Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất trong nước
lượt xem 7
download
Bài nghiên cứu này có hai đóng góp khác biệt so với những tài liệu hiện có. Đầu tiên, luận văn sử dụng một mô hình lý thuyết đơn giản liên quan đến vấn đề sự hiện diện của vốn nước ngoài đưa đến tác động lan tỏa hiệu suất cho các công ty trong nước. Mô hình lý thuyết cho thấy việc gia tăng đầu tư nước ngoài làm tăng cả nợ tối ưu và đầu tư của các công ty trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất trong nước
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------- PHẠM HOÀNG MAI DIỄM VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT TRONG NƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------- PHẠM HOÀNG MAI DIỄM VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT TRONG NƢỚC Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Hoàng Mai Diễm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................ 4 1.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5 1.6. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................. 6 1.7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 9 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY............................................................................................... ........................... 10 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 10 2.2. Mô hình lý thuyết về đòn bẩy công ty và sự tham gia của vốn nước ngoài: . 14 PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 19 3.1. Mô hình thực nghiệm ..................................................................................... 19 3.2. Dữ liệu ........................................................................................................... 34 3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................... 37 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 39 4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan ......................................................... 39 4.2. Mối quan hệ giữa sự hiện diện nước ngoài và đòn bẩy công ty trong ngành Công nghiệp sản xuất ở Việt Nam ........................................................................ 42 4.3. Phân tích độ nhạy ........................................................................................... 54 PHẦN 5: KẾT LUẬN................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê mô tả cho toàn bộ mẫu Bảng 2: Ma trận tương quan của các biến (nhóm ngành Công nghiệp sản xuất) Bảng 3: Kết quả kiểm định ngành Công nghiệp sản xuất Bảng 4: Ước lượng IV-Tobit đối với cơ cấu sở hữu Bảng 5: Ước lượng cho ngành Thực phẩm - đồ uống - thuốc lá Bảng 6: Ước lượng cho ngành Hóa chất - dược phẩm Bảng 7: Ước lượng cho ngành sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su Bảng 8: Ước lượng cho ngành sản xuất sản phẩm kim loại và khoáng phi kim Bảng 9: Ước lượng cho ngành thiết bị điện - điện tử - viễn thông Bảng 10: Kết quả kiểm định ngành Công nghiệp sản xuất (thay thế cách đo lường biến sự tham gia của nước ngoài) Bảng 11: Kết quả kiểm định ngành Công nghiệp sản xuất (thay thế cách đo lường biến quy mô)
- 1 TÓM TẮT Luận văn này kế thừa mô hình lý thuyết theo Sajid Anwar và Sizhong Sun (2014) để tìm hiểu mối liên hệ giữa sự hiện diện của đầu tư nước ngoài và đòn bẩy với dữ liệu bảng cấp độ công ty ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014. Ước lượng thực nghiệm bằng việc sử dụng hồi quy Tobit biến số công cụ cho thấy rằng, về mặt tổng thể, tác động của sự hiện diện nước ngoài lên đòn bẩy của công ty nội địa trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam là cùng chiều, nghĩa là gia tăng sự hiện diện của nước ngoài làm tăng đòn bẩy của các công ty sản xuất trong nước. Luận văn còn tìm thấy sự hiện diện của đầu tư nước ngoài có tác động làm tăng đòn bẩy của các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối thì lớn hơn so với các công ty cổ phần còn lại. Hơn nữa, tác động của sự hiện diện của nước ngoài vào đòn bẩy thay đổi đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Từ khóa: Sự hiện diện của đầu tư nước ngoài, đòn bẩy.
- 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nhiều năm qua, vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự có mặt của đầu tư nước ngoài cũng đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, trong đó nhiều tỉnh trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp đã chuyển dịch cơ cấu sang tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, chủ yếu nhờ thu hút đầu tư nước ngoài. Khu vực có vốn nước ngoài đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư nước ngoài. Điểm đáng nói nữa là sự xuất hiện của đầu tư nước ngoài và sự phát triển của khu vực này cũng làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu, ví dụ các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Nếu xét theo cơ cấu ngành lĩnh vực thì trong nhiều năm qua, lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam như là một địa điểm sản xuất hấp dẫn, càng được khẳng định khi nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến, chế tạo được cấp chứng nhận đầu tư. Nhiều chuyên gia đã nhận định Việt Nam có thể trở thành công xưởng mới của châu Á. Trong năm 2014, ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm
- 3 là 14,49 tỷ USD, chiếm 72% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có thể thấy, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong tổng vốn đăng ký của cả nước đã tăng đều trong thời gian vừa qua (năm 2011 chiếm 50%, năm 2012: 70%, năm 2013: 76,6%, năm 2014: 72%). Đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp sản xuất có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, vậy đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng gì đến các công ty sản xuất trong nước hay không? Các nhà nghiên cứu kinh doanh quốc tế như Dunning (1988), Brander và Lewis (1986) đã đưa ra 2 lập luận rằng: (i) Sản lượng và quyết định cấu trúc tài chính của công ty có mối liên hệ với nhau. (ii) Sản lượng bị ảnh hưởng bởi đầu tư nước ngoài. Kết hợp lại ta có thể lập luận rằng sự hiện diện của nước ngoài tại một quốc gia, thông qua các tác động lan tỏa, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty. Ví dụ, khi gia tăng sự hiện diện nước ngoài dẫn đến tăng tính cạnh tranh. Việc tăng cạnh tranh đòi hỏi công ty trong nước cần nguồn vốn để đổi mới quản lý, nâng cao công nghệ, tăng cường marketing, … nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, công ty trong nước có thể sử dụng tài trợ nợ vì việc tăng vốn chủ sở hữu là quá khó khăn, tốn kém và có thể chuyển tải nhiều thông tin không thuận lợi. Nói cách khác, dựa vào tài liệu tài chính, kinh doanh / kinh tế quốc tế của một số học giả như Dunning (1988), Brander và Lewis (1986), có một liên kết rõ ràng giữa sự hiện diện nước ngoài và cấu trúc vốn của các công ty trong nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam tôi chưa thấy có nghiên cứu nào chính thức kiểm định mối liên kết này. Với các lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Vốn đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty sản xuất trong nước”
- 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài và đòn bẩy của các công ty trong nước thuộc nhóm ngành sản xuất, nhằm trả lời các câu hỏi sau: Mức độ đầu tư nước ngoài có tác động đến đòn bẩy của công ty trong nước hay không? Tác động của sự hiện diện vốn nước ngoài lên cấu trúc vốn của các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối và các công ty cổ phần còn lại có khác nhau không? Tác động của sự hiện diện vốn nước ngoài lên cấu trúc vốn của các công ty trong các ngành khác nhau (sản xuất sản phẩm từ nhựa – cao su, sản xuất thiết bị điện – điện tử – viễn thông, dệt may, hóa chất, thực phẩm, …) là như thế nào? Trả lời các câu hỏi trên, tôi mong muốn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tương tác giữa mức độ tham gia của vốn đầu tư nước ngoài và đòn bẩy của các công ty trong nước thuộc nhóm ngành sản xuất. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong bài: Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất được niêm yết trên sàn HNX và HOSE trong giai đoạn năm 2005 - 2014. Mô hình ước lượng: Nghiên cứu này ước lượng mô hình bằng việc sử dụng dữ liệu bảng ở cấp độ công ty, biến giả ngành (dindustry) và thời gian (dyear) theo phương trình sau: Leveragei,t = λ0 + λ1Xit + λ2ƒpit + λ3dindustryi + λ4dyeart + εi,t
- 5 Tác giả sử dụng 3 kỹ thuật ước lượng là : OLS, Tobit và Tobit biến công cụ (IV-Tobit). Nguồn dữ liệu: Các thông tin và dữ liệu thô được thu thập từ trang web http://finance.vietstock.vn và Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư. 1.4. Nội dung nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, tôi tiến hành xem xét các vấn đề sau: Đầu tiên là xem xét tác động của sự tham gia nước ngoài lên đòn bẩy của các công ty thuộc nhóm ngành sản suất với 3 kỹ thuật ước lượng gồm OLS, Tobit và IV-Tobit. Thứ hai là dùng IV-Tobit để kiểm định tác động của sự tham gia nước ngoài lên đòn bẩy đối với các công ty nhóm ngành sản xuất thuộc sở hữu nhà nước và ngoài nhà nước. Thứ ba là kiểm định tác động của sự tham gia nước ngoài lên đòn bẩy đối với từng ngành khác nhau trong nhóm ngành công nghiệp sản xuất, bao gồm: ngành sản xuất sản phẩm từ nhựa – cao su, sản xuất thiết bị điện – điện tử – viễn thông, dệt may – giầy da, thực phẩm – đồ uống – thuốc lá, hóa chất – dược phẩm, sản xuất sản phẩm kim loại & các sản phẩm từ khoáng phi kim loại. Thứ tư là kiểm định tính vững của mô hình bằng cách thay thế cách đo lường biến quy mô công ty và biến hiện diện của nước ngoài. 1.5. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu này có hai đóng góp khác biệt so với những tài liệu hiện có. Đầu tiên, luận văn sử dụng một mô hình lý thuyết đơn giản liên quan đến vấn đề sự
- 6 hiện diện của vốn nước ngoài đưa đến tác động lan tỏa hiệu suất cho các công ty trong nước. Mô hình lý thuyết cho thấy việc gia tăng đầu tư nước ngoài làm tăng cả nợ tối ưu và đầu tư của các công ty trong nước. Gia tăng sự hiện diện của nước ngoài có thể làm giảm các đòn bẩy của các công ty trong nước nếu tác động của nó trên nợ tối ưu là nhỏ hơn so với tác động của nó trên đầu tư (bằng vốn vay cộng với vốn chủ sở hữu). Thứ hai, sử dụng dữ liệu bảng cấp độ công ty từ lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014, mối quan hệ giữa sự hiện diện nước ngoài và đòn bẩy của các công ty trong nước được đánh giá thực nghiệm. Có nhiều bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn ở Việt Nam, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động của sự hiện diện vốn đầu tư nước ngoài lên cấu trúc vốn của công ty trong nước. Kết quả thực nghiệm tìm thấy sẽ cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của thu hút đầu tư nước ngoài đối với vấn đề tài trợ của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.6. Hƣớng phát triển của đề tài Đề tài đã kiểm định thực nghiệm sự tác động của vốn đầu tư nước ngoài đối với cấu trúc vốn của các công ty trong nước trong ngành thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất, là ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo. Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2000 đến nay. Hiện nay, đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tham gia vào nhiều ngành hơn, có nhiều dữ liệu về đầu tư nước ngoài hơn, tôi có thể phát triển đề tài này đối với các lĩnh vực khác, như ngành kinh doanh bất động sản, xây dựng, y tế, giáo dục, nông lâm nghiệp, thủy sản…. Đặc biệt khi ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu thì cấu trúc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực
- 7 khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe... Trong những nền kinh tế thế giới phát triển, các dịch vụ này thường chiếm trên phân nửa các hoạt động kinh tế. Báo cáo đầu tư thế giới cũng chỉ ra rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh. Tính đến năm 2014, ngành dịch vụ thu hút được 90,96 tỷ USD, chiếm 39,52% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, trong đó đứng đầu là kinh doanh bất động sản chiếm 53,77%; tiếp đến là các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 11,86%; sản xuất phân phối điện, khí, nước 10,52%; thông tin và truyền thông 4,41%. Việc mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế khác. Vì vậy một trong những hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này là xem xét tác động của sự biến động trong hiện diện nước ngoài vào đòn bẩy của các doanh nghiệp nội địa trong ngành dịch vụ ở Việt Nam. Ngoài việc phân tích mối liên hệ giữa đầu tư nước ngoài và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nội địa theo lĩnh vực đầu tư, đề tài này có thể phát triển theo hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và cấu trúc vốn doanh nghiệp trong nước theo vùng kinh tế. Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này chỉ tập trung ở các đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư, các chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn, chính sách phân cấp cấp giấy phép đầu tư đã được ban hành và có tác động lớn đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó,
- 8 cơ cấu đầu tư nước ngoài theo vùng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Một số tỉnh xung quanh các đô thị lớn ở phía Bắc và phía Nam đã tăng được lượng đầu tư nước ngoài đột biến như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng... Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo vùng chuyển biến rõ rệt hơn sau khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực. Trong thời gian từ năm 2006, cơ cấu đầu tư theo vùng đã có chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã dần chuyển dịch sang một số địa bàn thuộc các tỉnh duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Kiên Giang, Ninh Thuận,… Bắc và Nam Trung Bộ, trong đó Quảng Nam và Đà Nẵng cũng có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm vui chơi, nghỉ dưỡng. Khu vực phía Bắc có một số địa phương lân cận Hà Nội đã thành công trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương và đã đưa các tỉnh, thành phố này vào nhóm dẫn đầu của cả nước. Như vậy, các dự án đầu tư nước ngoài đã được phân bổ tới hầu hết tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Việc phân tích sự tham gia của nước ngoài và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong nước theo vùng kinh tế sẽ giúp nhận ra các doanh nghiệp Việt Nam ở các vùng khác nhau với các chính sách đầu tư khác nhau sẽ phản ứng như thế nào khi có sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, không chỉ sự gia tăng đầu tư từ nước ngoài mà sự gia tăng đầu tư của các công ty trong nước cũng làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, làm ảnh hưởng đến các quyết định về chiến lược và cấu trúc vốn của các công ty có sẵn trên thị trường. Vì vậy, đề tài này có thể phát triển theo hướng khác, đó là kiểm định tác động của việc gia nhập của công ty trong nước vào đòn bẩy của công ty trong nước (sự gia tăng số lượng của chính các công ty trong nước tác động như thế nào đến các công ty trong nước).
- 9 1.7. Bố cục của đề tài Phần còn lại của bài được tổ chức như sau: Cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết cho thấy mối liên hệ giữa sự hiện diện của nước ngoài và cấu trúc vốn của công ty trong nước được trình bày trong phần 2. Căn cứ vào mô hình lý thuyết, một mô hình thực nghiệm được thiết lập tại phần 3, phần này cũng thảo luận về dữ liệu của bài nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả thực nghiệm và phần 5 trình bày kết luận.
- 10 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Trong chương này, tôi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác có đề cập đến đầu tư nước ngoài và cấu trúc vốn để đi đến kết luận về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và cấu trúc vốn của các công ty. Đầu tiên tôi sẽ đưa ra các cơ sở lý luận cho mối liên hệ này, sau đó tôi sẽ giới thiệu một mô hình lý thuyết về đòn bẩy công ty và sự tham gia của vốn nước ngoài. 2.1. Cơ sở lý luận Các nhà nghiên cứu kinh doanh quốc tế, chẳng hạn như Dunning (1988), cho rằng các công ty nước ngoài có lợi thế đáng kể so với các công ty trong nước và do đó đầu tư nước ngoài trong một đất nước có thể ảnh hưởng đến đầu ra của công ty trong nước. Đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến đầu ra của công ty trong nước một cách trực tiếp cũng như gián tiếp. Theo Dunning, một công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có một số lợi thế về việc sở hữu một số tài sản nhất định như nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật, công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý, marketing, hệ thống tổ chức …. Lợi thế đó cũng có thể là một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các công ty khác hoặc các công ty khác không thể tiếp cận. Đó cũng có thể là một số tài sản vô hình ví dụ như bằng sáng chế hoặc kế hoạch hành động hoặc khả năng tiếp cận các thị trường hàng tiêu dùng cuối cùng, các hàng hoá trung gian hoặc nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu không có sẵn cho đối thủ cạnh tranh hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp. Dù tồn tại dưới hình thức nào, các lợi thế đó đem lại quyền lực nhất định trên thị trường, đạt được một mức độ cao hơn của hiệu quả kỹ thuật hoặc lợi thế về chi phí đủ để công ty có vốn đầu tư nước ngoài bù lại những bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài. Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài đó là một chi nhánh, công ty con thì họ có thể hưởng lợi rất nhiều từ các nguồn lực của công ty mẹ, ví dụ: có nguồn vốn từ các
- 11 công ty mẹ ở nước ngoài, chi phí đầu vào rẻ hơn, kiến thức về thị trường, thủ tục kế toán tập trung, kinh nghiệm quản lý, … giúp cho chi phí cận biên bằng 0 hoặc thấp. Với các lợi thế nêu trên, thông qua hiệu ứng lan tỏa, đầu tư nước ngoài sẽ góp phần tích cực vào việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt Nam. Từ đó, đầu tư nước ngoài giúp nâng cao năng lực công nghệ cho công ty Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho người lao động và đặc biệt là tạo ra một khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn. Một ví dụ như Samsung nổi lên là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam cả về lượng vốn đầu tư cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu. Samsung bắt đầu triển khai hoạt động tại Việt Nam từ tháng 1/1995 với dự án đầu tiên là Công ty Điện tử Samsung Vina. Mới đây nhất Samsung đã thành công với 2 dự án chuyên sản xuất thiết bị di động và linh kiện, gồm khu tổ hợp Samsung Bắc Ninh (SEV) và Samsung Thái Nguyên (SEVT) với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD. Năm 2013 Samsung xuất khẩu 23 tỷ USD; năm 2014 nâng lên 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dự báo năm 2015, Samsung có thể xuất khẩu 30-32 tỷ USD. Ông Han Myoungsup, Tổng giám đốc Samsung Electronics Việt Nam cho biết: “Chúng tôi không chỉ sản xuất ra các sản phẩm tại Việt Nam, mà còn đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi triển lãm linh phụ kiện, thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp về vấn đề tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung. Đây là đóng góp của Samsung cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”. Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, cải thiện môi trường đầu tư. Khi Việt Nam hoàn thiện những điều đó cũng sẽ góp phần thu hút thêm đầu tư từ chính các doanh nghiệp trong nước. Sự tham gia của các công ty có vốn nước ngoài làm tăng sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, đòi hỏi các công ty trong nước phải tự thay
- 12 đổi mình để giữ vững thị trường. Sự mở rộng, tái cấu trúc cùng với năng lực, công nghệ được nâng cao có thể dẫn tới việc các công ty trong nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn, sản lượng cao hơn hoặc cũng có thể các công ty trong nước hoạt động kém hiệu quả, sản lượng suy giảm do không thích ứng được khi có sự tham gia của vốn nước ngoài vào thị trường nội địa. Tính đến cuối năm 2013, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 65-68% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó các công ty trong nước vẫn xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê hạt, hột tiêu, chậm có thay đổi. Tăng cạnh tranh trên thị trường trong nước làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hạn chế các cơ hội tăng trưởng của các công ty Việt Nam. Lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng trong nước lại là yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc vốn công ty. Nghiên cứu của Céspedes và cộng sự (2010) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và cấu trúc vốn của các công ty ở khu vực Mỹ La-tinh cũng đã xác định một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn công ty, cụ thể là nhân tố quy mô, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, cơ cấu sở hữu. Các tác giả đã sử dụng mẫu gồm 806 công ty đến từ 7 quốc gia ở khu vực Mỹ La-tinh: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru và Venezuela. Dữ liệu được thu thập từ năm 1996 đến 2005. Kết quả của kiểm định cho thấy một công ty có quy mô lớn hơn, có nhiều tài sản hữu hình hơn, và có lợi nhuận ít hơn sẽ có đòn bẩy cao hơn. Kayo và Kimura (2011) cũng nghiên cứu liệu các đặc điểm công ty như khả năng sinh lợi, tài sản hữu hình, quy mô, … có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn hay không. Kayo và Kimura (2011) đã thu thập dữ liệu tài chính của các công ty từ nguồn dữ liệu Compustat Global Vantage với mẫu gồm 17.061 công ty từ 40 quốc gia trên thế giới. Hai nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu trong giai đoạn 1997 - 2007 với tổng cộng 127.340 quan sát. Kết quả kiểm định cho thấy rằng lợi nhuận có vai trò quan trọng trong việc quyết định cấu trúc vốn. Lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với đòn bẩy của công ty. Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) cũng cho rằng hiệu quả hoạt động của công ty và cấu trúc vốn có mối quan hệ với nhau. Tài liệu này cho rằng một công ty có đòn bẩy cao hơn
- 13 sẽ có chi phí đại diện thấp hơn, từ đó dẫn tới hiệu quả hoạt động của công ty được cải thiện. Brander và Lewis (1986) có những đóng góp quan trọng bằng cách chứng minh rằng sản lượng và quyết định cấu trúc tài chính của các công ty có mối liên kết với nhau. Những thay đổi trong cấu trúc tài chính làm thay đổi sự phân bố lợi nhuận giữa nợ và các cổ đông. Vì trách nhiệm đối với nợ là hữu hạn đối với một số công ty nên các cổ đông có thể lựa chọn chiến lược sản lượng đem lại lợi ích cao nhất cho mình cùng với một tỷ lệ nợ vay lớn mà xem nhẹ rủi ro của các chủ nợ. Một lập luận khác có liên quan đến vấn đề khó khăn về tài chính cũng chứng minh sản lượng và quyết định cấu trúc tài chính của các công ty có mối liên kết với nhau. Một công ty sẽ phải kết hợp các lợi ích về thuế của nợ và chi phí phá sản. Khó khăn về tài chính sẽ ảnh hưởng tới kết quả đầu ra của công ty, mà khó khăn tài chính đối với mỗi công ty lại phụ thuộc vào cấu trúc tài chính. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề đại diện, một mức nợ cao thường có thể làm cho quản lý của một công ty cực kỳ thận trọng và có xu hướng giảm bớt sản lượng công nghiệp. Các nghiên cứu gần đây, chẳng hạn như Campello (2006), đã đánh giá thực nghiệm liên kết giữa hiệu quả thị trường sản phẩm và các quyết định tài chính. Campello lập luận rằng nợ vay không luôn luôn làm xấu hiệu quả thị trường sản phẩm của một công ty, mức nợ vừa phải có thể đóng góp vào sự gia tăng thị phần. Tóm lại, với những lợi thế của mình và thông qua hiệu ứng lan tỏa, sự gia nhập ngành của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và ảnh hưởng đến sản lượng, lợi nhuận của các công ty nội địa. Mà sản lượng, lợi nhuận lại có mối liên hệ với cấu trúc tài chính của công ty. Kết hợp lại ta có thể lập luận được rằng sự hiện diện của vốn nước ngoài tại một quốc gia, thông qua các tác động lan tỏa, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty trong nước.
- 14 2.2. Mô hình lý thuyết về đòn bẩy công ty và sự tham gia của vốn nƣớc ngoài: Bằng cách sử dụng một mô hình lý thuyết đơn giản kết hợp các yếu tố của lý thuyết tài chính và kinh doanh quốc tế, Sajid Anwar và Sizhong Sun (2014) đã thiết lập một liên kết giữa sự hiện diện vốn nước ngoài và cấu trúc vốn công ty trong nước. Xem xét một ngành công nghiệp với γ là tỷ lệ số lượng các công ty nước ngoài. Một công ty trong nước với tài sản W tăng nợ (D) để tài trợ cho một đầu tư I tại thời điểm 0, được sử dụng trong sản xuất tại thời điểm 1. Tất cả được đo bằng giá trị thực tế và quy mô của đầu tư (vốn vay và vốn chủ sở hữu) phụ thuộc vào quy mô của nợ, nợ tác động gián tiếp như là một đầu vào trong quá trình sản xuất. (I) = A I là hàm sản xuất công ty, đại diện cho những tác động của sự hiện diện nước ngoài vào các công ty trong nước. Sự hiện diện của nước ngoài là một nguồn ngoại sinh tích cực trong mô hình này. = 0 có nghĩa rằng không có công ty nước ngoài trong ngành công nghiệp và do đó không có hiệu ứng lan tỏa năng suất, trong khi = 1 ngụ ý tất cả công ty trong ngành là công ty nước ngoài. Sự gia tăng tỷ lệ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nước ngoài làm các công ty trong nước có một mức độ ngoại sinh tích cực cao hơn. Các ngoại tác tích cực phát sinh từ hiệu ứng lan tỏa là kết quả của sự chuyển giao công nghệ mới và kỹ năng quản lý. Trong trường hợp có ngoại sinh tiêu cực (chuyển giá, độc quyền, bán phá giá, lấn át doanh nghiệp nội địa, …) thì mô hình lý thuyết này không bị ảnh hưởng. Tham số A đại diện cho sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá trình sản xuất, chẳng hạn như trình độ công nghệ trong nước, chất lượng nhân công, v.v Vào thời điểm 2, một dòng tiền ngẫu nhiên được tạo ra và nợ (D) phải trả. Dòng tiền mang tính ngẫu nhiên do thị trường không chắc chắn và được phân bố đều trên (0, a). Nếu công ty vỡ nợ, một chi phí vỡ nợ C sẽ phát sinh. Vấn đề
- 15 của công ty là lựa chọn mức độ nợ (D) và đầu tư (I) để tối đa hóa giá trị công ty, như sau: Tối đa hóa A +∫ Với điều kiện I – W = ∫ +∫ Bằng việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa nêu trên, mức độ tối ưu của nợ có thể được tính như sau: (1) Phương trình (1) cho thấy rằng có một mối quan hệ một-một và đồng biến giữa nợ và dòng tiền. Nói cách khác, nếu dòng tiền tối đa (tức là a) tăng, thì các công ty trong nước có nhiều khả năng lựa chọn một mức độ nợ cao hơn. Quyết định đầu tư được dựa trên dòng tiền tiềm năng. Nếu tăng dòng tiền, thì các doanh nghiệp trong nước sẽ sẵn sàng tăng nợ. Phương trình (1) cũng cho thấy sự gia tăng trong chi phí vỡ nợ (C) không khuyến khích nợ chỉ khi A > 1. Theo đó, giả định rằng A > 1. Nếu chi phí vỡ nợ là 0 thì nợ tối ưu bằng với dòng tiền tối đa (nếu C → 0, thì D → a). Bởi vì A>1 nên luôn luôn lớn hơn 1. Do đó nợ tối ưu là dương chỉ khi a > C. Nói cách khác, chi phí vỡ nợ không được lớn hơn (hoặc bằng) dòng tiền tối đa. Phương trình (1) có thể được sử dụng để thiết lập một mối quan hệ giữa sự hiện diện nước ngoài và nợ tối ưu của một công ty trong nước bằng cách đạo hàm nợ (D) theo biến số đại diện cho sự hiện diện nước ngoài ( như sau: (2)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn