intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

65
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được thể chế hóa qua các chế định hôn nhân gia đình trong các văn bản pháp luật từ trước đến nay và được phát triển ở Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành như thế nào. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật thể hiện nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện được tối ưu nhất nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG ĐỖ KHÁNH LINH NGUY£N T¾C B¶O VÖ Bµ MÑ Vµ TRÎ EM TRONG LUËT H¤N NH¢N Vµ GIA §×NH VIÖT NAM N¡M 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG ĐỖ KHÁNH LINH NGUY£N T¾C B¶O VÖ Bµ MÑ Vµ TRÎ EM TRONG LUËT H¤N NH¢N Vµ GIA §×NH VIÖT NAM N¡M 2014 Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Đỗ Khánh Linh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 ............................ 8 1.1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ............................................................................. 8 1.2. Khái niệm và cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em .......................................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm bà mẹ và trẻ em ................................................................ 10 1.2.2. Khái niệm nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em ................................. 12 1.2.3. Tính cần thiết tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc ......................... 13 1.2.4. Sự phát triển của việc ghi nhận nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em qua các thời kì pháp luật ............................................................. 19 1.3. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đƣợc ghi nhận trong những văn bản Pháp luật Quốc tế ............................................................. 22 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 .............................................................. 28 2.1. Nội dung Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 .................................................... 28 2.1.1. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi .............................. 28 2.1.2. Quyền sinh con và nuôi con ................................................................... 30
  5. 2.1.3. Bảo vệ người mẹ trong mối quan hệ gia đình ........................................ 32 2.1.4. Các quy định khác liên quan đến ly hôn ................................................ 33 2.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em............................... 36 2.2.1. Bảo vệ quyền trẻ em dưới góc độ quyền con người ......................... 36 2.2.2. Bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tài sản của con .......................... 42 2.2.3. Bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong một số trường hợp đặc biệt ........ 46 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ............................55 3.1. Nhận xét chung về thực tiễn thực hiện những quy định về bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành.................................................................................. 55 3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 55 3.1.2. Hạn chế còn tồn tại ............................................................................ 59 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân gia đình .................................................................................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu Hôn nhân và gia đình có vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định của xã hội. Không chỉ vợ chồng, các con mà cả Nhà nước, xã hội đều quan tâm đến việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân. Sự bền vững của hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình, tạo nền tảng vững chắc cho sự bền vững của toàn xã hội. Gia đình có đầm ấm, hạnh phúc thì các thành viên mới phấn khởi lao động, hăng say sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Nói đến bảo vệ sự bền vững của hôn nhân, chúng ta không thể không nhắc đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em – đối tượng đặc biệt của quan hệ hôn nhân gia đình. Với đặc trưng riêng về giới tính, người mẹ - người phụ nữ là một nhóm người dễ bị tổn thương, cần được quan tâm và bảo vệ một cách đặc biệt. Trong gia đình, người mẹ với tư cách là người vợ, người con dâu, tần tảo, hi sinh chịu thương chịu khó. Ngoài xã hội, họ là thành phần lao động chính trong các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, góp phần xây dựng kinh tế. Mục đích của hôn nhân là để duy trì nòi giống, vì vậy bên cạnh người mẹ không thể không nhắc đến trẻ em. Con trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người xưa có câu: “Trẻ em như một tờ giấy trắng”. Nếu trẻ em không được sự quan tâm của xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì những mầm non của hôm nay không thể trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau. Bảo vệ quyền trẻ em thường gắn với việc bảo vệ quyền người mẹ và các quan hệ gia đình. Hiến pháp đã gắn nhu cầu chăm sóc trẻ em bên cạnh nhu cầu chăm sóc người mẹ. Vì vậy, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bà mẹ và trẻ em là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Và việc thể chế hóa 1
  7. mối quan tâm này một cách cụ thể toàn diện, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi mang tính cấp thiết và luôn được các ban ngành trong cả nước chú trọng. Ở nước ta, vị trí vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực đời sống, xã hội và gia đình ngày càng được đề cao. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền của bà mẹ và trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các Bộ luật; Luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc. Đặc biệt phải kể đến Luật hôn nhân và gia đình, nơi phụ nữ và trẻ em là thành viên của gia đình lại có cách điều chỉnh đặc thù được thể hiện ở địa vị pháp lý - các quyền và nghĩa vụ - bổn phận của trẻ em cùng với các quyền và nghĩa vụ - bổn phận pháp luật - đạo đức của các thành viên khác trong đại gia đình... Bởi vì, sự bình yên của mỗi gia đình là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, là nền tảng để mỗi cá nhân vươn tới hoàn thiện, góp sức mình vào việc xây dựng xã hội phồn vinh tiến bộ. Đặc biệt là sự hòa thuận yên ấm của cha mẹ ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của những đứa trẻ - mầm non tương lai của đất nước và cũng là những cá thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội sau này. Trong buổi họp tổng kết công tác thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Dự án Luật phải thể hiện được 2 quan điểm rất quan trọng, đó là tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, bình đẳng giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi và những người yếu thế khác trong quan hệ hôn nhân và gia đình; thể hiện được các giá trị truyền thống tiến bộ, văn minh của gia đình Việt Nam vừa phù hợp với pháp luật và các giá trị chung về hôn nhân và gia đình của các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. 2
  8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời mang một giá trị nhân văn cao đẹp trong việc thể hiện qua nguyên tắc “bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bà mẹ và trẻ em”, hướng tới việc xây dựng một xã hội bình đẳng, dân chủ, tiến bộ - thực hiện mục tiêu cao đẹp được Đảng và Nhà nước cũng như toàn dân hướng tới. Thế nhưng trong khi nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI thì khắp mọi nơi trên trái đất phụ nữ vẫn phải chịu những bất công, bị ngược đãi, bị đánh đập vẫn tồn tại và phổ biến. Khi vợ chồng ly hôn, ngoài việc tình nghĩa mặn nồng vợ chồng bao năm vun đắp không còn thì ngay cả vấn đề tài sản, sự thiệt thòi vẫn nghiêng về người phụ nữ. Có rất nhiều lý do dẫn đến sự thiệt thòi đó như quá tin tưởng chồng, hạn chế về hiểu biết pháp luật, trình độ văn hóa thấp… Bên cạnh đó, theo các báo cáo hàng năm "Tình trạng trẻ em trên thế giới", trẻ em thường phải mang những gánh nặng và chịu sự đối xử không bình đẳng. Việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, đề tài “Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” được lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thực tế, nghiên cứu pháp luật về bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một mảng đề tài lớn được khá nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong khoa học luật nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng, bảo vệ phụ nữ và trẻ em được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khung sườn cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt 3
  9. chính sách được nhà nước đề ra. Đã có một số công trình nghiên cứu, giáo trình chuyên sâu, bài báo cũng như luận văn, luận án đề cập đến vấn đề này trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan như: Nhóm giáo trình, sách chuyên sâu: Nguyễn Ngọc Điện, Bình luật khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, tập I, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đinh Thị Mai Phương, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009. Ngoài ra còn một số giáo trình và bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình. Nhóm luận văn, luận án: Nguyễn Thị Phương Thảo (2007), Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Nhung (2010), Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Luật Hà Nội; Lường Ánh Nhàn (2016), “Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,Trường ĐH Luật Hà Nội… Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn khá khiêm tốn, các công trình này dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ tài sản nói chung giữa vợ, chồng, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên và chưa thể hiện được rõ ràng nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 4
  10. Nhận thức được điều đó và mong muốn làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, khai thác rõ ràng, cụ thể những quy định pháp luật rồi từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất thực tế để khắc phục hoàn thiện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014" làm công trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, đề cập khái quát về các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, việc ghi nhận, tính thiết yếu của nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em thể hiện trong quy định của Luật. Thứ hai, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được thể chế hóa qua các chế định hôn nhân gia đình trong các văn bản pháp luật từ trước đến nay và được phát triển ở Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành như thế nào. Thứ ba, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật thể hiện nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện được tối ưu nhất nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em là một trong những nội dung quan trọng, là mục tiêu hướng tới của nhiều ngành luật khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu luận văn thạc sĩ được giới hạn trong các văn bản pháp luật: Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014…và một số văn bản có liên quan như: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 5
  11. 2016 của do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành để hướng dẫn thi hành quy định của Luật Hôn nhân và gia đình ... Nội dung luận văn giới hạn trong vấn đề nội dung nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành và khảo sát thực tiễn việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tế. Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, tác giả mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp các quy định của pháp luật về quyền phụ nữ và trẻ em mà còn nhằm để xem xét diễn biến của quá trình giải phóng phụ nữ và chăm sóc, bảo vệ trẻ em qua từng giai đoạn lịch sử nước ta, qua đó thấy được sự phát triển của xã hội về vấn đề này. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc thực tiễn khi áp dụng các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em. 5. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân và gia đình; quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Từ đó, tác giả nêu lên những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 6
  12. Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp… Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em trong mối quan hệ gia đình. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ việc thể hiện nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. 8. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sự thể hiện nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chương 2: Nội dung của nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 7
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 1.1. Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Hôn nhân và gia đình là các hiện tượng xã hội phát sinh cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đó là sự gắn kết giữa mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Và mỗi cá nhân con người trong xã hội không ai không có quan hệ gia đình và đây là mối quan hệ mang tính phổ biến. Hôn nhân và gia đình là những quan hệ tất yếu trong đời sống xã hội của loài người ở bất cứ thời kỳ nào. Tuy nhiên, xã hội là bất biến và hôn nhân gia đình cũng vậy, luôn có sự thay đổi, luôn phát sinh mâu thuẫn, vì vậy cần thiết phải có Luật Hôn nhân và gia đình ra đời để điều chỉnh các mối quan hệ này. Có thể hiểu Luật Hôn nhân và gia đình với các ý nghĩa khác nhau: là một môn học, là một văn bản pháp luật cụ thể hay là một ngành luật riêng. Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam được hiểu là hệ thống những khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình. Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là đạo luật trong đó chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật: Khác với các quốc gia theo hệ thống pháp luật chung (Common Law), các nước theo hệ thống pháp luật lục địa trong đó có Việt Nam phân chia hệ thống pháp luật 8
  14. quốc gia thành những ngành luật khác nhau dựa vào nhóm quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và phương thức mà nó tác động lên quan hệ xã hội đó. Sự phân chia như vậy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm điều chỉnh pháp luật tốt hơn. Như vậy, có thể hiểu toàn diện là: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tất cả các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong đời sống hôn nhân gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: Có 5 nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là: 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. 4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình [22, Điều 2]. 9
  15. 1.2. Khái niệm và cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em 1.2.1. Khái niệm bà mẹ và trẻ em 1.2.1.1. Khái niệm bà mẹ Trong hệ thống khoa học pháp lý không có văn bản nào đưa ra khái niệm cụ thể về “bà mẹ”. Tuy nhiên, để hiểu sâu về thuật ngữ “bà mẹ”, ta có thể tìm hiểu từ khái niệm người phụ nữ để từ đó đưa ra khái niệm về bà mẹ như sau: - Dưới góc độ xã hội học: phụ nữ là một bộ phận của cơ cấu xã hội. Dựa vào tiêu chí, đặc điểm nhân khẩu, kết cấu xã hội được phân chia thành nam và nữ, người già người trẻ, người lớn trẻ em, … - Dưới góc độ giới tính học: phụ nữ là khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang đặc điểm giới tính được xã hội về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ được hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường. - Dưới góc độ pháp lý: Phụ nữ hay nữ giới được xác định là những chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định mà không phải là nam giới. Từ khái niệm người phụ nữ, có thể đưa ra kết luận về khái niệm “bà mẹ”. Bà mẹ được hiểu là người phụ nữ mang thai, sinh con và nuôi con khôn lớn, thực hiện chức năng cao cả của người phụ nữ mà không ai có thể thay thế được. Như vậy, khái niệm bà mẹ nằm trong khái niệm về phụ nữ, phụ nữ được hiểu rộng hơn còn bà mẹ là những người phụ nữ đã mang thai và sinh con, nuôi con – một tập hợp nhóm người phụ nữ có đặc điểm riêng biệt. Hiện nay, với những tiến bộ trong y học, chức năng làm mẹ sinh học được chia ra thành nhiều nhóm: làm mẹ do di truyền sinh học (người phụ nữ cung cấp trứng), người mẹ mang thai (người phụ nữ có thai, người phụ nữ mang thai hộ), người mẹ xã hội (người mẹ nuôi dưỡng đứa trẻ). 10
  16. 1.2.1.2. Khái niệm về trẻ em Trẻ em là một thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên và được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968… Hiểu theo các thông thường thì trẻ em bao gồm bé trai, bé gái còn nhỏ tuổi, thường là lớp thiếu niên, nhi đồng hay còn được gọi là thế hệ măng non của xã hội, là nguồn hạnh phúc trong gia đình. Theo định nghĩa sinh học, trẻ em là người trong giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước đến tuổi trưởng thành. Tâm lý học cho rằng trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý – nghiên cứu con người. Nhìn từ góc độ xã hội học, trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách mỗi con người. Dưới góc độ luật học, việc xác định trẻ em căn cứ vào việc phân định độ tuổi. Tuổi là một trong những căn cứ để đánh giá giai đoạn phát triển thể chất, nhận thức cũng như tâm – sinh lý của con người. Theo công ước về quyền trẻ em: “trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ những trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên thấp hơn”. (Điều 1) Tại một số quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào cách đánh giá về sự phát triển cũng như dựa vào các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội để xác định và quy định về nhóm người là trẻ em. Tại một số quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch,… chú ý nhiều đến vấn đề an sinh xã hội thì có quy định lớn hơn về mức tuổi của trẻ em, cụ thể quy định trẻ em là người dưới hai mươi tuổi. Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em thì trẻ em được định nghĩa là người dưới 16 tuổi. Như vậy, có thể hiểu trẻ em là một nhóm người ở một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, có những đặc điểm về sức 11
  17. khỏe, tâm sinh lý khác với các nhóm khác trong xã hội và được hưởng những quy chế pháp lý đặc thù. 1.2.2. Khái niệm nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em Theo từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là: “Điều cơ bản đã được định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Dưới góc độ khoa học pháp lý, nguyên tắc của một ngành luật được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo nhất định. Những tư tưởng này đòi hỏi phải được tuân thủ, chấp hành một cách tuyệt đối trong quá trình lập pháp cũng như áp dụng pháp luật. Với ý nghĩa là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình cũng có những nguyên tắc cơ bản riêng. Đó là những “nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình” [25, tr.33]. Nội dung của các nguyên tắc thể hiện quan điểm pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, của các cá nhân và thành viên trong gia đình trong việc thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình. Các quy phạm pháp Luật Hôn nhân và gia đình phải thể hiện đúng nội dung các nguyên tắc cơ bản. Hệ thống các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình từ khi được ban hành lần đầu tiên cho đến nay đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ngay từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, bà mẹ và trẻ em đã là đối tượng được nhà nước dành sự quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Tuy nhiên phải đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì nguyên tắc này mới được ghi nhận thành một nguyên tắc riêng. Và nguyên tắc này được cụ thể hóa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: “4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về 12
  18. hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình” [22, Điều 2, Khoản 4] Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Với những đặc điểm và chức năng riêng, người mẹ luôn nỗ lực và cố gắng dung hòa với nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, người mẹ lại là những người chân yếu tay mềm, dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều bởi tục lệ phong kiến, phong tục tập quán,… Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận quyền làm mẹ, bảo vệ người mẹ bằng việc cụ thể hóa các nội dung trong các văn bản pháp luật, bảo vệ quyền sinh con, quyền nhận con nuôi, quyền được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi… của người mẹ. Đối với trẻ em, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, pháp luật cần trao cho trẻ em những quyền nhất định và mọi người không những phải tôn trọng những quyền đó mà còn phải thực hiện những hành vi phù hợp pháp luật để trẻ em thực hiện quyền lợi của mình. Bảo vệ bà mẹ luôn gắn liền với bảo vệ con của họ. Bảo vệ bà mẹ là bảo vệ quyền làm được làm mẹ, quyền nuôi con, … của họ và bảo vệ con của họ. Bảo vệ trẻ em cũng vậy, mục đích của bảo vệ chính là để chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trở thành nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình, trở thành tư tưởng chủ đạo của các điều luật, thể hiện sự nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. 1.2.3. Tính cần thiết tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc Người mẹ không chỉ có vai trò làm mẹ mà đối với gia đình, họ còn là người vợ, người con trong gia đình, đối với xã hội, họ là người xây dựng kinh tế. Người Việt Nam xưa đã có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhằm đề cao vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng một gia đình bền vững. 13
  19. Ở nước ta, Nghị quyết số 11-NQ/TW của bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: “Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người”. Thực tế cũng đã chứng minh, trong xã hội truyền thống cũng như xã hội hiện đại, với thiên chức mang thai, sinh con và làm mẹ, phụ nữ luôn đảm đương vai trò cao cả: duy trì và phát triển nòi giống, tái sản xuất sức lao động; nuôi dạy, hình thành nhân cách thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Không chỉ vậy, phụ nữ còn là người giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các mối quan hệ và tổ chức cuộc sống gia đình; Là người vun đắp hạnh phúc, người duy trì và phát triển những giá trị văn hóa gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc. Người mẹ còn là tấm gương phản chiếu cho con, người mẹ đức độ vị tha thường có con sẽ ngoan ngoãn, lễ phép. Người mẹ có vai trò to lớn trong việc nuôi dạy con trở thành những người tốt. Đề tài nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ trong gia đình” của Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình - Học viện Phụ nữ Việt Nam cho thấy, có 32,4 người vợ đảm nhiệm việc kèm cặp đôn đốc con học trong khi tỷ lệ này ở chồng chỉ có 10,7 và hai vợ chồng đảm nhiệm ngang nhau là 18,8 . Không chỉ kèm cặp con về kiến thức, người mẹ còn là người bạn lớn của con; chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp con giải quyết những khúc mắc từ đáy lòng, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bác Hồ đã dạy rằng: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì cũng không hoàn toàn mang lại kết quả tốt”. Bao giờ gia đình cũng là nơi giáo huấn đầu tiên của đứa trẻ. Trong thời kỳ mang thai, mọi tình cảm, hành vi cũng như thể lực của người mẹ đều trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của đứa con sau này. Những năm tháng của thời ấu thơ, những việc chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà đều có tác động mạnh đến việc hình thành nhân cách của đứa trẻ. 14
  20. Điểm mạnh nhất của giáo dục gia đình là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái. Từ ánh mắt, nụ cười của người mẹ, đến cách răn dạy của người cha, đã tạo nhiều cảm xúc tích cực, yêu thương, có sực mạnh cảm hóa con cái. Trong một xã hội đang có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, văn hóa như hiện nay thì liệu chức năng cơ bản của gia đình là giáo dục, chăm sóc, bảo vệ con cái càng phải được quan tâm, đề cao và chú trọng. Mỗi gia đình phải là một tổ ấm lành mạnh, đủ sức để bảo vệ con cái được sống an toàn trong thế giới đầy sự bất ổn này. Đối với trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội. Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới, Chỉ thị số 20- CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính Trị đã quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. - Rà soát, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng ngành… - Bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1