intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

83
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường tại các địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ NHẬT THU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ NHẬT THU GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ KHÁNH MINH HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” trong Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, trên cơ sở những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo của Học viện và những kiến thức tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp, các anh, chị, cô, chú đang công tác trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật về bạo lực học đường, các đơn vị giáo dục đào tạo... Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin cam đoan những nội dung khái quát về cơ sở lý luận, nghiên cứu trong Luận văn là do tự bản thân tổng hợp, phân tích, nêu ra các giải pháp để tăng cường công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường tại địa phương. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quan điểm, lý luận của tôi trong Luận văn này. Trân trọng cảm ơn! Quảng Nam, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Võ Thị Nhật Thu
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và đồng nghiệp, tập thể để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ Khánh Minh người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp chân thành của các thầy, cô giảng viên của Học viện khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu sinh và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND thị trấn Tân Bình, Phòng Tư pháp, Phòng giáo dục và đào tạo, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện Hiệp Đức; các cơ quan, ban ngành liên quan; người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Luận văn. Hy vọng tiếp tục nhận được sự góp ý của mọi người về những nội dung trong Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hiệp Đức, tháng 3 năm 2020 Học viên Võ Thị Nhật Thu
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG .......................................................9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường ....................................................................................................................9 1.2. Nội dung giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường ....................22 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương trong tổ chức giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường ..........................................................................................27 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.........................................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM ........................37 2.1. Điều kiện tác động đến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường ...................................................................................................................................37 2.2. Thực tiễn giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường tại tỉnh Quảng Nam ...........................................................................................................................48 2.3. Đánh giá chung ..................................................................................................55 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .....................................................................................60 3.1. Quan điểm về giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................................................................60 3.2. Các giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .....................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BLHĐ Bạo lực học đường 2 AIC Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế 3 GDPL Giáo dục pháp luật 4 HS Học sinh 5 EBS Kênh truyền hình giáo dục số 1 tại Hàn Quốc 6 PCBLHĐ Phòng chống bạo lực học đường 7 PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình 8 PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật 9 QLNN Quản lý nhà nước World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế 10 WTO giới United Nations Educational Scientific and Cultural 11 UNESCO Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 12 GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 13 THPT Trung học phổ thông 14 THCS Trung học cơ sở 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 So sánh bạo lực học đường và bạo lực gia đình PL Đánh giá nguyên nhân gây bạo lực học đường từ thực 2.3 tiễn tỉnh Quảng Nam PL DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 1.1a Tình trạng bạo lực tại 5 quốc gia PL 1.1b Nguyên nhân của bạo lực học đường PL 1.2 Kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường PL 3.2 Mô hình phòng chống bạo lực dựa vào trường học PL
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực trạng bạo lực học đường đã ảnh hướng lớn đến các giá trị đạo đức xã hội và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đã đến lúc phải nói không với bạo lực học đường và phục hồi các giá trị xã hội hiện nay. Thực tiễn cho thấy nhiều nhóm thanh thiếu niên THCS và THPT đang có sự thay đổi, hướng về vật chất, muốn thể hiện bản thân nhiều hơn; bạo lực học đường giờ đây không chỉ diễn ra trong phạm vi nhà trường mà có xu hướng lan rộng ra toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay không còn là những trận đánh nhau giữa các học sinh mà còn là những trận xung đột trực tiếp giữa học trò và thầy cô... Các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện việc tuyên truyền pháp luật về bạo lực học đường, kiềm chế bạo lực học đường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong môi trường giáo dục, tiến đến xây dựng một môi trường học đường an toàn, thân thiện. Bạo lực học đường không phải là một hiện tượng xã hội mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những sự việc, tình huống bạo lực nghiêm trọng, phần lớn là học sinh THCS, THPT ở các địa phương... Các em đang có sự phát triển, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo; bên cạnh đó bao lực học đường còn xuất phát từ môi trường gia đình, môi trường nơi sinh sống hay môi trường tại học đường. Một số nghiên cứu, thực tế cho thấy nhiều gia đình có cha mẹ nghiện rượu, cờ bạc, bạo lực gia đình, xảy ra tình trạng lạm dụng thể xác trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em; sự kỷ luật của cha mẹ khắc nghiệt thái quá đối với con cái của mình bằng hành động nhiều hơn là tâm tư, khuyên bảo con cái. Bên cạnh đó mạng xã hội phần nào cũng ảnh hưởng đến các em lứa tuổi thanh thiếu niên với những 1
  9. hành động khác thường như đưa hình ảnh của người khác mà không xin phép, chia sẻ các thông tin không đúng sự thật, có lời nói kích động xúc phạm đến người khác trên mạng xã hội …. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong học đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; trong đó một số văn bản pháp luật mới liên quan đến BLHĐ, đã ra tạo hiệu ứng tích cực, góp phần trang bị cho cán bộ, công chức, giáo viên và các em học sinh kiến thức về những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường ở các trường học, cơ quan, đơn vị; nêu cao tinh thần trách nhiệm, phòng chống bạo lực học đường ở các địa phương. Quảng Nam hiện có 159 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 498 cấp huyện và 2.498 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó có Luật trẻ em 2016, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và nhân dân về công tác phòng chống bao lực học đường thông qua các cuộc họp, hội nghị, trợ giúp pháp lý, hội thảo, mít tinh, họp mặt, liên hoan, tọa đàm, diễn đàn, sinh hoạt tổ, đội, nhóm, câu lạc bộ, tổ chức các cuộc hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về PCBLHĐ, PCBLGĐ, trẻ em, bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình… Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCBLHĐ đã nâng cao nhận thức cho cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò quan trọng trong PCBLHĐ, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa gia đình, nhà trường, xã hội về việc phát hiện BLHĐ, giáo dục nhân cách toàn diện cho thanh thiếu niên, giới trẻ, hạn chế các trường hợp BLHĐ trên địa bàn tỉnh. 2
  10. Để thực tốt những nội dung trên đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có trách nhiệm, quan tâm chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật về bạo lực học đường một cách sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Bằng những kiến thức đã tiếp nhận, học tập tại Học viện và với nhiệm vụ công tác Đoàn thanh niên tại địa phương, xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hiến pháp và Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề Giám sát của HĐND cấp xã từ thực tiễn nhiều địa phương đã được rất nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu. Sau đây là một số công trình và bài viết tiêu biểu: - PGS.TS. Trần Thị Tú Anh (2012) “Thực trạng hành vi bạo lực học đường” [Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế] đã khảo sát trên 200 học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 24% học sinh cho rằng thường xuyên xảy ra BLHĐ, chỉ 0,5% học sinh nói không xảy ra. Có đến 1/3 học sinh cho rằng đã nhiều lần hoặc thường xuyên chứng kiến cảnh đánh nhau giữa các học sinh. 4-5% học sinh từng sử dụng hung khí và là nạn nhân của việc đánh nhau có hung khí; - Lê Thị Lan Anh (2012), Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT, chủ yếu tập trung phân tích tâm lý của thanh thiếu niên dẫn đến hành vi bạo lực học đường; - PGS.TS. Lê Vân Anh (2013) Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường trong học sinh THPT, Đề tài khoa học và công nghệ Cấp Bộ, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội. Đề tài đã khái quát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cộng đồng về quan niệm, hậu quả của BLHĐ, về trách nhiệm của các bên trong việc tham gia phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng BLHĐ và nêu ra các biện pháp nhà trường đã tiến hành để phòng ngừa, 3
  11. ngăn chặn tình trạng BLHĐ; - TS. Đinh Thị Hồng Vân (2014), Nghiên cứu cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế. Tác giả đã xây dựng mô hình ứng phó với những cảm xúc âm tính của trẻ vị thành niên thành phố Huế; - Nguyễn Thị Hiền (2015), “Phòng ngừa bạo lực học đường từ trong gia đình”, Luận văn Thạc sỹ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Luận văn phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phòng tránh bạo lực học đường hiệu quả; - Nguyễn Huy Hoàng (2019), Bạo lực học đường gia tăng – sự xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị đạo đức, Hà Nội; Bài viết đánh giá nạn bạo lực học đường tác động lớn đến giá trị đạo đức xã hội , (24/04/2019) - Nguyễn Hoàng Xuân Huy - Nguyễn Thị Bích Thảo (2016), Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2016. Cuốn tài liệu có bảy phần, đi sâu phân tích, dẫn chiếu những con số minh chứng cho thực trạng đáng lo, rồi là các biểu hiện và hình thức, nguyên nhân của BLHĐ... - Đinh Thị Thùy Linh (2017), Hoạt động công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực học đường tại các Trường Trung học phổ thông huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – xã hội. Luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá các hoạt động công tác xã hội về việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực học đường, đồng thời đề xuất những biện pháp phát huy hiệu quả các hoạt động công tác xã hội. - Quang Nhật (2017), Bạo lực học đường ngày càng đáng sợ, , (09/02/2017). 4
  12. - PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn (2017). Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học xây dựng cẩm nang tuyên truyền nhằm phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS giúp học sinh có thể lĩnh hội, nâng cao hiểu biết của mình về bạo lực học đường, phát triển kỹ năng xử lí các tình huống, cũng như tự bảo vệ bản thân; - TS. Nguyễn Văn Tường (2019), Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ tâm lý học, Học viện khoa học xã hội. - Phạm Thị Huyền Trang (2019), Hậu quả của bạo lực học đường qua trải nghiệm, đánh giá của học sinh, giáo viên và phụ huynh, Tạp chí khoa học, (số 30). Bài viết của tác giả bàn về các quan niệm về hậu quả của bạo lực học đường qua trải nghiệm, đánh giá của học sinh, giáo viên và phụ huynh tại trường THPT Hoàng Văn Thái, tỉnh Thái Bình. - Phạm Thị Xoan (2015), Bạo lực học đường của học sinh Trung học phổ thông huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ tâm lý học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn tập trung phân tích thực trạng chung về bạo lực học đường của học sinh THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp sư phạm thông qua dạy kỹ năng sống nhằm giúp giảm thiểu hành vi bạo lực học đường của học sinh THPT. Từ những công trình, bài viết nghiên cứu trên có thấy, bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và toàn xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BLHĐ để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời trang bị cho giới trẻ, thanh thiếu niên những kiến thức cơ bản nhất về biểu hiện, cách phòng chống BLHĐ và kịp thời tố giác các hành vi BLHĐ. Tôi hiện đang công tác trong hội đoàn thể, thường xuyên đi cơ sở, được 5
  13. tiếp xúc nhiều với các em thanh thiếu niên, các em học sinh ở các trường, được có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các em và các cán bộ làm công tác đoàn nên tôi muốn nghiên cứu thực tế, áp dụng các quan điểm, quy định pháp luật, thực thi pháp luật và học hỏi thêm những kinh nghiệm từ những công trình trên về những quy định của pháp luật, thực trạng của BLHĐ và những biện pháp PCBLHĐ để tập trung phân tích, nghiên cứu Đề tài về “Giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành Luận văn, bản thân tôi muốn nêu lên những quan điểm riêng và đóng góp những giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống những quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường tại các địa phương nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Phân tích, làm rõ đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường. Đồng thời phân tích, đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý, công chức, viên chức, người lao động, giáo viên, học sinh về bạo lực học đường và giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường tại địa phương. - Đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học 6
  14. đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Về không gian: Nghiên cứu Đề tài giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam - Về thời gian: Nghiên cứu giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong hoạt động GDPL về PCBLHĐ; sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp những quy định pháp luật về PCBLHĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; kết hợp với các phương pháp: lịch sử, xã hội học… trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động GDPL về PCBLHĐ. 7
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận hiệu quả trong hoạt động GDPL về PCBLHĐ từ việc xác định được nội dung, các yếu tố ảnh hưởng GDPL về PCBLHĐ. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc nhìn nhận một cách toàn diện hoạt động GDPL về PCBLHĐ hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin giá trị, những kinh nghiệm hay từ thực trạng trong hoạt động GDPL về PCBLHĐ trên địa bàn tỉnh. Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh và mọi tầng lớp Nhân dân nhằm phát huy hiệu quả GDPL về PCBLHĐ tại địa phương. 7. Cơ cấu Luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận GDPL về PCBLHĐ Chương 2. Thực trạng GDPL về PCBLHĐ tại tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 8
  16. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực học đường 1.1.1. Một số khái niệm về GDPL phòng, chống BLHĐ * Khái niệm bạo lực học đường Tổ chức y tế thế giới (WHO-2002) định nghĩa bạo lực theo nghĩa cụ thể hơn: Bạo lực là việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng sức mạnh hay quyền lực thể chất hoặc tinh thần đối chính mình hoặc với người khác, với một nhóm hay với một cộng đồng mà gây nên hoặc có khả năng cao gây nên chấn thương, chết chóc, tổn thương tâm lý, tổn hại đến sự phát triển hoặc tước đoạt tinh thần. Theo khái niệm này: (1) Bạo lực là hành động có mục đích làm hại một hoặc nhiều đối tượng cụ thể mà nó hướng tới; (2) Bạo lực là hành động của người có sức mạnh thể chất hoặc/ và quyền lực; (3) Đối tượng hướng tới của bạo lực có thể là một cá nhân, một nhóm người hoặc một cộng đồng dân cư; (4) Mức độ làm hại của hành vi bạo lực rất khác nhau: có thể chỉ đe doạ gây cho đối phương lo lắng, sợ hãi, căng thẳng để đạt mục đích của mình; có thể ở mức độ cao hơn: gây ra tổn thương hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, gây ra mất mát về vật chất, người thân... Học đường là danh từ chỉ môi trường giáo dục trong nhà trường hay các cơ sở giáo dục khác. Môi trường học đường gồm các thành viên: cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ, nhân viên khác và học sinh. Trong môi trường học được diễn ra các hoạt động quản lý giáo dục của cán bộ quản lý, hoạt động giáo dục của giáo viên và hoạt động học của học sinh. 9
  17. BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe doạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. BLHĐ là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập [Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện] Trong những năm qua, Việt Nam từng bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích rõ rệt cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Thành tựu của giáo dục Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước hội nhập quốc tế. Tuy nhiên hiện tượng BLHĐ đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội; tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy cô giáo, diễn ra ở các thành phố và khu vực nông thôn ở các địa phương. Từ những phân tích trên, tác giả khái niệm BLHĐ là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường và ngoài xã hội, là những biểu hiện về lời nói, hành động mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố, gây thương tích trên cơ thể người khác hoặc dẫn đến tử vong, đồng thời làm tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia hoặc liên quan đến BLHĐ. 10
  18. * Khái niệm nạn nhân bị bạo lực học đường Nạn nhân của BLHĐ, có thể bị thương tích về thể chất, tinh thần dẫn đến đau đớn, hệ thần kinh bị tác động làm các em có nguy cơ bị nhút nhát, mặc cảm về sau hoặc có thể bị trầm cảm, tinh thần bị ám ảnh suốt cuộc đời. Những hậu quả này cộng hưởng có thể làm trẻ trở thành người hèn nhát hoặc trẻ có thể phản ứng theo kiểu khác, người bị đánh trở thành lỳ đòn, mất cảm giác, dẫn đến không thể đồng cảm với nỗi đau của người khác… Các em thường bị ức hiếp do thiếu thốn tình cảm, tâm hồn không được bồi đắp. Do đó, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần vạch ra cho các em hướng đi đúng đắn, đâu là giá trị sống, đâu là mục đích thực sự của cuộc đời để các em thấy bạo lực không phải là phương pháp hữu hiệu để các em chứng tỏ bản lĩnh. Đối tượng dễ bị BLHĐ đó là những bạn mới vào trường như lớp 5 mới vào lớp 6, lớp 9 vào lớp 10; Những bạn yếu đuối, nhút nhát, chưa có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt như hay liếc... đểu, nói xấu bạn bè, có hành động gây gổ trước. Để hiểu được nạn nhân bị bạo lực học đường là gì, trước hết cần phải hiểu thế nào là nạn nhân và thế nào là bạo lực học đường. Danh từ nạn nhân thường được sử dụng để chỉ những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Trong từ điển Tiếng Việt từ nạn nhân được định nghĩa “người bị nạn hoặc người phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hay một chế độ bất công” [23]. Theo định nghĩa trên thì nạn nhân được hiểu là những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân bao gồm rất nhiều loại như nạn của chiến tranh, thiên tai, bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nạn nhân tự tử, nạn nhân của tội phạm... Từ góc độ khoa học giáo dục, khái niệm bạo lực học đường được Bùi Thị Hồng (2009) đưa ra như sau: “Bạo lực học đường là những hành vi sai 11
  19. lệch vừa có tính chủ động vừa có tính thụ động của học sinh trong môi trường học đường hoặc những hành vi của lứa tuổi học đường. Nó bao gồm một loạt các hành vi bạo lực giữa giáo viên với học sinh và ngược lại, giữa học sinh với nhau gây tổn hại nghiêm trọng tới tính mạng, danh dự và nhân phẩm của người bị hại” [7, tr345, tr374]. Từ góc độ khoa học tâm lý học, Phan Thị Mai Hương (2009): “Bạo lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường hoặc những hành vi của lứa tuổi học đường. Bao gồm trong thuật ngữ này là hàng loạt những hành vi bạo lực với các mức độ khác nhau từ không lời đến lời nói từ hành động đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương thậm chí gây tổn hại đến người khác” [8, tr28, tr34]. Từ những khái niệm trên, tác giả rút ra khái niệm: Nạn nhân bị bạo lực học đường là các cá nhân phải chịu tổn thương về thể chất, về tinh thần hoặc cả về tài sản do hậu quả của các hành vi bạo lực học đường. * Khái niệm về giáo dục pháp luật Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một vấn đề đang được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm thực hiện. Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về khái niệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Sự khác nhau về quan điểm, quan niệm đó sẽ dẫn đến những lựa chọn khác nhau về nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền. Vì vậy, việc tiếp cận khái niệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật một cách đúng đắn, khoa học sẽ giúp cho việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp. Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2009 thì “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” [24]. 12
  20. Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, GDPL thì GDPL là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị….) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng [2, tr.167]. Theo nghĩa rộng thì giáo dục pháp luật là quá trình hình thành ý thức pháp luật của các thành viên xã hội chịu sự tác động tích cực cũng như tiêu cực, có chủ đích cũng như tự phát của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ chính trị hệ thống pháp luật và thực tiễn pháp lý, môi truờng sống cũng như giáo dục xã hội. Phân tích khái niệm niệm trên có thể khẳng định: Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Giáo dục pháp luật là sự chuyển tải những thông tin pháp luật theo mục đích chung, nhằm nâng cao ý thức pháp luật để từ đó hình thành lối sống tuân thủ pháp luật đối với các thành viên trong xã hội. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học [Theo khoản 4, Điều 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012]. GDPL là một nội dung quan trọng của lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về GDPL. Có quan điểm cho rằng, GDPL đồng nghĩa với hoạt động dạy, học pháp luật ở các trường học. Như vậy, quan điểm này không xếp các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật diễn ra ngoài 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0