intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

40
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ nội dung, hậu quả pháp lý của một số loại hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý thông thường như hợp đồng tư vấn thừa kế, tư vấn mua bán nhà ở thương mại, tư vấn về chuyển quyền sử dụng đất; tìm những bất cập của một số qui định về hợp đồng dịch vụ trong BLDS từ đó kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MAI ANH HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN MAI ANH HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN HÀ NỘI – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, ghi rõ nguồn gốc. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học, bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi viết Lời cam đoan này khẳng định nội dung tôi cam đoan là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trân trọng! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Mai Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Khoa Luật - Trường đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn thạc sỹ. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn đã dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Dân sự và Tố tụng dân sự. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ và sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập và nghiên cứu! Ngày 14 tháng 10 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Mai Anh
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ ...................................................................................................... 5 1.1. Khái quát về hợp đồng dịch vụ ................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm .... ................................................................................................ 10 1.1.3. Dịch vụ công và dịch vụ tư .......................................................................... 12 1.1.4. Dịch vụ pháp lý miễn phí của các nước trên thế giới................................... 19 1.2. Khái niệm về hợp đồng tƣ vấn pháp lý .................................................... 25 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................... 25 1.2.2. Đặc điểm ...................................................................................................... 27 1.3. Triển khai quy định của pháp luật tới hợp đồng tƣ vấn pháp lý .......... 31 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ .................................................................................................... 35 2.1. Chủ thể ........................................................................................................ 35 2.1.1. Bên cung ứng Hợp đồng tư vấn pháp lý ...................................................... 35 2.1.2. Bên thuê tư vấn pháp lý................................................................................ 42 2.1.3. Điều kiện về ý chí tự nguyện của các chủ thể trong Hợp đồng tư vấn pháp lý .......................................................................................................... 43 2.2. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng ............................................................ 44 2.2.1. Đối tượng ..................................................................................................... 44
  6. 2.2.2. Giá hợp đồng tư vấn pháp lý ........................................................................ 45 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ ............................................. 46 2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý ............................ 50 2.2.5. Hình thức của hợp đồng tư vấn pháp lý ....................................................... 52 2.3. Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng tƣ vấn pháp lý .................... 54 2.3.1. Giao kết ........................................................................................................ 54 2.3.2. Thực hiện hợp đồng tư vấn pháp lý ............................................................. 58 2.3.3. Chấm dứt hợp đồng tư vấn pháp lý .............................................................. 60 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ ........................................................................................... 62 3.1. Tranh chấp về hợp đồng tƣ vấn pháp lý .................................................. 62 3.1.1. Nguyên nhân tranh chấp............................................................................... 62 3.1.2. Những dạng tranh chấp chủ yếu ................................................................. 700 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................................... 777 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 844 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 855
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Cty Công ty ĐLS Đoàn Luật sư KT-KL Khen thưởng – Kỷ luật NXB Nhà xuất bản TAND Tòa án nhân dân TGPL Trợ giúp pháp lý TP Thành phố TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP. HN Thành phố Hà Nội UBND Ủy ban nhân dân VD Ví dụ VPLS Văn phòng Luật sư
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta hiện nay, các quan hệ dân sự, thương mại, lao động … ngày một tăng lên về số lượng, theo đó tính phức tạp của các quan hệ pháp luật nói trên đã nảy sinh các tranh chấp giữa các chủ thể trong quan hệ. Như vậy, việc giải quyết các tranh chấp của các quan hệ pháp luật trong xã hội cần phải kịp thời và phù hợp với pháp luật. Vai trò của Luật sư trong xã hội đã thực sự cần thiết và được coi trọng trong việc tư vấn pháp luật và tranh tụng trước tòa án, nhằm bảo vệ lợi ích của thân chủ, đồng thời cũng làm rõ nội dung của pháp luật khi được áp dụng để giải quyết các tranh chấp. Mặt khác, nhân dân đã dần nhận thức được vai trò của Luật sư, có thể giúp đỡ được họ thực hiện các phương thức, biện pháp bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của mình trong các quan hệ dân sự, thương mại, lao động ... Do vậy, nghiên cứu về hợp đồng dân sự nói chung và hơn nữa nghiên cứu về Hợp đồng tư vấn pháp lý nói riêng đã trở nên cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Hợp đồng tư vấn pháp lý là một loại hợp đồng được coi là mới nhằm đáp ứng nhu cầu của những chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động và tranh tụng tại Tòa án nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu Hợp đồng tư vấn pháp lý là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của hợp đồng tư vấn pháp lý, nên học viên đã lựa chọn đề tài: “Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam” để thực hiện luận văn cao học luật của mình, nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi về mặt lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu và pha ̣m vi nghiên cƣ́u của đề tài Về hợp đồng tư vấn pháp lý tính đến thời điểm hiện nay ở nước ta tuy đã có một số những công trình được nghiên cứu dưới dạng khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, thạc sỹ. Những công trình phải kể là luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quỳnh Anh với đề tài: “Hợp đồng trong nghề Luật sư”, đề tài này chỉ được nghiên cứu dưới 1
  9. dạng nghề Luật sư, được xem như một dịch vụ trong xã hội khi có nhu cầu của khách hàng về tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, lập di chúc ... Mà không giải quyết cụ thể các yếu tố, khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tư vấn pháp lý. Ngoài ra luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thị Nga về: “Vai trò của Luật sư trong tranh tụng”. Luận văn này chỉ giải quyết ở diện hẹp vai trò của Luật sư trong tranh tụng, mà không đề cập đến trình tự giao kết hợp đồng pháp luật trong nghề Luật sư. Như vậy, hợp đồng tư vấn pháp lý trong nghề Luật sư cho đến thời điểm này chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu. Học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hợp đồng tư vấn pháp lý ở Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình là phù hợp với nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích + Làm rõ nội dung, hậu quả pháp lý của một số loại hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý thông thường như hợp đồng tư vấn thừa kế, tư vấn mua bán nhà ở thương mại, tư vấn về chuyển quyền sử dụng đất… + Tìm những bất cập của một số qui định về hợp đồng dịch vụ trong BLDS từ đó kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật. - Nhiệm vụ + Phân tích, hoàn thiện những vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ. + Phân tích, đánh giá nội dung qui định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ trong BLDS. + Tìm và bình luận một số vụ án điển hình liên quan đến hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số loại dich vụ pháp luật thông dụng; chủ thể sử dụng hợp đồng tư vấn pháp lý và bên cung ứng hợp đồng tư vấn pháp lý. Nội dung, hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Quá trình giao kết, thực hiện và hậu quả pháp lý của hợp đồng dịch vụ pháp lý vô hiệu.. 2
  10. - Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp lý theo pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định đó trong thực tế, đặc biệt trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Từ đó, đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể khi giao dịch, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Cơ sở lý luận xuyên suốt đề tài này là vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, những quan điểm chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan điểm về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật vào việc đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Cơ sở thực tiễn của đề tài dựa trên các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ giao kết hợp đồng thực tế của các hợp đồng tư vấn pháp lý, để giải quyết tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng tư vấn pháp lý. - Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tiếp cận, nghiên cứu tài liệu một cách khoa học, nghiên cứu luật thuyết, thu thập thông tin, áp chiếu thực tế, áp chiếu các văn bản, quy định của pháp luật, phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp, điều tra xã hội v,v… để đánh giá phân loại để hoàn thiện những nội dung đã đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua việc trình bày khái quát về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, cùng với việc tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về việc 3
  11. xây dựng hệ thống khái niệm về hợp đồng tư vấn pháp lý, đánh giá thực trạng những điểm bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về việc giao kết, thực hiện hợp đồng tư vấn pháp lý, qua đó, có thể đưa ra những giải pháp cần thiết, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp lý, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng tư vấn pháp lý ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng tư vấn pháp lý. Chương 2: Những vấn đề cơ bản của hợp đồng tư vấn pháp lý. Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý. 4
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LÝ 1.1. Khái quát về hợp đồng dịch vụ 1.1.1. Khái niệm Hợp đồng trong từ điển tiếng Việt là (giao kèo, khế ước hay giấy ký kết) giữa hai hay nhiều đối tác khác nhau trong các mối quan hệ khác nhau trong xã hội, nhằm trao đổi thông tin thiết lập cam kết với nhau để thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định. “Các bộ cổ luật đã từng tồn tại ở Việt Nam (như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long) không có quy định riêng về hợp đồng, Nghĩa là, trong các thời kỳ đó, ở Việt Nam chưa có luật riêng về hợp đồng dân sự, mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau” [37, tr.331]. Năm 1991 Pháp lệnh hợp đồng ra đời, về mặt khách quan hợp đồng dân sự là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau. Về mặt chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định. Hợp đồng dân sự được định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, mượn, tặng, cho tài sản, làm một việc hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng” [21, Điều 1]. Theo pháp lệnh này thì hợp đồng dân sự bao gồm cả hợp đồng dịch vụ bó hẹp, chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của một bên, là sự thừa nhận, yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó. Tại BLDS năm 1995, kế thừa và phát triển pháp luật, cụ thể hóa Hiến pháp 1992 định nghĩa về Hợp đồng dân sự nói chung: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận 5
  13. giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự” [31 Điều 394]. Qua đó, cũng tách định nghĩa riêng về: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa mãn giữa các bên, theo đó bên làm dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên làm dịch vụ” [31, Điều 521]. Như vậy, BLDS năm 1995 là một bước tiến hơn hẳn của pháp luật về Hợp đồng dịch vụ, theo đó thì BLDS đã qui định về Hợp đồng dịch vụ cụ thể từ điều 521 đến điều 529 về đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng dịch vụ. Ngày 14/6/2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua BLDS mới thay thế BLDS 1995, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Trong đó chế định về hợp đồng dân sự đã được khẳng định với 205 điều trên tổng số 777 điều luật (từ Điều 388 đến điều 593) đó là chưa kể đến 45 điều quy định về các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (từ điều 693 đến điều 732), chứng tỏ chế định hợp đồng dân sự nói chung thông dụng trong BLDS đóng vai trò rất quan trọng: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [31, Điều 388]. Điểm quan trọng trong BLDS năm 2005 là xây dựng chế định hợp đồng thành nền tảng cho pháp luật về hợp đồng nói chung, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành về hợp đồng cụ thể có quy định riêng, thì ưu tiên áp dụng các quy định riêng đó. Vì vậy, phạm vi áp dụng các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS được mở rộng, áp dụng chung cho các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, thương mại. Theo quan điểm của học viên hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổ i ý chí với nhau nhằ m đi đế n thoả thuâ ̣n để cùng làm phát sinh các quyề n và nghiã vu ̣ dân sự nhấ t đinh ̣ . Viê ̣c trao đổ i ý chí này của các bên là tự nguyê ̣n và tự do nhưng vẫn phải theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t . Theo đó, các bên sẽ chuyể n giao tài sản hay thực hiê ̣n mô ̣t công viê ̣c cho bên kia theo thoả thuâ ̣n trong 6
  14. hơ ̣p đồ ng ; hoă ̣c thoả thuâ ̣n giữa các bên về sự thay đổ i hay chấ m dứt quyền và nghĩa vụ đó. BLDS năm 2005 cũng phân biệt rõ hợp đồng dân sự khác với giao dịch dân sự như: “Giao dịch dân sự là hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [32, điều 121]. Còn “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [32, điều 388] Trong trường hơ ̣p pháp luâ ̣t không quy đinh ̣ , hợp đồng dân sự có thể được giao kế t bằ ng lời nói , bằ ng văn bản hoă ̣c bằ ng hành vi cu ̣ thể . Còn đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật đã quy đinh ̣ buô ̣c phải giao kế t theo mô ̣t hin ̀ h thức nhấ t đinh ̣ thì các bên phải tuân theo hình thức đó . Hiê ̣n nay, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự thông du ̣ng, có thể kể đến như hơ ̣p đồ ng mua bán tài sản , hơ ̣p đồ ng trao đổ i tài sản , hơ ̣p đồ ng tă ̣ng cho tài sản , hơ ̣p đồ ng vay tài sản , hơ ̣p đồ ng dich ̣ vu ̣ ... Xã hội ngày càng phát triển , đi cùng với đó là các dịch vụ ra đời , VD: dịch vụ sửa tài sản , dịch vụ pháp lý , dịch vụ quảng cáo ... Khi thực hiê ̣n dịch vụ, người thuê dich ̣ vu ̣ và người thực hiê ̣n dich ̣ vu ̣ sẽ thoả thuâ ̣n với nhau về các đi ều kiện cung ứng dịch vụ , điề u này phầ n nào giải thić h ta ̣i sao họp đồng dịch vụ lại ra đời. Hợp đồng dịch vụ được qui định từ Điều 518 đến Điều 526 BLDS năm 2005. Bản chất hợp đồng dịch vụ là sự kết hợp gi ữa bản chấ t của hợp đồng dân sự với bản chất của dịch vụ (đố i tươ ̣ng của hơ ̣p đồ ng ). Hợp đồng dịch vụ đươ ̣c hình thành trên cơ sở tự do thể hiện ý chí thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật cho phép giữa bên cung ứng dich ̣ vu ̣ với bên thuê dich ̣ vu ̣ nhằ m làm phát sinh ràng buô ̣c pháp lý như bên cung ứng dich ̣ vu ̣ phải thực hiê ̣n mô ̣t công viê ̣c mang tính dịch vụ xác định cho bên thuê dịch vụ hoặc ngườ i thứ ba (trong trường hơ ̣p , hợp đồng dịch vụ vì lợi ích của người thứ ba ), bên thuê dich ̣ vu ̣ có nghiã vu ̣ tiế p nhâ ̣n kế t quả công viê ̣c , trả tiền dịch vụ… Theo quan điểm của học viên hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể (Bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ) về việc xác lập, thay đổi, chấm 7
  15. dứt nghĩa vụ dân sự. Với hành vi pháp luật tương ứng cho mỗi bên đó là, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ trả cho bên cùng ứng một khoản thù lao nhất định; cả hai hành vi đó được tiến hành theo sự thỏa thuận và thống nhất cao về mặt ý chí của các bên. Hợp đồng dịch vụ ghi nhâ ̣n pha ̣m vi quyề n , nghĩa vụ của các bên chủ thể , công viê ̣c phải thực hiê ̣n , mang tính song vu ̣ và có tính chấ t đề n bù . BLDS năm 2005 cũng đinh ̣ nghiã : “Hợp đồ ng di ̣ch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó bên cung ứng di ̣ch vụ thực hiê ̣n công viê ̣c cho bên thuê di ̣ch vụ , còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịc h vụ cho bên cung ứng di ̣ch vụ ” [32, Điề u 518]. Hợp đồng dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch dân sự về hoạt động dịch vụ được tiến hành một cách dễ dàng, và thúc đẩy được giao lưu dân sự trong xã hội, làm cho đời sống xã hội Việt Nam ngày càng được nâng cao. Dự thảo BLDS (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13 sắp tới. Trong đó, có những vấn đề cơ bản, có ảnh hưởng đến các chế định dân sự khác của BLDS về “Nghĩa vụ và hợp đồng” đã sửa đổi một số vấn đề về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, một số hợp đồng thông dụng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, nội dung các điều khoản trong mục hợp đồng dịch vụ không sửa đổi. Chỉ thay thứ tự chương, mục và điều (từ Chương XVIII, Mục 7, Điều 453 đến Điều 596 thay sang Chương XVI, Mục 8, Điều 537 đến 545). BLDS Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với BLDS Pháp như trích dẫn tham khảo BLDS Pháp về Quyền 3 Các phương thức xác lập quyền sở hữu, Thiên 3 Hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng có quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó [32, Điều 1101]; Hợp đồng có đền bù là hợp đồng theo đó mỗi bên đều phải chuyển giao một vật hoặc làm một công việc nào đó cho bên kia [32, Điều 1106]; Hợp đồng chỉ có hiệu 8
  16. lực khi thỏa mãn bốn điều kiện chủ yếu sau: Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng; Đối tượng hợp đồng phải xác định; Căn cứ hợp đồng phải hợp pháp [32, Điều 1108]; Đối tượng của hợp đồng là vật mà một bên cam kết chuyển giao hoặc công việc mà một bên cam kết làm hoặc không làm [32, Điều 1126]. Bên nào vi phạm hợp đồng, thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ. Cần phải nói thêm “Bộ luật dân sự Napoléon” là văn bản tham thảo rất quan trọng đối với BLDS Việt Nam. Quá trình thi hành, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, có sự đóng góp của Pháp. Trong những năm gần đây, chuyên gia Pháp đã tích cực tham gia hợp tác, nhằm giúp chuyên gia Việt Nam tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự Napoléon và từ đó góp phần xây dựng nên những quy phạm phù hợp với mục tiêu của nhà làm luật Việt Nam và với thực tế Việt Nam. Sự giúp đỡ của phía Pháp không dừng ở năm 1995, năm ban hành BLDS. Phía Việt Nam còn yêu cầu sự giúp đỡ của phía Pháp để sửa đổi, bổ sung BLDS sau 7 năm áp dụng [30, tr.167]. Về lô ̣ trình hướng tới xây dựng BLDS Châu Âu (European Civil Code), liên minh Châu Âu (European Union) đang từng bước xây dựng nhiề u quy đinh ̣ chung mang tính chấ t tham chiế u cho các quan hê ̣ phát sinh, thực hiê ̣n trên khu vực này , điể n hin ̀ h là Nguyên tắ c chung về luâ ̣t hơ ̣p đồ ng Châu Âu (Principles of European Contract Law - viế t tắ t PECL). Trong các quy đinh ̣ chung về hơ ̣p đồ ng , liên minh Châu Âu đang hướng tới xây dựng bảng tham chiế u về hơ ̣p đồ ng dich ̣ vu ̣ đóng vai trò như “hô ̣p công cu ̣” nhằ m hỗ trơ ̣ cho các chủ thể trong quan hê ̣ hơ ̣p đồ ng này trong quá trình xây dựng nội dung, giao kế t, thực hiê ̣n, chấ m dứt hơ ̣p đồ ng cũng như trách nhiê ̣m của các bên khi có hành vi vi pha ̣m nghiã vu ̣ . Hợp đồng dịch vụ trong Nguyên tắ c luâ ̣t Châu Âu đươ ̣c chia thành 7 chương [29, tr.278]. 9
  17. 1.1.2. Đặc điểm Là một loại hợp đồng có đầy đủ các điều kiện về nội dung có hiệu lực của hợp đồng dân sự như: “Người tham gia giao kết có năng lực vi dân sự; mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện”. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể . Bên cung ứng dich ̣ vu ̣ sẽ bằ ng công sức và trí tuê ̣ để hoàn thành công viê ̣c đã nhâ ̣n và không được giao cho người khác làm thay , trừ trường hơ ̣p bên thuê dich ̣ vu ̣ đồ ng ý. Ngoài ra, hợp đồng dịch vụ mang những đă ̣c điể m riêng như sau: - Thứ nhất: Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng ưng thuận. Bên cung ứng dich ̣ vu ̣ phải thực hiê ̣n các hành vi pháp lý nhấ t đinh ̣ và giao kế t quả cho bên thuê dich ̣ vu ̣ “ hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phát sinh từ thời điểm hợp đồng được xác lập và có hiệu lực”. Khác với một số hợp đồng dân sự mang đặc điểm là loại hợp đồng thực tế như hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản … Hợp đồng dịch vụ có đặc điểm pháp luật của loại hợp đồng ưng thuận. Các chủ thể tự do thể hiện ý chí khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng như: Đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn, địa điểm, và phương thức thực hiện hợp đồng. Nhưng khi hợp đồng được xác lập sẽ mang tính bắt buộc với các bên. Đặc điểm ưng thuận của hợp đồng dịch vụ thể hiện ở chỗ: Từ thời điểm hợp đồng được xác lập, các bên giao kết bị ràng buộc trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau. Quyền yêu cầu của bên thuê dịch vụ đối với bên cung ứng dịch vụ được xác lập từ thời điểm hợp đồng dịch vụ được giao kết, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho bên thuê dịch vụ theo thỏa thuận. Việc từ chối thực hiện công việc được thuê của bên cung ứng dịch vụ được xem là một sự vi phạm hợp đồng. - Thứ hai: Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng [37, tr.341]. Trong hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng là công việc. - Thứ ba: Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù Bên thuê dich ̣ vu ̣ phải trả tiề n công cho bên cung ứng dich ̣ vu ̣ , khi bên cung 10
  18. ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận . Nguyên tắc chung của quan hệ pháp luật dân sự là nguyên tắc có đi có lại đền bù ngang giá. Trong hợp đồng dịch vụ đặc điểm này được thể hiện ở việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ với mục đích nhận tiền công. Bên thuê dịch vụ muốn được đáp ứng nhu cầu của mình thì phải trả một khoản tiền công cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ thực hiện một công việc không nhận tiền công thì giao kết đó gọi là TGPL miễn phí. Người thực hiện nếu gây thiệt hại cho khách hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất trước Cơ quan phân công công tác (VD: Trung tâm TGPL Nhà nước), và chịu trách nhiệm khác theo pháp luật quy định, Bên cung ứng dịch vụ miễn phí (VD: Trung tâm TGPL Nhà nước) chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng nếu gây thiệt hại cho khách hàng về việc phân công Trợ giúp viên; Cộng tác viên thực hiện công việc TGPL được giao gây thiệt hại cho khách hàng. Quy định về Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm TGPL Nhà nước: “Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý” [34, Điều 15]. Trường hợp người thực hiện là Luật sư; tổ chức hành nghề Luật sư đã mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp về hoạt động tư vấn thì bên bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường. - Thứ tư: Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ Hợp đồng song vụ là “hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau” [32, Điều 406, khoản 1]. Đặc điểm song vụ của hợp đồng dịch vụ thể hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau giữa bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ, quyền của bên này gắn liền với nghĩa vụ của bên kia. Việc bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất trong việc bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ “trả tiền thù lao” cho bên cung ứng dịch vụ. Khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện một công việc theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ thì có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ thanh toán tiền thù lao có giá trị tương đương với giá trị công việc đã thực hiện hoặc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên thuê dịch vụ khi đã nhận được 11
  19. kết quả công việc từ bên cung ứng dịch vụ thì phải có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền hay một lợi ích vật chất nào đó theo thỏa thuận cho bên cung ứng dịch vụ. Bên cung ứng dich ̣ vu ̣ phải thực hiê ̣n các hà nh vi pháp lý theo yêu cầ u của bên thuê dich ̣ vu ̣ , bên thuê dich ̣ vu ̣ có nghiã vu ̣ tiế p nhâ ̣n kế t quả công viê ̣c và trả tiề n công cho bên cung ứng dich ̣ vu ̣ . Theo quy đinh ̣ của BLDS thì cả bên thuê dich vu ̣ và bên cung ứng dich ̣ vu ̣ đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định . Tuy nhiên , trong quá trin ̀ h dich ̣ vu ̣ đươ ̣c thực hiê ̣n , xảy ra sai sót là điều không tránh khỏi . Mô ̣t trong hai bên có thể sẽ vi phạm điều mà cả hai đã thoả thuận trong hợp đồng . Lúc này t ranh chấ p sẽ có thể xảy ra nếu hai bên không thể tự giải quyết được . Vi pha ̣m đó có thể là do bên cung ứng dich ̣ vu ̣ thực hiê ̣n công viê ̣c không đúng chấ t lươ ̣ng , số lươ ̣ng , điạ điể m và các thoả thuâ ̣n ho ặc bên thuê dich ̣ vu ̣ không trả tiền công , hay không nhâ ̣n kế t quả của công viê ̣c . 1.1.3. Dịch vụ công và dịch vụ tư - Dịch vụ công: (Do Nhà nước quản lý) Hiến pháp năm 1992, tại chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có tiêu chí quyền bình đẳng tiếp cận công lý. Công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hàng trăm ngàn người yếu thế có vướng mắc trong xã hội có vướng mắc pháp luật được hưởng dịch vụ TGPL. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quan tâm chỉ đạo: ... Cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày...; cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp lý không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật [42], đặt dấu ấn quan trọng cho quá trình chuyển biến mạnh mẽ cho sự ra đời và phát triển của công tác TGPL. Tại kỳ họp lần thứ 3 (1997), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII 12
  20. tiếp tục khẳng định cần: Tổ chức hình thức tư vấn pháp lý cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí… Theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng chính phủ, cùng với việc kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ, các tổ chức TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách đã tích cực đa dạng hóa các hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu TGPL trong thực tiễn cuộc sống của nhân dân. Một bộ phận không nhỏ dân cư đã được sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật quy định. Hoạt động TGPL được mở rộng, vươn dần tới từng làng, bản, thôn, xóm với mô hình phong phú cho người dân tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Đặc biệt, để “luôn luôn đi cùng dân” điểm đến của TGPL thế kỷ XXI là hướng tới những nơi bà con đang cần pháp luật – vùng sinh sống của đồng bào thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn [11, tr.7] Năm 2006, Cục TGPL tổng kết thực hiện được 890.286/982.167 vụ việc tư vấn cho 1.022.471 đối tượng (gồm 479.477 người nghèo; 149.156 người có công với cách mạng; 148.629 người dân tộc; 48.555 trẻ em, còn lại là đối tượng khác). Như vậy, dịch vụ TGPL chứng minh đã khởi đầu góp phần vào sự nghiệp an sinh, ổn định xã hội, phù hợp với xu thế phát triển và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Năm 2006, Luật TGPL được Quốc hội ban hành là một bước phát triển dài và mạnh mẽ, công tác TGPL được khẳng định trong Chiến lược và các Chương trình quốc gia, đánh dấu vai trò mạnh mẽ, ghi nhận vai trò thiết thực của hoạt động này trong đời sống xã hội. Khái niệm dịch vụ tư vấn pháp lý công được quy định tại Điều 3 như sau: TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được TGPL theo quy định của luật này, giúp người được TGPL bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2