intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần cung cấp thông tin tổng quan hơn về tác động của cú sốc ngoại sinh cụ thể là giá dầu, tỷ giá và chỉ số giá nhập khẩu tác động đến lạm phát tại Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- HỒ THỊ HỒNG HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC NGOẠI SINH ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- HỒ THỊ HỒNG HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC NGOẠI SINH ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Vĩnh Hùng. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng dữ liệu, thông tin được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 15 tháng 05 năm 2014 Tác giả HỒ THỊ HỒNG HẠNH
  4. MỤC LỤC ---------- Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng Tóm tắt:......................................................................................................................1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................2 1.1. Lý do nghiên cứu ..................................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 1.6. Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................4 1.7.Cấu trúc của bài nghiên cứu: gồm 5 chương .......................................................4 1.8. Đóng góp của luận văn .......................................................................................4 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC NGOẠI SINH VÀO LẠM PHÁT ..........................6 2.1. Nền tảng lý thuyết ...............................................................................................6 2.2.1. Thế nào là cú sốc ngoại sinh và thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT). ..6 2.2.2. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá và phương thức tác động của các cú sốc từ bên ngoài đến các biến số vĩ mô trong nước. ................................7 2.2.3. Tổng quan về các nghiên cứu trước đây về sự tác động của cú sốc ngoại sinh vào chỉ số giá ...................................................................................................13 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................20
  5. 3.1. Biến và nguồn thu thập dữ liệu .........................................................................20 3.2. Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................22 3.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................24 Chương 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................31 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) ..................................................31 4.1.1 Kiểm định chuỗi gốc, I(0) ...............................................................................31 4.1.2. Kiểm định chuỗi sai phân bật nhất I(1).........................................................37 4.2. Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình ..............................................................39 4.3. Kiểm định tự tương quan của phần dư..............................................................42 4.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR ....................................................42 4.5. Kết quả của SVAR thể hiện tác động của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát tại Việt Nam ..................................................................................................................44 4.5.1.Phân tích phản ứng đẩy ...................................................................................44 4.5.2. Phân tích phản ứng tích lũy ...........................................................................48 4.5.3.Phân rã phương sai ..........................................................................................55 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................65 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................69 5.1. Kết luận .............................................................................................................69 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................69 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu ..........................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADF Kiểm định Augmented Dickey-Fuller CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) ERPT Truyền dẫn của tỷ giá hối đối (Exchange Rate Pass – Through) GSO Tổng cục thống kê (General Statistics Office) IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước Oil Giá dầu PPI Chỉ số giá của nhà sản xuất (Producer Price Index) SVAR Mô hình Vector tự hồi quy theo cấu trúc (Structural Vector Autoregression) TGHĐ Tỷ giá hối đoái USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tác động truyền dẫn của cú sốc giá dầu, giá thực phẩm bên ngoài vào các biến số vĩ mô trong nước. .................................................................................................. 7 Hình 2.2. Tác động truyền dẫn của cú sốc giá dầu, giá thực phẩm bên ngoài vào các biến số vĩ mô trong nước.. ................................................................................... 12 Hình 2.3. Cơ chế tác động của các cú sốc ngoại sinh tới các biến số vĩ mô trong nước. ................................................................................................................ 13 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện kết quả của kiểm định AR Roots. .................................44 Hình 4.2. Kết quả phản ứng đẩy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc tỷ giá..............................................................................................................45 Hình 4.3. Kết quả phản ứng đẩy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá dầu. ..........................................................................................................46 Hình 4.4. Kết quả phản ứng đẩy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá nhập khẩu. ...............................................................................................47 Hình 4.5. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc tỷ giá. ...................................................................................................50 Hình 4.6. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá dầu. ................................................................................................52 Hình 4.7. Kết quả phản ứng tích lũy của giá sản xuất (PPI), giá tiêu dùng (CPI) trước cú sốc giá nhập khẩu.......................................................................................54 Hình 4.8. Kết quả phản ứng tích lũy của giá nhập khẩu trước cú sốc giá nhập khẩu. ..55 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện kết quả phân rã phương sai của biến IMP. ...................57 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện kết quả phân rã phương sai của biến PPI. ..................60 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện kết quả phân rã phương sai của biến CPI. ..................63 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013. .......65
  8. Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện sự biến động của tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do theo ngày VND/USD giai đoạn 2009-2011....................................................66 Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện sàn biên độ và trần biên độ tỷ giá chính thức và tỷ giá NHTM VND/USD giai đoạn 2008-2011. ................................................................68
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả các biến và nguồn số liệu nghiên cứu. ..........................................21 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định chuỗi gốc I(0) không chặn và không xu hướng. .......32 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định chuỗi gốc I(0) có chặn và không xu hướng. .............33 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định chuỗi gốc I(0) có chặn và có xu hướng. ...................34 Bảng 4.4 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị I(0). .......................................35 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định chuỗi sai phân bật nhất I(1). .....................................37 Bảng 4.6 Tóm tắt kết quả kiểm định nghiệm đơn vị - chuỗi sai phân bậc nhất I(1). ...38 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình. .........................................39 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định VAR Lag Exclusion Wald Tests. .............................41 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư. ......................................42 Bảng 4.10. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR. ..........................................43 Bảng 4.11. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ tỷ giá hối đoái (E)...............................................................................................................48 Bảng 4.12. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ giá dầu (Oil). .........................................................................................................................49 Bảng 4.13. Kết quả hàm phản ứng đẩy của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ giá nhập khẩu (IMP). ..............................................................................................................49 Bảng 4.14. Kết quả phân rã phương sai của các biến đối với IMP. ........................56 Bảng 4.15. Phân rã phương sai của các biến đối với PPI. .......................................59 Bảng 4.16. Kết quả phân rã phương sai của các biến đối với CPI. .........................62
  10. 1 Tóm tắt: Mục tiêu của bài nghiên cứu là nghiên cứu tác động của cú sốc ngoại sinh đến các chỉ số giá ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2013. Bằng phương pháp SVAR và với chuỗi dữ liệu các biến: Giá dầu (Oil), Lổ hổng sản lượng (GAP), Tỷ giá (E), Chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và cung tiền M2 trong giai đoạn nói trên. Tác giả đã thực hiện các kiểm định có liên quan, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng có sự truyền dẫn thấp của các cú sốc ngoại sinh đến chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam. Các cú sốc ngoại sinh chỉ giải thích khoảng 24% trong sự biến động của lạm phát, điều này cho thấy rằng những chính sách của Chính phủ đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát lạm phát. Từ khóa: Cú sốc ngoại sinh, lạm phát, mô hình SVAR.
  11. 2 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do nghiên cứu Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây được xem là một bước ngoặc lớn mở đường cho sự phát triển kinh tế và hội nhập. Quy mô thương mại tăng nhanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng nhiều, và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Bên cạnh những tác động tích cực, tiến trình tự do hóa và hội nhập đa phương cũng làm tăng tính bất ổn của nội tệ và các yếu tố bên ngoài khác như là dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài. Điều này làm nảy sinh vấn đề về độ nhạy cảm của giá cả trong nước với những cú sốc bên ngoài. Việc xem xét tác động của các cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế trong nước thể hiện qua lạm phát luôn là một vấn đề đáng quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tác động của cú sốc ngoại sinh cụ thể biến động TGHĐ, biến động giá dầu trong thời gian vừa qua không chỉ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng. Như vậy, liệu rằng có mối quan hệ nào giữa cú sốc ngoại sinh và lạm phát? Sự thay đổi trong TGHĐ, giá dầu, giá nhập khẩu có tác động đáng kể đến lạm phát hay không? Và nếu có thì mức độ tác động của các nhân tố này là như thế nào? Biến động của giá cả hàng hóa trên thế giới cụ thể là giá dầu có ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tiền tệ liệu có tác động đến lạm phát hay không và nếu có thì mức độ của nó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên tác giả đã chọn đề tài “ Truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Việt Nam. Từ mục tiêu này của bài nghiên cứu, tác giả lần lượt đi vào trả lời cho các vấn đề sau:
  12. 3 Một là, truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh là như thế nào? Theo đó, tác giả đi vào tìm hiểu tác động của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát. Hai là, có bằng chứng thực nghiệm nào trên thế giới nghiên cứu về sự truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát hay không và nếu có thì sự truyền dẫn này giữa các thị trường có gì khác nhau không? Ba là, ở Việt Nam có sự truyền dẫn của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát hay không và nếu có thì mức độ truyền dẫn như thế nào? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình, các đối tượng nghiên cứu của tác giả như sau: - Oil : giá dầu thế giới - GAP : Lổ hổng sản lượng của Việt Nam - E: tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ USD - IMP: chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam - PPI: chỉ số giá sản xuất của Việt Nam - CPI: chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam - M2: cung tiền của Việt Nam 1.4. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu về giá dầu (Oil), lổ hổng sản lượng (GAP), tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ USD (E), chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), cung tiền (M2) sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2013. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu thu thập được tác giả so sánh với mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ những phân tích định tính bằng những hình vẽ để các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn.
  13. 4 Phương pháp phân tích kinh tế lượng: tác giả sử dụng mô hình SVAR (Structural Vector Autoregression Model) để đo lường và phân tích tác động cú sốc ngoại sinh cụ thể là tỷ giá, giá dầu, chỉ số giá nhập khẩu vào chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất ở Việt Nam giai đoạn 2001-2013. 1.6. Dữ liệu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO); nguồn dữ liệu IMF trong khoảng thời gian 2001-2013 1.7.Cấu trúc của bài nghiên cứu: gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này tác giả sẽ cho thấy lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, tổng quan về phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây về sự tác động của cú sốc ngoại sinh vào lạm phát. Trong chương này, tác giả sẽ tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của cú sốc ngoại sinh vào chỉ số giá của một quốc gia. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giả trình bày phương pháp sử dụng để thực hiện bài nghiên cứu. Cách tính các biến và nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, thông qua kết quả nghiên cứu tác giả phân tích so sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với những nghiên cứu trước đây trên thế giới về cú sốc ngoại sinh tác động đến lạm phát và lần lượt trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra ở phần mục tiêu nghiên cứu. Chương 5: Kết luận, tác giả trình bày một cách ngắn gọn những gì tác giả phát hiện thông qua nghiên cứu. 1.8. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn góp phần cung cấp thông tin tổng quan hơn về tác động của cú sốc ngoại sinh cụ thể là giá dầu, tỷ giá và chỉ số giá nhập khẩu tác động đến lạm phát tại Việt Nam là như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu.
  14. 5 Thứ hai, luận văn đã xác định được xu hướng biến động của các cú sốc ngoại sinh vào chỉ số giá ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Thứ ba, thực hiện chức năng phân rã phương sai, cú sốc ngoại sinh giải thích bao nhiêu phần trăm trong sự biến động của lạm phát ở Việt Nam.
  15. 6 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC NGOẠI SINH VÀO LẠM PHÁT 2.1. Nền tảng lý thuyết 2.2.1. Thế nào là cú sốc ngoại sinh và thế nào là truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT). Cú sốc ngoại sinh là sự thay đổi của các nhân tố bên ngoài quốc gia tác động đến tình hình kinh tế của một quốc gia đó. Hay nói một cách dễ hiểu, đó là sự truyền dẫn của các nhân tố bên ngoài như tỷ giá, giá dầu đến các biến số vĩ mô trong nước. Calvo, Leiderman and Reinhart (1993) đã tìm thấy những cú sốc ngoại sinh có tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái thực của các nước ở Châu Mỹ Latinh giai đoạn 1988-1991. Jonathan McCarthy (2000) nghiên cứu tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chỉ số giá trong nước (PPI, CPI) ở những quốc gia phát triển và tác giả sử dụng mô hình VAR để phân tích sự tương quan của sự biến động của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến chuỗi các chỉ số giá ở các nước phát triển. Giovanni P. Olivei (2002) cho rằng truyền dẫn tỷ giá hối đoái như là sự tác động của sự thay đổi tỷ giá đến giá nhập khẩu (tính trên đồng nội tệ) đối với những quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu với nhau. Hay nói cách khác là 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ tác động như thế nào đến sự thay đổi giá nhập khẩu. Nkunde Mwase (2006) có định nghĩa rộng hơn về truyền dẫn tỷ giá hối đoái chính là sự thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước như thế nào khi có sự thay đổi 1% của cú sốc tỷ giá. Rudrani Bhattacharya, Ila Patmaik, Ajay Shah (2008) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa trong nước (domestic prices)- giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng và cả giá hàng hóa xuất khẩu- được xác định bởi các nhà nhập khẩu trong
  16. 7 nước khi có sự thay đổi 1% của biến động tỷ giá hối đoái. Như vậy, qua những nghiên cứu đã nêu tác giả khái quát định nghĩa truyền dẫn tỷ giá như sau: “ truyền dẫn tỷ giá là phần trăm thay đổi của giá cả hàng hóa nội địa- chỉ số giá nhập khẩu (IMP), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI)- khi có sự thay đổi một phần trăm (1%) của cú sốc tỷ giá”. 2.2.2. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá và phương thức tác động của các cú sốc từ bên ngoài đến các biến số vĩ mô trong nước. Theo Lafleche (1996) cho rằng những thay đổi của TGHĐ sẽ ảnh hưởng tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp. Có ít nhất 2 kênh chuyển dịch tỷ từ giá hối đoái vào giá cả trong nước: trực tiếp và gián tiếp, được tóm tắt trong một sơ đồ sau: Hình 2.1. Các kênh chuyển dịch tỷ giá hối đoái Sụt giảm tỷ giá Kênh trực tiếp Kênh gián tiếp Giá đầu vào nhập Giá hàng hóa Nhu cầu nội địa Nhu cầu nước khẩu tăng nhập khẩu tăng đối với hàng hóa ngoài đối với hàng nội địa tăng nội địa tăng Chi phí sản xuất tăng Sản xuất hàng hóa thay thế nội địa tăng Giá tiêu dùng tăng
  17. 8 Kênh truyền dẫn trực tiếp: Những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được truyền dẫn vào giá tiêu dùng thông qua những thay đổi trong giá nhập khẩu của hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng. Khi nội tệ giảm giá, giá của hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng lên. Trong trường hợp hàng hóa trung gian được nhập khẩu, giá tăng sẽ làm tăng chi phí biên, dẫn đến giá cả hàng hóa được sản xuất trong nước sẽ tăng. Các nghiên cứu thực nghiệm thường chia kênh truyền dẫn trực tiếp làm hai giai đoạn để nghiên cứu. Giai đoạn thứ nhất bao gồm những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được truyền dẫn vào giá cả đầu vào nhập khẩu. Giai đoạn thứ hai bao gồm những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được truyền dẫn vào giá nhập khẩu sau đó theo chuỗi phân phối, truyền dẫn vào giá sản xuất và cuối cùng ảnh hưởng đến giá tiêu dùng. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng giá nhập khẩu nhạy với những thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa hơn so với giá tiêu dùng nói chung (Obstfeld và Rogoff, 2000). Kênh truyền dẫn gián tiếp: sự giảm giá của đồng nội tệ ảnh hưởng đến giá xuất khẩu vì hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn trong thị trường nước ngoài. Làm tăng nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa trong nước dẫn đến áp lực làm tăng giá cả trong nước (Hyder và Shah, 2004). Hiện tượng này được gọi là “sự thay thế bên ngoài”. Sự giảm giá của đồng nội tệ làm giá nhập khẩu của hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian tăng lên tính bằng nội tệ, làm tăng nhu cầu của hàng hóa thay thế trong nước (sự thay thế bên trong), gây ra áp lực tăng giá của hàng hóa thay thế trong nước (Dobrynskaya và Levando, 2005). Cơ sở lý thuyết của sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái là lý thuyết ngang giá sức mua. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, có sự chuyển dịch hoàn toàn những thay đổi trong tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước (Dobrynskaya và Levando, 2005). Các nhà kinh tế học sử dụng 3 khái niệm để giải thích tại sao hàng hóa
  18. 9 của một nước có giá cả bằng với giá cả của hàng hóa tương tự ở một nước khác. Quy luật một giá nói đến những hàng hóa riêng lẻ. Ngang giá sức mua tuyệt đối nói đến toàn bộ hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Và ngang giá sức mua tương đối nói đến sự thay đổi trong giá cả của hàng hóa. Luật một giá là khái niệm đơn giản nhất về ngang giá sức mua. Luật một giá cho rằng giá cả của những hàng hóa tương tự nhau, khi tính bằng một đồng tiên chung tại mức tỷ giá hiện hành, ở cả hai thị trường phải ngang bằng nhau với giả định là không tồn tại chi phí giao dịch và thuế quan trong việc trao đổi mậu dịch giữa hai thị trường. Nếu có một sự chênh lệch trong giá cả giữa hai thị trường thì sẽ xuất hiện hành vi kinh doanh chênh lệch giá. Người ta sẽ mua hàng hóa ở thị trường có mức giá thấp và bán lại hàng hóa đó ở thị trường có mức giá cao hơn. Điều này sẽ làm cho giá cả ở thị trường có mức giá thấp tăng lên và giá cả tại thị trường có mức giá cao sẽ giảm xuống cho đến khi giá cả hàng hóa ở hai thị trường bằng nhau. Công thức mô tả luật một giá như sau: PA = E. P∗A Với E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, được đo lường bằng những đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. PA là mức giá mặt hàng A ở trong nước. PA* là mức giá mặt hàng A ở nước ngoài. Luật một giá thường được sử dụng để xem xét sự chuyển dịch cho những hàng hóa đơn lẻ được mua bán giữa các quốc gia (Campa và Goldberg, 2002). Ngang giá sức mua tuyệt đối mở rộng cơ sở lý luận của luật một giá. Lý thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối cho rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền phải bằng với tỷ lệ tổng mức giá cả giữa hai quốc gia. Công thức: P = E. P∗ Với E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa. P là giá cả của rổ hàng hóa trong nước. P * là
  19. 10 giá cả của rổ hàng hóa nước ngoài. Giả định rằng hai rổ hàng hóa này được cấu thành bởi những loại hàng hóa và dịch vụ tương tự có tỷ trọng tham gia vào rổ hàng hóa như nhau. Ngang giá sức mua tương đối cho rằng giá trị của ngoại tệ tăng lên hay giảm xuống một lượng bằng với sự chênh lệch giữa lạm phát trong nước và lạm phát nước ngoài Gọi Ih là mức lạm phát trong nước, If là mức lạm phát nước ngoài, ef là phần trăm thay đổi trong giá trị của đồng ngoại tệ, như vậy: Nếu ngang giá sức mua tồn tại, nội tệ giảm giá 1% (ngoại tệ tăng giá 1%) thì chỉ số giá trong nước sẽ tăng 1% (nếu các yếu tố khác không đổi). Hiện tượng này gọi là sự chuyển dịch hoàn toàn (complete pass-through). Trong thực tế, sự chuyển dịch của những thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa vào giá cả trong nước là không hoàn toàn (incomplete pass-through). Đã có nhiều công trình nghiên cứu giải thích sự chuyển dịch không hoàn toàn. Trong thị trường độc quyền nhóm (oligopolistic market), phản ứng của giá cả với những thay đổi trong chi phí phụ thuộc vào độ cong của đường cầu và cấu trúc thị trường (Dornbusch, 1987; Knetter, 1989; Atkeson và Burstein, 2008 trong Nakamura và Zerom, 2009). Nếu hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa trung gian, nhà sản xuất địa phương có thể thay thế đầu vào nhập khẩu bằng đầu vào nội địa để phản ứng với những thay đổi tỷ giá hối đoái (Dobrynskaya và Levando, 2005). Bên cạnh đó, sự cứng nhắc của giá cả và các nhân tố khác cũng có thể góp phần làm cho sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái không hoàn toàn (Giovannini, 1988; Kasa, 1992; Devereux và Engel, 2002; Bacchetta và van Wincoop, 2003 trong Nakamura và Zerom, 2009). Brissimis và Kosma (2005) nghiên cứu các công ty Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển và sức
  20. 11 mạnh thị trường để giải thích cho sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái không hoàn toàn. Theo Rudrani Bahttacharya (2008) cho rằng cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá hàng hóa nội địa qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu. Giai đoạn 2: Khi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu thì thong qua cung cầu thị trường nó sẽ lập tức ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước. Và mức truyền dẫn được gọi là hoàn toàn (complete) khi 1% thay đổi tỷ giá sẽ dẫn đến sự thay đổi trong giá cả nội địa cũng ở mức 1%, và nếu mức độ thay đổi này nhỏ hơn 1% thì mức truyền dẫn được gọi là không hoàn toàn (incomplete). Arshad Khan et al (2011) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra phương thức truyền dẫn của cú sốc bên ngoài vào một quốc gia như sau: Ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài một quốc gia theo nhiều phương thức truyền dẫn đã tác động lên các biến số kinh tế vĩ mô trong nước theo các mức độ khác nhau. Đó có thể là ảnh hưởng của giá dầu thế giới, giá thực phẩm thế giới tác động lên giá cả hàng hóa trong nước, gây ra lạm phát, giá cả hàng hóa cao trong khi đó thu nhập chưa tăng kịp đã làm giảm mức tiêu thụ hàng hóa, kéo theo sản xuất trì trệ, hàng hóa tiêu thụ chậm hơn, làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cũng như thu nhập thực trong dân cư giảm do chi phí sinh hoạt tăng lên. Việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn, đẩy doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả hơn, thu nhập ròng giảm, khiến lượng tiền dành tái đầu tư cũng giảm theo. Lạm phát tăng lên dẫn đến việc Ngân hàng nhà nước (NHNN) phải can thiệp bằng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất để hút tiền trong dân cư, kết quả là lạm phát giảm nhưng lượng tiền cho đầu tư giảm theo kéo kinh tế tăng trưởng chậm hơn. Phương thức truyền dẫn của cú sốc bên ngoài vào một quốc gia được tác giả cụ thể hóa qua hình sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2