Châu Âu (EC), thị  trường chung Trung Mỹ, thị  trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)… Thị  trường chung đã và đang dần hình thành giữa các quốc gia trong cùng  một khu vực địa lý, nhằm tăng cường sự  phát triển về  kinh tế  mỗi nước trong   khu vực nội khối, và khẳng định vị thế của khối trên toàn cầu. iv. Liên minh kinh tế  (EU): là hình thức liên kết kinh tế  quốc tế trong đó các  quốc gia sẽ xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các quốc gia thành  viên, xóa bỏ chính sách kinh tế riêng của mỗi nước.
  19. 19 Ví dụ: Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU)… v. Liên minh về  tiền tệ:  Đây là hình thức liên kết kinh tế  cao nhất, tiến tới   thành lập một khu vực kinh tế chung của nhiều quốc gia, mà ở đó các nước thành   viên sẽ thực hiện các đặc điểm sau: ­ Xây dựng chính sách kinh tế chung  ­ Xây dựng chính sách đối ngoại chung ­ Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho đồng tiền riêng của mỗi  nước ­ Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất ­ Xây dựng ngân hàng chung thay thế cho ngân hàng trung ương của mỗi thành  viên ­ Xây dựng quỹ tiền tệ chung ­ Xây dựng chính sách quan hệ  tài chính tiền tệ  chung với các nước đồng  minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế ­ Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị. Hiện nay trên thế  giới chỉ  tồn tại một liên minh tiền tệ  duy nhất là Liên  minh tiền tệ châu Âu (EMU), với việc tiến hành hòa nhập các chính sách kinh tế,   tiền tệ của các nước thành viên, và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Euro). Từ  trước đến nay, chưa có định nghĩa chính xác cho “Cộng đồng kinh tế”  tuy nhiên từ  việc hình thành Cộng đồng kinh tế  châu Âu (EEC)   năm 1957 cho  thấy Cộng động kinh tế là một mô hình liên kết giữa các quốc gia thành viên khá  sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và như  vậy có thể  tóm gọn khái niệm như  sau:  “Cộng đồng kinh tế là  một trong các cấp độ của liên kết kinh tế quốc tế, tương   đương với cấp độ “thị trường chung” với việc có đầy đủ các đặc điểm của “thị   trường chung” bao gồm sự  tự  do di chuyển của các yếu tố  hàng hóa, dịch vụ,   vốn, lực lượng lao động….”
  20. 20 Cộng đồng kinh tế được hình thành giữa các thể chế trong liên kết kinh tế  khu vực, nơi mà các quốc gia có thể  thống nhất một cách dễ dàng hơn các thỏa   thuận liên quan đến các vấn đề  về  việc xóa bỏ  các rào cản đối với hoạt động  mua, bán hàng hóa, dịch vụ, di chuyển đầu tư, giảm dần và xóa bỏ  sự phân biệt  đối xử giữa các quốc gia về các vấn đề trên, nhằm tạo ra các tiêu chuẩn, yếu tố  đảm bảo sự hoạt động đúng của thị trường. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2