intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính của doanh nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính, và sự cần thiết ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro. Đề tài nghiên cứu thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh của doanh nghiệp bất động sản. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính của doanh nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRƯƠNG THÚY NHUNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  TRƯƠNG THÚY NHUNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu do bản thân tôi thực hiện dựa trên những tài liệu tham khảo thu thập được. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn TRƯƠNG THUÝ NHUNG
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: T ỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN........................................................................................................ 3 1.1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính 3 1.1.1. Rủi ro tài chính và tác động của rủi ro tài chính ............................... 3 1.1.1.1. Rủi ro tài chính .................................................................................3 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp .................................4 1.1.1.3. Tác động của rủi ro tài chính ...........................................................5 1.1.2. Quản trị rủi ro ....................................................................................... 6 1.1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ..................................................................6 1.1.2.2. Công cụ tài chính phái sinh ..............................................................7 1.1.3. Sản phẩm phái sinh trên thế giới....................................................... 10 1.1.3.1. Hợp đồng giao sau và quyền chọn – Chỉ số S&P Case Shiller home Index (CSI) ......................................................................................................10 1.1.3.2. Qũy tín thác đầu tư bất động sản....................................................18 1.1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh. ...............................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM ................................................... 21
  5. 2.1. Quá trình phát triển của thị trường bất động sản thành phố HCM thời gian vừa qua .............................................................. ……………………...21 2.1.1. Giai đoạn phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM trước khủng hoảng tài chính toàn cầu ...................................................................... 21 2.1.2. Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu: .............................. 23 2.1.3. Toàn cảnh các doanh nghiệp bất động sản trên sàn niêm yết Qúy 3 năm 2012............................................................................................................ 24 2.1.4. Vai trò của sàn giao dịch bất động sản và Hiệp hội bất động sản .. 28 2.1.4.1. Vai trò của sàn giao dịch bất động sản ............................................................. 28 2.1.4.2. Vai trò của hiệp hội bất động sản tp. Hồ Chi Minh.......................................... 30 2.2. Nhận diện các rủi ro tài chính tác động đến thị trường bất động sản thành phố HCM ................................................................................................... 31 2.2.1. Rủi ro lạm phát……………………………………………………...31 2.2.2. Rủi ro giá vật liệu xây dựng ............................................................... 33 2.2.3. Rủi ro giá vàng .................................................................................... 33 2.2.4. Rủi ro tỷ giá ......................................................................................... 35 2.2.5. Rủi ro lãi suất ...................................................................................... 36 2.3. Thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp bất động sản thành phố HCM ............................................. 37 2.3.1. Thực trạng sử dung công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam ......... 38 2.3.2. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh tại các doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM ................................................................................................ 42 2.3.2.1. Tình hình thực tế sử dụng công cụ phái sinh tại các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM .......................................................................................................................... 42 2.3.2.2. Khảo sát mức độ am hiểu và thực trạng ứng dụng sản phẩm phái sinh tại doanh nghiệp bất động sản và xây dựng : ....................................................................................... 48 2.4. Nguyên nhân công cụ phái sinh chưa phát triển ở Việt Nam ............ 53 2.4.1. Chưa am hiểu về sản phẩm phái sinh ............................................... 54 2.4.2. Hành lang pháp lý và hạch toán kế toán: ......................................... 55
  6. 2.4.3. Nguyên nhân từ phía thị trường: ...................................................... 56 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TP.HỒ CHÍ MINH ........................................................................... 58 3.1. Định hướng phát triển thị trường Bất Động Sản đến năm 2020 ... 58 3.2. Những yêu cầu đặt ra và một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam ................................................................................................... 60 3.2.1. Các giải pháp v ĩ mô nhằm phát triển thị trường phái sinh trong nước ... 60 3.2.1.1. Về phía nhà nước ............................................................................................. 60 3.2.1.2. Về phía ngân hàng:........................................................................................... 71 3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các DNBĐS TP.HCM....................................................... 72 3.2.2.1. Nâng cao kiến thức về sản phẩm phái sinh ...................................................... 72 3.2.2.2. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ, công cụ tài chính phải được sử dụng phù hợp. ................................................................................................. 74 3.2.2.3. Nhà QTRR cần đánh giá đúng đắn hiệu quả mà hoạt động QTRR mang lại: .. 75 3.2.2.4. Nâng cao kiểm soát nội bộ nhằm tạo sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ phái sinh. .............................................................................................. 75 3.2.2.5. Xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính phù hợp cho từng doanh nghiệp: ....................................................................................................................... 76 3.2.2.6. Xây dựng phương án và quy trình làm việc chặt chẽ: ...................................... 79 3.2.3. Các vấn đề cần nghiên cứu thêm: ..................................................... 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công cụ phái sinh Phụ lục 2: Bảng câu hỏi Phụ lục 3: Vẽ đồ thị
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản CTCK : Công ty chứng khoán CSI : Chỉ số giá nhà Case Shiller (Case Shiller house price index) DN : Doanh Nghiệp DNBĐS : Doanh nghiệp bất động sản HoREA : Hiệp hội bất động sản TP.HCM HĐPS : Hợp đồng phái sinh NĐT : Nhà đầu tư NHTM : Ngân Hàng Thương Mại NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước PSHH : Phái sinh hàng hóa QTRR : Quản trị rủi ro REIT : Qũy tín thác đầu tư bất động sản (Real estate investment trust) SPV : Tổ chức đặc biệt (Special Purpose Vehicle) SGDBĐS : Sàn giao dịch bất động sản TDH : Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (ThuducHouse, mã cổ phiếu TDH) TPCĐ : Trái phiếu chuyển đổi TCTD : Tổ chức tín dụng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mô tả các công cụ phái sinh ............... Error! Bookmark not defined. Bảng 1.2: Chỉ số quý S&P/Case–Shiller index values .................................. 12 Bảng 2.1 :số liệu kế toán của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết ......... 24 Bảng 2.2 : Bảng % lạm phát từ năm 2001 đến 2011 ...................................... 31 Bảng 2.3: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại một số NHTM ..... 40
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lạm phát từ 2002-2012 .................................................. 32 Biểu đồ 2.2: Gía vàng từ 2000-2011 ............................................................... 33 Biểu đồ: 2.3 Biến động tỷ giá giai đoạn 2008-2011 ....................................... 35 Biểu đồ số 2.4 : Loại hình doanh nghiệp điều tra ........................................... 49 Biểu đồ số 2.5: vốn điều lệ của nhà đầu tư tham gia nghiên cứu ................... 49 Biểu đồ số 2.6 : Mức độ tác động của các rủi ro đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp............................................................................................. 50 Biểu đồ số 2.7: Mức độ hiểu biết về các loại sản phẩm phái sinh .................. 51 Biểu đồ số 2.8: Mức độ sử dụng của các loại sản phẩm phái sinh ................. 51 Biểu đồ số 2.9: Mức độ hiệu quả khi sử dụng sản phẩm phái sinh ................ 52 Biểu đồ số 2.10: Mức độ tin tưởng và sử dụng SPPS trong tương lai ............ 53 HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) ......................... 64 Hình 3.2: Mô hình xây dựng chỉ số giá bất động sản ..................................... 69 Hình 3.3: Lộ trình xây dựng sàn giao dịch phái sinh bất động sản ................ 70 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức .................................................................................. 80
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày một phát triển và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư cũng như mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Mặc dù thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh là thị trường non trẻ so với thị trường bất động sản trong khu vực và trên thế giới nhưng thị trường bất động sản Thành Phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của khu vực, và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thị trường bất động sản thành Phố Hồ Chí Minh còn nhiều bất ổn, và khá nhạy cảm với những tác động xung quanh như biến động của thị trường chứng khoán, tỷ giá, giá vàng, chính sách, quy định mới của nhà nước. Thị trường bất động sản biến động không lường, giá cả bất động sản chưa phản ánh được giá trị thực của nó. Trước những biến động từ thị trường, nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn cũng như r ủi ro khi đầu tư. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm phát triển ổn định thị trường bất động sản là việc quan trọng và cấp thiết hiện nay. Do đó học viên chọn Đề tài: Ứng dụng công cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính của doanh nghiệp bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh để làm luận văn thạc sĩ kinh tế Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng ứng dụng công cụ phái sinh của doanh nghiệp bất động sản.
  11. 2 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính, và sự cần thiết ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro. Bên cạnh đó với bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert, tác giả tiến hành khảo sát các doanh nghiệp bất động sản đang hoạt động để đánh giá mức độ quan tâm, sử dụng công cụ phái sinh. Bằng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp và so sánh nhằm minh hoạ cụ thể thực trạng ứng dụng sản phẩm phái sinh trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bất động sản. Bài nghiên cứu trong phạm vi thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1993 đến năm 2012 Bố cục đề tài được phân thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp bất động sản Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro và ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp bất động sản
  12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN 1.1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính 1.1.1. Rủi ro tài chính và tác động của rủi ro tài chính 1.1.1.1. Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xẩy ra đối với thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán và những rủi ro doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của doanh nghiệp. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ, trả lãi của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính bắt nguồn từ vô số các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như mua bán, đầu tư, vay nợ và một số ho ạt động kinh doanh khác hoặc là hệ quả gián tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc tế… Tuy nhiên, có thể chia thành 3 nguyên nhân chính: rủi ro phát sinh từ sự thay đổi bên ngoài về giá cả trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hay giá của các loại hàng hoá khác; rủi ro phát sinh từ các hoạt động hay giao dịch với các đối tác trong kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, các đối tác trong các giao dịch phát sinh hoặc trong các liên doanh góp ốn v đầu tư; rủi ro phát sinh ừt bên trong liên quan đến nhân sự, cơ cấu tổ chức hoặc quy trình sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào giới thiệu những vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính là lãi suất, tỷ giá, lạm phát, giá cả… Như vậy, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro này.
  13. 4 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp a. Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Sự biến động này đôi khi gây ra tổn thất cho doanh nghiệp, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận thất thường nếu như tỷ giá biến động theo chiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Dù có quy định giao dịch bằng tiền Việt Nam, nhưng trên thị trường bất động sản, phần lớn sản phẩm đều được rao bán hoặc cho thuê bằng đô la một cách công khai. Thậm chí, trên nhiều trang thông tin về bất động sản, các sản phẩm căn hộ cũng được nhiều người chào giá bằng “đô”. Đây là hệ quả của một thời gian dài hiện tượng lạm dụng USD diễn ra khá phổ biến trên thị trường. Thậm chí, tại các báo cáo của một số công ty tư vấn bất động sản như CBRE, Savills..., thông tin về giá bán và cho thuê bất động sản đều được thể hiện bằng USD. Do vậy sự biến động về tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến giá cả của bất động sản và lợi nhuận của Doanh nghiệp bât động sản. b. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư bất động sản đều sử dụng vốn vay để đầu tư cho các công trình của mình, vì vậy khi nền kinh tế l ạm phát, chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát trong đó có chính sách thắt chặt tín dụng làm lãi suất tăng cao gây khó khăn cho việc huy động vốn của Doanh nghiệp thậm chí có Doanh nghiệp phá sản do không huy động được nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh và trả lãi vay cho Ngân hàng. c. Rủi ro lạm phát:
  14. 5 Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, nguồn vốn vay tín dụng cho đầu tư bất động sản từ các tổ chức tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn vay tín dụng với tài sản bảo đảm bằng bất động sản lại bị hạn chế để kiềm chế lạm phát. Điều này làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Doanh nghiệp. Như vậy, không thể có giải pháp vốn chủ yếu từ nguồn tín dụng trong nước khi lạm phát chưa ngừng. Mặt khác khi nền kinh tế lạm phát làm giá cả đầu vào của các doanh nghiệp tăng chính điều này cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. d. Rủi ro giá vàng Do thị trường BĐS Việt Nam, giá bất động sản vẫn còn lấy chuẩn giá vàng nên khi giá vàng biến động làm cho giá bất động sản biến động theo. Giá đất, như thường lệ, lại được quy theo vàng, cứ sau mỗi đợt giá vàng thay đổi, giá đất lập tức thay đổi theo. Diễn biến thị trường bất động sảnnhững năm qua cho thấy, nếu giá vàng giảm, giá đất không thay đổi, nhưng một khi giá vàng tăng thì giá đ ất lập tức cũng hình thành một mặt bằng mới, bất kể có giao dịch hay không. e. Rủi ro giá vật liệu xây dựng Cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản luôn chịu tác động bởi các yếu tố đầu vào đặc biệt giá vật liệu xây dựng.Chính vì thế khi cơn bão giá vật liệu xây dựng tăng cao đã khi ến không ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng điêu đứng, nhiều công trình chậm tiến độ, hay tạm ngừng mãi mãi. 1.1.1.3. Tác động của rủi ro tài chính a. Tác động đến lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Rủi giá vật liệu xây dựng, lãi suất, tỷ giá làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, làm lợi nhuận giảm đi. Để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp phải tăng giá bán và điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp.
  15. 6 Mặc dù vậy, khi thị trường đi xuống đặc biệt các doanh nghiệp BĐS khó mà tăng giá. Chi phí tăng làm lợi nhuận giảm, bên cạnh đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. b. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể tồn tại khi đảm bảo được nguồn vốn để tái đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu rủi ro tài chính tăng cao và doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nguồn vốn tái đầu tư bị giảm đi thậm chí âm. Đối với các doanh nghiệp BĐS, khi thị trường đi xuống, đồng thời chính sách tín dụng thắt chặt, doanh nghiệp sẽ không đủ vốn để duy trì hoạt động.Thời gian vừa qua đã có rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản, hoặc đóng cửa tạm thời. c. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp Khi rủi ro tài chính tăng cao do biến động lãi suất, tỷ giá, giá nguyên vật liệu, giá vàng, rủi ro này tác động làm mất cân đối dòng tiền tức dòng thu vào nhỏ hơn dòng chi ra. Và nếu dòng tiền bị mất cân đối trong dài hạn, doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ và có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. 1.1.2. Quản trị rủi ro 1.1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đối với tổ chức.Một cách tổng quát đây là quá ình tr xem xét toàn b ộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó.Từ đó chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Một trong những cách để quản trị rủi ro hiệu quả là việc ứng dụng các công cụ phái sinh.Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts), hợp đồng quyền chọn (option contracts) và hợp đồng hoán đổi (swap contracts).Những công cụ trên còn
  16. 7 có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo. 1.1.2.2. Công cụ tài chính phái sinh Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đă có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các loại công cụ phái sinh như sau:
  17. 8 Nội dung Hợp đồng kỳ Hợp đồng Hợp đồng quyền Hợp đồng hoán hạn tương lai chọn đổi Thị trường Phi chính thức Chính thức Chính thức và phi Phi chính thức giao dịch chính thức Loại hợp Thoả thuận Được sàn giao Được sàn giao Thoả thuận giữa đồng giữa các bên dịch tiêu chuẩn dịch chuẩn hoá các bên tham gia tham gia. Điều hoá các điều các điều khoản trao đổi một kiện thoả thuận khoản của hợp của hợp đồng nếu dòng tiền này lấy linh hoạt : đồng: giao dịch trên thị một dòng tiền - Hàng - Hàng hoá trường chính khác của bên kia. hoá thức, thoả thuận Kết hợp giữa hợp - Khối giữa các bên nếu đồng giao ngay - Khối lượng và chất giao dịch trên thị và kỳ hạn. lượng và chất lượng trường phi chính Các loại hợp lượng - Giá cả thức đồng hoán đổi: - Giá cả Ngày đáo - - Người - Hoán đổi - Ngày hạn mua quyền có lãi suất đáo hạn quyền nhưng - Hoán đổi không bắt buôc tiền tệ mua hoặc bán - Hoán đổi rủi ro tín dung - Người bán - Hoán đổi quyền bắt buộc hàng hoá phải thực hiện Thanh toán Khi đáo hạn Thanh toán hàng Thanh toán phí Khi đáo hạn ngày bằng cách mua ngay khi trích tài khoản mua quyền hoặc bên thua và ghi thanh toán hàng vào tài khoản ngày giống như bên được hợp đồng tương lai
  18. 9 Ưu điểm Được thiết kế - Tính Khi giao dịch Các bên tham gia linh hoạt tuỳ thanh khoản cao trên thị trường HĐ đều có những vào thoả thuận do được chuẩn chính thức: lợi ích nhất định, của hai bên hoá nên dễ tìm -Tính thanh HĐ đáp ứng đối tác khoản cao do dễ được nhu cầu - Hạn chế tìm đối tác mua và bán lại rủi ro vỡ nợ hoặc bán và mua -Hạn chế rủi ro cùng loại ngoại - Có thể vỡ nợ tệ ở hai thời điểm chuyển nhượng -Khi thị trường khác nhau. bất kỳ thời điểm có lợi, người mua nào trước khi quyền chọn có hợp đồng đến thể không cần hạn thực hiện hợp đồng, lúc này chỉ mất phí quyền chọn Nhược điểm - Thanh - Bắt buộc thực -Phí mua quyền -Thanh khoản khoản thấp do hiện giao dịch chọn có thể đắt thấp do khó tìm khó tìm đối tác khi đến hạn tuỳ cung cầu thị đối tác - Rủi ro - Mất phí mô trường giao dịch - Rủi ro vỡ vỡ nợ cao do giới, phí giao nợ cao do đối tác đối tác có thể dịch và yêu cầu có thể từ chối từ chối không ký quỹ không thực hiện thực hiện hợp hợp đồng khi gặp đồng khi gặp bất lợi bất lợi -Bắt buộc thực - Bắt hiện hợp đồng buộc thực hiện khi đáo hạn hợp đồng khi đáo hạn Nguồn: Tác giả tổng hợp
  19. 10 1.1.3. Sản phẩm phái sinh trên thế giới 1.1.3.1. Hợp đồng giao sau và quyền chọn – Chỉ số S&P Case Shiller home Index (CSI) Nhu cầu phát triển thị trường phái sinh cho các DN càng được hỗ trợ mạnh trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và đa dạng vào nền kinh tế thế giới. Trên thế giới thị trường phái sinh đã phát triển từ thế kỷ 19 và đang ngày càng tăng trưởng do giới đầu tư chuyển hướng và nâng tỷ trọng của hàng hóa trong danh mục đầu tư khi nhận thấy sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa và giao dịch hàng hóa trở nên dễ dàng hơn với mọi đối tượng. Về quy mô, khối lượng hàng hóa giao dịch đã tăng m ạnh qua các năm, nhất là giai đoạn từ năm 2008 tới 2010 đã tăng kho ảng 50% so với 3 năm trước đó. Giá trị giao dịch tương lai hàng hóa cũng tăng gấp đôi từ năm 2008 tới 2010 khi đạt 380 tỷ USD. Về lĩnh vực bất động sản, sản phẩm phái sinh bất động sản phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu có Anh, Mỹ, Châu Á có Nhật, Singapore,Trung Quốc... Trong bài này tác giả đề cập đến chỉ số giá nhà S&P/Case- Shiller (CSI) đây là chỉ số giá nhà của Mỹ, được đánh giá với mức độ chính xác cao. Đồng thời tác giả cũng đề cập đến hợp đồng giao sau trên chỉ số giá nhà. a. Khái niệm Chỉ số giá nhà S & P / Case-Shiller (CSI): Sau khi thị trường nhà đất tại Hoa Kỳ tăng hơn 11% mỗi năm từ năm 2000 đến 2006, giá nhà đất đi xuống, gây nên những rủi ro như nhà bị tịch thu, Tình hình tài chính căng thẳng. Chính điều nàydẫn đến sự đánh giá lại rủi ro của giới đầu tư nhà ở. Khi rủi ro này gia tăng, người ta nhận thấy rằng chủ nhà, người cho vay, và người tham gia thị trường phải đối mặt với các rủi ro này là rất cao. Chính mối quan tâm rủi ro giá nhà ngày càng tăng,năm 2006 sàn Chicago Mercantile Exchange (CME) ắt b đầu giao dịch hợp đồng tương lai S&P/Case- Shiller.
  20. 11 Chỉ số giá nhà S & P / Case-Shiller (CSI), được phát triển bởi ba nhà kinh tế Allan Weiss, Karl E.Case và Robert J. Shiller những năm 1980.Bộ ba này đã thành lập một công ty bán dữ liệu nghiên cứu của họ sau đó công ty này đã đư ợc mua bởi Fiserv, Inc, công ty này sẽ lập bảng dữ liệu. Dữ liệu này được phân phối bởi Sandard & Poor. Chỉ số chính thức được gọi là Chỉ số giá nhà S & P / Case-Shiller (CSI). Có những loại chỉ số như: - Chỉ số giá nhà quốc gia là chỉ số tập hợp của các hộ gia đình thuộc chín bộ phận điều tra dân số của Hoa Kỳ. Nó được tính toán hàng quý và đư ợc công bố vào thứ ba cuối cùng của tháng hai, tháng Năm, tháng Tám và tháng Mười. Chỉ số này được chuẩn hóa và có giá trị 100 trong quý đầu tiên của năm 2000. - Chỉ số tổng hợp 10 thành phố, trong đó bao gồm Boston, Chicago, Denver, Las Vegas, Los Angeles, Miami, New York, San Diego, San Francisco và Washington, DC. - Chỉ số tổng hợp của 20 thành phố, trong đó bao gồm tất cả các thành phố ở trên cộng với Atlanta, Charlotte, Cleveland, Dallas, Detroit, Minneapolis, Phoenix, Portland (Oregon), Seattle và Tampa. - Các chỉ số, ngoài các chỉ số quốc gia, được công bố vào ngày thứ ba cuối cùng của mỗi tháng lúc 9 giờ sáng EST. Dữ liệu sẽ được báo cáo sau 2 tháng, báo cáo này sẽ được công bố vào tháng 5 sau khi thu thập hết doanh số bán nhà tháng 3. Các chỉ số này được chuẩn hóa và có giá trị 100 trong tháng đầu tiên của năm 2000.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0