Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này làm rõ nội dung các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới trên cơ sở xác định nền tảng hình thành, phạm vi biểu hiện của các quan niệm và ý nghĩa của quan niệm trong nhận thức thực tiễn pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MINH HOÀNG CÁC QUAN NIỆM PHỔ BIẾN VỀ PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn Hà Nội – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Minh Hoàng
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 3 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu ................................ 3 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 5 3. Tính mới và tính đóng góp của đề tài ............................................................ 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: SƠ LƢỢC VỀ “QUAN NIỆM” VÀ CÁCH THỨC TIẾP CẬN CÁC QUAN NIỆM “PHÁP LUẬT” TRONG LUẬN VĂN .......................... 10 1.1. Sơ lƣợc về “quan niệm” và phân biệt những thuật ngữ có liên quan ....... 10 1.2. Mối tƣơng quan giữa “quan niệm” với “thực tiễn” và định hƣớng nghiên cứu của tác giả .................................................................................................. 13 1.3. Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động công quyền ................................... 17 1.4. Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động tƣ pháp ......................................... 19 1.5. Cách thức phân nhóm và phân tích các quan niệm “pháp luật” ở các chƣơng 2, 3, 4, 5 ............................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM TƢƠNG ĐỐI PHỔ BIẾN VÀ PHÂN NHÓM CÁC QUAN NIỆM......... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. Một số quan niệm “pháp luật” thời cổ đại Error! Bookmark not defined. 2.2. Quan niệm “pháp luật” trong những nghiên cứu luật học hiện đạiError! Bookmark 2.3. Quan niệm có liên quan đến pháp luật theo truyền thống Trung Hoa – Việt Nam .......................................................... Error! Bookmark not defined. 2.4. Định hình các nhóm quan niệm dựa trên sự phù hợp của quan niệm với các thực tiễn pháp luật ...................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM TRONG THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CÔNG QUYỀN ................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1. Nội hàm của các quan niệm trong nhóm Luật thực địnhError! Bookmark not defin 3.2. Biểu hiện của quan niệm trong các đặc điểm của thực tiễn pháp luậtError! Bookma
- 3.3. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan niệm và thực tiễn pháp luật tƣơng ứng .................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 4: BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM TRONG THỰC TIỄN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁPERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 4.1. Nội hàm của các quan niệm và thực tiễn pháp luật trong hoạt động tƣ pháp .................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2. Biểu hiện của quan niệm trong các đặc điểm của thực tiễn pháp luậtError! Bookma 4.3. Đánh giá sự phù hợp giữa quan niệm và thực tiễn pháp luật tƣơng ứngError! Bookm CHƢƠNG 5: BIỂU HIỆN CỦA QUAN NIỆM TRONG THỰC TIỄN PHÁP LUẬT XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀNERROR! BOOKMARK NOT DEFI 5.1. Nội hàm của các quan niệm và khái quát về cách thức biểu hiện của quan niệm trong thực tiễn. ........................................ Error! Bookmark not defined. 5.2. Pháp luật Hình sự hiện đại ........................ Error! Bookmark not defined. 5.3. Cơ chế bảo hiến ......................................... Error! Bookmark not defined. 5.4. Công pháp quốc tế ..................................... Error! Bookmark not defined. 5.5. Dịch vụ sự nghiệp công............................. Error! Bookmark not defined. 5.6. Đánh giá sự phù hợp giữa quan niệm và thực tiễn pháp luật tƣơng ứngError! Bookm CHƢƠNG 6: MỘT VÀI NÉT VỀ QUAN NIỆM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VIỆT NAM . ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 6.1. Tổng quan .................................................. Error! Bookmark not defined. 6.2. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luậtError! Bookmark not defined. 6.3. Hệ thống tƣ pháp có liên kết chặt chẽ với Nhà nƣớcError! Bookmark not defined. 6.4. Thực hiện Pháp luật Giải quyết tranh chấp dân sự tƣơng tự Pháp luật Công quyền ...................................................... Error! Bookmark not defined. 6.5. Bình luận ................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 23
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc nghiên cứu Ở Việt Nam, theo quan điểm của những Luật gia nói riêng và xã hội nói chung, khái niệm “pháp luật” hiện nay đƣợc thừa nhận là “hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí Nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ịch của toàn xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội”. Khi đề cập đến “pháp luật”, hầu hết các chuyên gia sử dụng lại khái niệm này hoặc đƣa ra một khái niệm với sự khác biệt nhìn chung là không đáng kể. Đối chiếu với thực tiễn pháp luật, khái niệm này là đúng với Việt Nam trƣớc đổi mới, khi mà pháp luật là quy định do cơ quan nhà nƣớc ban hành để công dân phải tuân theo; việc thực hiện pháp luật gắn liền với những cơ quan thanh tra, cảnh sát, nhà tù, …Nhƣng nhìn rộng hơn, các luật gia trên thế giới có khá nhiều quan niệm “pháp luật”, có những quan niệm tƣơng đồng nhƣng cũng có những quan niệm tƣơng đối khác biệt với khái niệm trên. Một số quan niệm thậm chí hoàn toàn không có sự xuất hiện của nhà nƣớc hoặc “Kiến trúc thƣợng tầng” mà giống một quan điểm về nghề nghiệp; ví dụ nhƣ luật gia La mã Publius Iuventius Celsus Titus Aufidius Hoenius Severianus đƣa ra quan niệm “Ius est ars boni et aequi”, tạm dịch là “Pháp luật là nghệ thuật của điều thiện và lẽ công bằng”. Trên thực tế, nếu áp đặt khái niệm “pháp luật” hiện hành vào nhiều lĩnh vực pháp luật có thể nhận thấy một số điểm không còn phù hợp. Ví dụ lĩnh vực Công pháp quốc tế, pháp luật là những Điều ƣớc đƣợc các Nhà nƣớc thống nhất xây dựng nhằm ràng buộc chính các nhà nƣớc chứ không trực tiếp buộc xã hội phải chịu sự điều chỉnh. Nếu pháp luật là công cụ của giai cấp 3
- thống trị do nhà nƣớc ban hành để điều chỉnh xã hội hoặc là sự thừa nhận những quy phạm xã hội sẵn có theo ý chí chủ quan thì liệu có thể coi Công pháp quốc tế là luật? Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời với khái niệm nêu trên. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu hội nhập, hài hòa hóa về pháp luật là một trong những đòi hỏi bắt buộc.Hội nhập về pháp luật là một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay khi mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết không ít điều ƣớc quốc tế trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thuế, hải quan,… và cả về tƣ pháp. Dù đã có rất nhiều nghiên cứu pháp luật nƣớc ngoài trong những lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, môi trƣờng,…, đặc biệt là pháp luật các nƣớc phƣơng tây đƣợc cho là phát triển, cách quan niệm của phƣơng tây về pháp luật nhƣ thế nào vẫn là một lĩnh vực hiếm khi đƣợc đề cập. Đề án đào tạo 2000 luật sƣ có khả năng tranh tụng ở các tòa án quốc tế đã có, nhƣng khác biệt trong cách quan niệm “pháp luật” của giới hành nghề luật phƣơng Tây so với nƣớc ta ngay từ đào tạo cao đẳng, đại học theo tác giả là một rào cản rất lớn trong công cuộc hoàn thành đề án nêu trên. Tác giả cho rằng, sự khác biệt từ quan niệm cơ bản này cần có những nghiên cứu khách quan và nghiêm túc, chỉ khi biết mình biết ngƣời, nƣớc ta mới có thể hội nhập chủ động và có hiệu quả với môi trƣờng pháp lý quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Với mong muốn hoàn thiện kiến thức pháp lý của bản thân, một phần từ mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn lý luận về pháp luật ở các quốc gia khác để xác định chính xác hơn sự khác biệt về pháp luật của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới” làm luận văn thạc sĩ. 4
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Về tổng thể, tác giả cho rằng mỗi quan niệm chỉ phản ánh một phần của những hiện tƣợng đƣợc coi là pháp luật hiện nay, việc đƣa ra một khái niệm để định hình toàn bộ hiện tƣợng sẽ không thể giải thích một cách thuyết phục nhiều lĩnh vực pháp luật. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của luận văn này “làm rõ nội dung các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới trên cơ sở xác định nền tảng hình thành, phạm vi biểu hiện của các quan niệm và ý nghĩa của quan niệm trong nhận thức thực tiễn pháp luật”. Mục tiêu nghiên cứu trả lời các câu hỏi cụ thể sau: - Ý nghĩa của việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm và giới thiệu sơ bộ về hiện tƣợng “pháp luật” trong thực tiễn (Chƣơng 1) - Các quan niệm pháp luật phổ biến và thực tiễn pháp luật tƣơng ứng với mỗi nhóm quan niệm? (Chƣơng 2) - Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong những thực tiễn mà tác giả đã lựa chọn? (Chƣơng 3, 4 và 5) - Một vài nét nổi bật về thành quả xây dựng pháp luật trên cơ sở tiếp thu truyền thống Xô-viết và pháp luật phƣơng Tây ở Việt Nam? (Chƣơng 6) 3. Tính mới và tính đóng góp của đề tài Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ thạc sĩ đề cập đến các quan niệm “pháp luật” khác nhau trên thế giới thông qua việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm, một cách thức không phổ biến ở Việt Nam. Trong luận văn đề cập đến cả những quan niệm ít đƣợc phân tích và chứng minh nhƣng thƣờng đƣợc các luật gia phân tích rất cụ thể, vì vậy phạm vi nghiên cứu rộng hơn so với những nghiên cứu chỉ tập trung vào các học thuyết pháp lý. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
- Về phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp giả thuyết. Trƣớc hết tác giả giới thiệu về thực tiễn pháp luật, sau đó nêu các quan niệm và đƣa ra giả thuyết về các cặp quan niệm – thực tiễn tƣơng ứng với nhau. Sau khi hình thành nên những cặp quan niệm – thực tiễn, tác giả phân tích rõ về các biểu hiện của các quan niệm trên thực tiễn pháp luật cụ thể, qua đó đánh giá tính phù hợp của quan niệm với thực tiễn tƣơng ứng. Để triển khai phƣơng pháp này, Chƣơng 1 tác giả nêu định nghĩa “quan niệm”, ý nghĩa của việc xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm trong việc nghiên cứu quan niệm và giới thiệu sơ bộ về pháp luật phƣơng Tây. Ở chƣơng 2 tác giả nêu một số quan niệm “pháp luật” phổ biến và thực hiện việc xác định thực tiễn pháp luật phù hợp với quan niệm. Tại các Chƣơng 3, 4 và 5 tác giả phân tích về đặc điểm của các hiện tƣợng “pháp luật” trên cơ sở hiểu biết cá nhân của tác giả và phân tích, đánh giá kỹ hơn về sự phù hợp của quan niệm với thực tiện. Chƣơng 6 vận dụng kết quả nghiên cứu của các chƣơng trƣớc để làm rõ một vài hệ quá phát sinh do nhận thức thực tiễn từ cách quan niệm không phù hợp tại Việt Nam. Nhìn chung, phƣơng pháp sử dụng thực tiễn để phân tích quan niệm thay cho phân tích nội hàm của quan niệm là cách làm dành cho ngƣời đã nghiên cứu về hệ thống pháp luật trƣớc khi nghiên cứu về quan niệm. Đối với ngƣời tiếp cận thực tiễn từ các quan niệm thì tác giả cho rằng không nên sử dụng phƣơng pháp này. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này không nhằm giải quyết các thực trạng mà tập trung xác định các thực tiễn pháp luật phù hợp với các nhóm quan niệm, vì vậy đối tƣợng nghiên cứu là một số quan niệm “pháp luật” phổ biến và những hiện tƣợng đƣợc coi là pháp luật ở La Mã thời cổ đại, Tây Âu, Trung Hoa, Việt 6
- Nam thời trung đại và trong nền luật học một số quốc gia Tây Âu ngày nay nhƣ Anh, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Singapore. “Quan niệm” trong luận văn này là những cách nhận thức tƣơng đối trực quan và ngắn gọn về hiện tƣợng pháp luật. Một số quan niệm đƣợc nghiên cứu có thể xuất phát từ một trƣờng phái luật học nhƣ trƣờng phái luật tự nhiên, trƣờng phái pháp luật lịch sử, tuy nhiên tác giả không đi sâu vào những quan điểm khác của các trƣờng phái nhƣ mục tiêu của pháp luật, vai trò của pháp luật, điều kiện để pháp luật có hiệu lực, đóng góp của các trƣờng phái … mà chỉ nêu cách các trƣờng phái đó hiểu “pháp luật” là gì. Về các thực tiễn pháp luật đƣợc nêu trong luận văn, tác giả không đi sâu phân tích các chế định, điều luật cụ thể mà chỉ tập trung nghiên cứu một cách tổng quát, các khía cạnh pháp luật chỉ phân tích chung đặc điểm của mỗi lĩnh vực. Việc trích dẫn quy phạm chỉ nhằm chứng minh, chứ không đi sâu phân tích chi tiết đặc điểm, nội hàm hoặc cách sử dụng của từng quy phạm. Luận văn chủ yếu nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhóm quan niệm với thực tiễn pháp luật thông qua việc tạo lập các nhóm quan niệm phù hợp với các thực tiễn pháp luật và phân tích biểu hiện của các quan niệm trong các thực tiễn pháp luật tƣơng ứng. - Từ ngữ trong luận văn: Để giới hạn phạm vi phân tích từng nội dung của luận văn, một số từ ngữ đƣợc tác giả sử dụng sẽ có ý nghĩa nhƣ sau: Trong luật văn này, “pháp luật” là cách viết để nói về định nghĩa, quan niệm, khái niệm của từ “pháp luật” hoặc là tổng hợp tiêu chí của một sự vật hiện tượng được coi là “pháp luật” theo những quan niệm. Cách viết pháp luật không có dấu “” là để chỉ tổng thể những hiện tượng thường được coi là pháp luật trên thực tế. 7
- Một số từ ngữ xuất hiện nhiều lần trong luận văn nhƣ Pháp luật Công quyền, Pháp luật giải quyết tranh chấp dân sự là cách tác giả gọi tên nhóm hiện tƣợng pháp luật do hiện tại vẫn chƣa có thuật ngữ tƣơng ứng. Một số từ ngữ khác nhƣ Dịch vụ sự nghiệp công, Công pháp quốc tế, Luật công, Luật tư… là những thuật ngữ thông dụng hoặc đã đƣợc giải thích bởi các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, những khác biệt trong cách hiểu của tác giả sẽ đƣợc nêu cụ thể tại nội dung có sử dụng các từ ngữ này. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn này gồm 6 chƣơng (tên gọi xin tham khảo mục lục), với mục đích xây dựng và nội dung chính nhƣ sau: Chƣơng 1: Nêu định nghĩa “quan niệm”, nêu vai trò của việc xác định thực tiễn khi phân tích quan niệm và giới thiệu sơ bộ về thực tiễn “pháp luật” trong hoạt động công quyền và trong hoạt động tƣ pháp. Chƣơng 2: Giới thiệu một số quan niệm nhiều ngƣời biết, thƣờng xuất hiện trong các tác phẩm đề cập đến ý nghĩa của “pháp luật” hoặc những quan niệm đƣợc thể hiện trong nội dung của các tác phẩm giới thiệu về “pháp luật”. Trên cơ sở điểm giống và khác nhau của các quan niệm, tác giả sắp xếp các quan niệm vào các thực tiễn pháp luật tƣơng ứng. Chƣơng 3: Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong thực tiễn pháp luật trong hoạt động công quyền. Theo quan điểm của tác giả nội dung Chƣơng 3 có phần tƣơng đồng với chƣơng trình giảng dạy về lý luận chung về pháp luật ở Việt Nam. Các đặc điểm của thực tiễn đƣợc nêu trong chƣơng này vừa thể hiện các ý tƣởng của quan niệm, vừa để làm rõ sự đối lập với cơ sở thực tiễn đƣợc nêu tại Chƣơng 4, vì vậy có thể không phải là đặc điểm khi sử dụng để phân biệt với các sự vật hiện tƣợng khác. 8
- Chƣơng 4: Biểu hiện cụ thể của các quan niệm trong thực tiễn pháp luật trong hoạt động tƣ pháp dân sự. Quan niệm hƣớng đến pháp luật trong hoạt động tƣ pháp đƣợc nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam hiện nay. Cả thực tiễn và quan niệm đƣợc nêu trong chƣơng này đều có nhiều khác biệt so với truyền thống pháp luật Xô-viết, vì vậy nội dung để nêu biểu hiện của quan niệm tác giả phân tích khá kỹ về thực tiễn pháp luật với nhiều trích dẫn. Chƣơng 5: Giới thiệu sơ bộ một số lĩnh vực pháp luật đƣợc quan tâm theo tƣ tƣởng Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền luật hình sự hiện đại, luật Hiến pháp, công pháp quốc tế, … Trên cơ sở thực tiễn, tác giả luận giải sự phù hợp với một số quan niệm của trƣờng phái Luật tự nhiên và các quan niệm tƣơng tự khác. Chƣơng 6: Nêu một số nét nổi bật và tƣơng đối phổ biến về pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm minh họa cho hệ quả của việc nhận thức, học hỏi và áp dụng thực tiễn pháp luật phƣơng Tây với cách quan niệm không phù hợp. 9
- Chƣơng 1: SƠ LƢỢC VỀ “QUAN NIỆM” VÀ CÁCH THỨC TIẾP CẬN CÁC QUAN NIỆM “PHÁP LUẬT” TRONG LUẬN VĂN 1.1. Sơ lƣợc về “quan niệm” và phân biệt những thuật ngữ có liên quan Để có thể hiểu đƣợc các quan niệm “pháp luật” thì điều rất quan trọng là trả lời câu hỏi “quan niệm” là gì? Theo một số từ điển tiếng Việt, “quan niệm” là một động từ chỉ việc một ngƣời nhận thức một vấn đề hoặc là một danh từ chỉ cách nhận thức, đánh giá một vấn đề [12, tr.828], [51]. Nói một cách khoa học hơn, “quan niệm” là để chỉ cách nhận thức của một chủ thể đối với một sự vật, hiện tƣợng nhất định. Nhƣ vậy, sự xuất hiện của “quan niệm” là do hoạt động “nhận thức sự vật, hiện tƣợng” và tồn tại nhƣ kết quả của quá trình “phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con ngƣời”. Quan niệm thuộc về phạm trù ý thức, vì vậy “quan niệm pháp luật” cũng nằm trong “ý thức pháp luật”. Do quan niệm thƣờng phản ánh sự vật, hiện tƣợng một cách khá đơn giản và trực tiếp, vì vậy quan niệm thƣờng rất đa dạng và có sự giao thoa với một số thuật ngữ khác thuộc phạm trù ý thức. Sau đây tác giả sẽ nêu một số khác biệt giữa “quan niệm” với “tâm lý”, “hệ tƣ tƣởng” và “khái nhiệm” để tránh nhầm lẫn. Đối với “tâm lý” và “hệ tư tưởng”, đây là hai phần trong kết cấu của “ý thức”. Trong đó, “tâm lý” phù hợp với trình độ phản ánh thông thƣờng, đƣợc hình trong hoạt động thực tiễn của con ngƣời trên bình diện cá nhân và các nhóm xã hội, nội dung của tâm lý pháp luật chính là các cảm xúc, tâm trạng, thái độ, tình cảm. Tâm lý thƣờng đƣợc hình thành một cách tự phát và thiếu tính hệ thống, vì vậy chịu sự tác động mạnh mẽ và thƣờng xuyên từ phái các yếu tố khách quan bên ngoài. Hệ tƣ tƣởng cũng là sự phản ánh nhƣng ở là sự nhận thức khoa học một cách tổng thể, có chiều sâu hơn tâm lý cả về trình độ, tính chất của nhận thức. Những nội dung phản ánh trong hệ tƣ tƣởng thƣờng thể hiện vai trò, giá trị, chức năng, tính kỹ thuật, quan điểm của sự vật, hiện 10
- tƣợng và có tính kế thừa, phát triển [14, tr.439-441]. Các hiện tƣợng thuộc phạm trù ý thức thuộc về chỉ một trong hai nhóm trên, các quan niệm thƣờng thì gần với tâm lý hơn do trình độ phán ánh của quan niệm chỉ ở mức thông thƣờng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật thì rất nhiều quan niệm xuất phát từ các nhà tƣ tƣởng, vì vậy những quan niệm dù đơn giản và trực quan nhƣng cũng rất khó xác định rành mạch đây là vấn đề thuộc “tâm lý” hay “hệ tƣ tƣởng”. Ví dụ, những quan niệm coi pháp luật là biểu hiện của công lý, điều đúng hoặc lẽ phải có phần phản ánh tâm lý, tình cảm tích cực đối với pháp luật, vì vậy có thể coi là sự thể hiện của tâm lý pháp luật. Nhƣng các quan niệm coi “Pháp luật phải đảm bảo sự công bằng” hoặc “phải đảm bảo tính cƣỡng chế” thì các tác giả thể hiện vai trò và tính kỹ thuật của pháp luật, vì vậy có thể coi là thể hiện hệ tƣ tƣởng pháp luật. Do sự đa dạng của quan niệm nên tác giả cho rằng khó để có thể đƣa ra một nhận định cụ thể mức độ nhận thức, phản ánh của ý thức nhằm xác định quan niệm thuộc về “tâm lý” hay “hệ tƣ tƣởng”.Chỉ khi phân tích cụ thể mỗi quan niệm mới có thể xác định đƣợc chính xác quan niệm đó ở phần nào của “ý thức pháp luật”. Về thuật ngữ “khái niệm”, tác giả cho rằng cũng không nên nhầm lẫn “quan niệm” và “khái niệm”. Khái niệm thƣờng đƣợc hiểu là “hình thức của tƣ duy trong đó phản ánh một lớp các đối tƣợng bằng một hoặc một số các dấu hiệu chung của các đối tƣợng thuộc lớp đó” [87, tr.13]. Yêu cầu của một khái niệm là phải có tƣ duy, luận giải để tìm ra đƣợc đúng điểm chung mang tính bản chất của một lớp đối tƣợng đối tƣợng. Mặc dù là cùng là phản ánh, nhƣng “khái niệm” có tính lý luận cao hơn hẳn so với sự phản ánh trực tiếp và có phần giản đơn của “quan niệm”. Để đƣa ra một khái niệm, ngƣời nhận thức cần có những sự đối chiếu, phân tích, so sánh để tìm ra những điểm chung, loại bỏ những điểm riêng của nhiều đối tƣợng trong một lớp các đối tƣợng. Trên cơ sở kết quả của hoạt động tƣ duy, lập luận cụ thể, ngƣời nhận thức mới 11
- có thể đƣa ra đƣợc một luận giải có đủ tính khoa học cho một sự vật, hiện tƣợng. Có thể coi “khái niệm” là một dạng “quan niệm” vì cả hai đều là sự phản ánh, nhƣng theo tác giả hai thuật ngữ này khác nhau ở mức độ lý luận. Một quan niệm hoàn toàn có thể trực quan và không nêu lên bản chất của sự vật hiện tƣợng, đôi khi quan niệm thể hiện cả những mặt về cảm xúc trực quan chứ không phải là kết quả tìm kiếm điểm chung của một nhóm đối tƣợng.Nói một cách tổng quát theo quan điểm triết học Mác-Lênin, quan niệm là sự phản ánh của sự vật hiện tƣợng một cách trực quan, thuộc về hình thức thông thƣờng của ý thức; còn khái niệm là sự phán ánh mang tính khái quát, có hệ thống, thuộc về hình thức mang tính lý luận của ý thức [14, tr.442]. 1.1.3. Các hợp phần của quan niệm Nhƣ đã nêu trên, quan niệm thuộc về phần ý thức thông thƣờng, vì vậy các quan niệm tƣơng đối giản đơn và thƣờng chỉ phản ánh một khía cạnh nổi bật của sự vật, hiện tƣợng. Do không có chủ đích xây dựng một nhận thức hoàn chỉnh, chính xác về sự vật, hiện tƣợng nên các quan niệm không đƣợc tồn tại với một cấu trúc đồng nhất. Có thể phân tích các hợp phần của quan niệm từ hai mặt chủ quan và khách quan nhƣ sau. Phần chủ quan của quan niệm là nhận thức, những hiểu biết mà ngƣời đƣa ra quan niệm nhận thấy từ sự vật, hiện tƣợng; phần này đƣợc thể hiện ở nội hàm của quan niệm. Nội hàm của quan niệm không sâu sắc và trừu tƣợng mà thƣờng đơn giản, dễ hiểu. Ở mặt khách quan, quan niệm phải gắn với những sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời đƣa ra quan niệm đang nhận thức. Một quan niệm đƣợc trở nên phổ biến buộc phải là một sự nhận thức tƣơng đối phù hợp, chính xác về khía cạnh nổi bật của sự vật hiện tƣợng. Ví dụ: mọi quy tắc xã hội như pháp luật, đạo đức, tập quán, tín ngưỡng đều có khả năng điều chỉnh hành vi của con người ở các mức độ khác nhau. Nhưng khả năng điều chỉnh hành vi của pháp luật nổi bật hơn hẳn, vì vậy 12
- quan niệm pháp luật là sự cưỡng chế trở nên phổ biến. Những quy tắc xã hội khác sẽ gắn với những dấu hiệu nổi bật của mình như sự tốt đẹp của đạo đức hay niềm tin của tín ngưỡng. Do đƣợc nêu lên bởi khả năng nhận biết tƣơng đối nổi bật nên biểu hiện nổi bật có thể chƣa nêu đƣợc bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Biểu hiện nổi bật gắn liền với sự vật hiện tƣợng là những cơ sở thực tiễn của phần nội hàm của quan niệm, nhƣng cần lƣu ý rằng chính bản thân sự vật, hiện tƣợng cũng là một phần quan trọng của cơ sở thực tiễn vì quan niệm chỉ có thể nhận thức về một khía cạnh chƣa chắc đã là bản chất của sự vật, hiện tƣợng. Nhƣ vậy, có thể nói quan niệm gồm “nội hàm” và “cơ sở thực tiễn”, nhƣng quan niệm không đƣa ra cái nhìn bao quát về sự vật, hiện tƣợng và khó có thể sử dụng để xác định sự vật, hiện tƣợng trên thực tế nhƣ khái niệm. 1.2. Mối tƣơng quan giữa “quan niệm” với “thực tiễn” và định hƣớng nghiên cứu của tác giả 1.2.1 Mối tương quan giữa “quan niệm” và “thực tiễn” Qua phân tích, tác giả hiểu rằng “quan niệm pháp luật” thực chất là một góc nhìn chủ quan của một ngƣời với một hiện tƣợng pháp luật khách quan. Với thế giới quan duy vật, tác giả cho rằng về cơ bản sự vật, hiện tƣợng khách quan là thành tố quyết định các quan niệm. Nhƣng cũng nhƣ các nội dung thuộc về phạm trù ý thức khác, các quan niệm có sự độc lập tƣơng đối với hiện tƣợng khách quan. Các quan niệm có thể phù hợp, không phù hợp, lạc hậu hay đi trƣớc và tác động trở lại sự vật, hiện tƣợng, tùy thuộc vào các yếu tố tác động, năng lực nhận thức của ngƣời đƣa ra quan niệm và sự biến động của xã hội. So với mối quan hệ giữa những nội dung khác thuộc về phạm trù ý thức với thực tiễn, mối quan giữa quan niệm với thực tiễn có một số khác biệt nhất định. 13
- Về tính quyết định của thực tiễn, sự phụ thuộc của quan niệm với thực tiễn là rất mạnh. Cũng nhƣ phạm trù ý thức nói chung, quan niệm là do những đieùe kiện xã hội khách quan quy định, chi phối. Nhƣng do quan niệm là những nhận thức thông thƣờng, tƣơng đối đơn giản và trực tiếp, vì vậy khi thực tiễn thay đổi thì quan niệm cũng khó có thể tồn tại nếu không thay đổi. Sự đơn giản và trực tiếp khiến cho ngƣời tiếp nhận có thể đối chiếu ngay quan niệm với thực tiễn để đánh giá, từ đó lựa chọn đƣợc việc có tiếp thu hay không. Ví dụ, pháp luật của một nhà vua coi trọng lợi ích của đa số ngƣời dân sẽ khiến ngƣời dân quan niệm “pháp luật là sự ghi nhận các lợi ích chung của xã hội”, ngƣời dân tin tƣởng vào pháp luật cũng nhƣ tin tƣởng vào nhà vua của họ. Nhƣng 100 năm sau một triều đại đƣa lợi ích của hoàng tộc lên trên mọi thứ lại khiến cho ngƣời dân quan niệm “pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị tác động lên xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp”, sau đó họ tìm đủ mọi cách để tránh né việc thực hiện pháp luật. Dễ hiểu và dễ đối chiếu, vì vậy khi một quan niệm đã không phù hợp với thực tiễn thì sự phổ biến của quan niệm sẽ mất đi, quan niệm đó phải đƣợc sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hoặc chỉ còn là lịch sử. Những nội dung khác trong ý thức mang tầm lý luận cao hơn thì ít phụ thuộc vào thực tiễn hơn so với quan niệm. Sự khái quát, trừu tƣợng giúp cho các học thuyết, hệ tƣ tƣởng có tầm bao quát nhiều thực tiễn hơn. Việc tất cả các thực tiễn trong học thuyết, hệ tƣ tƣởng bị thay đổi mất nhiều thời gian hơn so với các quan niệm, vì vậy cơ sở để các phạm trù này tồn tại trong thời gian dài cũng vững chắc hơn so với quan niệm. Chính vì vậy, quan niệm luôn đa dạng hơn khái niệm, học thuyết hay hệ tƣ tƣởng, nhƣng đổi lại các quan niệm cũng sẽ dễ bị quên lãng hơn nếu thực tiễn đã thay đổi. Về tính độc lập tƣơng đối của quan niệm, do sự phụ thuộc rất mạnh vào thực tiễn nên tính độc lập tƣơng đối của quan niệm với thực tiễn là không rõ 14
- rệt. Quan niệm cũng lạc hậu so với thực tiễn, tuy nhiên quan niệm sẽ thay đổi rất nhanh chứ không lạc hậu quá nhiều so với thực tiễn nhƣ các hệ tƣ tƣởng. Nguyên nhân cũng nằm trong sự đơn giản và trực tiếp của quan niệm. Quan niệm thƣờng thể hiện rất rõ ràng và dễ hiểu các hiện tƣợng khách quan dù đôi khi chƣa thật chính xác, đúng bản chất. Rất khó để bảo vệ một quan niệm đã không còn phù hợp với thực tiễn vì ai cũng có thể chỉ ra sự bất cập đó, ví dụ: hệ thống tòa án trong quá khứ đƣợc quan niệm là xét xử để bảo vệ công lý vì có rất nhiều thẩm phán công bằng, liêm chính. Nhƣng sau đó tình trạng tham nhũng trở nên quá phổ biến, khiến cho ai cũng nhìn thấy chỉ cần đƣa tiền cho thẩm phán là thắng kiện. Khi đó, ngƣời nói rằng phán quyết của tòa án là theo công lý sẽ rất dễ bị những ngƣời xung quanh chê cƣời, chế diễu vì quá “ngây thơ”. Do đó, việc đƣa ra một quan niệm mới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng chứng minh sự đúng đắn của quan niệm cũ trong bối cảnh thực tiễn đã có nhiều thay đổi. Tất nhiên, với sự phát minh ra giấy và chữ viết, các quan niệm vẫn có thể tồn tại một cách nguyên vẹn nhƣng chắc chắn sự phổ biến của quan niệm sẽ có nhiều khác biệt lớn. Tác giả nhận thấy những trƣờng hợp quan niệm thực sự tồn tại và đƣợc kế thừa thƣờng gắn với một phạm trù có tính lý luận cao nhƣ học thuyết hay hệ tƣ tƣởng. Những trƣờng hợp này quan niệm đã có tính lý luận cao hơn hoặc có khả năng phát triển lên thành các khái niệm, học thuyết hay hệ tƣ tƣởng; sự trực tiếp, giản đơn của quan niệm cũng theo đó mà dần nhƣờng chỗ cho tính lý luận, tính khái quát và tính trừu tƣợng. Tính quyết định của thực tiễn mạnh hơn nhiều so với sự độc lập tƣơng đối của quan niệm, vì vậy vai trò của thực tiễn trong việc phân tích quan niệm cũng đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với việc phân tích các tƣ tƣởng. Do các quan niệm phần lớn là đơn giản và dễ hiểu, nên khi nghiên cứu các quan niệm thì tác giả cho rằng việc phân tích sự biểu hiện, tính phù hợp của 15
- quan niệm với thực tiễn cần sự đầu tƣ nhiều hơn so với việc phân tích nội hàm của quan niệm. 1.2.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự vật, hiện tƣợng khách quan là khởi nguồn của nhận thức và cũng đồng thời là thƣớc đo để đánh giá việc nhận thức. Vì vậy, tác giả nghĩ rằng để hiểu và đánh giá đƣợc giá trị của các quan niệm thì trƣớc hết cần xác định tƣơng đối chính xác sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời đƣa ra quan niệm nhận thức. Xác định sự vật, hiện tƣợng có thể không cần thiết lắm trong trƣờng hợp mà đối tƣợng của quan niệm là một vật cụ thể và không có sự bất đồng ngôn ngữ. Nhƣng với các quan niệm về một sự vật, hiện tƣợng trừu tƣợng và có sự bất đồng ngôn ngữ, việc xác định sự vật hiện tƣợng lại có vai trò quyết định đối với việc phân tích. Ví dụ, từ “bánh” trong tiếng Việt dùng cho cả bánh ga-tô và bánh chưng, khi tìm kiếm ở tiếng Anh thì không có một từ nào trong tiếng Anh có thể giúp người nghe liên tưởng đến cả hai loại bánh này. Trong tiếng Anh, từ “cake” bao gồm các loại bánh ngọt tương tự bánh bông lan như bánh ga-tô, bánh nướng chảo (bánh kếp),.., và tiếng Việt hiện cũng không tìm được từ có chung ý nghĩa. Nhưng trên thực tế, khi tra từ điển thì rất nhiều từ điển vẫn dịch “bánh” là “cake” [51] dù hai từ này giao thoa chứ không đồng nghĩa. Do sự bất đồng ngôn ngữ, việc nhầm lẫn sự vật, hiện tƣợng mà từ ngữ hoặc quan niệm đang hƣớng đến xảy ra khá nhiều trên thực tế. Khi đã xác định nhầm thực tiễn, ngƣời phân tích có thể sẽ không thể tìm đƣợc biểu hiện của quan niệm trên thực tiễn, cuối cùng việc đánh giá quan niệm sau đó rơi vào tình trạng “tự biện”. Tất nhiên, với sự vận động liên động của xã hội thì các quan niệm có thể không còn phản ánh đúng thực tiễn pháp luật nhƣ ban đầu. Dù vậy, tác giả cho rằng nếu nghiên cứu quan niệm một cách nghiêm túc thì vẫn phải thực hiện việc xác định những thực tiễn tƣơng ứng với quan 16
- niệm, không thể vì sự thay đổi của một trong những hiện tƣợng đƣợc quan niệm đề cập đến mà cho rằng quan niệm không còn phù hợp với thực tiễn. Nhằm nghiên cứu một cách hiệu quả các quan niệm về “pháp luật” trên thế giới, tác giả chƣa thể bắt đầu ngay với việc phân tích nội hàm các từ ngữ, mà trƣớc hết phải bắt đầu từ việc xác định đƣợc sự vật, hiện tƣợng mà ngƣời đƣa ra quan niệm đã hƣớng đến. Sau khi đã xác định đƣợc thực tiễn phù hợp thì ngƣời nghiên cứu mới có thể phân tích biểu hiện, đánh giá và đƣa ra kết luận chính xác về quan niệm. Thực tiễn pháp luật ở phƣơng Tây có những khác biệt cơ bản, thậm chí là không tồn tại ở thực tiễn pháp luật Việt Nam. Vì vậy, để xác định thực tiễn phù hợp với quan niệm thì tác giả không còn cách nào khác ngoài việc giới thiệu sơ bộ về hai hoạt động không thể tách rời khỏi hiện tƣợng “pháp luật”, nhƣng lại tƣơng đối độc lập với nhau trong xã hội phƣơng Tây là “hoạt động công quyền” và “hoạt động tƣ pháp”. Hai thực tiễn pháp luật nêu trên không phải là hai nhóm của cùng một hiện tƣợng, mà là hai thực tiễn có cùng tên gọi nhƣng phát sinh, tồn tại và đƣợc sử dụng trong hai loại hoạt động gần nhƣ độc lập với nhau. Sau khi giới thiệu sơ bộ về hai hoạt động này, Chƣơng 2 tác giả sẽ giới thiệu về các quan niệm pháp luật phổ biến trên thế giới. Tiếp đó, các quan niệm đƣợc tập hợp thành các nhóm trên cơ sở tính phù hợp với thực tiễn pháp luật trong hoạt động công quyền và pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Trên cơ sở các nhóm quan niệm – thực tiễn tƣơng ứng đó, tác giả đi sâu phân tích biểu hiện của các quan niệm trong các khía cạnh khác nhau của thực tiễn pháp luật. 1.3. Hiện tƣợng pháp luật trong hoạt động công quyền Khi một nhà nƣớc phát triển đến trình độ nhất định, hầu hết những ngƣời cầm quyền đều sử dụng một loại công cụ đƣợc gọi là “pháp luật” để tác động đến xã hội theo ý chí của mình. Nhìn chung, trong hoạt động của nhà nƣớc 17
- luôn xuất hiện nhƣ là một loại văn bản có hiệu lực buộc các chủ thể phải thực hiện theo với tên gọi là “pháp luật”. Ở mỗi quốc gia cụ thể, quy trình tạo ra pháp luật và áp dụng pháp luật thƣờng là khác nhau. Với những nhà nƣớc quân chủ tập quyền sơ khai, quy trình lập pháp có thể đơn giản chỉ là lời nói của ngƣời nắm quyền. Ngƣợc lại, với những nhà nƣớc phát triển hiện nay thì quy trình lập pháp là tƣơng đối phức tạp. Để có thể giới thiệu một cách mạch lạc về pháp luật trong hoạt động công quyền, tác giả lựa chọn giới thiệu thực tiễn pháp luật ở những nhà nƣớc dân chủ có sự phân công rõ ràng về lập pháp – hành pháp. Về tổng thể, những nhà nƣớc có sự phân công lập pháp – hành pháp thƣờng tồn tại nhiều đảng và ý tƣởng về pháp luật bắt đầu từ việc một đảng quan tâm đến một vấn đề trong xã hội (nhu cầu nâng cao chất lƣợng y tế cộng đồng, giảm thất nghiệp, giảm nợ công,…). Từ các vấn đề đƣợc quan tâm, các đảng đƣa ra ý tƣởng về chính sách, xây dựng các căn cứ chứng minh việc sử dụng nguồn lực nhà nƣớc để thực hiện ý tƣởng bằng pháp luật là đúng đắn. Sau khi ý tƣởng về chính sách đƣợc nghị viên lập pháp thông qua, ý tƣởng về chính sách từ một quan điểm của một tổ chức tƣ sẽ chính thức đƣợc coi là chính sách công của nhà nƣớc. Cuối cùng, việc cơ quan chuyên trách soạn thảo và phát hành văn bản “luật hóa” chính sách là hoạt động trực tiếp khiến cho “pháp luật” xuất hiện. Kể từ thời điểm quy định pháp luật xuất hiện cho đến khi hết hiệu lực, những đối tƣợng bị luật điều chỉnh buộc phải thực hiện theo những gì mà pháp luật mô tả hoặc sẽ phải các chịu chế tài nhất định. Tuy nhiên, đối với từng chủ thể cụ thể trách nhiệm thực hiện có khác nhau. Ví dụ nhƣ đối với cơ quan hành pháp, pháp luật là mệnh lệnh buộc phải thực hiện, không đƣợc tự ý thêm bớt. Ở góc độ của cá nhân, tổ chức bị pháp luật điều chỉnh thì pháp luật vừa là mệnh lệnh của quyền lực buộc phải thực thi, vừa là nguyên nhân của 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn