BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
…………/…………<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
……/……<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
BÙI THỊ NGỌC MAI<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN<br />
GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN<br />
DÂN CẤP HUYỆN – QUA THỰC TIỄN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính<br />
Mã số: 60 38 01 02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Cúc<br />
<br />
HÀ NỘI - NĂM 2016<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.<br />
Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để mở rộng thẩm quyền xét xử các loại án, trong đó có xét xử các<br />
khiếu kiện hành chính.<br />
Với tính chất phức tạp của khiếu kiện hành chính và thực tiễn xét xử các khiếu kiện hành chính liên<br />
quan đến đất đai cho thấy việc tăng thẩm quyền cho Tòa án trong xét xử các vụ án hành chính rất cần thiết<br />
trong đời sống xã hội Nghị quyết số 49, NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 2/6/2005 đã xác định chiến lược cải<br />
cách tư pháp đến năm 2020, theo đó nêu rõ quan điểm mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các<br />
khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án, tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và các cơ quan công<br />
quyền trước tòa án, đồng thời xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án đều<br />
được thi hành nghiêm chỉnh, ai vi phạm sẽ bị xử lý.<br />
Sau khi hệ thống tòa án hành chính được thành lập (năm 1994) , UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh<br />
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và pháp triển của pháp luật tố<br />
tụng hành chính, quyền khởi kiện của người dân đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính<br />
được xác lập. Qua 14 năm thực hiện Pháp lệnh, một số qui định bộc lộ sự mâu thuẫn với các qui định pháp<br />
luật liên quan, ví dụ Luật khiếu nại, tố cáo, luật đất đai, một số qui định chưa phù hợp với thực tế, hoặc có<br />
những qui định chung chung chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau. Đây là một trong những nguyên<br />
nhân làm cho các vụ việc khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai thường giải quyết không dứt điểm. Để<br />
khắc phục tình trạng trên, Luật tố tụng hành chính năm 2010 đã ban hành và thi hành đến ngày 30/6/2016.<br />
Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội đã ban hành luật tố tụng hành chính năm 2015,<br />
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.<br />
Thực tiễn xét xử các khiếu kiện liên quan đến đất đai trong phạm vi cả nước nói chung và của Tòa án<br />
nhân dân huyện Nho quan nói riêng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như xác định đối tượng khiếu kiện,<br />
xác định thời hiệu khởi kiện, xác định người tham gia tố tụng trong các vụ án hành chính, căn cứ đánh giá<br />
tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, cơ chế đảm bảo thi hành bản án có hiệu lực<br />
pháp luật còn nhiều rào cản, bất cập.<br />
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai<br />
của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình làm luận văn thạc sĩ của<br />
mình.<br />
<br />
1<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai<br />
nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Với nhiều góc độ nghiên<br />
cứu khác nhau, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính, đánh giá các<br />
quy định trên phương diện lý luận; đồng thời dựa trên các giáo trình về tố tụng hành chính cũng là một cách<br />
nhìn nhận khá đầy đủ và logic; dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành<br />
chính… do đó tôi xin chỉ điểm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài như sau:<br />
+ Bài “ Các giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh khi thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình<br />
công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay” của tác giả Lê Đức Thịnh tại hội thảo “ Tình trạng tranh chấp và khiếu<br />
kiện đất đai kéo dài: thực trạng và giải pháp”, ngày 08-09 tháng 10 năm 2008 tại Buôn Mê Thuột – Đắc<br />
Lắc.[12]<br />
+ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2003) với đề tài: “ Thẩm quyền của tòa án nhân<br />
dân trong giải quyết các khiếu kiện hành chính”[20]; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ngọc Tú với đề tài:<br />
“ Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân – qua thực tiễn huyện Hằng<br />
Hóa, Thanh Hóa”[13]; Luận văn thạc sỹ luật học của Châu Huế (2003), khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội<br />
với đề tài: “Tranh chấp đất đai và thầm quyền giải quyết của Tòa án”[2]; Luận văn thạc sỹ luật học của Lý<br />
Thị Ngọc Hiệp (2009), trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Giải quyết tranh chấp quyền<br />
sử dụng đất bằng Tòa án tại Việt Nam”[14].<br />
+ Ngoài ra còn có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí thanh tra và tạp chí chuyên ngành khác như:<br />
“Tòa hành chính ngại giải quyết khiếu nại hành chính” của Luật sư Trần Vũ hải trên trang<br />
Luatsuhanoi.com[45]; Bài viết “ Những vướng mắc khi áp dụng luật tố tụng hành chính và luật khiếu nại”<br />
của tác giả Vũ Thắng – Tòa phúc thẩm Đà Nẵng trên báo điện tử Tòa án nhân dân tối cao[48]; Bài viết “Luật<br />
tố tụng hành chính đã có vướng mắc” của tác giả Quang Nhuần trên trang thông tin điện tử đài PT – TH tỉnh<br />
Sóc Trăng[25]; Bài viết “ Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa<br />
sơ thẩm” của tác giả Phạm Công Hùng - Thẩm phán TANDTC đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 02<br />
tháng 01/2013[21].<br />
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực<br />
đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, bởi vậy đề tài của tác giả không trùng lặp với<br />
bất cứ đề tài nghiên cứu nào trước đó.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
- Mục đích nghiên cứu:<br />
Dựa vào cơ sở lý luận về quyền khiếu kiện, phân tích qui định pháp luật thể hiện trong các văn bản<br />
qui phạm pháp luật liên quan, qua thực tiễn xét xử giải quyết khiếu kiện hành chính ( vụ án hành chính) của<br />
Tòa án nhân dân huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, tác giả đưa ra một cách khái quát về những hạn chế của<br />
<br />
2<br />
<br />
hoạt động xét xử hành chính, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính,<br />
phần nào góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp hành<br />
chính nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng.<br />
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:<br />
+ Làm rõ nội hàm các khái niệm “ khiếu nại”, “khiếu kiện”, “tố cáo”, “khiếu kiện hành chính”, “ vụ<br />
án hành chính” và “ vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai”<br />
+ Phân tích thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân<br />
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến ngày 31/12/2015, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn<br />
chế và nguyên nhân.<br />
+ Đưa ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết<br />
khiếu kiện hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền<br />
của Tòa án nhân dân cấp huyện, qua thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến ngày<br />
31/12/2015.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2007 cho ngày 31/12/2015.<br />
+ Phạm vi về không gian: huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.<br />
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
- Phương pháp luận: Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là những luận điểm khoa học của học<br />
thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản<br />
Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải cách tư pháp…về<br />
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt<br />
Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận văn được<br />
nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân<br />
tích, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, phương pháp<br />
diễn dịch, phương pháp tổng hợp và khái quát hóa các tri thức khoa học luật tố tụng hành chính để áp dụng<br />
nghiên cứu đề tài.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br />
Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn:<br />
<br />
3<br />
<br />
- Hệ thống, phân tích những vấn đề có tính lý luận về khiếu kiện, khiếu kiện hành chính về đất đai,<br />
về vụ án hành chính<br />
- Đánh giá toàn diện về hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân<br />
huyện Nho Quan từ năm 2007 đến ngày 31/12/2015, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết<br />
các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân.<br />
Bởi vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người làm<br />
công tác thực tế và sinh viên, học viên và tất cả những ai quan tâm đến việc giải quyết khiếu kiện hành chính<br />
trong lĩnh vực đất đai.<br />
7. Bố cục của luận văn:<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương:<br />
Chương 1- Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp<br />
huyện<br />
Chương 2- Thực trạng và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa<br />
án huyện nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI<br />
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN<br />
CẤP HUYỆN<br />
<br />
1.1. Các khái niệm liên quan<br />
1.1.1. Khái niệm khiếu kiện và khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai<br />
khái niệm khiếu kiện<br />
Về ý nghĩa: Đây là một cơ chế để công dân, cơ quan, tổ chức có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp<br />
của mình bằng con đường tố tụng Tòa án, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức hoặc người có quyết định, hành vi sai<br />
trái có thể kiểm tra lại hành vi của mình và nếu thấy quyết định, hành vi hành chính này trái pháp luật người ra<br />
quyết định hành chính có thể tự thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định, rút lại hành vi hành chính trái pháp luật.<br />
Về tính chất: Khiếu kiện hành chính, có những tính chất như: tính khách quan; tính lệ thuộc vào hệ<br />
thống chính trị, tính hệ thống, tính thứ bậc, tính đảm bảo bằng pháp luật.<br />
Việc sử dụng thuật ngữ “ khiếu kiện hành chính”, tại Pháp lệnh giải quyết các thủ tục hành chính năm<br />
1996 và việc sử dụng của các luật gia, các nhà khoa học thì khiếu kiện hành chính được hiểu theo hai nghĩa:<br />
Theo nghĩa hẹp, khiếu kiện hành chính được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm đơn khởi kiện<br />
yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính<br />
<br />
4<br />
<br />