Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của Ban quản lý các dự án đường thủy trong giai đoạn 2018-2023
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và các yếu tố môi trường bên trong của PMU-W; xây dựng chiến lược phát triển của Ban quản lý các dự án đường thủy giai đoạn 2018 – 2023; đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược trong giai đoạn từ nay đến năm 2023.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của Ban quản lý các dự án đường thủy trong giai đoạn 2018-2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC BẢO XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƢỜNG THỦY (PMU-W) GIAI ĐOẠN 2018 - 2023 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC BẢO XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƢỜNG THỦY (PMU-W) GIAI ĐOẠN 2018 - 2023 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp) Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS-TS: NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HCM, NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Nội dung của công trình nghiên cứu này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Ngƣời thực hiện luận văn Trần Quốc Bảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................4 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................4 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................5 4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................5 4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................................................6 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN ...................................................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CHO PMU-W ...............8 1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC ..............................................8 1.1.1 Khái niệm chiến lƣợc .............................................................................................................8 1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lƣợc ................................................................................................9 1.1.3 Quá trình quản trị chiến lƣợc .................................................................................................9 1.2. VAI TRÕ CHIẾN LƢỢC ........................................................................................................11 1.3. PHÂN LOẠI CHIẾN LƢỢC ..................................................................................................11 1.3.1 Các cấp chiến lƣợc .............................................................................................................. 12 1.3.2 Các nhóm chiến lƣợc........................................................................................................... 12 1.3.2.1 Nhóm chiến lược chuyên sâu........................................................................................ 12 1.3.2.2 Nhóm chiến lược mở rộng hoạt động ........................................................................... 13 1.3.2.3 Nhóm chiến lược kết hợp.............................................................................................. 13 1.3.2.4 Nhóm chiến lược khác .................................................................................................. 14 1.4. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC ...........................................................................16 1.4.1 Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của tổ chức......................................................... 16 1.4.2 Phân tích các yếu tố môi trƣờng.......................................................................................... 16 1.4.2.1 Phân tích môi trƣờng bên ngoài ................................................................................... 18 1.4.2.2 Phân tích môi trƣờng bên trong.................................................................................... 22
- 1.4.3 Xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc........................................................................................ 24 1.4.3 Các công cụ xây dựng chiến lƣợc ................................................................................... 24 1.4.3.2 Lựa chọn chiến lƣợc ..................................................................................................... 31 TÓM TẮT CHƢƠNG 1..................................................................................................................32 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA PMU-W..............................34 2.1. GIỚI THIỆU BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐƢỜNG THỦY (PMU-W) ..........................34 2.1.1 Đặc điểm và chức năng nhiệm vụ ....................................................................................... 34 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................................ 34 2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ .................................................................................................... 35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................... 36 2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI .........................................................................37 2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ................................................................................................................ 37 2.2.1.1 Yếu tố kinh tế ............................................................................................................... 37 2.2.1.2 Yếu tố chính trị và luật pháp ........................................................................................ 40 2.2.1.3 Yếu tố văn hóa xã hội................................................................................................... 42 2.2.1.4 Yếu tố tự nhiên ............................................................................................................. 43 2.2.1.5 Yếu tố dân số - lao động .............................................................................................. 44 2.2.1.6 Yếu tố khoa học công nghệ .......................................................................................... 45 2.2.1.7 Toàn cầu hóa ................................................................................................................ 47 2.2.2 Môi trƣờng vi mô ................................................................................................................ 50 2.2.2.1 Khách hàng................................................................................................................... 50 2.2.2.2 Nhà cung cấp ................................................................................................................ 50 2.2.2.3 Sản phẩm thay thế ........................................................................................................ 51 2.2.2.4 Ảnh hƣởng của cạnh tranh và rào cản xâm nhập ngành............................................... 52 2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh trong ngành .................................................................................... 52 2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG...........................................................................58 2.3.1 Nguồn nhân lực ................................................................................................................... 58 2.3.2 Cơ cấu tổ chức..................................................................................................................... 59 2.3.3 Khả năng tài chính và cơ sở vật chất................................................................................... 60 2.3.4 Nghiên cứu và phát triển ..................................................................................................... 61 2.3.5 Quy trình quản lý chất lƣợng .............................................................................................. 62 2.3.6 Hoạt động marketing ........................................................................................................... 63
- 2.3.7 Uy tín thƣơng hiệu của PMU-W ......................................................................................... 64 2.3.8 Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc....................................................................................... 64 2.3.9 Hệ thống thông tin............................................................................................................... 65 2.3.10 Hoạt động quản trị............................................................................................................. 66 TÓM TẮT CHƢƠNG 2..................................................................................................................68 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN PMU-W GIAI ĐOẠN 2018-2023.70 3.1. DỰ BÁO ....................................................................................................................................70 3.2. SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU.....................................................................................................70 3.2.1 Sứ mạng .............................................................................................................................. 70 3.2.2 Các mục tiêu cơ bản đến năm 2023 .................................................................................... 71 3.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC ...................................................................................................72 3.3.1 Ma trận SWOT .................................................................................................................... 72 3.3.2 Lựa chọn chiến lƣợc thông qua ma trận QSPM .................................................................. 75 3.4. CÁC GIẢI PHÁP .....................................................................................................................79 3.4.1 Giải pháp 1: Nâng cao năng lực quản trị ............................................................................. 79 3.4.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ............................................................................. 80 3.4.3. Giải pháp 3: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao .......................................................... 82 3.4.4. Giải pháp 4: Xây dựng các chính sách lao động ................................................................ 82 3.4.5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác Nghiên cứu phát triển .................................................... 83 3.4.6. Giải pháp 6: Đẩy mạnh hoạt động marketing .................................................................... 83 3.4.7. Giải pháp 7: Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng ......................................................... 84 3.4.8. Giải pháp 8: Tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống thông tin ................................................ 85 3.4.9 Lộ trình thực hiện các giải pháp .......................................................................................... 86 3.5. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO PMU-W VÀ LƢU Ý TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC .........................................................................................................86 3.5.1 Các kiến nghị ...................................................................................................................... 86 3.5.2 Các lƣu ý trong quá trình triển khai chiến lƣợc................................................................... 87 3.6 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................................................89 3.6.1 Hạn chế về phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 89 3.6.2 Hạn chế về số lƣợng chuyên gia phỏng vấn sâu ................................................................. 89 3.6.3 Hạn chế về đề xuất chiến lƣợc ............................................................................................ 89 3.6.4 Hạn chế về dữ liệu thứ cấp, sơ cấp...................................................................................... 90 3.6.5 Hạn chế khác ....................................................................................................................... 90
- 3.6.6 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo............................................................................................... 90 TÓM TẮT CHƢƠNG 3..................................................................................................................90 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1: Mẫu ma trận EFE ............................................................................................... 25 Bảng 1. 2: Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................... 27 Bảng 1. 3: Mẫu ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .............................................. 28 Bảng 1. 4: Mẫu ma trận SWOT ........................................................................................... 28 Bảng 1. 5: Mẫu ma trận QSPM............................................................................................ 31 Bảng 2. 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 ................................. 37 Bảng 2. 2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008-2017 .................................................. 38 Bảng 2. 3: Xếp hạng môi trƣờng kinh doanh Việt Nam qua các năm ................................. 40 Bảng 2. 4: Xếp hạng ổn định về môi trƣờng chính trị Việt Nam qua các năm.................... 40 Bảng 2. 5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ............................................................................... 54 Bảng 2. 6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................................... 57 Bảng 2. 7: Tình hình nhân lực của PMU-W năm 2017 ....................................................... 58 Bảng 2. 8: Tính kinh phí quản lý dự án ............................................................................... 60 Bảng 2. 9: Ma trân đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)...................................................... 67 Bảng 3. 1: Các phƣơng án chiến lƣợc .................................................................................. 73 Bảng 3. 2: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc S-O ......................................................... 75 Bảng 3. 3: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc S-T .......................................................... 76 Bảng 3. 4: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc W-O ........................................................ 78 Bảng 3. 5: Các chiến lƣợc đƣợc chọn và những giải pháp tƣơng ứng ................................. 79
- DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1. 1: Mô hình quản lý chiến lƣợc toàn diện ................................................................ 10 Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PMU-W ............................................................................ 36 Sơ đồ 0. 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 5 Sơ đồ 1. 2: Khung phân tích ................................................................................................ 17 Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ 5 tác lực ................................................................................................... 20 Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ đánh giá năng lực cạnh tranh các PMU .................................................. 56
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Giải nghĩa CP Chính phủ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTVT Giao thông vận tải MOT Bộ Giao thông Vận tải MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ PMU Ban quản lý PMU-W Ban quản lý các dự án đƣờng thủy VIWA Cục Đƣờng thủy nội địa Việt Nam WB Ngân Hàng Thế Giới IMF Quỹ tiền tệ quốc tế ADB Ngân hàng phát triển Châu Á WTO Tổ chức thƣơng mại Thế giới UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản EU Châu Âu ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EVFTA Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Châu Âu
- 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Dự án là bất kỳ nỗ lực tạm thời và có tổ chức nào nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay kế hoạch đơn nhất” (Paula Martin & Karen Tate, 2001, trang 7). Vì vây có thể xem dự án là một trình tự các giải pháp nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Đó có thể là một sản phẩm hàng hoá dịch vụ mới, một chƣơng trình xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, giao thông, dân số hay vấn đề môi trƣờng. Vì vậy có thể nói ở bất kỳ đất nƣớc nào, bất kỳ thời đại nào muốn xây dựng phát triển đều phải có dự án. Đi sâu hơn trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm của ngành xây dựng mang đặc thù riêng nó có sự khác biệt so với những sản phẩm sản xuất với những đặc điểm: mang tính đơn chiếc, duy nhất, độc đáo, có sự tham gia của nhiều bên, có sự tƣơng tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý doanh nghiệp (chủ đầu tƣ, ngƣời hƣởng thụ, các nhà tƣ vấn, nhà thầu, quản lý nhà nƣớc), đòi hỏi thời gian dài và chi phí tƣơng đối lớn. Từ những đặc điểm trên ta thấy sản phẩm xây dựng là các công trình và các dự án. Theo Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK Guide, 2013) của Viện Quản lý Dự án (PMI): Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Ta thấy Quản lý dự án là một quá trình khá phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thƣờng ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và đƣợc xác định rõ của công việc. Từ giữa thập niên 90, cùng với xu hƣớng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, công tác quản lý đầu tƣ xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự
- 2 án đầu tƣ xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình ở nƣớc ta trong thời gian tới. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một công việc mới mang tính chuyên nghiệp thực sự: Quản lý dự án, đó là một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tƣ vấn, kể cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Ban quản lý dự án (một tổ chức quản lý dự án) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc vì nó tạo ra các sản phẩm đặc biệt cho xã hội. Tại nƣớc ta hiện nay có rất nhiều Ban quản lý (PMU) thực hiện quản lý các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Riêng Bộ Giao thông Vận tải có 13 PMU quản lý các dự án hạ tầng giao thông quốc gia trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt có PMU đã quản lý dự án ở ngoài nƣớc nhƣ: PMU 85 đã quản lý dự án đƣờng giao thông tại nƣớc bạn Lào. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, với các ràng buộc về pháp lý, các PMU cũng đã tự tìm cho mình một hƣớng đi riêng để phát triển. Hiện nay theo xu thế chung của thế giới, quản lý dự án dần trở nên chuyên nghiệp hơn để tạo nên các sản phẩm dự án tốt cho xã hội. Một số PMU đã dần chuyển đổi mô hình từ quản lý nhà nƣớc sang doanh nghiệp, tiêu biểu là PMU Mỹ Thuận đã chuyển thành Tổng công ty Đầu tƣ phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long cho thấy nghề quản lý dự án ngày càng mang tính cạnh tranh cao hơn đòi hỏi phải không ngừng phát triển nâng cao năng lực quản lý. Các PMU hiện nay đều có: trụ sở, con dấu, tài khoản riêng, có đăng ký mã số thuế. Ngƣời đại diện pháp luật là Giám đốc, PMU hạch toán độc với nguồn kinh phí ăn theo phần trăm tổng mức đầu tƣ của dự án đƣợc quản lý. Các PMU dựa trên cơ sở quy hoạch và chiến lƣợc phát triển của ngành phải tự lập ra các dự án, tìm nguồn tài trợ hoặc nguồn vốn để thực hiện dự án mới có thể đƣợc quản lý dự án và có thêm nguồn kinh phí hoạt động. Với những đặc điểm trên có thể thấy PMU hoạt động nhƣ một công ty đầu tƣ - quản lý dự án. Đối với Luật hiện hành (Luật Xây dựng) có
- 3 hai hình thức quản lý dự án: chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án và chủ đầu tƣ thuê tổ chức tu vấn quản lý dự án (Điều 45 Luật xây dựng và Điều 33 Nghị định 12/2009/NĐ-CP). Mặt khác tại Điều 43 và 44 Nghi định 12/2009/NĐ-CP cũng quy định rõ về điều kiện năng lực của Giám đốc và tổ chức tƣ vấn quản lý dự án, điều này chứng tỏ rằng về hành lang pháp lý và hình thức hoạt động của các PMU có xu hƣớng ngày càng xã hội và hoá dần trở thành một công ty tƣ vấn độc lập. Từ năm 2013 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 5524/VPCP-KTTH ngày 08/7/2013 thông báo ý kiến của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển đổi mô hình ban quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng chuyên nghiệp sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới hoạt động theo qui định của Luật Doanh nghiệp, Thủ tƣớng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì xây dựng kế hoạch rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật về doanh nghiệp, quản lý đầu tƣ xây dựng, đầu tƣ công, tài chính,… để triển khai việc chuyển đổi mô hình các ban quản lý dự án. Tháng 8/2017, Bộ GTVT vừa trình Thủ tƣớng Chính phủ văn bản về tái cơ cấu, sắp xếp tổ chức lại các ban quản lý dự án và các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT. Theo đó, Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ cho phép chuyển đổi tất cả các PMU thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay, với mục tiêu Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại tạo tiền đề vững chắc để đƣa đất nƣớc tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh cũng là mục tiêu chính của ta hiện nay. Để xây dựng hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, từ nay đến năm 2030 chúng ta cần thực hiện rất nhiều dự án đặc biệt là các dự án về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông (Quyết định số 355/QĐ- TTg ngày 25/2/2013 về duyệt điều chỉnh chiến lƣợc phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Chính phủ cũng có chính sách ƣu tiên phát triển giao thông thủy (Quyết định số 472015/QĐ-TTg ngày 05/10/2015) tuy nhiên các dự
- 4 án đầu tƣ cho đƣờng thủy không nhiều. Mặt khác, rất nhiều dự án của Bộ GTVT trong tất cả lĩnh vực: đƣờng bộ, hàng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy, hàng hải phải chờ bố trí nguồn vốn để thực hiện trong các năm tới vì vậy PMU-W cần chuẩn bị tốt để đón nhận các dự án. Ban quản lý các dự án đƣờng thủy (PMU-W) trong suốt quá trình hơn 23 năm hoạt động, tuy có kế hoạch hàng năm nhƣng chƣa bao giờ xây dựng đƣợc chiến lƣợc cụ thể lâu dài cho khoản 5 năm nên hiện nay trƣớc tình hình thiếu vốn, chờ các dự án triển khai PMU-W đang thiếu việc. Để cạnh tranh với các PMU khác khi các dự án triển khai trong các năm tới, chuẩn bị lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động của các PMU, đồng thời cải cách bộ máy tổ chức hợp lý hƣớng đến phát triển bền vững lâu dài PMU-W cần có một chiến lƣợc cụ thể để thực hiện. Trƣớc các yêu cầu trên, tác giả đã chọn đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển của Ban quản lý các dự án đường thủy trong giai đoạn 2018-2023. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Phân tích, đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài và các yếu tố môi trƣờng bên trong của PMU-W. Xây dựng chiến lƣợc phát triển của Ban quản lý các dự án đƣờng thủy giai đoạn 2018 – 2023. Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lƣợc trong giai đoạn từ nay đến năm 2023. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung phân tích các yếu tố tác động đến môi trƣờng hoạt động của các ban quản lý các dự án trong lĩnh vực giao thông trên phạm vi cả nƣớc Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng các nguồn
- 5 lực của Ban quản lý các dự án đƣờng thủy (PMU-W) nhằm xây dựng chiến lƣợc phát triển cho PMU-W đến năm 2023. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này sử dụng phƣơng pháp hệ thống; phƣơng pháp chuyên gia; phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic tổng hợp số liệu. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại PMU-W trong những năm gần đây. Phƣơng pháp hệ thống: Thu thập, hệ thống, phân tích và tổng hợp các dữ liệu thông tin của các đối tƣợng khác nhau, có mối liên hệ qua lại với nhau cùng tác động đến đối tƣợng đang nghiên cứu. Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định các yếu tố quan trọng tác động đến đối tƣợng nghiên cứu và mức độ tác động. Phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic: Tổng hợp những số liệu, dữ liệu nhằm xác định mục tiêu cũng nhƣ trong việc lựa chọn phƣơng án, giải pháp chiến lƣợc. Sơ đồ 0. 1: Quy trình nghiên cứu Mục tiêu của đề Viết cơ sở lý Thu thập thông Thảo luận nhóm với tài thuyết tin của PMU-W chuyên gia lần 1 PMUW Phân tích SWOT đƣa Phân tích tổng hợp bằng Xác định các yếu tố bên trong, ra các phƣơng án các ma trận EFE, IFE và các yếu tố bên ngoài và các chiến lƣợc ma trận cạnh tranh đối thủ cạnh tranh Thảo luận nhóm với Phân tích QSPM lựa chọn chuyên gia lần 2 chiến lƣợc
- 6 4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Để phục vụ cho phân tích môi trƣờng bên trong, tác giả sẽ tiến hành thu thập những thông tin thứ cấp của PMU-W. Các thông tin cần thiết trong đề tài nghiên cứu: - Cơ cấu tổ chức tổ chức, quản lý, hệ thống quản trị chất lƣợng, mối quan hệ với các cơ quan chức năng, hệ thống tài chính của PMU-W - Cơ sở vật chất của PMU-W - Nguồn nhân lực: đội ngũ các nhà quản trị, nhân viên, lực lƣợng lao động - Văn hóa tổ chức của PMU-W. - Thƣơng hiệu, danh tiếng của PMU-W - Khả năng cạnh tranh - Các kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp: Đề tài thu thập, sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp nhóm đối tƣợng là các Ban quản lý các dự án thuộc Bộ GTVT qua đó đánh giá môi trƣờng vĩ mô tại khu Việt Nam làm cơ sở cho các giải pháp phù hợp với chiến lƣợc phát triển trong thời gian tới với các thông tin cần thiết: - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế - Xu hƣớng lãi xuất và tỷ gia hối đoái - Mức độ lạm phát - Môi trƣờng chính trị và hệ thống pháp luật - Môi trƣờng văn hoá xã hội - Môi trƣờng tự nhiên
- 7 - Môi trƣờng toàn cầu Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia qua thảo luận nhóm: Các thông tin phân tích yếu tố bên ngoài đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp chuyên gia cho môi trƣờng vĩ mô với các thông tin: - Nguy cơ nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng - Cƣờng độ cạnh tranh của các PMU Thảo luận nhóm với nhóm là các thành viên cùng chung mục đích nghiên cứu về quản trị chiến lƣợc doanh nghiệp. Đề tài sử dụng phƣơng pháp chuyên gia thông qua 2 vòng phỏng vấn cùng 15 chuyên gia gồm: giám đốc, phó giám đốc, các trƣởng phòng ban của Ban quản lý các dự án đƣờng thủy và các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực giao thông. Tác giả lập và gửi câu hỏi phỏng vấn sau đó thảo luận nhóm để thu thập các ý kiến có liên quan cuối cùng bằng bảng khảo sát. Cuối cùng đánh giá kết quả thảo luận các vấn đề đang quan tâm bằng công cụ Excel, lấy giá trị trung bình nhằm cho việc thiết lập ma trận các yếu tố bên trong, ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh cũng nhƣ đƣa vào phân tích SWOT, QSPM để lựa chọn chiến lƣợc. Một nguồn khác phục vụ nghiên cứu là trang Web của các Ban quản lý dự án trong nƣớc trực thuộc các Bộ ngành, trang web Chính phủ, nghiên cứu trên báo chí. 5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm ba chƣơng. Chƣơng 1 nêu cơ sở lý thuyết, thiết lập khung phân tích về xây dựng chiến lƣợc cho PMU-W; Chƣơng 2 phân tích các môi trƣờng hoạt động có ảnh hƣởng đến PMU-W nhƣ thế nào; Chƣơng 3 trên cơ sở phân tích ở chƣơng 2 thông qua phân tích SWOT, ma trận QSPM để xây dựng chiến lƣợc phát triển PMU-W giai đoạn 2018-2023 và đƣa ra các giải pháp thực hiện.
- 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CHO PMU-W 1.1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.1.1 Khái niệm chiến lƣợc Từ xa xƣa chiến lƣợc đã có ý nghĩa rất khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động để đạt đến một mục tiêu nào đó. Cho đến ngày nay, có nhiều khái niệm về chiến lƣợc mà tùy theo cách tiếp cận của các tác giã khác nhau của các lĩnh vực khác nhau: Chiến lƣợc là sự tích hợp của các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và các chuỗi hoạt động của doanh nghiệp thành một tổng thể (James B. Quinn, 1980). Chiến lƣợc là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ (Michael E. Porter, 1996). Chiến lƣợc là những phƣơng tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn (Fred R.David, 2006). Theo Mintzberg (1987) giáo sƣ trƣờng đại học McGill Univer, Canada, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý, chiến lƣợc là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chƣơng trình hành động. Vì vậy, theo ông chiến lƣợc có thể có nguồn gốc từ bất kỳ vị trí nào, nơi nào mà ngƣời ta có khả năng học hỏi và có nguồn lực trợ giúp cho nó. Nhìn chung, theo tác giã dù tiếp cận và định nghĩa theo cách nào thì bản chất của chiến lƣợc đối với các nhà kinh doanh hay quản lý vẫn là phát thảo tƣơng lai của doanh nghiệp. Chiến lƣợc xác định mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng nhƣ các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã định trƣớc. Chiến lƣợc liên quan đến: thời gian thực hiện, nguồn lực của doanh nghiệp, quá trình ra quyết định
- 9 chiến lƣợc, nhân tố môi trƣờng cạnh tranh, lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạt động nói riêng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. 1.1.2 Khái niệm quản trị chiến lƣợc Theo Boyden Robert Lamb (1984) "Quản trị chiến lƣợc là một quá trình diễn ra không ngừng nhằm đánh giá quá trình kinh doanh và các ngành công nghiệp mà doanh nghiệp tham gia; đánh giá đối thủ cạnh tranh và thiết lập mục tiêu và chiến lƣợc để bắt kịp và vƣợt qua tất cả đối thủ hiện tại cũng nhƣ tiềm năng và sau đó đánh giá lại mỗi chiến lƣợc hàng năm hoặc hàng quý để xác định xem các chiến lƣợc này đã đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và công ty đã thực hiện thành công hay cần phải thay thế bằng chiến lƣợc khác để kịp thời thích ứng với điều kiện thay đổi, công nghệ mới, đối thủ mới, môi trƣờng kinh doanh mới, hoặc môi trƣờng xã hội, tài chính hoặc chính trị mới." Theo Garry D. Smith, Danny R. Arnold và Bobby G. Bizzell (2007) “Quản trị chiến lƣợc là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của công ty. Quản trị chiến lƣợc là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lƣợc nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.” 1.1.3 Quá trình quản trị chiến lƣợc Theo quan điểm của Fred R.David (2006), quá trình quản trị chiến lƣợc gồm ba giai đoạn.
- 10 Hình 1. 1: Mô hình quản lý chiến lƣợc toàn diện (Nguồn: Fred R.David, 2006) Giai đoạn hoạch định chiến lƣợc là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình Quản trị chiến lƣợc. Trong giai đoạn này, cần xác định tầm nhìn, sứ mạng các mục tiêu chiến lƣợc của tổ chức. Trên cơ sở đó thiết lập chiến lƣợc, chính sách kinh doanh, quyết định ngành kinh doanh (thị trƣờng, mặt hàng,…) mới nào nên tham gia, ngành nào nên rút ra, nên mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh. Giai đoạn thực hiện chiến lƣợc là giai đoạn biến chiến lƣợc thành hành động để đạt đƣợc các mục tiêu đã định. Trong quá trình Quản trị chiến lƣợc giai đoạn này cũng rất quan trọng, bởi một chiến lƣợc dù đƣợc hoạch định hết sức khoa học cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không đƣợc thực hiện tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn