intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định mối liên kết kinh tế giữa các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017 - Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Xây dựng mô hình hồi quy không gian phù hợp trong điều kiện Việt Nam và ước lượng mô hình với tập dữ liệu bảng; kiểm định sự tồn tại tương quan không gian giữa các địa phương tại Việt Nam của các biến nghiên cứu; xác định mức độ liên hệ kinh tế giữa các tỉnh thành tại Việt Nam; xác định các yếu tố tác động đến quy mô nền kinh tế của các địa phương xét trên tương quan không gian; đưa ra các hàm ý chính sách trong xây dựng chính sách kinh tế - xã hội tại các địa phương và vùng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định mối liên kết kinh tế giữa các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017 - Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THẮNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2017: TIẾP CẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY KHÔNG GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN THẮNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2017: TIẾP CẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY KHÔNG GIAN Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ TUẤN ANH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Xác định mức độ liên kết kinh tế giữa các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017: Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Tuấn Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019. Người thực hiện Nguyễn Văn Thắng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.3 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................................... 3 1.6 Bố cục luận văn ................................................................................................................ 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................. 5 2.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 5 2.1.1 Tác động lan tỏa (Spillover) ........................................................................................ 5 2.1.1.1 Khái niệm tác động lan tỏa.................................................................................... 5 2.1.1.2 Các kênh tác động lan tỏa ..................................................................................... 6 2.1.1.3 Các lý thuyết về tác động đến hiệu ứng lan tỏa .................................................... 7 2.1.2 Lý thuyết về hồi quy không gian ................................................................................. 7 2.1.2.1 Tương quan không gian ........................................................................................ 8 2.1.2.2 Mô hình hồi quy không gian ............................................................................... 12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu ............................................................................................. 15 2.2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới ........................................................................... 15 2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 17
  5. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24 3.1 Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu .................................................................................. 24 3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 25 3.2.1 Ma trận trọng số không gian ...................................................................................... 25 3.2.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 25 3.2.3 Phương pháp ước lượng............................................................................................ 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 32 4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 32 4.1.1 Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh (GRDP) .............................................. 32 4.1.2 Quy mô tổng vốn đầu tư trong năm trên địa bàn cấp tỉnh tại Việt Nam ................... 34 4.1.3 Quy mô tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn cấp tỉnh ............... 35 4.1.4 Quy mô dân số thành thị, nông thôn và dân số trung bình trên địa bàn cấp tỉnh. ..... 37 4.2 Kiểm định tương quan không gian của các địa phương về các biến nghiên cứu........... 38 4.2.1 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh (lnGRDP). ............................................................................................................. 40 4.2.1.1 Với ma trận đường bộ. ........................................................................................ 40 4.2.1.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 41 4.2.2 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô tổng vốn đầu tư trong năm (lnCapital) ........................................................................................................................... 42 4.2.2.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 42 4.2.2.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 43 4.2.3 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI). ............................................................................................................ 44 4.2.3.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 44 4.2.3.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 45
  6. 4.2.4 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô dân số trung bình (lnPopulation) ..................................................................................................................... 45 4.2.4.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 45 4.2.4.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 46 4.2.5 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô dân số thành thị (lnUrban). ........................................................................................................................... 47 4.2.5.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 47 4.2.5.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 48 4.2.6 Tương quan không gian giữa các địa phương về quy mô dân số nông thôn (lnRural).............................................................................................................................. 49 4.2.6.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 49 4.2.6.2 Với ma trận tọa độ và ma trận liền kề ................................................................. 50 4.3 Mối liên kết kinh tế của các địa phương dưới tác động của tổng vốn đầu tư, quy mô dân số và yếu tố vùng kinh tế đến quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh........................ 51 4.3.1 Ma trận tương quan các biến ..................................................................................... 51 4.3.2 Ước lượng mô hình hồi quy chưa xét tương quan không gian .................................. 52 4.3.2.1 Ước lượng mô hình ............................................................................................. 52 4.3.2.2 Kiểm tra các giả thuyết mô hình ......................................................................... 53 4.3.2.3 Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp .................................................................... 55 4.3.3 Ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy không gian ..................................... 56 4.3.3.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 57 4.3.3.2 Ma trận tọa độ ..................................................................................................... 59 4.3.3.3 Ma trận liền kề..................................................................................................... 60 4.3.3.4 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động của các yếu tố đến quy mô tăng trưởng kinh tế trên địa bàn cấp tỉnh. ................................................................................ 61 4.3.3.5 Lựa chọn ma trận và mô hình không gian phù hợp ............................................ 62
  7. 4.4 Mối liên kết kinh tế giữa các địa phương dưới tác động của FDI, quy mô dân số thành thị, nông thôn và yếu tố vùng kinh tế đến quy mô kinh tế của các địa phương. .................. 63 4.4.1 Ma trận tương quan các biến ..................................................................................... 64 4.4.2 Ước lượng mô hình hồi quy chưa xét tương quan không gian .................................. 65 4.4.2.1 Ước lượng mô hình ............................................................................................. 65 4.4.2.2 Kiểm tra các giả thuyết mô hình ......................................................................... 66 4.4.2.3 Lựa chọn ước lượng mô hình hồi quy phù hợp ................................................... 67 4.4.3 Ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy không gian ..................................... 68 4.4.3.1 Với ma trận đường bộ ......................................................................................... 68 4.4.3.2 Với ma trận tọa độ ............................................................................................... 71 4.4.3.3 Với ma trận liền kề .............................................................................................. 72 4.4.3.4 Lựa chọn ma trận và mô hình không gian phù hợp ............................................ 73 4.4.3.5 Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động của các yếu tố đến quy mô kinh tế trên địa bàn cấp tỉnh ......................................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................... 76 5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 76 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................................... 78 5.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................i PHỤ LỤC A ............................................................................................................................iv PHỤ LỤC B ..........................................................................................................................xxi PHỤ LỤC C ........................................................................................................................xxvi
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ AIC : Chỉ tiêu thông tin Akaike (Akaike Information Criteria) BIC : Chỉ tiêu thông tin Bayesian (Bayesian Information Criteria) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FEM : Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GIS : Bản đồ hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems) GLS : Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Squares) GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn cấp tỉnh (Gross Regional Domestic Product) LM : Nhân tử Lagrange (Lagrange Multiplier) OLS : Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares) POLS : Mô hình hồi quy dữ liệu gộp (Pooled Ordinary Least Squared) REM : Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) SAR : Mô hình tự hồi quy không gian (Spatial Autoregressive Model) SAR-FEM : Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động cố định SAR-REM : Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động ngẫu nhiên SDM : Mô hình Durbin không gian (Spatial Dubin Model ) SDM-FEM : Mô hình Durbin không gian dưới tác động cố định SDM-REM : Mô hình Durbin không gian dưới tác động ngẫu nhiên SEM : Mô hình sai số không gian (Spatial Error Model ) SEM-FEM : Mô hình sai số không gian dưới tác động cố định SEM-REM : Mô hình sai số không gian dưới tác động ngẫu nhiên TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VIF : Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Danh sách các biến sử dụng trong mô hình ..................................................... 30 Bảng 4.1: Kiểm định Moran’s I về lnGRDP cấp tỉnh với ma trận đường bộ ................... 40 Bảng 4.2: Kiểm định Moran’s I về lnGRDP cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề ......... 41 Bảng 4.3: Kiểm định Moran’s I về lnCapital cấp tỉnh với ma trận đường bộ .................. 42 Bảng 4.4: Kiểm định Moran’s I về lnCapital cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề ........ 43 Bảng 4.5: Kiểm định Moran’s I về lnFDI cấp tỉnh năm với ma trận đường bộ ............... 44 Bảng 4.6: Kiểm định Moran’s I về lnFDI cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề ............. 45 Bảng 4.7: Kiểm định Moran’s I về lnPopulation cấp tỉnh với ma trận đường bộ ............ 46 Bảng 4.8: Kiểm định Moran’s I về lnPopulation cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề .. 46 Bảng 4.9: Kiểm định Moran’s I về lnUrban cấp tỉnh với ma trận đường bộ .................... 47 Bảng 4.10: Kiểm định Moran’s I về lnUrban cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề ....... 48 Bảng 4.11: Kiểm định Moran’s I về lnRural cấp tỉnh với ma trận đường bộ ................... 49 Bảng 4.12: Kiểm định Moran’s I về lnRural cấp tỉnh với ma trận tọa độ và liền kề ........ 50 Bảng 4.13: Tổng hợp tương quan không gian các biến nghiên cứu ................................. 50 Bảng 4.14: Ma trận tương quan các biến .......................................................................... 52 Bảng 4.15: Kết quả ước lượng hồi quy chưa xét tương quan không gian ........................ 53 Bảng 4.16: Hệ số phóng đại phương sai các biến (VIF) .................................................. 54 Bảng 4.17: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận đường bộ ...................... 57 Bảng 4.18: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận tọa độ ........................... 59 Bảng 4.19: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận liền kề............................ 60 Bảng 4.20: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động trong mô hình SDM .............. 61 Bảng 4.21: Mô hình Durbin không gian dưới tác động cố định (SDM-FEM) .................. 63 Bảng 4.22: Ma trận tương quan các biến .......................................................................... 64 Bảng 4.23: Kết quả ước lượng hồi quy chưa xét tương quan không gian ........................ 65 Bảng 4.24: Hệ số phóng đại phương sai các biến (VIF) .................................................. 66 Bảng 4.25: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận đường bộ ...................... 69 Bảng 4.26: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận tọa độ ........................... 71 Bảng 4.27: Kết quả ước lượng hồi quy không gian với ma trận liền kề ............................ 72 Bảng 4.28: Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình Durbin không gian (SDM-FEM) .................... 73
  10. Bảng 4.29: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động trong mô hình SDM với ma trận đường bộ ............................................................................................................................ 74 Bảng A.1: Danh sách các tỉnh thành Việt Nam chia theo 6 vùng kinh tế ........................ iv Bảng A.2: Tổng sản phẩm tạo ra trên địa bàn vùng kinh tế ............................................... iv Bảng A.3: Vốn đầu tư trong năm phân theo vùng kinh tế ................................................... v Bảng A.4: Quy mô dân số trên địa bàn cấp tỉnh trong giai đoạn 2010-2017 ..................... v Bảng A.5: Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI lũy kế có đến 31/12/2017 .......................... vi Bảng B.1: Ước lượng POLS khi chưa xét tương quan không gian ................................. xxi Bảng B.2: Ước lượng FEM khi chưa xét tương quan không gian .................................... xxi Bảng B.3: Ước lượng REM khi chưa xét tương quan không gian ..................................xxii Bảng B.4: Ước lượng GLS khi chưa xét tương quan không gian ...................................xxii Bảng B.5: Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động cố định (SAR-FEM) ........... xxiii Bảng B.6: Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SAR-REM) ..... xxiii Bảng B.7: Mô hình sai số không gian dưới tác động cố định (SEM-FEM) ...................xxiv Bảng B.8: Mô hình sai số không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SEM-REM) .............xxiv Bảng B.9: Mô hình Durbin không gian dưới tác động cố định (SDM-FEM) ................. xxv Bảng B.10: Mô hình Durbin không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SDM-REM) ......... xxv Bảng C.1: Ước lượng POLS khi chưa xét tương quan không gian ............................... xxvi Bảng C.2: Ước lượng FEM khi chưa xét tương quan không gian ..................................xxvi Bảng C.3: Ước lượng REM khi chưa xét tương quan không gian ................................xxvii Bảng C.4: Ước lượng GLS khi chưa xét tương quan không gian .................................xxvii Bảng C.5: Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động cố định (SAR-FEM) ......... xxviii Bảng C.6: Mô hình tự hồi quy không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SAR-REM) ... xxviii Bảng C.7: Mô hình sai số không gian dưới tác động cố định (SEM-FEM) ...................xxix Bảng C.8: Mô hình sai số không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SEM-REM) .............xxix Bảng C.9: Mô hình Durbin không gian dưới tác động cố định (SDM-FEM) ................. xxx Bảng C.10: Mô hình Durbin không gian dưới tác động ngẫu nhiên (SDM-REM) ......... xxx
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2017 (%)....................... 32 Hình 4.2: Bản đồ phân bố quy mô GRDP các tỉnh thành năm 2017 (giá 2010) ............... 34 Hình 4.3: Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI lũy kế có đến 31/12/2017 .......................... 36 Hình 4.4: Mô phỏng biểu đồ phân tán Moran.................................................................... 39 Hình 4.5: Đồ thị phân tán Moran của lnGRDP với ma trận đường bộ .............................. 41 Hình 4.6: Đồ thị phân tán Moran của lnCapital với ma trận đường bộ ............................. 43 Hình 4.7: Đồ thị phân tán Moran của lnFDI với ma trận đường bộ .................................. 44 Hình 4.8: Đồ thị phân tán Moran của lnPopulation với ma trận đường bộ ....................... 46 Hình 4.9: Đồ thị phân tán Moran của lnUrban với ma trận đường bộ .............................. 48 Hình 4.10: Đồ thị phân tán Moran của lnRural với ma trận đường bộ .............................. 49 Hình A.1: Quy mô GRDP cấp tỉnh năm 2017 (theo giá 2010) ..........................................vii Hình A.2: Quy mô vốn đầu tư cấp tỉnh năm 2017 (theo giá hiện hành) ......................... viii Hình A.3: Bản đồ phân bố quy mô vốn đầu tư cấp tỉnh năm 2017 (giá hiện hành) ........... ix Hình A.4: Quy mô vốn đầu tư FDI cấp tỉnh năm 2017 (triệu USD) ................................... x Hình A.5: Bản đồ phân bố quy mô vốn tổng vốn FDI lũy kế có đến 31/12/2017 .............. xi Hình A.6: Quy mô dân số trung bình cấp tỉnh năm 2017 .................................................xii Hình A.7: Bản đồ phân bố quy mô dân số trung bình năm 2017 .................................... xiii Hình A.8: Bản đồ phân bố quy mô dân số thành thị năm 2017 ....................................... xiv Hình A.9: Đồ thị phân tán Moran của lnGRDP với ma trận tọa độ .................................. xv Hình A.10: Đồ thị phân tán Moran của lnGRDP với ma trận liền kề .............................. xv Hình A.11: Đồ thị phân tán Moran của lnCapital với ma trận tọa độ .............................. xvi Hình A.12: Đồ thị phân tán Moran của lnCapital với ma trận liền kề.............................. xvi Hình A.13: Đồ thị phân tán Moran của lnFDI với ma trận tọa độ...................................xvii Hình A.14: Đồ thị phân tán Moran của lnFDI với ma trận liền kề .................................xvii Hình A.15: Đồ thị phân tán Moran của lnPopulation với ma trận tọa độ ..................... xviii Hình A.16: Đồ thị phân tán Moran của lnPopulation với ma trận liền kề .................... xviii Hình A.17: Đồ thị phân tán Moran của lnUrban với ma trận tọa độ ................................ xix Hình A.18: Đồ thị phân tán Moran của lnUrban với ma trận liền kề ............................... xix Hình A.19: Đồ thị phân tán Moran của lnRural với ma trận tọa độ .................................. xx Hình A.20: Đồ thị phân tán Moran của lnRural với ma trận liền kề ................................ xx
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế luôn được xem là mục tiêu hàng đầu của cả nước. Để phát triển kinh tế các địa phương thì khi hoạch định chính sách không chỉ cần phát huy nguồn lực nội tại của địa phương mà còn cần phải hiểu rõ và phát huy vai trò quan trọng của yếu tố ngoại lực nhất là phát triển kinh tế vùng, liên vùng. Sự phát triển kinh tế của một địa phương có thể tác động hoặc bị tác động đến địa phương khác trong mối liên hệ kinh tế. Hiểu biết về tương quan kinh tế giữa các địa phương sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm những bằng chứng thống kê nhằm xây dựng và hoàn thiện về chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Thuật ngữ “kinh tế lượng không gian” được nhà kinh tế học người Bỉ Jean Pealinck lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1979 và được phân tích sâu hơn, đầy đủ hơn bởi Anselin (1988). Nền tảng của mô hình hồi quy không gian là sự tồn tại tương quan không gian giữa các địa phương hay giữa các quốc gia. Trong đó, hiệu quả lan tỏa kinh tế giữa các địa phương là minh chứng thực nghiệm cho sự tồn tại của tương quan không gian. Nhiều lý thuyết kinh tế thường đề cập đến quan hệ kinh tế giữa các địa phương, giữa các vùng hay giữa các quốc gia, tuy nhiên rất ít các nghiên cứu đo lường mối tương quan đó. Tại Việt Nam, khái niệm tương quan không gian bắt đầu được chú ý và bước đầu áp dụng công cụ phân tích tương quan không gian như bảng đồ GIS, phần mền Mapinfo. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về hồi quy không gian nhằm phân tích mối quan hệ kinh tế giữa các địa phương như: Trần Thị Tuấn Anh (2015) sử dụng hồi quy không gian nghiên cứu về hội tụ theo thu nhập của các quốc gia ASEAN; Trần Thị Tuấn Anh (2017) sử dụng phương pháp hồi quy không gian nhằm kiểm định hội tụ Beta tuyệt đối GDP bình quân đầu người giữa các tỉnh thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014. Hiện nay, gần như chưa có các nghiên cứu, khảo sát nhằm xác định mức độ liên hệ kinh tế giữa các địa phương bằng phương pháp hồi quy không gian.
  13. 2 Do vậy, nhằm cung cấp những bằng chứng thống kê về mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương xét trong sự tương tác không gian tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn: “Xác định mối liên kết kinh tế giữa các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017: Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung vào mục tiêu chính là xác định mối liên kết kinh tế giữa các tỉnh thành tại Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Trong đó, năm mục tiêu cụ thể được luận văn xác định như sau: (1) Xây dựng mô hình hồi quy không gian phù hợp trong điều kiện Việt Nam và ước lượng mô hình với tập dữ liệu bảng; (2) Kiểm định sự tồn tại tương quan không gian giữa các địa phương tại Việt Nam của các biến nghiên cứu; (3) Xác định mức độ liên hệ kinh tế giữa các tỉnh thành tại Việt Nam; (4) Xác định các yếu tố tác động đến quy mô nền kinh tế của các địa phương xét trên tương quan không gian; (5) Đưa ra các hàm ý chính sách trong xây dựng chính sách kinh tế - xã hội tại các địa phương và vùng kinh tế. 1.3 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhằm xác định các mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương, bên cạnh ước lượng tác động các yếu tố đến quy mô nền kinh tế bằng phương pháp hồi quy không gian với dữ liệu bảng. Luận văn được tiến hành trên phạm vi không gian của 63 tỉnh thành tại Việt Nam và phạm vi thời gian trong giai đoạn 2010-2017 được thu thập từ Niên giám Thống kê. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp dưới dạng bảng (panel data) được thu thập từ Niên giám Thống kê của 63 tỉnh thành và Niên giám Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2010-2017. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng nguồn dữ liệu từ trang web để thu thập số liệu khoảng cách giữa các địa
  14. 3 phương theo hai dạng: khoảng cách theo đường bộ và khoảng cách theo tọa độ địa lý. Luận văn xây dựng ma trận đường bộ, ma trận tọa độ và ma trận liền kề làm ma trận trọng số không gian dùng trong kiểm định hệ số Moran’s I về mối tương quan không gian giữa các địa phương của các biến nghiên cứu. Luận văn áp dụng các mô hình hồi quy không gian như mô hình hồi quy sai số không gian (SEM), tự hồi quy không gian (SAR) và mô hình Durbin không gian (SDM) với dữ liệu bảng để kiểm soát tương quan không gian trong ước lượng mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng thống kê về tương quan không gian giữa các địa phương qua đó hàm ý về vai trò quan trọng của ước lượng mô hình hồi quy không gian với dữ liệu bảng trong việc mang lại các ước lượng và đánh giá tin cậy hơn trong xác định mức độ liên kết kinh tế giữa các địa phương. Kết quả nghiên cứu hồi quy không gian cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò quan trọng của tương quan không gian, của yếu tố vùng trong phát triển kinh tế các địa phương. 1.6 Bố cục luận văn Với mục tiêu nghiên cứu trên, ngoài chương 1 giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ trình bày tiếp gồm bốn chương sau: - Chương 2: Luận văn trình bày cơ sở lý thuyết về lan tỏa, lý thuyết mô hình hồi quy không gian, lược khảo tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước với các chủ đề có liên quan. - Chương 3: Luận văn đề cập phương pháp thu thập dữ liệu, mô tả dữ liệu nghiên cứu, cách xây dựng ma trận trọng số không gian, các khái niệm liên quan đến biến sử dụng, đề xuất mô hình hồi quy không gian nghiên cứu và phương pháp ước lượng mô hình. - Chương 4: Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu, trong đó đề cập phương pháp kiểm định tương quan không gian giữa các địa phương về các biến nghiên
  15. 4 cứu, đồng thời trình bày ước lượng mô hình bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp hồi quy không gian với dữ liệu bảng, qua đó tiến hành kiểm tra các bước đánh giá, phân tích và lựa chọn mô hình phù hợp. - Chương 5: Luận văn trình bày những kết quả chính, qua đó đề xuất các hàm ý chính sách trong hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của địa phương và cuối cùng luận văn nêu lên những hạn chế trong thực hiện nghiên cứu này.
  16. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU Chương này đề cập đến phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu và được cấu thành gồm hai phần chính: Phần thứ nhất, nghiên cứu trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan như khái niệm lan tỏa, các kênh lan tỏa, các lý thuyết tác động lan tỏa và cơ sở lý thuyết mô hình hồi quy không gian. Phần thứ hai, nghiên cứu lược khảo các công trình nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của các biến kinh tế và các mô hình hồi quy không gian với các chủ đề liên quan, trên cơ sở đó đề xuất khung nghiên cứu cho luận văn. 2.1 Cơ sở lý thuyết Mối liên kết kinh tế giữa các địa phương được thể hiện thông qua tác động lan tỏa kinh tế hay hiệu ứng lan tỏa kinh tế. 2.1.1 Tác động lan tỏa (Spillover) 2.1.1.1 Khái niệm tác động lan tỏa Theo Rosenbloom và Marshallian (1990) cho rằng, tác động lan tỏa là những tác động bên ngoài xuất phát từ tương tác giữa các chủ thể theo thời gian theo hai cách chủ đích hoặc không chủ đích. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư có thể tạo ra sự chủ động trong chia sẻ thông tin về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng quản trị, kỹ năng marketing .v.v. đến doanh nghiệp trong nước với tư cách là một khách hàng và ngược lại trong quá trình tương tác với doanh nghiệp trong nước các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng bị rò rỉ thông tin hoặc phát tán thông tin trong việc bảo vệ tài sản riêng của mình như công nghệ, kỹ năng quản lý, marketing .v.v. Thông qua tác động mang tính tương tác đó các doanh nghiệp trong nước có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực xuất khẩu … Các nghiên cứu về tác động lan tỏa của các doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước được diễn ra ở 3 khía cạnh chính: Thứ nhất lan tỏa công nghệ, đây được xem là chủ đề chính về nghiên cứu tác động lan tỏa khi đó các doanh nghiệp trong nước được nâng cao năng lực sản xuất, thông qua thu nhập thông tin về kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Thứ hai về lan tỏa xuất khẩu, sự hiện
  17. 6 diện của doanh nghiệp nước ngoài với vai trò là một khách hàng của doanh nghiệp trong nước sẽ tác động tích cực đến thông tin thị trường sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa khu vực xuất khẩu với năng suất cao hơn khu vực sản xuất nội địa. Thứ ba về lan tỏa tri thức, doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực tự đào tạo lao động hoặc tái đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của khách hàng là các doanh nghiệp nước ngoài. Và trong xu hướng đó, lao động được đào tạo trong doanh nghiệp nước ngoài có thể di chuyển sang các doanh nghiệp trong nước từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa về tri thức. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp nước ngoài không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tích cực, điều đó phụ thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước có thể hưởng lợi hoặc có thể trở thành bất lợi trước sức ép lan tỏa mang lại. 2.1.1.2 Các kênh tác động lan tỏa Lan tỏa theo chiều ngang: là hiệu ứng lan tỏa chủ đạo và có ý nghĩa quan trọng đối với tác động lan tỏa giữa hai chủ thể cùng hoạt động trong ngành, lĩnh vực. Với doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ sản xuất tiên tiến, năng lực quản trị hiện đại sẽ tạo ra sức lan tỏa tích cực thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong cùng ngành hoạt động và được xem là tác động lan tỏa theo chiều ngang. Kênh tác động lan tỏa theo chiều ngang diễn ra với một số phương thức sau: Thứ nhất, sự di chuyển về lao động; Thứ hai, sự học hỏi quy mô, quản trị doanh nghiệp; và Thứ ba, đến từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng ngành, lĩnh vực tạo nên cơ chế sàng lọc đối với doanh nghiệp có khả năng thay đổi và thích nghi nhanh với thị trường. Lan tỏa theo chiều dọc: xảy ra khi chủ thể này tác động lan tỏa đến các chủ thể khác hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Khi doanh nghiệp trong nước là nhà cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài với yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đội ngũ lao động, thời gian giao hàng …từ sự hiện diện các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là chất xúc tác, tạo động lực để các doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
37=>1