Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhóm công ty - Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá và làm rõ khung khổ pháp lý hiên nay quy định đối với việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty và thực tiễn áp dụng nhưng quy định của pháp luật về Nhóm công ty đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập gì cần phải tháo gỡ để từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ hoàn thiện các quy định của pháp luật về mô hình Nhóm công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhóm công ty - Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM HỮU THIỆN NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2019 I
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM HỮU THIỆN NHÓM CÔNG TY: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS. VÕ TRÍ HẢO Thành phố Hồ Chí Minh 2019 II
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN 4 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 7 3. Tình hình nghiên cứu 8 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 11 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NHÓMCÔNG TY 14 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY 14 1.1.1.Khái niệm về Nhóm công ty 14 1.1.2.Đặc điểm Nhóm công ty 16 1.1.2.1.Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập 16 1.1.2.2.Nhóm công ty không có tư cách pháp nhân 18 1.1.2.3.Nhóm công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp 18 1.1.3.Những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty đối với hiệu quả nền kinh tế 19 1.1.3.1.Nhóm công ty giúp huy động và tập trung được nguồn lực 19 1.1.3.2.Nhóm công ty giúp mở rộng phân công lao động 20 1.1.3.3.Nhóm công ty giúp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất kinh doanh 20 1.1.3.4.Nhóm công ty giúp việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên. 21 1.1.3.5.Nhóm công ty giúp giảm chi phí giao dịch 21 1.1.4.Những ảnh hưởng bất lợi tiềm tàng từ các Nhóm công ty đối với nền kinh tế quốc gia 22 1.1.4.1.Rủi ro cho nền tài chính quốc gia 22 1.1.4.2.Rủi về thuế 23 III
- 1.1.4.3.Rủi ro về độc quyền 25 1.1.4.4.Rủi ro bội tín giữa cổ đông lớn & cổ đông nhỏ. 26 1.1.4.5.Rủi ro giao dịch vô hiệu từ các giao dịch với “người có liên quan” 28 1.1.5.Lịch sử hình thành và mô hình Nhóm công ty, tập đoàn kinh tế trên thế giới 28 1.1.5.1.Mô hình tập đoàn ở các nước Phương tây 29 1.1.5.2.Mô hình tập đoàn ở các nước Đông Á 31 1.1.6.Lịch sử hình thành Nhóm công ty tại Việt Nam 35 1.2.TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY Ở VIỆT NAM 38 1.2.1.Giai đoạn thành lập các Tập đoàn kinh doanh, tiền thân của các Tập đoàn kinh tế (từ 1994 đến 2004 39 1.2.2.Giai đoạn thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh tế (từ 2005 đến 2012) 39 1.2.3.Giai đoạn kết thúc thí điểm, thực hiện tái cấu trúc để các tập đoàn phát triển theo chiều sâu (từ 2012 đến nay) 43 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 46 2.1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHÓM CÔNG TY 46 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 46 2.1.1.1. Khái niệm Nhóm công ty 46 2.1.1.2. Đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 46 2.1.2. Mô hình tổ chức Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 48 2.1.3.Mối quan hệ giữa các Công ty trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 51 2.1.4.Quản lý, điều hành trong Nhóm công ty 53 2.1.5.Các giao dịch cần kiểm soát đặc biệt trong Nhóm công ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành 54 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY TẠI VIỆT NAM 57 2.2.1. Thực trạng pháp luật về thành lập Nhóm công ty 58 IV
- 2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý, điều hành trong Nhóm công ty. 62 2.2.3. Thực trạng kiểm soát các hợp đồng, giao dịch trong các Nhóm công ty 67 2.2.4. Thực trạng kiểm soát tình trạng độc quyền của các Nhóm công ty 70 2.2.5. Thực trạng quản lý giám sát của nhà nước đối với Nhóm công ty 71 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY 77 2.3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 77 2.3.1.1. Phải đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam Việt Nam 77 2.3.1.2. Phù hợp với đường lối về phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 78 2.3.1.3. Tạo ra một môi trường tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh 80 2.3.2. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty 80 2.3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về Nhóm công ty 80 2.3.2.2. Nhóm giải pháp chống giao dịch chuyển giá từ các “giao dịch liên kết” giữa các thành viên cùng Nhóm công ty 82 2.3.2.3. Nhóm giải pháp về chống độc quyền của Nhóm công ty 84 2.3.3. Một số giải pháp về quản lý, giám sát Nhóm công ty 86 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 96 V
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Hữu Thiện – là học viên lớp Cao học Khóa 27, tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ Nhóm công ty: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện VI
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BLDS Bộ luật dân sự LDN Luật doanh nghiệp NCT Nhóm công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TCT Tổng công ty DNNN Doanh nghiệp nhà nước VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển 1
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Mô hình “Nhóm công ty” hay mô hình “Tập đoàn kinh tế” đã ra đời và phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên mô hình này còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói mô hình Nhóm công ty ra đời là nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của quy luật cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của mô hình Nhóm công ty mang lại như khả năng tập trung, tích tụ nguồn lực có quy mô lớn phục vụ đầu tư, khả năng chuyên môn hóa cao… thì mô hình Nhóm công ty cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho xã hội cần phải quan tâm xem xét. Hiện nay, khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của mô hình Nhóm công ty ở Việt Nam về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc, bất cập cần tiếp tục được mổ xẻ để có hướng khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan điều chỉnh hoạt động của mô hình Nhóm công ty để chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình Nhóm công ty. TỪ KHÓA “Tập đoàn kinh tế”, “ Nhóm công ty”, “ Pháp luật về tập đoàn kinh tế”, “Tập trung kinh tế”, “ Độc quyền”, “ Chuyển giá”. 4
- ABSTRACT: The model of "corporate group" or model of "business group" was born and thrived in countries with developed economies, but this model is still relatively new in Vietnam. It can be said that the establishment of a corporate group model is an indispensable need and requirement of competition law in the context of globalization and integration trend of Vietnam's economy. In addition to the positive effects of the corporate group model, such as the ability to concentrate, accumulate large-scale resources for investment, high specialization capabilities, etc., the corporate group model is also implicit. Many great risks to society need to be considered. Currently, the legal framework governing the operation of the corporate group model in Vietnam has basically formed quite fully. However, in the implementation process, there are still some difficulties, limitations, problems and shortcomings that need to be further dissected to have a solution to overcome in the future. Therefore, in this thesis, the author will focus on researching the provisions of the current corporate law and the provisions of relevant laws governing the operation of the Group of Companies model to show limited points, inadequacies and propose some solutions to improve the law on corporate group model. Key word: "Business groups", "Corporate groups", "Laws on business groups", "Economic concentration", "Monopoly", "Transfer pricing". 5
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập thương mại quốc tế đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội trong sân chơi của khu vực và quốc tế. Với vai trò là trung tâm của hoạt động của nền kinh tế thì doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng. Trong đó, xu hướng thành lập các các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty ngày càng gia tăng và là một đòi hỏi tất yếu ở nước ta. Hơn thế nữa, nhu cầu thực hiện liên kết đầu tư tạo thành tổ hợp, kinh doanh đa ngành đã trở thành nhu cầu mang tính thời sự. Những điều này đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết: các mô hình tổ chức kinh tế đang vận hành hiện nay không đáp ứng được nhu cầu huy động vốn, chuyên môn hóa sản xuất, quản trị doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mô hình Nhóm công ty đã xuất hiện ở Việt Nam và phần nào đáp ứng các nhu cầu của nhà đầu tư cả khối Nhà nước và dân doanh. Vì vậy, vấn đề xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động về quản lý Nhóm công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trải qua một thời gian dài, pháp luật doanh nghiệp ra đời và phát triển tạo nên khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị Nhóm công ty đã và đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hình thành nên một hành lang pháp lý cho hoạt động của nhóm công ty. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định một cách khái quát về mô hình Nhóm công ty, cũng như quản lý điều hành trong Nhóm công ty nói chung. Tuy nhiên, do việc thành lập Nhóm công ty là vấn đề mới, có nhiều đặc thù, đang trong giai đoạn thực hiện mang tính thí điểm nên có nhiều vấn đề vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật về Nhóm công ty còn nhiều hạn chế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty là nhu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các Nhóm công ty. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nhóm công ty: pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp phần phát hiện những hạn chế, bất cấp của hệ thống pháp luật về quản lý tổ chức hoạt động của Nhóm công ty từ đó, đề xuất, kiến nghị một 6
- số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về quản lý Nhóm công ty nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động áp dụng quy định pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, với mong muốn trước hết là đưa ra một bức tranh toàn cảnh để cho mọi người hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề quản lý Nhóm công ty nói riêng và doanh nghiệp nói chung, qua đó nêu ra một số thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật về vấn đề này và kèm theo một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Nhóm công ty ở nước ta trong thời gian tới. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Pháp nhân là sự tưởng tượng của các luật gia nhằm gán cho một tổ chức các quyền và nghĩa vụ pháp lý như thể một con người (tự nhiên nhân). Pháp nhân một mặt vừa giảm bớt rủi ro cho các chủ sở hữu, nhà đầu tư để khuyến khích họ đầu nhiều hơn, mạo hiểm hơn cho các mô hình kinh doanh, công nghệ mới; một mặt pháp nhân lại tạo nên bức “màn che” (corporate veil), tạo nơi ẩn nấp cho các hành vi né thuế, gian lận thương mại, lẩn tránh trách nhiệm pháp lý bằng cách tạo ra nhiều công ty con, Nhóm công tyNhóm công ty, về mặt kinh tế thuộc cùng một chủ sở hữu (hoặc nhóm chủ sở hữu) nhưng lại mang tư cách, vỏ bọc pháp lý độc lập. Giả thuyết đặt ra là: Để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh lành mạnh, các giao dịch công bằng (bona fide) cần phải cho phép toà án, cơ quan có thẩm quyền được phép “xuyên qua màn che” (piercing corporate veil) dựa trên một số nguyên tắc, tiêu chí nhất định. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu : Thứ nhất, Tại sao phải hình thành mô hình Nhóm công ty? và Nhóm công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nào của xã hội? Thứ hai, quy chế pháp lý về Nhóm công ty có thể gây ra những rủi ro nào cho lợi ích công, cho đối tác, cho tổ chức cung cấp tín dụng, cho người lao động? 7
- Thứ ba, Thực hiện quy định pháp luật hiện hành Việt Nam về Nhóm công ty đang gặp những bất cập, vướng mắc nào? Thư tư, Để thúc đẩy hoạt động của mô hình nhóm công ty trong thời gian tới, thì cần phải có những giải pháp pháp lý cụ thể nào? 3. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về mô hình Nhóm công ty hay Tập đoàn kinh tế là đề tài mang tính thời sự. Vì vậy, trong thời gian qua vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của một số tác giả, nhà khoa học viết về vấn đề này mà tác giả đã được nghiên cứu và tìm hiểu, cụ thể có thể kể đến như: Vũ Phương Đông (2015), Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học. Luận án này đã đã phân tích và làm rõ bản chất các liên kết trong TĐKT như liên kết về vốn, liên kết về thương hiệu, liên kết về công nghệ, liên kết về thị trường và một số hình thức liên kết khác từ đó luận án đưa ra giải pháp với vấn đề về quyền quản lý, về giao dịch và các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa công ty mẹ- công ty con, quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên, mối quan hệ giữa các công ty cùng cấp trong tập đoàn, cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐKT trong giai đoạn hiện nay trên tinh thần tái cơ cấu TĐKT nhà nước, tạo điều kiện cho TĐKT tư nhân phát triển thuận lợi. Đây là những nội dung rất quy báu để tác gia tham khảo trong quá trình viết luận văn của mình.Tuy nhiên, vấn đề về kiểm soát độc quyền và vấn đề chuyên giá thông qua các giao dịch nội bộ trong mô hình Nhóm công ty vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Vũ Trọng Khải (2008) bài báo Chưa có khung pháp lý cho các tập đoàn kinh tế. Bài viết này đã đặt ra câu hỏi là mô hình Tập đoàn kinh tế có phải là nhóm công ty có quy mô lớn? nhưng hiện nay khung pháp lý điểu chỉnh hoạt động của các Tập đoàn kinh tế vẫn ở dưới dạng là các văn bản dưới luật và đã dẫn đến tình trạng “quá tải” cần phải xây dựng khung pháp lý ở mức cao hơn cho hoạt động của các Tập đoàn kinh tế trong thời gian tới. Trần Tiến Cường (2011), Nâng cao sức cạnh tranh của TĐKT Nhà nước, Tạp chí Cộng sản- Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam số 827 (9/2011). Bài viết đã chỉ ra những 8
- điểm “nghẽn” hạn chế sức cạnh tranh của các TĐKT: các TĐKT Nhà nước vẫn được sự ưu ái, bao cấp của Nhà nước, biểu hiện là TĐKT nhà nước có nhiều cơ hội tiếp cận những nguồn lực khan hiếm, như đất đai, tài nguyên, nguồn tài chính, tín dụng, cơ chế tiếp cận cũng cởi mở hơn hơn so với các doanh nghiệp khác. TĐKT nhà nước vừa hoạt động kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích, chịu nhiều sức ép và can thiệp hành chính, bị chia sẻ nguồn lực cho nhiệm vụ chính trị xã hội, hoạt động công ích. Việc điều hành TĐKT Nhà nước vẫn dựa vào các quyết định mang tính hành chính khi tính đến thời điểm nghiên cứu Nhà nước nắm giữ vốn tuyệt đối của 11 (mười một) trên 12 (mười hai) TĐKT Nhà nước ở Việt Nam. Việc thành lập tập đoàn thời gian vừa qua dựa vào tiêu chí quy mô lớn (về vốn, doanh thu, lao động) dẫn đến lạm dụng sự ghép nối, nâng cấp TCT thành tập đoàn. Điều đó không chỉ dẫn đến độc quyền trong ngành, mà còn hạn chế cạnh tranh giữa các DNNN và các doanh nghiệp khác trong nước. Trước khi thành lập mới một TĐKT Nhà nước, cần xác định rõ triết lý và biện pháp tạo nền tảng, thúc đẩy sức cạnh tranh cho tập đoàn đó và cho nền kinh tế. Bùi Hưng Nguyên (2011), Tập đoàn kinh tế - Một số bất cập từ khung pháp lý, Tạp chí khoa học công nghệ Hàng Hải số 25 tháng 1 năm 2011. Bài tạp chí tập trung phân tích trực tiếp những bất cập của mô hình TĐKT hiện nay từ góc độ pháp lý. Thứ nhất, sự quá tải các văn bản dưới luật, khi hiện nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về TĐKT, các quy định mới chỉ dừng tại điều 149 Luật Doanh nghiệp (2005), và quy định bổ sung của Nghị định 139/2007/NĐ-CP. Thứ hai, sự bất bình đẳng về khung pháp lý cho các thành phần kinh tế trong việc thành lập và điều hành TĐKT tại Việt Nam, khi hiện nay trên thực tế tồn tại nhiều TĐKT tư nhân như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn T&T, Tập đoàn FPT, v.v.. nhưng lại không có quy định nào cho về hoạt động của các TĐKT ngoài quốc danh, điều này dẫn đến thực trạng “không chính danh” của các TĐKT. Thứ ba, sự thiếu nhất quán trong khái niệm về TĐKT nhà nước giữa Luật Doanh nghiệp (2005), Nghị định 101/2009/NĐ-CP và Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Phần nội dung này có ý nghĩa tham khảo lớn đối với tác giả của luận văn. Nguyễn Văn Hải (2015), Bàn về khái niệm tập đoàn kinh tế từ các quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7/2015. Bài tạp chí 9
- tập trung phân tích những ưu, nhược điểm trong các quy định pháp luật về khái niệm TĐKT. Bài viết đã chỉ ra những bất cập trong khái niệm TĐKT trong hệ thống pháp luật hiện hành đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc sử dụng cụm từ “tập đoàn”, việc quy định về các tiêu chí quy mô. Phạm Duy Nghĩa (2014), Tái cấu trúc tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước: một góc nhìn từ thể chế và pháp luật, Tài liệu chương trình giảng dạy Fullbright. Bản báo cáo nghiên cứu ba nội dung quan trọng: (i) thoái vốn đầu tư của khu vực Nhà nước; (ii) thực hiện thống nhất các quyền sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp; (iii) áp dụng mô hình quản trị quốc tế vào hoạt động của doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên của các tác giả đã tiếp cận chủ yếu về định hướng, chính sách phát triển, mô hình quản trị đối với Nhóm công ty. Trong khi đó, khía cạnh pháp lý đối với hoạt động quản lý, điều hành trong Nhóm công ty, cũng như hoạt động kiểm soát, giám sát hoạt động của Nhóm công ty trong vấn đề về thuế ( chuyển giá) và tình trạng độc quyền mà mô hình Nhóm công ty cần tiếp tục được mổ xẻ và phân tích để qua đó có thể đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới. Luận văn được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở kinh tế và pháp lý để xác định bản chất của vấn đề này; nghiên cứu tổng thể và sâu về các chế định cụ thể trong pháp luật kinh tế làm cơ sở đánh giá về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật WTO, đánh giá khả năng áp dụng của pháp luật trong thực tiễn và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá và làm rõ khung khổ pháp lý hiên nay quy định đối với việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty và thực tiễn áp dụng nhưng quy định của pháp luật về Nhóm công ty đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc, bất cập gì cần phải tháo gỡ để từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp một phần nhỏ hoàn thiện các quy định của pháp luật về mô hình Nhóm công ty. 4.2. Đối tượng nghiên cứu 10
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật hiện hành về Nhóm công ty để có thể đánh giá được những vấn đề còn tồn tại, bất cập trong việc thành lập, hoạt động, quản lý, điều hành của các công ty trong Nhóm công ty hiện nay. Ngoài những quy định của pháp luật doanh nghiệp, tác giả còn nghiên cứu các quy định của pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của mô hình Nhóm công ty như pháp luật hợp đồng, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về thuế… 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình nhóm công ty là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các Tập đoàn kinh tế tư nhân để so sánh sự khác nhau về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giữa hai mô hình. Về không gian, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam quy định đối với mô hình Nhóm công ty. Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá chính xác thực trạng của pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo tính lịch sử và tính khả thi của các kiến nghị, luận văn cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của hệ thống pháp luật về mô hình nhóm công ty từ năm 1994 đến nay. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh nhằm trả lời câu hỏi: mô hình Nhóm công ty ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nào trong hoạt động kinh doanh. Chương 2: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm trả lời câu hỏi: Khung pháp lý về hoạt động của Nhóm công ty hiện nay có thể gây ra những rủi ro nào? Pháp luật Việt Nam về Nhóm công ty có những bất cập nào? Để giải quyết những bất cập này thì pháp luật cần có những giải pháp gì? 5.2. Khung lý thuyết 11
- Luận văn này dựa trên một số lý thuyết và khung phân tích sau: - ROCCIPI để phân tích các hành vi có vấn đề; - Lý thuyết “chi phí giao dịch” (transaction cost) để phân tích điểm cân bằng giữa rủi ro & lợi ích trong việc lựa chọn các phương án lập pháp; - Lý thuyết “hợp đồng” (contractual theory) trong việc phân tích quyền “tự do” của các chủ sở hữu khi định đoạt, quản trị công ty, Nhóm công ty; - Lý thuyết “cộng đồng” (communitare theory) trong phân tích các giải pháp cho phép toà án, cơ quan có thẩm quyền đòi hỏi công ty, Nhóm công ty phải có trách nhiệm xã hội (CSR), giảm rủi ro cho đối tác, người lao động; - Lý thuyết “đơn vị kinh tế” (economic unit), “cánh tay nối dài” (long arm) trong phân tích chính sách thuế đối với Nhóm công ty & giải pháp kiểm soát né thuế; 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Thứ nhất: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về Nhóm công ty như khái niệm về Nhóm công ty, đặc điểm của mô hình Nhóm công ty; lịch sử hình thành Nhóm công ty, cũng như những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực mà mô hình Nhóm công ty có thể mang lại; Thứ hai: Luận văn đã khái quát hóa hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về mô hình Nhóm công ty; Thứ ba: Luận văn đã phân tích và làm rõ được những khó khăn, vướng mắc và các bất cập của hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. Thư tư: Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Nhóm công ty. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận văn được chia làm 02 chương 12
- - Chương 1: Cơ sở lý luận về Nhóm công ty và tổng quan pháp luật về Nhóm công ty - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về Nhóm công ty tại Việt Nam 13
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY VÀ TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NHÓM CÔNG TY 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÓM CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm về Nhóm công ty Đứng trước quy luật vận động phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty trên thị trường buộc nhà kinh doanh phải xây dựng những mô hình liên kết phù hợp nhằm tích tụ vốn, phát huy lợi thế của quy mô lớn, tăng khả năng cạnh tranh, phân tán rủi ro thông qua mô hình kinh doanh đa ngành, tiết kiệm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả marketing thương hiệu… và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể, đó chính là lý do hình thành nên các Nhóm công ty với các tên gọi khác nhau như Tập đoàn kinh doanh (hay Tập đoàn kinh tế); Nhóm công ty liên kết, Nhóm công ty sở hữu chéo, cartel1… Sau đây, tác giả gọi chung là Nhóm công ty. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung nhất nào về Nhóm công ty. Tùy thuộc vào góc nhìn, mục đích khác nhau mà định nghĩa về Nhóm công ty có sự khác nhau, chẳng hạn như Mỹ La tinh gọi Nhóm công ty là Gruspos, ở Hàn Quốc gọi là Chaebols, ở Ấn Độ là Business houses, ở Nhật gọi là Keiretsu, ở phương Tây gọi là Conglomerate, Consortium, Cartel, Trust, Syndicate hay Goup…Các thuật ngữ này không chỉ khác nhau về ngôn ngữ, mà nội hàm, ngoại diện của nó có điểm giao thoa, có điểm khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mỗi quốc gia này. Nhìn chung, có thể hiểu “Nhóm công ty là một tập hợp gồm một số công ty có tư cách pháp nhân độc lập, kết hợp lại với nhau trên cơ sở chọn một công ty làm nòng cốt (thường tồn tại dưới hình thức công ty mẹ) để cùng nhau thực hiện một liên hợp kinh tế có quy mô lớn”. Các công ty trong Nhóm công ty liên kết, gắn bó với nhau về vốn, công nghệ, thương hiệu, đào tạo, nghiên cứu, chuỗi cung ứng… để 1 https://www.econlib.org/library/Enc/Cartels.html 14
- cùng tiến hành các hoạt động sản, xuất kinh doanh trong cùng một hoặc nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Nhóm công ty bao gồm nhiều công ty liên kết với nhau trên cơ sở hợp đồng để sản xuất, kinh doanh dưới sự chi phối của một hay một nhóm cổ đông lớn (tạm gọi là Công ty mẹ) nhằm định hướng chiến lược phát triển chung của các công ty con trong nhóm. Mặc dù, Nhóm công ty có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhưng xét về bản chất pháp lý, Nhóm công ty được hình thành từ sự liên kết của các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình thành thông qua hoạt động đầu tư (thành lập pháp nhân cũng như không thành lập pháp nhân) hoặc thông qua vô vàn dạng thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (thường gọi là hợp đồng liên kết). Các hình thức liên kết trong Nhóm công ty rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình thức liên kết là môt loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, hợp đồng phân phối sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng chi phối nhân sự, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng phát hành trái phiếu chuyển đổi… Do đặc tính của quan hệ sở hữu (ownership) có ưu thế bao trùm các lợi ích chưa được liệt kê (residual interest) so với quan hệ hợp đồng thông thường (contractship)2, nên quan hệ về vốn (tức sở hữu) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định tính chất, đặc điểm của các Nhóm công ty. Trong phạm vi và mục đích của luận văn này, xét ở khía cạnh pháp lý, tác giả quan niệm Nhóm công ty:“Nhóm công ty là một tập hợp liên kết giữa các pháp nhân kinh doanh độc lập trên cơ sở mối quan hệ với nhau về vốn và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết. Mối quan hệ về vốn góp và các quan hệ khác được thỏa thuận trong hợp đồng liên kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi công ty thành viên trong Nhóm công ty, trong đó có những pháp nhân (nhóm), cá 2 https://scholar.harvard.edu/files/hart/files/incompletecontractsandpublicownershipej.pdf 15
- nhân (nhóm) kinh doanh giữ quyền chi phối, những pháp nhân kinh doanh bị chi phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi phối3. Mặc đầu có quan hệ chặt chẽ, Nhóm công ty là một liên kết của nhiều pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân độc lập. Tổ chức thành lập Nhóm công ty phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhằm mục đích cùng có lợi, khuyến khích cạnh tranh, ngăn ngừa độc quyền, tối ưu hoá lợi nhuận, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức cạnh tranh cho các công ty trong Nhóm công ty. 1.1.2. Đặc điểm Nhóm công ty 1.1.2.1. Nhóm công ty được hình thành từ liên kết giữa các chủ thể kinh doanh độc lập Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là những pháp nhân kinh doanh độc lập được quy định tại các hợp đồng liên kết (theo nghĩa rộng), điều lệ của công ty con, điều lệ của công ty mẹ. Liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty hoàn toàn khác với liên kết giữa các thành viên trong công ty. Liên kết giữa các thành viên trong công ty là liên kết hình thành từ quan hệ đầu tư góp vốn để trở thành đồng sở hữu chung của công ty, giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ, hoàn toàn độc lập về tư cách pháp lý, quản lý và điều hành. Trong khi đó, liên kết giữa các thành viên trong Nhóm công ty được hình thành trên cơ sở đầu tư vốn trực tiếp từ thành viên này vào thành viên khác hoặc trên cơ sở cùng sở hữu, sử dụng chung các đối tượng sở hữu công nghiệp hay nằm trong một chuỗi kinh doanh hoặc các thoả thuận liên kết khác. Các thành viên trong Nhóm công ty độc lập về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình và không chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh chung của Nhóm công ty và cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp một thành viên khác trong nhóm làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Thành viên trong Nhóm công ty ràng buộc trách nhiệm trực tiếp với nhau thông qua hợp đồng liên 3 Trong toàn bộ luận văn, tác giả sẽ sử dụng Nhóm công ty theo cách hiểu này để phân tích xuyên suốt luận văn, trừ khi có giải thích khác. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 211 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 171 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 97 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 110 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 80 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 105 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn