Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc
lượt xem 8
download
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiên cứu của luận văn là: Đánh giá thực trạng nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói ở Vĩnh Phúc; đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho Vĩnh Phúc đến hết năm 2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc
- ®¹i häc quèc gia hµ néi Trung t©m ®µo t¹o, båi d-ìng gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ -------------------------------- NguyÔn thÞ ph-¬ng th¶o Xãa ®ãi gi¶m nghÌo ë vÜnh phóc Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ chÝnh trÞ M· ngµnh : 60 31 01 luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: pgs.ts.vò v¨n phóc Hµ néi – 2009
- MỤC LỤC TRAN G MỞ ĐẦU 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói, Chương 1: xóa đói giảm nghèo 7 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. 7 1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số tỉnh và bài học rút ra cho Vĩnh Phúc. 32 Chương 2: Thực trạng nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở vĩnh phúc 36 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến nghèo đói và công tác XĐGN ở Vĩnh Phúc 36 2.2. Phân tích tình hình nghèo đói và công tác XĐGN ở Vĩnh Phúc 46 2.3. Đánh giá chung về công tác xoá đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc 64 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TIẾP TỤC THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VĨNH PHÚC 71 3.1. Mục tiêu và phương hướng cơ bản 71 3.2. Giải pháp cơ bản để tiếp tục thực hiện XĐGN ở Vĩnh Phúc 75 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Bộ LĐTB& XH : Bộ Lao động thương binh và xã hội BCĐ : Ban chỉ đạo CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNH,HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐBKK : Đặc bịêt khó khăn DTTS : Dân tộc thiểu số KT- XH : Kinh tế - xã hội GDP : Thu nhập quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân TCTK : Tổng cục Thống kê UBND : Uỷ ban nhân dân WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xoá đói, giảm nghèo
- DANG MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Mật độ dân số trung bình ở Vĩnh Phúc 41 Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 1997-2007 44 Bảng 2.3 Trình độ lao động nghề nông ở Vĩnh Phúc 45 Bảng 2.4 Tỷ lệ nghèo đói ở một số khu vực 46 Bảng 2.5 Tỷ lệ nghèo đói của theo huyện, thị, thành phố 47 Bảng 2.6 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 51 Bảng 2.7 Thống kê thiệt hại do thiên tai ở tỉnh từ năm 2004- 2007 56 Bảng 2.8 Tỷ lệ gnhèo đói ở tỉnh từ năm 1998-2007 65 Bảng 2.9 Nghèo đói và tỷ lệ giảm nghèo theo khu vực, đối tượng chính sách 66 Bảng 2.10 Tỷ lệ giảm nghèo theo huyện, thị, thành phố 67
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá, con người đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội và các quốc gia cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song thực tế cho thấy ngày nay ngay cả ở những nước phát triển thì vấn đề nghèo đói, chênh lệch thu nhập trong dân cư vẫn là vấn đề nan giải của xã hội. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đói nghèo trở thành vấn đề bức xúc, là cản trở lớn cho sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Ngày nay các tổ chức quốc tế cùng với các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện nhiều biện pháp rất tích cực nhằm xoá đói giảm nghèo hiệu quả. Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống nhân dân đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển đi lên của xã hội, bên cạnh một bộ phận dân cư giàu lên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ rơi vào cảnh đói, nghèo với khoảng cách ngày càng xa. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam còn rất cao, theo chuẩn nghèo mới được Chính Phủ ban hành trong Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%), Tây nguyên (38%), thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%) [4, tr.29], đến năm 2008 tỷ lệ nghèo chung của cả nước vẫn còn 13,1%, nhưng khoảng cách giàu nghèo lại có xu hướng gia tăng, năm 2006 là 8,4 lần [40]. Muốn đảm bảo cho sự ổn định để phát triển của đất nước, thì thời gian tới nước ta cần phải khuyến khích mọi người tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội về thu nhập của dân cư. Vì thế công tác xoá đói giảm nghèo đã và đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1
- 1996), Đảng ta đó khẳng định: “Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [19, tr 115]. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định: “Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo.Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói, giảm nghèo” [20, tr. 211] Qúa trình thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo ở nước ta thời gian qua đó đạt được một số thành tựu nhất định như: số hộ nghèo theo chuẩn cũ giảm cả tuyệt đối và tương đối, số hộ nghèo vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn, Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xoá đói, giảm nghèo… Tuy nhiên, kết quả XĐGN ở nước ta thời gian qua chưa vững chắc, số hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ lần thứ X nhận định: “Thành tựu XĐGN chưa thật vững chắc. Số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước” [21, tr.175]. Thực trạng đó đòi hỏi nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm giải pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình XĐGN ở tầm cao hơn. Chúng ta biết rằng, đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách, nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương về XĐGN. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người 2
- nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững" [21, tr.217]. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, năm 1997 tỉnh được tái lập trong điều kiện còn rất nghèo và nhiều khó khăn. Nhưng những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực, nhờ đó mà đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, thách thức, trong đó đáng chú ý là vấn đề nghèo đói của tỉnh vẫn chưa giải quyết được, nhất là ở những xã miền núi tỷ lệ nghèo đói còn rất cao như: xã Bồ Lý (Tam Đảo) là 64,46%, Đạo Trù (Tam Đảo) là 53,3%, Hoàng Hoa (Tam Dương) là 50,78%, Yên Dương (Tam Đảo) là 48,2%, Bàn Giảng (Lập Thạch) là 41,5%, Vân Trục (Lập Thạch) là 40,5% [46]. Thực trạng đói nghèo đó đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết để tiếp tục phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu lý giải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về đói nghèo đói trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài "Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được công bố, đáng chú ý là các công trình sau: 3
- - Trần Đình Đàn, “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh, Luận án tiến sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2001. - Vũ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nxb Văn hóa - thông tin, 2004. - Hoàng Thị Hiền, Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. - Thái Văn Hoạt, Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề xóa đói giảm nghèo như TS. Tạ Thị Lệ Yên,"Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo", tạp chí Ngân hàng số 11/2005; TS. Đàm Hữu Đắc,"Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp", tạp chí Lao động và Xã hội số 272 tháng 10/2005. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của những công trình đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương. 4
- Tuy nhiên cho đến nay vấn đề "Xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc" vẫn là một khoảng trống chưa có công trình nào nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Đánh giá thực trạng nghèo đói và nguyên nhân nghèo đói ở Vĩnh Phúc. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu và phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo cho Vĩnh Phúc đến hết năm 2010. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo. - Phân tích thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói, đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc những năm qua. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu tình hình nghèo đói và vấn đề xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi nghiên cứu: 5
- Đánh giá, phân tích thực trạng nghèo đói và xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến nay. Nêu ra mục tiêu, giải pháp giảm nghèo đến hết năm 2010 sao cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Để xem xét vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. - Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng kết, kết hợp giữa nguyên lý của kinh tế học với khảo sát đánh giá thực tiễn, kế thừa những kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố có liên quan để giải quyết nhiệm vụ của luận văn. 6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn - Từ đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội ở Vĩnh Phúc, luận văn xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác xóa đói, giảm nghèo cho Vĩnh Phúc. - Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan chức năng có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn Vĩnh Phúc, cũng như đối với một số địa phương khác có đặc điểm tương đồng, đang thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: 6
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. 1.1.1. Khái niệm về nghèo đói và xoá đói giảm nghèo. 1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói và tiêu chí xác định nghèo đói. * Khái niệm về nghèo đói. Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia, mà là vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước giàu như Mỹ, Đức, Nhật... người nghèo vẫn còn và có lẽ khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói. Vì vậy nghèo đói không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quốc tế. Tại khoá họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội, tháng 6 năm 2000 diễn ra ở Genever - Thụy Sỹ, các thành viên đã thống nhất cam kết, phấn đấu giảm một nửa số người nghèo trên thế giới. Hội nghị kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch “Tấn công vào nghèo đói” và khuyến khích các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về XĐGN. Tại Hội nghị thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 2000, Liên Hợp Quốc một lần nữa khẳng định: Chống nghèo đói là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XXI. Để giải quyết vấn đề nghèo đói cần phải có quan niệm đúng về nó. Tuy nhiên, do mỗi quốc gia lại có trình độ phát triển kinh tế xã hội, điều kiện địa lý tự nhiên, trình độ dân trí, văn hoá, chính trị khác nhau, nên mỗi quốc gia lại có cách làm và giải pháp khác nhau. Thậm chí ngay trong một quốc gia thì ở mỗi 7
- thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử cũng có sự khác nhau. Điều đó đã dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về nghè đói và XĐGN. Chúng ta thường thấy một số khái niệm về nghèo như: nghèo đói, nghèo khổ, giàu nghèo, phân hóa giàu nghèo hay khoảng cách giàu nghèo, những khái niệm này được các học giả, các nhà khoa học định nghĩa dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như nghèo về vật chất, nghèo về tri thức, nghèo về văn hóa... Mặt khác, bên cạnh khái niệm nghèo, còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Chính vì vậy, hiện nay chúng ta thường thấy khái niệm kép đói nghèo hoặc nghèo đói. Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia dân tộc. Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, trong đó có khái niệm khái quát hơn cả được nêu ra tại Hội nghị bàn về XĐGN ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: "Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương" [48, tr.9]. Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới nhất trí sử dụng, khái niệm này đã phân định nghèo đói theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Nhưng các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hoá chưa được xác định vì còn phải tính đến sự chênh lệch về điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng, miền khác nhau. Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN đến năm 2005 và 2010, Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình 8
- Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993. Đồng thời vấn đề đói nghèo ở Việt Nam còn được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, nên nghèo đói còn được phân theo hai cấp độ: đói và nghèo. - Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cộng đồng. Khái niệm đói cũng có hai dạng là: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt). + Đói kinh niên: là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. + Đói cấp tính: là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp thiên tai, tai nạn, rủi do khác tại thời điểm đang xét. + Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đẩy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ, rách nát... - Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục...). Những nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt theo từng quốc gia và được mở rộng dần trong quá trình phát triển. + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương, ở một thời kỳ nhất định. Khái niệm nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư với mức sống trung bình của địa phương trong một thời kỳ nhát định. Vì vậy, việc xoá dần nghèo tuyệt đối là có thể làm, nhưng còn nghèo tương đối 9
- là hiện tượng thường có trong xã hội và vấn đề ở đây là rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Khái niệm nghèo tuyệt đối còn được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm nước nghèo là nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nguồn lực hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên trong đấu tranh chống nạn nghèo đói người ta dùng khái niệm nghèo tương đối. Như vậy nghèo đói là khái niệm mang tính chất tương đối cả về không gian và thời gian. Xem xét quan niệm nghèo và đói cho thấy, đói là khái niệm dùng để nói đến mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Giữa đói và nghèo cũng có mối quan hệ với nhau, chúng phản ánh ở những mức độ khác nhau, “nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng hiển nhiên của nghèo” [38, tr.18] Nghèo ở Việt Nam được chia làm ba cấp độ: người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN giai đoạn 1998-2000 của Việt Nam đã căn cứ vào các cấp độ trên để đưa ra các khái niệm hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo... và có tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể. - Hộ nghèo là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất. - Xã nghèo là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch..., trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao. - Vùng nghèo là địa bàn nằm ở khu vực khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao. Như vậy, đói nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít 10
- được tham gia vào quá trình ra quyết định... Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy đói nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế; nhưng với tư cách là hiện tượng tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, đói nghèo thực chất là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ không thuần túy chỉ là vấn đề kinh tế cho dù các tiêu chí đánh giá của nó trước hết và chủ yếu dựa trên các tiêu chí về kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến thực trạng, xu hướng, cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải đánh giá những tác động của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có như vậy mới đề ra được các giải pháp đồng bộ cho công tác XĐGN ở nước ta nói chung và ở Vĩnh Phúc nói riêng. 1.1.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói. Để đánh giá được mức độ đói nghèo, cần phải đưa ra các tiêu chí xác định mức độ đói nghèo. Tuy nhiên, những tiêu chí xác định không cố định mà luôn có sự biến động và khác nhau không những giữa các nước mà ngay trong cùng một nước, và cũng khác nhau qua những giai đoạn lịch sử. Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm và mức kcalo tối thiểu cần thiết cho một người sống trong ngày với hai cách tính: - Phương pháp Atlas là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Theo phương pháp này, người ta chia thành 6 loại nước (lấy mức thu nhập bình quân năm 1990): Trên 25.000USD/người/năm : nước cực giàu Từ 20.000USD đến dưới 25.000.USD / người/năm: nước giàu Từ 10.000 đến dưới 20.000USD /người/năm : nước khá giàu Từ 2.500 đến dưới 10.000USD /người/năm : nước trung bình Từ 500USD đến 2.500 USD /người/năm : nước nghèo 11
- Dưới 500USD/người/ năm : nước cực nghèo - Theo phương pháp sức mua tương đương PPP (Purchasing power parity) cũng tính bằng USD, khi tính toán chuẩn nghèo quốc tế, WB đã tính theo mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2100kcalo/ngày. Với mức giá chung của thế giới, để đảm bảo mức năng lượng đó thì cần khoảng 1USD/người/ngày. Theo cách tính này hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người nghèo đói, và có thể tăng lên tới 1,5 tỷ người vào 2025 [27, tr.48-49]. Tổ chức Liên Hiệp quốc: Dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập theo đầu người hoặc theo nhóm dân cư. Thước đo này tính phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính: Đem chia dân số của một nước, một châu hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm (ngũ phân vị), mỗi nhóm có 20% dân số, bao gồm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo. Theo cách tính này, vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20 % dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1,4%. Như vậy, nhóm giàu nhất có thu nhập gấp 59 lần nhóm nghèo nhất [25, tr.11]. Mặc dù thu nhập bình quân là căn cứ rất quan trọng, song không thể coi đó là tiêu chí duy nhất để đánh giá mức độ giàu nghèo của một quốc gia. Nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như yếu tố chính trị, xã hội. Vì vậy, cơ quan phát triển con người của Liên hiệp quốc còn đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người. HDI đo thành tựu trung bình của một quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển con người, đó là: - Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh; - Tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục; 12
- - Thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) IA IE IN HDI được tính bằng công thức sau: HDI 3 Trong đó: IA: Chỉ số đo tuổi thọ; IE: Chỉ số đo tri thức; IN: Chỉ số đo mức sống; [43, tr.134]. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới và có bước phát triển quan trọng, nhưng Việt Nam vẫn là nước nghèo, nằm trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới. Theo kết quả phân loại các nền kinh tế theo khu vực và theo thu nhập (bằng phương pháp Atlas) của WB năm 2001, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia thu nhập thấp, tuy nhiên thứ hạng HDI thì liên tục được cải thiện, hiện đứng thứ 108/177 nước được xếp hạng, đã tăng 4 bậc so với năm 2004. Như vậy, mặc dù GDP bình quân đầu người của nước ta còn rất thấp, nhưng thứ hạng HDI lại cao hơn thứ hạng GDP nhiều. Điều đó chứng tỏ đời sống của nhân dân được cải thiện nhanh hơn mức tăng trưởng GDP và tình trạng nghèo đói cũng đã giảm. Có thể nhận thấy, trên thế giới có nhiều tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói, nhưng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nên lựa chọn chuẩn nào cho phù hợp với yêu cầu. Trong những năm qua, tại Việt Nam 2 loại tiêu chí được sử dụng để xác định chuẩn nghèo. Một là, chuẩn nghèo do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) đưa ra để áp dụng trong công tác XĐGN, theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người; Hai là, chuẩn nghèo do Tổng cục thống kê (TCTK) và WB đưa ra để đánh giá đói nghèo trên giác độ vĩ mô, dựa theo mức chi tiêu thông qua các cuộc điều tra mức sống dân cư. * Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia: Bộ LĐTB&XH, cơ quan thường trực của chương trình XĐGN đã 5 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau: 13
- Giai đoạn 1993- 1995, với yêu cầu cấp bách về chỉ đạo XĐGN, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra chuẩn đói nghèo của nước ta như sau: - Hộ đói ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 8kg/người/tháng; - Hộ đói ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 13kg/người/tháng; - Hộ nghèo ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 15kg/người/tháng; - Hộ nghèo ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 20kg/người/tháng. Giai đoạn 1996-1997: - Hộ đói là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 13kg/người/tháng cho mọi vùng; - Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy ra gạo là dưới 20kg/người/tháng đối với khu vực thành thị, dưới 20kg đối với khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn miền núi, hải đảo. Giai đoạn 1998-2000: Theo thông báo số 1751/LĐ-TB&XH ngày 20/5/1997 quy định như sau: - Hộ đói tính cho mọi khu vực có mức thu nhập dưới 13kg gạo tương ứng với 45.000đ/người/tháng; - Hộ nghèo khu vực nông thôn miền núi, hải đảo có mức thu nhập dưới 15kg gạo, tương ứng với 55.000đ/người/tháng; - Hộ nghèo khu vực nông thôn đồng bằng, trung du có mức thu nhập dưới 20kg gạo, tương ứng với 70.000đ/người/tháng; - Hộ nghèo khu vực thành thị có mức thu nhập dưới 25kg gạo, tương ứng với 90.000đ/người/tháng. Theo tiêu chí này, đến hết năm 1997 cả nước còn khoảng 2,65 triệu hộ nghèo đói, chiếm tỷ lệ 17,7%; trong đó có 300.000 hộ thường xuyên đói, 1.498 14
- xã có tỷ lệ nghèo đói từ 40% trở lên. Đến cuối năm 2000 tình trạng đói cơ bản được giải quyết. Giai đoạn 2001-2005: Theo Quyết định 1143/QĐ.LĐ- TB&XH ngày 1/11/2000 thì chuẩn hộ nghèo được điều chỉnh theo chuẩn mức thu nhập bình quân 1 đầu người trong hộ cho từng vùng như sau: - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/tháng; - Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/tháng; - Vùng thành thị: 150.000đ/tháng. Áp dụng chuẩn mới tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, cuối năm 2001 có 14,5% hộ nghèo, nhưng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đề ra kịp thời cùng với sự nỗ lực của toàn dân, đến cuối năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7%. Giai đoạn 2006-2010: Theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo giai đoạn này được nâng lên cho phù hợp với mức sống đã được nâng lên của nhân dân, số hộ nghèo theo tiêu chí cũ đã giảm đáng kể, đồng thời đưa ra chuẩn đói nghèo mới để gần với chuẩn đói nghèo của quốc tế. - Vùng nông thôn: 200.000đ/người/tháng; - Vùng thành thị: 260.000/người/tháng; Với chuẩn nghèo này, cả nước còn 22% hộ nghèo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, biên giới, Tây Nguyên. Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng cách tính chuẩn nghèo của Bộ LĐ- TB & XH là tương đối phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, dựa vào đó các địa phương có thể thống kê số hộ nghèo, để có giải pháp và hỗ trợ cần thiết. Về tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo: Năm 1998, uỷ ban Dân tộc và Miền núi đã ban hành quy định xã đặc biệt khó khăn (thuộc chương trình 135) là xã có đủ 5 tiêu chí sau: 15
- - Các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách thành phố, thị xã, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, quốc lộ, tỉnh lộ trên 10 km. - Không có đường ô tô vào xã; các công trình điện, thuỷ lợi, nước sạch, trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác rất thấp kém hoặc không có. - Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí quá thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 50%, bệnh tật nhiều, hủ tục lạc hậu không có thông tin. - Điều kiện sản xuất rất khó khăn, thiếu thốn; số hộ không có đất và thiếu đất sản xuất trên 20%, số hộ có người đi làm thuê trên 20% - Số hộ nghèo đói trên 30%. Đời sống còn nhiều khó khăn, còn tình trạng đói giáp hạt. Thời kỳ 1996 - 2000, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hướng dẫn xác định xã nghèo đói như sau: + Tỷ lệ hộ đói nghèo của xã chiếm từ 40% trở lên, + Thiếu 1 trong số các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ). Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/5/2002 của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tiêu chí xã nghèo (ngoài chương trình 135), giai đoạn 2001-2005, xã nghèo là xã đáp ứng hai tiêu chí sau: - Tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm từ 25% trở lên - Chưa đủ 3 trên tổng số 6 hạng mục công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau: + Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt. + Chưa có đường ô tô tới trung tâm xã hoặc có nhưng không đi được cả năm. + Số phòng học mới đáp ứng được 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế hoặc có nhưng còn tạm bợ. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 400 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn