intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân trên địa bàn Tp Đà Nẵng

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

52
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung căn cứ ly hôn, nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật; dánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân trên địa bàn Tp Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS HÀ THỊ MAI HIÊN
  2. HÀ NỘI - 2013 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thúy Kiều
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 4 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn ...................................................... 5 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 5 8. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ ......................................................... 7 1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN .................................... 7 1.1.1. Khái niệm ly hôn.................................................................................... 7 1.1.2. Nội dung căn cứ ly hôn ........................................................................ 10 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN .............................................................................. 13 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 13 1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn ..................................... 17 1.3. CĂN CỨ LY HÔN QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................................................... 19 1.3.1. Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời phong kiến ................................... 19
  5. 1.3.2. Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc .............................. 23 1.3.3. Căn cứ ly hôn quy định trong pháp luật Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ....................................................................... 25 Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LUẬT, CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............... 30 2.1. CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 ........................................... 30 2.1.1. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt đƣợc ............................................................. 31 2.1.2. Vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích ......................................... 36 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI ĐÀ NẴNG ............................ 38 2.2.1. Tổng quan về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Đà Nẵng ............................................................................................... 38 2.2.2. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng .............................................................................. 40 2.2.3. Áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 – 2011 ......................................................................................... 46 Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG .................................................................. 83 3.1. VƢỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ LY HÔN .............................................................................. 83
  6. 3.1.1. Một số bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ ly hôn ................................................................................................... 83 3.1.2. Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn khi xét xử ...... 88 3.1.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn .............. 92 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..... 94 3.2.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn nói riêng ..................................................... 94 3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, thƣ ký trong giải quyết án ly hôn tại thành phố Đà Nẵng ... 96 3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động giám đốc đối với các Tòa án quận, huyện trong việc giải quyết án ly hôn ............................................................ 97 3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân............ 99 3.2.5. Tăng cƣờng phƣơng tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố và hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ Tòa án ............................................ 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN: Xã hội chủ nghĩa HN & GĐ: Hôn nhân và gia đình TAND: Tòa án nhân dân QTHL: Quốc triều hình luật HVLL: Hoàng việt luật lệ DLBK: Dân luật bắc kỳ DLTK: Dân luật trung kỳ DLGYNK: Dân luật giản yếu nam kỳ BLDS: Bộ luật dân sự HĐTP: Hội đồng thẩm phán UBTP: Ủy ban thẩm phán HĐXX: Hội đồng xét xử UBND: Ủy ban nhân dân HTND: Hội thẩm nhân dân
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là cái nôi sản sinh ra con ngƣời, nuôi dƣỡng, giáo dục và hình thành nhân cách con ngƣời. Vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta trong những năm qua luôn quan tâm tới vấn đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình ra đời có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN và GĐ tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về gia đình đƣợc ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ HN và GĐ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay các vụ án về ly hôn đang ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, đòi hỏi Tòa án phải có đƣờng lối để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về căn cứ giải quyết các vụ án ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực trong gia đình. Trong hoạt động tƣ pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm và có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tƣ pháp. Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nƣớc tiến hành hoạt động xét xử các loại vụ việc nói chung và án ly hôn nói riêng. Trong những năm qua, việc Tòa án giải quyết vụ án ly hôn đã góp phần giải quyết đƣợc những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn 1
  9. vẫn còn những thiếu sót, nhƣ có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng dây dƣa kéo dài, có vụ còn bị sửa, hủy gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên đƣơng sự. Tại các toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng các vụ án về ly hôn tăng về số lƣợng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nên việc giải quyết gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật về căn cứ ly hôn cũng nhƣ những khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết các vụ án ly hôn tại Toà án nhân trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân, bảo vệ quyền lợi các quyền lợi hợp pháp của các bên đƣơng sự. Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, qua quá trình giám đốc kiểm tra và xét xử phúc thẩm của TAND TP Đà Nẵng đã phát hiện có những thiếu sót trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị cải sửa; một số ít vụ án còn bị dây dƣa kéo dài, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các đƣơng sự. Trong hoạt động xét xử, các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đã bộc lộ một số tồn tại, nhƣ áp dụng pháp luật sai, có vụ án vi phạm thời hạn tố tụng. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: "Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân trên địa bàn Tp Đà Nẵng " làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Dân Sự. Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng giải quyết các vụ án ly hôn của ngành Tòa án nói chung và của các TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Căn cứ giải quyết các trƣờng hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tại Toà án đã đƣợc giới khoa học pháp lý và nhất là những 2
  10. ngƣời trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ: Nguyễn Ngọc Điệp, Trần Đông Phong, Hồ Thị Hệ (2001), “Những điều cần biết về ly hôn”, NXB Phụ nữ TPHCM; Nguyễn Anh Tuấn (2005) “Một số vƣớng mắc trong giải quyết án ly hôn với ngƣời mắc bệnh tâm thần”, Tạp chí kiểm sát, VKS nhân dân tối cao số 7; Th.s Đoàn Đức Lƣơng (2005) “ Cần có hƣớng dẫn thống nhất về thụ lý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ tục giải quyết”, Tạp chí kiểm sát, VKS nhân dân tối cao số 9; Đỗ Văn Chỉnh (2006), “Ly hôn với ngƣời mắc bệnh tâm thần – thực tế và giải quyết”, Tạp chí Tòa án, TAND tối cao số 9; Phạm Thị Quý (2009), “Việc ly hôn có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở trƣớc khi khởi kiện ra Tòa án ?”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10; TS Đặng Quang Phƣơng (1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các bản án", Tạp chí TAND số: 7, 8; Th.s Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học số: 4; Trần Thị Quốc Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Bùi Văn Thuấn (2002), “Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung”, Nhà xuất bản Phụ nữ; Trƣơng Kim Oanh (1996), "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn thạc sỹ Luật học; Th.s Nguyễn Phƣơng Lan (2005) "Một số ý kiến về vợ chồng nhận nuôi con nuôi", Tạp chí Luật học số 2; Th.s Nguyễn Hồng Hải (2003), "Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay"; Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật- Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), "Lý luận chung về nhà nước và pháp luật", Hà Nội… Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề 3
  11. cập mặt này hay mặt khác trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn, mà chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Là thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong hoạt động xét xử của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích luận văn: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung căn cứ ly hôn. + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật. + Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. + Đề ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện đƣợc mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Xây dựng khái niệm: Áp dụng pháp luật, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Căn cứ ly hôn và phân tích các đặc điểm, nội dung, cũng nhƣ nêu lên các căn cứ giải quyết cho ly hôn. + Đánh giá kết quả đạt đƣợc, những ƣu điểm, hạn chế trong áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ đó rút ra các nguyên nhân hạn chế. 4
  12. + Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhƣ: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án; hoàn thiện các QPPL nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và HTND… nhằm đảm bảo chất lƣợng trong giải quyết các vụ việc ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nƣớc và pháp luật, trong đó có vấn đề về áp dụng pháp luật trong giải quyết các trƣờng hợp ly hôn. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp lịch sử và lôgíc; phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phƣơng pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn, làm rõ những đặc thù của loại án này ở TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng có hiệu quả. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về áp dụng pháp luật trong 5
  13. giải quyết án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng. Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về căn cứ giải quyết các vụ việc ly hôn nói chung, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những ngƣời trực tiếp làm công tác giải quyết án ly hôn, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh luật HN và GĐ. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời đang trực tiếp làm công tác giải quyết án ly hôn tại TAND nói chung và TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn và việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong thực tiễn xét xử. Chƣơng 2. Cơ sở pháp luật, các điều kiện tác động và việc áp dụng căn cứ ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn và một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Đà Nẵng. 6
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ 1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN 1.1.1. Khái niệm ly hôn Ly hôn và kết hôn là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Vì vậy mà không thể ủy quyền hay chuyển giao khi thực hiện quyền này. Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân khi có lý do chính đáng”, và cụ thể hơn theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhƣng là mặt không thể thiếu đƣợc khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa và không thể tiếp tục duy trì đời sống chung. Ly hôn chính là khi trong quá trình chung sống vợ chồng thƣờng xuyên xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng không có tiếng nói chung, không tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Và việc duy trì hay cố níu kéo cuộc hôn nhân đó chỉ làm cho vợ chồng thêm mệt mỏi và không thể hàn gắn đƣợc. Mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình hạnh phúc. Vợ chồng cùng chung tay nuôi dạy con cái, nhƣng khi hôn nhân có sự rạn nứt, trong nội bộ đời sống vợ chồng không thể đạt đƣợc những mục đích là ý nghĩa của hôn nhân thì dù cố gắng duy trì mối quan hệ đó cũng không thể mang lại hạnh phúc đƣợc. 7
  15. Vấn đề ly hôn đƣợc quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng có những điểm khác nhau. Tùy theo thể chế chính trị, truyền thống văn hóa và quan điểm lập pháp của từng nƣớc. Trên thế giới hiện nay có những quốc gia quy định cấm ly hôn (nhƣ một số nƣớc theo đạo thiên chúa), một số quốc gia khác thì hạn chế ly hôn bằng cách đặt ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt đối với vợ chồng muốn ly hôn. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều là đi trái với quyền tự do dân chủ của mỗi cá nhân. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin thừa nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng cũng là thừa nhận quyền dân chủ xã hội. Lênin khẳng định: “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng”. Trên quan điểm tự do hôn nhân, bao gồm cả tự do kết hôn và tự do ly hôn, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng thoát khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ và không có hạnh phúc, với những mâu thuẫn sâu sắc mà trong một thời gian dài họ đã không giải quyết đƣợc. Thừa nhận quyền tự do ly hôn của vợ, chồng còn nhằm bảo vệ quyền lợi của những thành viên còn lại trong gia đình. Vì vậy: “Tự do ly hôn tuyệt đối không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”[11]. Xét về mặt pháp lý thì ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng và theo quy định của pháp luật chỉ có vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Để ly hôn vợ, chồng hoặc cả hai 8
  16. ngƣời hoàn toàn tự do trong việc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ. Khi vợ, chồng ly hôn không những ảnh hƣởng trực tiếp đến quan hệ tình cảm vợ chồng, chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, mà còn ảnh hƣởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình. Tòa án với chức năng là cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định vợ, chồng có đƣợc ly hôn hay không (Tòa án có thể chấp nhận đơn ly hôn hoặc bác đơn ly hôn của vợ, chồng). Bằng biện pháp tƣ pháp đó, Tòa án có thể hạn chế hoặc ngăn chặn những hiện tƣợng vợ, chồng lạm dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. Nhất là đối với những trƣờng hợp một trong hai bên vợ chồng có quan hệ ngoại tình, không có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Vì ích kỷ cá nhân họ muốn ly hôn càng sớm càng tốt để rủ bỏ trách nhiệm với gia đình để chạy theo ngƣời tình. Việc Tòa án cho vợ, chồng ly hôn hay bác đơn yêu cầu của họ phải dựa vào thực chất mối quan hệ vợ, chồng. Tuy nhiên, việc đánh giá thực chất mối quan hệ vợ, chồng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ở nƣớc ta nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng ngày càng gia tăng về số lƣợng, với những mâu thuẫn vợ chồng rất đa dạng và phức tạp. Để đánh giá thực chất mối quan hệ vợ, chồng đã thực sự rạn nứt và có thể hàn gắn đƣợc hay không đòi hỏi bản thân những Thẩm phán trực tiếp giải quyết phải có kinh nghiệm sống và kiến thức chuyên môn vững vàng. Đồng thời phải điều tra xác minh thật kỹ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ, chồng. Phải tìm hiểu tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của vợ, chồng trong thời gian tiến hành giải quyết vụ kiện. Khi đã tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn của vợ, chồng, mặc dù đại diện Tòa án đã tiến hành hòa giải hai bên vợ, chồng theo hƣớng đoàn tụ gia đình. Phân tích và giải thích cho vợ, chồng về hậu quả của ly hôn cũng nhƣ ảnh hƣởng của việc cha, mẹ ly hôn đối với đời 9
  17. sống tinh thần của con cái. Nhƣng vợ, chồng vẫn cƣơng quyết ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết. Từ những phân tích trên và theo quy định của pháp luật hiện hành có thể hiểu: ly hôn là một sự kiện pháp lý do Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bằng bản án để chấm dứt quan hệ vợ chồng và chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. 1.1.2. Nội dung căn cứ ly hôn Trong phần khái niệm ly hôn đã đề cập đến quan điểm của nhà nƣớc ta cho phép vợ chồng có quyền đƣợc tự do ly hôn. Nhƣ vậy không có nghĩa là Tòa án áp dụng căn cứ cho ly hôn một cách tùy tiện theo nguyện vọng của vợ, chồng. Giải quyết ly hôn một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ chồng, mặt khác phải bảo đảm lợi ích của con cái, của các thành viên khác trong gia đình và lợi ích của xã hội. Do đó Nhà nƣớc phải kiểm soát việc ly hôn bằng cách xác định những điều kiện cần và đủ để cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật. Giải quyết ly hôn là dựa vào thực chất mối quan hệ vợ, chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan mà hoàn toàn không có ý chí chủ quan của cán bộ Tòa án hay các đƣơng sự. Do đó, việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng. Trên quan điểm giải quyết: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối. Đƣơng nhiên không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định đƣợc là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chƣa chết. Bởi vì, nhƣ mọi ngƣời đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan...Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân đƣợc phép tan vỡ. Nghĩa là trong đó, về thực chất hôn nhân tự nó đã bị 10
  18. phá vỡ rồi. Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan rã bên trong của nó [1]. Pháp luật cần dự liệu đúng và chính xác khi quy định về căn cứ ly hôn. Dựa vào những quy định đó, Tòa án có thể áp dụng đúng đắn các quy định đó vào từng trƣờng hợp cụ thể để giải quyết ly hôn. Điều này vô cùng quan trọng, bởi ly hôn chính là khi đời sống vợ chồng đã thực sự kết thúc, là giải pháp cuối cùng mà cả hai bên vợ chồng cùng hƣớng đến. Sau ly hôn là hàng loạt những hậu quả pháp lý nhƣ: quyền nuôi con, quyền thay đổi quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dƣỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ....Vì vậy, pháp luật về căn cứ ly hôn quy định càng rõ ràng, cụ thể và thống nhất thì quá trình áp dụng sẽ thuận lợi và chính xác. Từ quan điểm trên cho thấy, Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ. Việc Tòa án giải quyết cho họ đƣợc ly hôn chính là công nhận một thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là không cải thiện đƣợc. Với những căn cứ ly hôn nhƣ vậy sẽ đảm bảo khi Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng. Cho phép vợ chồng ly hôn trong những trƣờng hợp hôn nhân không thể kéo dài và cứu vãn đƣợc chính là giải phóng cho cả vợ chồng và cho xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, căn cứ ly hôn qua các thời kỳ cũng có những sửa đổi, bổ sung và thay thế cho phù hợp, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vụ án về ly hôn. Luật HN và GĐ năm 1959 (Điều 6), Luật HN và GĐ năm 1986 (Điều 40) và Luật HN và GĐ năm 2000 (Điều 89) quy định dù hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn khi mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn 11
  19. nhân không đạt đƣợc thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân của vợ chồng trong quan hệ gia đình. Đồng thời nhằm đảm bảo sự dung hòa giữa các lợi ích trái ngƣợc nhau giữa vợ và chồng, trong đó có lợi ích của con cái, thể hiện ý chí của giai cấp trong hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Khi quy định về nội dung căn cứ ly hôn phải đảm bảo tính pháp chế, có nghĩa là những nội dung, những điều kiện cần và đủ để giải quyết cho vợ chồng phải đƣợc các bên chủ thể tôn trọng và triệt để thực hiện. Nếu việc quy định nội dung căn cứ ly hôn không đảm bảo tính pháp chế, không đảm bảo quyền lợi của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình sẽ dẫn đến việc tuân thủ pháp luật không nghiêm túc và có thể dẫn tới những vi phạm hoặc sự tuân thủ pháp luật không mang tính tự nguyện. Bên cạnh tính pháp chế, khi quy định về nội dung căn cứ ly hôn còn phải đảm bảo tính khác quan, tính khả thi. Có nghĩa là, những quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn đƣợc quy định và áp dụng chung cho tất cả các trƣờng hợp xin ly hôn. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các trƣờng hợp ly hôn cụ thể chúng ta không thể áp dụng mang tính rập khuôn máy móc. Việc quy định nội dung căn cứ ly hôn nhằm đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên. Trong đó có sự ƣu tiên cho phụ nữ và trẻ em. Việc quy định các căn cứ cho ly hôn phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu và có thể áp dụng đƣợc trong thực tế cuộc sống. Điều này đòi hỏi nhà lập pháp khi ban hành nội dung căn cứ ly hôn phải có tính dự liệu cao về những trƣờng hợp có thể cho ly hôn, đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng pháp luật. Pháp luật nƣớc ta luôn tôn trọng quyền tự do tìm hiểu yêu đƣơng, kết hôn của đôi bên nam nữ. Đồng thời cũng tôn trọng quyền tự do ly hôn của họ khi đời sống chung không có hạnh phúc. Tuy nhiên, tự do ly hôn cũng phải trong những khuôn khổ và điều kiện nhất định mà pháp luật đã dự liệu. Nhằm 12
  20. hạn chế và tránh những trƣờng hợp một bên vì ích kỷ cá nhân, vì hạnh phúc riêng của mình (nhƣ một bên ngoại tình) và yêu cầu ly hôn. Trong những quy định về ly hôn, pháp luật quy định hạn chế quyền ly hôn của ngƣời chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dƣới 12 tháng tuổi (Khoản 2 Điều 85). Với các phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật có thể hiểu: “Căn cứ ly hôn là những tình tiết hay những điều kiện do pháp luật quy định mà khi có những tình tiết hay điều kiện đó thì Tòa án cho ly hôn. Điều kiện cần trƣớc hết là đơn xin ly hôn của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Điều kiện đủ là thực trạng đời sống chung của vợ chồng phản ánh hoặc thể hiện những mâu thuẫn gay gắt không thể giải quyết đƣợc. Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt đƣợc. Hay khi một trong hai bên vợ chồng bị tòa án tuyên bố mất tích, và bên kia có đơn yêu cầu thì tòa án xem xét giải quyết. Dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN 1.2.1. Khái niệm Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. Pháp luật đƣợc ban hành nhiều nhƣng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nƣớc kém hiệu quả. Do đó, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháo luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hành động thực tế của chủ thể pháp luật. Các quy phạm pháp luật (QPPL) rất phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động, thực hiện pháp luật, 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2