Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu các quy định của pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và Hiệp định ASEAN về Du lịch, đồng thời tìm hiểu những đóng góp của Việt Nam trong việc thiết lập và thực thi các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN để rút ra bài học hoàn thiện chế định pháp lý cho hoạt động du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHƯƠNG KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHƯƠNG KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 8380101.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Hà Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đề nghị để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Phương 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................9 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................10 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu………………………………….11 5. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................11 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ASEAN………………………………………………13 1.1. Khái quát chung về ASEAN ..............................................................................13 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN……………………………..13 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ASEAN………………………………………………….18 1.1.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN .............................................22 1.1.4 Vai trò của ASEAN ..........................................................................................25 1.2. Cơ chế hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN .........................29 1.2.1 Giải thích từ ngữ ..............................................................................................29 1.2.2 Khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN .......30 1.2.3 Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ...................................................................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH...........................................................................................................42 2.1 Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN ............................................42 2.1.1 Hiến chương ASEAN.......................................................................................42 2.1.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN ...............................................................44 2.1.3 Hiệp định ASEAN về du lịch ...........................................................................47 2.1.4 Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN ...............................................51 2.1.6 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về hành nghề Du lịch (MRA-TP) ..................56 3
- 2.2 Các cam kết, thỏa thuận giữa ASEAN và đối tác ...............................................60 2.2.1 ASEAN + 1 ......................................................................................................60 2.2.2 ASEAN + 3 ......................................................................................................64 2.3 Tác động của các cam kết, thỏa thuận đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN ...............................................................................66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM....................70 3.1 Những thành tựu đã đạt được ..............................................................................70 3.1.1 Về tạo thuận lợi cho Du lịch trong ASEAN ....................................................70 3.1.2 Về thực hiện MRA-TP .....................................................................................72 3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................72 3.2.1 Đối với hoạt động triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau ...........................72 3.2.2 Đối với hoạt động xúc tiến du lịch ...................................................................73 3.2.3 Đối với đầu tư về du lịch .................................................................................74 3.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch...................................................................................................75 3.3.1 Triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ...................................................................................................................................75 3.3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ..............................................................................77 3.4. Một số khuyến nghị nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ..............................................................................................78 3.4.1. Những tác động của quá trình hợp tác phát triển du lịch ASEAN đến Việt Nam ...................................................................................................................................79 3.4.2. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình xây dựng các cam kết hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ..............................................................................82 3.4.3. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ..............................................................................85 4
- 3.4.4 Một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát triển dịch vụ du lịch ASEAN ....................................................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................89 KẾT LUẬN CHUNG...............................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................92 5
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT NGUYÊN VĂN TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có CEPT hiệu lực chung ARF Diễn đàn Khu vực ASEAN MRA –TP Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau AFAS Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN NTOs Các cơ quan du lịch quốc gia ASEAN ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN APSC Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN CCS Ủy ban Điều phối về Dịch vụ CCI Ủy ban Điều phối về Đầu tư Bộ tiêu chuẩn nghề trong dịch vụ khách sạn và lữ ACCSTP hành TPCB Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch NTPB Hội đồng nghề du lịch quốc gia ATPRS Trung tâm đăng ký lao động ASEAN ATPMC Ủy ban giám sát nghề du lịch ASEAN 6
- CATC Chương trình du lịch chung ASEAN 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung, trong những năm gần đây, du lịch ngày càng khẳng định vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế các quốc gia. Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã dành nhiều quan tâm và đầu tư phát triển du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Thực tế cũng cho thấy, ngành du lịch của ASEAN những năm gần đây liên tục tăng trưởng ổn định bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, ngành du lịch vẫn chứng tỏ là động lực thúc đẩy sự phát triển của ASEAN, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và là điểm kết nối các giá trị văn hóa, tinh thần cũng như nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia. Thời gian qua, hình ảnh du lịch ASEAN không ngừng được củng cố và trở thành điểm hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài khu vực. Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN, du lịch Việt Nam đã tích cực hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương, đóng góp nhiều sáng kiến thiết thực cho việc triển khai các chương trình hành động, dự án hợp tác, lộ trình hội nhập trong khu vực ASEAN, phấn đấu vì sự thịnh vượng chung của toàn khu vực. Với tình hình hoạt động dịch vụ du lịch ASEAN mang lại nhiều lợi ích để phát triển kinh tế như hiện nay thì yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng một khung pháp luật phù hợp để phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối 8
- một cách hiệu quả và bền vững. Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong và ngoài khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch là một trong những hướng ưu tiên phát triển của mỗi nước ASEAN. Điều này đã được thể hiện qua các văn bản như Hiệp định Du lịch ASEAN, Chiến lược Hội nhập Du lịch ASEAN, Thoả thuận công nhận lẫn nhau MRA đã được ký kết và từng bước triển khai. Hơn nữa, các nước trong khu vực có nhiều điểm chung thuận lợi cho việc hợp tác cùng phát triển du lịch như giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di sản tự nhiên và nhân văn, điều kiện phát triển có thể bổ sung cho nhau, liên kết tour tuyến thuận lợi… Hơn nữa, các quốc gia có quan hệ hợp tác với các thành viên ASEAN như ASEAN +1, ASEAN +3, ASEAN+6 đều có ngành du lịch phát triển mạnh và ưu tiên hợp tác phát triển du lịch với ASEAN thì việc hoàn thiện khung pháp luật của ASEAN về hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ du lịch là một việc vô cùng cấp thiết để đẩy mạnh phát triển du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN; Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ tình hình nghiên cứu trên và sự cần thiết tổng hợp khung pháp lý điều chỉnh về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về khung pháp luật điều chỉnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển du lịch nội khối, ngoại khối ASEAN để làm luận văn thạc sĩ của mình. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu các quy định của pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và Hiệp định ASEAN về Du lịch, đồng thời tìm hiểu những 9
- đóng góp của Việt Nam trong việc thiết lập và thực thi các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN để rút ra bài học hoàn thiện chế định pháp lý cho hoạt động du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : + Tìm hiểu khung pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch nội khối, hợp tác quốc tế về du lịch ASEAN qua các Hiệp định : Hiến chương ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định ASEAN về du lịch, Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN. + Tìm hiểu nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN với các đối tác ASEAN +1 như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga; ASEAN +3 (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản),… + Đánh giá thực tiễn khung pháp lý về hoạt động du lịch trong khuôn khổ ASEAN, những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch, và biện pháp nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Luận văn nghiên cứu quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN, khung pháp luật ASEAN điều chỉnh quan hệ hợp tác phát triển dịch vụ du lịch giữa các thành viên ASEAN với nhau, và giữa ASEAN với các quốc gia có quan hệ đối tác ASEAN +1, ASEAN+3. - Đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật ASEAN, thực tiễn triển khai các cam kết về phát triển dịch vụ du lịch nội khối, ngoại khối và đưa ra 10
- phương hướng hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. Phạm vi nghiên cứu: Tại luận văn này, tác giả nghiên cứu trong phạm vi sau: Khái quát chung về ASEAN, khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN; Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch; Các cam kết, thỏa thuận của ASEAN với các đối tác; Thực tiễn triển khai các cam kết và vai trò của Việt Nam trong thiết lập và thực thi các cam kết đó; Triển vọng, xu hướng phát hợp tác quốc tế phát triển dịch cụ du lịch trong cộng đồng ASEAN; Yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng… tác giả chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: so sánh, phân tích, tổng hợp,… 5. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn đã làm rõ thêm nhiều vấn đề về quá trình hợp tác phát triển du lịch của các thành viên ASEAN và khung pháp luật điều chỉnh hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ASEAN Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật ASEAN liên quan đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch; đánh giá quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó nêu ra những thành tựu đã đạt được, cũng như những khó khăn cần phải vượt qua trong thời 11
- gian tới để hội nhập ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế ngành du lịch của các quốc gia thành viên. Luận văn cũng đã nêu ra định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối với các nội dung: triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN, yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời, luận văn cũng đã khuyến nghị một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương, như sau: Chương 1: Tổng quan ASEAN và cơ chế hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN; Chương 2: Quy định của pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch; Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN và một số khuyến nghị cho Việt Nam; 12
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ASEAN Hội nhập quốc tế về du lịch của Việt Nam thời gian qua được triển khai theo hướng thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa thuận hợp tác cấp chính phủ, cấp ngành song phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết mở cửa tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, GMS.... Trong đó, hợp tác với các nước thành viên ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất. Quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các thành viên ASEAN từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 đến nay luôn được các quốc gia thành viên chú trọng. Trong phạm vi chương 1, cùng với nội dung Tổng quan về ASEAN, tác giả trình bày một số điểm lý luận chung về hơp tác phát triển dịch vụ du lịch; khái quát quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong Cộng đồng ASEAN và các nội dung chính trong việc hợp tác phát triển dịch vụ du lịch ASEAN. 1.1. Khái quát chung về ASEAN Nghiên cứu về nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN không thể không có những hiểu biết khái quát về cơ chế hợp tác ASEAN và quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. Tại mục này, tác giả trình bày các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN; Cơ cấu tổ chức của ASEAN; Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN; và Vai trò của ASEAN. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN 13
- ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm sau này. Quá trình hình thành và phát triển ASEAN có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành và phát triển; Giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối; Giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế; Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN. Giai đoạn từ khi thành lập đến trước Hội nghị Bali năm 1976 (Giai đoạn hình thành và định hướng phát triển): Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của ASEAN còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí Ban thư ký – cơ quan thường trực mà bất kỳ tổ chức quốc tế nào cũng có còn chưa được thành lập. Đây là một trong những lý do mà thời kỳ này, ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “liên minh chính trị lỏng lẻo”. Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau nên giai đoạn này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kể, trừ một số hoạt động đáng lưu ý sau: - Thông qua tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về khu vực hòa bình, tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của ASEAN, thể hiện mong muốn xây dựng Đông Nam Á thành khu vực trung lập, hòa bình, ổn định mà không có bất cứ hình thức can thiệp nào từ phía bên ngoài. - Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng loạt công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh, cùng thỏa thuận ý kiến trước khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp lên tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật 14
- Bản cạnh tranh cao với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia trong khối. Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt động hợp tác bằng một số hoạt động chung (chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Giai đoạn từ Hội nghị Bali 1976 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 (giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối): Trong giai đoạn này, ASEAN đạt được một số kết quả đáng chú ý: - Xác lập các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hợp tác của ASEAN. - Thông qua các văn kiện pháp lý quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác và phát triển của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1976), Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976, Hiệp định thành lập Ban thư ký ASEAN năm 1976, Tuyên bố Manila năm 1987, Hiệp ước Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu đãi buôn bán ASEAN 1987. - Mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Điển hình là 3 kế hoạch lớn đã được thông qua và đưa vào triển khai: Dự án công nghiệp ASEAN – AIPs năm 1976, Kế hoạch bổ sung công nghiệp – AIC 1981, các liên Doanh công nghiệp ASEAN – AIJV năm 1983; Ký Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA cho cả khối; chủ trương thiết lập AFTA. - Bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối (thiết lập cơ chế đối thoại với các quốc gia công nghiệp phát triển). Trong những năm đầu của giai đoạn này, ASEAN liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Canada, New Zealand, EEC và tổ chức của Liên hợp quốc (thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc –UNDP). Các hoạt động hợp tác được triển 15
- khai qua 3 kênh: Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp giữa ASEAN với các bên đối thoại, Ủy ban ASEAN ở thủ đô quốc gia đối thoại. - Củng cố cơ cấu tổ chức: Hình thành cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng, thành lập Ban thư ký và kết nạp Brunei (năm 1984). Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 đến trước thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN 2003 (giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế): Đây là giai đoạn mà ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa và tăng cường hòa bình, ổn định khu vực. Những thành tựu của ASEAN thể hiện thông qua một số hoạt động chủ yếu sau: - Kết nạp thành viên mới gồm: Việt Nam (1995), Lào, Myanmar (1997), Campuchia (1999), nâng ASEAN từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10. - Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)1. - Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN – ARF năm 19942. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức. - Thông qua các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác nông nghiệp AICO, Tầm nhìn ASEAN 1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore, ban đầu chỉ có 6 nước ASEAN -6. Các nước CLMV được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. 2 ARF (ASEAN Regional Forum) được thành lập nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng long tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là “Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á – Thái Bình Dương”. ARF gồm 27 quốc gia cùng có mối quan tâm đến an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN là Papua New Guinea, cùng với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp và ARF năm 2005. 16
- 2020 năm 1997, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Chương trình hành động Hà Nội năm 1998, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. - Tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (EAS) lần đầu tiên tại Kuala Lampur năm 2005, với sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Giai đoạn từ thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2003 đến nay (Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN): Trong giai đoạn này, ASEAN đã có những bước tiến quan trọng thúc đẩy hợp tác của ASEAN lên tầm cao mới, tăng cường tổ chức và hiệu quả hợp tác nội khối, tạo thể chế và địa vị pháp lý cho quan hệ hợp tác của ASEAN với bên ngoài. - Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (tháng 10/2003), các thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II), tái khẳng định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Chương trình hành động Hà Nội năm 1998. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội. Các quốc gia thành viên đang nỗ lực đạt những mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015 (tiến trình rút ngắn 5 năm so với dự định). - Một trong những bước phát triển quan trọng của ASEAN là thông qua Hiến chương ASEAN (Hiến chương được ký ngày 20/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2008), chính thức trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. - Tháng 2/2009, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái Lan), Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được thông qua, bao gồm kế hoạch tổng thể xây dựng các trụ cột cộng đồng, Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN. 17
- Có thể thấy rằng quá trình hình thành ASEAN trong hơn 50 năm qua là thắng lợi lớn của tư tưởng hòa bình, tự cường dân tộc kết hợp với tự cường khu vực, của những tư tưởng hợp tác và phát triển. ASEAN có vị thế quốc tế như ngày nay bởi đã hoạch định đường lối xây dựng và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của ASEAN là việc Tổ chức này luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của mình, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên dưới bất kỳ hình thức nào. 50 năm là chặng đường dài nhưng so với lịch sử của mỗi dân tộc, lịch sử của khu vực 50 năm mới chỉ là những bước đi ban đầu còn khiêm tốn. Trải qua nhiều thăng trầm, vượt lên tất cả thách thức, ASEAN đã và đang tiếp tục xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình – tự do – trung lập, không vũ khí hạt nhân, cộng đồng của các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau vì vận mệnh chung, vượt qua đói nghèo, tiến tới phồn vinh, thịnh vượng. ASEAN đã trở thành thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các quốc gia lớn và tổ chức quan trọng. [14,tr14-15] 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ASEAN Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong đó gồm 5 quốc gia sang lập (Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Singapore, Liên bang Malaysia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Philippines) và 5 quốc gia là thành viên gia nhập (Vương quốc Brunei, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên bang Myanmar, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia). Không 18
- phụ thuộc và tư cách thành viên (sáng lập hay gia nhập), các thành viên ASEAN đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hiến chương ASEAN ra đời không chỉ kế thừa Tuyên bố Bangkok mà còn cụ thể hóa các điều kiện để trở thành thành viên của Tổ chức, cụ thể: - Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á; - Được tất cả quốc gia thành viên ASEAN công nhận; - Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương ASEAN; - Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên. ASEAN là tổ chức quốc tế có sự cải tổ thường xuyên cơ cấu tổ chức của mình trong quá trình tồn tại và phát triển. Chính sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của ASEAN cũng thể hiện tiến trình, mức độ và phạm vi hợp tác trong từng giai đoạn phát triển cũng như tính mềm dẻo, linh hoạt của ASEAN. Từ khi ra đời đến nay, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thay đổi, hoàn thiện dần qua từng giai đoạn. Giai đoạn từ 1967 đến 1976: Trong gần 10 năm đầu thành lập và hoạt động, cơ cấu của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết. Thậm chí, Ban thư ký chung của ASEAN còn chưa được thành lập mà chỉ có ban thư ký của các quốc gia thành viên. Theo quyên bố Bangkok 1967, bộ máy của ASEAN thời kỳ này gồm: Hội nghị ngoại trưởng, Ủy ban thường trực, Ban thư ký quốc gia. Ngoài ra, để phục vụ các hoạt động hợp tác của mình, các thành viên ASEAN còn thỏa thuận thành lập một số ủy ban thường trực, ủy ban ad-hoc. Giai đoạn từ 1976-1992: Để tăng cường hợp tác về chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, trong Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc cải tiến cơ cấu tổ chức của ASEAN. Sau tuyên bố này, cơ cấu của ASEAN bao gồm: Hội nghị ngoại 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn