Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam
lượt xem 4
download
Đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu đề xuất hướng phát triển năng lượng nguyên tử trong tương quan tính đến một tương lai xa, tương lai sau khi năng lượng nguyên tử đã phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Khi đó, cần đa dạng hóa các dạng năng lƣợng và thay thế dần năng lượng nguyên tử bằng những dạng năng lượng sạch khác, sau khi đã có cơ chế khai thác, sử dụng, đạt được lợi ích tối đa từ năng lượng nguyên tử mang lại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGA PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGA PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LAN NGUYÊN HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Nga
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ .......................... 5 1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ ............................................ 5 1.1.1 Định nghĩa ................................................................................................... 5 1.1.2 Lịch sử phát triển năng lượng nguyên tử trên Thế giới ............................... 5 1.1.3 Lợi ích và bất cập của việc sử dụng năng lượng nguyên tử………...8 1.2 PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ ............................................. 14 1.2.1 Tổng quan về pháp luật năng lượng nguyên tử ......................................... 14 1.2.2 Các tổ chức ủng hộ việc không sử dụng năng lượng nguyên tử ................ 19 Chƣơng 2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH VỀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ ............................... 23 2.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 23 2.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐƢỢC QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH VỀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ.................................................... 27 2.2.1 Pháp luật Cộng hòa liên bang Đức ............................................................ 29 2.2.1.1 Chính sách năng lượng nguyên tử của Đức .............................................. 33 2.2.1.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Đức ................................................. 43 2.2.2 Pháp luật Cộng hòa Áo .............................................................................. 54 2.2.2.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Áo và sự phát triển của phong trào chống năng lượng nguyên tử ............................................ 55
- 2.2.2.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Cộng hòa Áo .................................. 61 2.2.3 Pháp luật Ý................................................................................................. 63 2.2.3.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Ý ......................................... 63 2.2.3.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Ý ..................................................... 64 2.2.4 Pháp luật Vƣơng quốc Bỉ ........................................................................... 68 2.2.4.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Bỉ ........................................ 68 2.2.4.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Bỉ .................................................... 69 2.2.5 Pháp luật Thụy Sỹ ...................................................................................... 73 2.2.5.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Thụy Sỹ............................... 73 2.2.5.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Thụy Sỹ ........................................... 76 2.2.6 Pháp luật Nhật Bản .................................................................................... 77 2.2.6.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Nhật Bản ............................ 77 2.2.6.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Nhật Bản ........................................ 78 2.2.7 Pháp luật Úc ............................................................................................... 92 2.2.7.1 Thực trạng sử dụng năng lượng nguyên tử ở Úc ....................................... 92 2.2.7.2 Pháp luật năng lượng nguyên tử của Úc ................................................... 93 Chƣơng 3. KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM ...... 97 3.1 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................. 97 3.2 KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ.................................................. 102 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về năng lượng nguyên tử……. ...................................................................................................... 104 3.2.2 Giải pháp về không sử dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam ............. 107 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 115
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - ABWR: Lò phản ứng nƣớc sôi cải tiến - BWR: Lò phản ứng nƣớc sôi - FBR: Lò phản ứng tái sinh - FNR: Lò phản ứng Neutron nhanh - GCHWR: Lò làm mát khí bằng nƣớc nặng - HTR: Lò Phản ứng Nƣớc Nóng - LWR: Lò phản ứng nƣớc - NLNT: Năng lƣợng nguyên tử - PHWR: Lò phản ứng nƣớc nặng - PWR: Lò phản ứng áp suất nƣớc - VVER: Lò phản ứng nƣớc nhẹ
- DANH MỤC BẢNG SỐ BẢNG NỘI DUNG TRANG Thống kê số lƣợng lò phản ứng điện nguyên tử đang hoạt động, đang đƣợc xây dựng và vĩnh viễn chấm dứt hoạt Bảng 1 26 động trên thế giới Danh sách các quốc gia tiêu biểu có kế hoạch loại bỏ Bảng 2 các lò phản ứng hiện tại hoặc có chính sách hạn chế 30 năng lƣợng nguyên tử Bảng 3 Các nhà máy điện nguyên tử ở Đức 33 Bảng 4 Lò phản ứng điện nguyên tử và lò phản ứng thử nghiệm 40 ngừng hoạt động Bảng 5 Kế hoạch và đề xuất các lò phản ứng điện nguyên tử đến 102 năm 2030
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong ba phần tƣ thế kỷ qua, kể từ khi các chất đồng vị phóng xạ đƣợc tìm ra vào năm 1934, các chất này đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và mang lại hiệu quả rất lớn cho cuộc sống con ngƣời: Năng lƣợng nguyên tử đã đƣợc ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, khí tƣợng, thuỷ văn, giao thông, xây dựng, dầu khí,... Đặc biệt, một trong những ứng dụng của năng lƣợng nguyên tử là điện nguyên tử. điện nguyên tử đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm kể từ ngày nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới đƣợc đƣa vào vận hành ở Liên xô cũ năm 1954. Kể từ ngày đó đến nay, ngành điện nguyên tử đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, nhƣng cũng gặp phải những rủi ro nặng nề, đã có những thời kỳ phát triển rực rỡ, nhƣng cũng có những bƣớc thăng trầm. Nhu cầu ứng dụng năng lƣợng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam là nhu cầu chính đáng. Việc nghiên cứu ứng dụng năng lƣợng nguyên tử ở Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, nghiên cứu khoa học… là rất cần thiết và nên đƣợc phát triển hơn nữa để tƣơng xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển điện nguyên tử là một vấn đề cần phải nghiên cứu xem xét kỹ lƣỡng, bởi bên cạnh những lợi ích mà điện nguyên tử mang lại, nguồn năng lƣợng này cũng tiềm ẩn những nguy cơ và bộc lộ một số hạn chế. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc thực hiện dự án nhà máy điện nguyên tử bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ cơ sở và thiết bị liên quan đến khuôn khổ luật pháp, nguồn nhân lực, nguồn tài chính… của Việt Nam còn ở trình độ phát triển chƣa cao. Hệ thống các văn bản pháp luật trong nƣớc quy định về việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hoà bình hiện nay vẫn còn chƣa hoàn thiện: Một số văn bản chƣa ban hành kịp, chƣa làm rõ hệ thống khung cũng nhƣ chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng. Ngoài ra, một số quốc gia trên Thế giới hiện nay đã bày tỏ quan điểm không sử dụng năng lƣợng nguyên tử: 1
- Một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở châu Âu đã từ bỏ việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử: Áo là nƣớc đầu tiên bắt đầu từ bỏ việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử (năm 1978) và đã đƣợc theo sau bởi Thụy Điển (1980), Ý (1987), Bỉ (1999), và Đức (2002). Sau thảm họa hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011 , Đức đã vĩnh viễn đóng cửa tám lò phản ứng và cam kết đóng phần còn lại vào năm 2035. Ngƣời Ý đã bỏ phiếu áp đảo để giữ cho đất nƣớc họ phi hạt nhân. Thụy Sĩ và Tây Ban Nha đã cấm việc xây dựng các lò phản ứng mới. Thủ tƣớng Nhật Bản đã kêu gọi giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nhật Bản vào năng lƣợng nguyên tử. Tổng thống Đài Loan cũng đã làm tƣơng tự. Bỉ đang xem xét loại bỏ các nhà máy năng lƣợng nguyên tử của họ, có thể vào năm 2015 [27]. Tính đến tháng 11 năm 2011, các quốc gia nhƣ Úc, Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Bồ Đào Nha, Israel, Malaysia , New Zealand, và Na Uy đã phản đối năng lƣợng nguyên tử [27]. Mặc dù, trƣớc đây, hầu hết các nƣớc này vẫn hoàn toàn ủng hộ và hỗ trợ tài chính cho năng lƣợng nguyên tử và nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu quan điểm về không sử dụng năng lƣợng nguyên tử cũng nhƣ những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này ở một số nƣớc là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang xúc tiến việc phát triển năng lƣợng nguyên tử. Trên cơ sở lý giải cơ sở khoa học, cơ sở lý luận của việc loại bỏ năng lƣợng nguyên tử ở các nƣớc trên và kinh nghiệm về việc khai thác, sử dụng những nguồn năng lƣợng khác thay thế cho năng lƣợng nguyên tử sẽ mang lại bài học tốt choViệt Nam. Từ những phân tích trên đây, học viên đã lựa chọn đề tài: " Pháp luật một số quốc gia về không sử dụng năng lượng nguyên tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam " cho luận văn Thạc sỹ luật học của mình. 2
- 2. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1 Mục đích nghiên cứu Vấn đề năng lƣợng nguyên tử ở Việt Nam là một vấn đề mới mẻ so với các nƣớc trên thế giới, nên vấn đề về việc loại bỏ dần năng lƣợng nguyên tử lại càng là vấn đề mới mẻ hơn nữa. Hiện nay ở nƣớc ta đã có công trình nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực năng lƣợng nguyên tử, nhƣ Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Gia Chƣơng với đề tài: "Pháp luật quốc tế và pháp luật nƣớc ngoài về năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hoà bình", ngoài ra, chúng ta cũng chỉ có một số bài báo, bài viết đơn lẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu pháp luật, chính sách của một số quốc gia trên Thế giới về việc không sử dụng năng lƣợng nguyên tử thì gần nhƣ không có. Vì vậy, đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu đề xuất hƣớng phát triển năng lƣợng nguyên tử trong tƣơng quan tính đến một tƣơng lai xa, tƣơng lai sau khi năng lƣợng nguyên tử đã phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Khi đó, cần đa dạng hóa các dạng năng lƣợng và thay thế dần năng lƣợng nguyên tử bằng những dạng năng lƣợng sạch khác, sau khi đã có cơ chế khai thác, sử dụng, đạt đƣợc lợi ích tối đa từ năng lƣợng nguyên tử mang lại. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Vấn đề năng lƣợng nguyên tử là vấn đề lớn, bao trùm lên nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản sau: - Thực tế việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử nói chung và năng lƣợng nguyên tử nói riêng trên Thế Giới - Quy định pháp luật của một số quốc gia hữu quan về việc không sử dụng năng lƣợng nguyên tử - Vì sao một số nƣớc lại có quan điểm không sử dụng năng lƣợng nguyên tử - Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam - Hƣớng phát triển các dạng năng lƣợng khác thay thế cho năng lƣợng nguyên tử tại Việt Nam 3
- 2.3 Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của triết học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn dựa trên sự kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lôgic và lịch sử, phân tích và so sánh đặc biệt là phƣơng pháp so sánh luật học: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh quy định của pháp luật một số quốc gia và Việt Nam về việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử. Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, nhƣ dựa vào những số liệu đánh giá những ƣu điểm và nhƣợc điểm của việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử 2.4 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của luận văn Khi nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết không đặt ra quá nhiều tham vọng mà trƣớc hết là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân; đồng thời, góp một phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của giới luật học nhằm hoàn thiện pháp luật về năng lƣợng nguyên tử của Việt Nam. 2.5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng Chương 1: Tổng quan pháp luật về việc không sử dụng năng lƣợng nguyên tử Chương 2: Quy định pháp luật của một số quốc gia điển hình về không sử dụng năng lƣợng nguyên tử Chương 3: Kinh nghiệm đối với Việt Nam và giải pháp sử dụng những dạng năng lƣợng khác thay thế năng lƣợng nguyên tử 4
- Chương 1 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VÀ KHÔNG SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ 1.1 KHÁI NIỆM NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ 1.1.1 Định nghĩa Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam năm 2008, thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử” đƣợc định nghĩa là: “Năng lượng được giải phóng trong quá trình biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng ion hoá vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc”. 1.1.2 Lịch sử phát triển năng lƣợng nguyên tử trên Thế giới Lịch sử của năng lƣợng nguyên tử khởi đầu với việc xây dựng mô hình nguyên tử. Năm 1912, nhà vật lý Ernest Rutherford (1871 - 1937) ngƣời Anh, sau khi phát hiện ra hạt nhân nguyên tử đã cùng với nhà vật lý Niels Bohr (1885 - 1962) ngƣời Đan Mạch đề xuất một mô hình nguyên tử: Nguyên tử gồm một hạt nhân tích điện dƣơng đƣợc bao quanh bởi các electron [20]. Năm 1913, Rutherford phát hiện ra proton. Năm 1932, nhà vật lý James Chadwick (1891 - 1974) ngƣời Anh phát hiện ra nơtron. Năm 1939, nhà vật lý Frederic Joliot-Curie (1900 - 1958) ngƣời Pháp cùng với các trợ lý là Lew Kowaski và Hans Von Halban đã chứng minh rằng hiện tƣợng phân rã hạt nhân (phân hạch) uran kéo theo sự toả nhiệt rất lớn [20]. Việc phát hiện ra phản ứng dây chuyền sau này cho phép khai thác năng lƣợng nguyên tử. Trong Đại chiến thế giới lần thứ II (1939-1945), các nghiên cứu về hiện tƣợng phân hạch đƣợc tiếp tục tiến hành ở Mỹ, với sự tham gia của các nhà khoa 5
- học từ châu Âu di cƣ sang đó. Kế hoạch Mahattan đƣợc phát động với mục đích chế tạo vũ khí hạt nhân mà hệ quả là các vụ nổ hạt nhân (bom nguyên tử) ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) vào tháng 8/1945 [20]. Ngay sau chiến tranh, những nghiên cứu về năng lƣợng phân hạch đƣợc tiếp tục tiến hành để sử dụng vào mục đích dân sự. Ở Pháp, ủy hội năng lƣợng nguyên tử Pháp (Commissariat à l'énergie Atomique CEA) đƣợc thành lập vào năm 1945 [20]. Nhiệm vụ của Cơ quan nghiên cứu này là giúp nƣớc Pháp làm chủ đƣợc nguyên tử trong các lĩnh vực nghiên cứu, y tế, năng lƣợng, công nghiệp, an ninh và quốc phòng. Sau chiên tranh, chính quyền Mĩ khuyến khích phát triển năng lƣợng nguyên tử cho các mục đích dân sự hòa bình. Quốc hội Mĩ đã thành lập Ủy ban Năng lƣợng Nguyên tử (AEC) vào năm 1946. AEC đã ủy quyền xây dựng Lò Tái sinh Thực nghiệm I tại một địa điểm ở Idaho. Lò phản ứng ấy phát điện lần đầu tiên từ năng lƣợng nguyên tử vào ngày 20/12/1951 [16]. Một mục tiêu chính trong nghiên cứu hạt nhân vào giữa thập niên 1950 là chứng tỏ rằng năng lƣợng nguyên tử có thể phát điện dùng cho mục đích thƣơng mại. Nhà máy phát điện thƣơng mại đầu tiên chạy bằng năng lƣợng nguyên tử đặt tại Shippingport, Pennsylvania. Nó đạt tới công suất thiết kê trọn vẹn vào năm 1957 [16]. Các lò phản ứng nƣớc nhẹ kiểu nhƣ Shippingport sử dụng nƣớc bình thƣờng để làm nguội lõi lò phản ứng trong phản ứng dây chuyền. Chúng là mẫu thiết kế tốt nhất khi ấy cho nhà máy điện nguyên tử. Ngành công nghiệp bí mật ngày càng liên quan nhiều hơn đến việc phát triển các lò phản ứng nƣớc nhẹ sau khi Shippingport đi vào hoạt động. Các chƣơng trình năng lƣợng nguyên tử đã chuyển sự tập trung sang việc phát triển các công nghệ lò phản ứng khác. Ngành công nghiệp điện nguyên tử ở Mĩ phát triển nhanh chóng trong thập niên 1960. Các công ty thực dụng đã nhìn thấy dạng sản xuất điện này thật kinh tế, sạch về mặt môi trƣờng và an toàn. Tuy nhiên, vào thập niên 1970 và 1980, sự tăng 6
- trƣởng bị chậm lại. Nhu cầu điện giảm đi và các lo ngại về điện nguyên tử ngày càng tăng, ví dụ nhƣ sự an toàn lò phản ứng, vấn đề chất thải, và những xem xét môi trƣờng khác [16]. Tuy nhiên, nƣớc Mĩ vẫn có số lƣợng nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động nhiều gấp đôi so với bất kì nƣớc nào trên Thế Giới vào năm 1991, chiếm hơn một phần tƣ số lƣợng nhà máy đang hoạt động trên Thế Giới. Năng lƣợng nguyên tử cung cấp gần 22% điện năng sản xuất ở nƣớc Mĩ [16]. Cuối năm 1991, 31 quốc gia khác cũng có nhà máy điện nguyên tử đang khai thác thƣơng mại hoặc đang xây dựng [16]. Đó là một sự chuyển giao công nghệ điện nguyên tử rộng khắp và ấn tƣợng. Trong thập niên 1990, nƣớc Mĩ phải đối mặt trƣớc một vài vấn đề năng lƣợng chính, và đã phát triển một vài mục tiêu chính cho năng lƣợng nguyên tử, đó là: Duy trì sự an toàn cao và các chuẩn thiết kế; Giảm rủi ro kinh tế; Giảm rủi ro điều tiết; Thiết lập một chƣơng trình chất thải hạt nhân mức cao thật hiệu quả. Một vài trong số những mục tiêu năng lƣợng nguyên tử này đã đƣa vào Chính sách Năng lƣợng năm 1992, đƣợc kí thành luật (nƣớc Mĩ) vào tháng 10 cùng năm [16]. Nƣớc Mĩ đang hành động để đạt tới những mục tiêu này theo nhiều phƣơng thức khác nhau. Chẳng hạn, Bộ Năng lƣợng Mĩ gánh vác một số nỗ lực chung với ngành công nghiệp hạt nhân để phát triển thế hệ tiếp theo của các nhà máy điện nguyên tử. Những nhà máy đã và đang đƣợc thiết kế ngày một an toàn hơn và hiệu quả hơn. Đây cũng là một nỗ lực nhằm làm cho nhà máy điện nguyên tử dễ xây dựng hơn bằng cách chuẩn hóa thiết kế và đơn giản hóa các đòi hỏi bản quyền, mà không giảm bớt các tiêu chuẩn an toàn. Trong lĩnh vực quản lí chất thải, các kĩ sƣ đang phát triển những phƣơng pháp mới và những địa điểm mới dùng cất trữ chất thải phóng xạ tạo ra bởi các nhà máy điện nguyên tử và những quá trình hạt nhân khác. Mục tiêu của họ là giữ chất thải hạt nhân cách xa môi trƣờng sống và con ngƣời trong những khoảng thời gian rất lâu. 7
- Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu năng lƣợng nhiệt hạch hạt nhân. Sự nhiệt hạch xảy ra khi các nguyên tử liên kết lại – hay hợp nhất – thay vì phân tách ra. Nhiệt hạch là năng lƣợng đã cấp nguồn cho mặt trời. Trên Trái dât, nhiên liệu nhiệt hạch hứa hẹn nhất là deuterium, một dạng hydrogen. Nó có trong nƣớc và dồi dào. Nó cũng tạo ra chất thải kém độ phóng xạ hơn so với sự phân hạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chƣa thể sản xuất năng lƣợng có ích từ sự nhiệt hạch và vẫn đang trong tiến trình nghiên cứu. Nghiên cứu trong những lĩnh vực hạt nhân khác vẫn tiếp tục trong thập niên 1990. Công nghệ hạt nhân giữ vai trò quan trọng trong y khoa, công nghiệp, khoa học, và thực phẩm và nông nghiệp, cũng nhƣ phát điện. Ví dụ, các bác sĩ sử dụng các đồng vị phóng xạ để nhận dạng và nghiên cứu các nguyên nhân gây bệnh. Họ còn dùng chúng để tăng liệu pháp điều trị y khoa truyền thống. Trong công nghiệp, các đồng vị phóng xạ đƣợc dùng để đo những chiều dày vi mô, dò tìm những dị thƣờng trong vỏ bọc kim loại, và kiểm tra các mối hàn. Các nhà khảo cổ sử dụng kĩ thuật hạt nhân để xác dịnh niên đại các vật thời tiền sử một cách chính xác và định vị các khiếm khuyết ở các tƣợng đài và nhà cửa. Bức xạ hạt nhân đƣợc dùng để bảo quản thực phẩm. Nó giữ đƣợc nhiều vitamin hơn so với đóng hộp, đông lạnh hoặc sấy khô [16]. Nghiên cứu hạt nhân còn mang lợi ích cho nhân loại theo nhiều kiểu. Nhƣng ngày nay, ngành công nghiệp hạt nhân phải đối mặt trƣớc những vấn đề lớn, rất phức tạp. Làm thế nào chúng ta có thể giảm tối thiểu các rủi ro? Tƣơng lai sẽ tùy thuộc vào kĩ nghệ tiên tiến, nghiên cứu khoa học, và sự tham gia của mọi công dân. 1.1.3 Lợi ích và bất cập của việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử 1.1.3.1 Lợi ích Theo nghiên cứu "Công nghệ hạt nhân vì tương lai bền vững" của IAEA vào tháng 6/2012, công nghệ hạt nhân có 6 lợi ích to lớn trong nỗ lực xây dựng tƣơng lai bền vững, bao gồm: 8
- Thứ nhất, tăng trƣởng dân số, thúc đẩy phát triển kinh tế, và thay đổi lối sống đòi hỏi nguồn tài nguyên hơn bao giờ hết. Khai thác quá mức nguồn tài nguyên đã bắt đầu làm tổn hại đến tự nhiên nhƣ đa dạng sinh học, không khí sạch, nƣớc sạch và đất canh tác, một xu hƣớng đe dọa tính bền vững của phát triển. Để giúp chính phủ các nƣớc thành viên đạt đƣợc khả năng áp dụng lớn hơn, IAEA đã phát triển một phƣơng pháp mới để mô hình hóa các tƣơng tác phức tạp này gọi là CLEWS (Chiến lƣợc khí hậu, sử dụng đất, năng lƣợng và nƣớc) cho phép phân tích đồng thời và gắn kết tất cả các lĩnh vực này. Thứ hai, cơ hội sử dụng nƣớc đủ, an toàn ngày càng tăng có thể đƣợc thực hiện thông qua các kỹ thuật hạt nhân. Kỹ thuật này giúp chỉ ra các nguồn nƣớc ngầm với chi phí thấp và nhanh hơn bất kỳ phƣơng pháp nào khác. Kỹ thuật hạt nhân cũng nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi, sử dụng 70% tất cả các nguồn nƣớc ngọt. Thứ ba, cơ hội sử dụng năng lƣợng giá rẻ trực tiếp cải thiện phúc lợi của con ngƣời. Dự báo hiện nay cho thấy nhu cầu điện tăng tới 60 đến 100% vào năm 2030. Là một nguồn năng lƣợng carbon thấp, điện nguyên tử có thể giảm tối đa phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. IAEA giúp các nƣớc đang sử dụng hoặc đƣa vào điện nguyên tử thực hiện một cách an toàn, an ninh, kinh tế và bền vững. Các tiêu chuẩn an toàn, sự hỗ trợ và các đánh giá của IAEA đang làm tăng tính an toàn cho lĩnh vực này. IAEA cũng xác minh năng lƣợng nguyên tử chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích hòa bình, trực tiếp góp phần vào hòa bình và an ninh. Thứ tƣ, cơ hội sử dụng nguồn lƣơng thực bền vững sẽ vẫn là một thách thức lớn trong những thập kỷ tới. Dựa trên thực tế và tiêu thụ hiện nay, sản xuất nông nghiệp sẽ phải tăng khoảng 70% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu [18]. Kỹ thuật hạt nhân đƣợc sử dụng ở các nƣớc đang phát triển để tăng sản xuất một cách bền vững bằng cách nhân giống cây trồng đƣợc cải tiến, tăng cƣờng chăn nuôi và sinh sản gia súc, cũng nhƣ kiểm soát sâu bệnh và dịch bệnh ở động vật và thực vật. Tổn 9
- thất sau thu hoạch có thể đƣợc giảm và gia tăng an toàn với công nghệ hạt nhân. Đất có thể đƣợc đánh giá với các kỹ thuật hạt nhân để giữ và cải thiện năng suất đất và quản lý nƣớc. Thứ năm, giúp hiểu rõ hơn và bảo vệ đại dƣơng, kỹ thuật hạt nhân đƣợc sử dụng để theo dõi cân bằng hóa học thay đổi của đại dƣơng gây ra bởi quá trình axit hóa đại dƣơng, có thể làm chậm sự phát triển và gây nguy hiểm cho san hô và tăng trƣởng của vi sinh vật . Kỹ thuật hạt nhân cũng là công cụ mạnh đƣợc sử dụng để có đƣợc một bức tranh chính xác của quá khứ trƣớc đây của đại dƣơng. Thứ sáu, sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân dựa vào chẩn đoán và điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật hạt nhân cung cấp thông tin chẩn đoán chính xác, rất quan trọng trong việc phát hiện và chữa cả bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm nhƣ ung thƣ. Dƣợc chất phóng xạ đƣợc sử dụng để điều trị bệnh và cho phép chụp ảnh chẩn đoán. Xạ trị cũng sử dụng chùm tia bức xạ hội tụ, rất cần thiết trong chữa bệnh. Trong thế giới đang phát triển, các bệnh truyền nhiễm và không lây, cũng nhƣ suy dinh dƣỡng, tạo ra một gánh nặng kinh tế - xã hội, đe dọa tính bền vững. Sử dụng phối hợp tốt, an toàn kỹ thuật hạt nhân để phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh và chống suy dinh dƣỡng góp phần cải thiện sức khỏe và sự ổn định xã hội trên toàn thế giới. Trên thực tế, nhiều nƣớc trên Thế giới đã sử dụng năng lƣợng nguyên tử để sản xuất điện năng vì phƣơng pháp này có những ƣu điểm nhƣ: tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ít gây ô nhiễm môi trƣờng, diện tích xây dựng nhà máy điện nguyên tử giảm bớt do không cần bãi chứa than hay kho dầu, vị trí xây dựng không nhất thiết phải gần đƣờng giao thông hay các mỏ than. Ƣu điểm lớn nhất của điện nguyên tử là tăng cƣờng an ninh năng lƣợng quốc gia. Tài nguyên năng lƣợng không đồng đều trên toàn cầu, khoảng 70% trữ lƣợng dầu thô ở Trung Đông, 70% trữ lƣợng khí đốt ở Trung Đông và Liên Xô cũ. Việc cung cấp năng lƣợng cho các nƣớc phụ thuộc năng lƣợng trên toàn Thế giới cho 10
- thấy: dự trữ than sẽ chỉ còn đủ dùng trong khoảng 200 năm, dầu thô trong 40 năm và khí đốt trong 60 năm tới. Công nghệ mới đƣợc sử dụng trong thăm dò, khai thác chế biến nhƣng giá thành cao. Trữ lƣợng nhiên liệu Uranium tự nhiên trên Thế giới hiện đƣợc đánh giá đủ dùng trong 70 năm. Nhƣng với công nghệ hiện nay, nếu sử dụng chu trình có tái chế nhiên liệu Uranium có thể đủ dùng trong 700 - 800 năm [9]. Đây là tiềm năng lớn về an ninh nhiên liệu trung và dài hạn. điện nguyên tử góp phần đa dạng hóa loại hình sản xuất điện, giảm phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch, tránh đƣợc những cơn khủng hoảng nhiên liệu 2-3 thập kỷ tới. Điện nguyên tử còn đƣợc đánh giá là giải pháp năng lƣợng sạch tối ƣu khi không thải ra các chất độc hại nhƣ tro bay, khí SO2, NO2, CO... và khí hiệu ứng nhà kính CO2 vào khí quyển nhƣ các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lƣợng hóa thạch. điện nguyên tử sản xuất lại có giá thành thấp hơn, công suất lớn hơn… Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, xử lý nhiên liệu và vận hành nhà máy điện nguyên tử có thể gây nên những tác động có hại đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng, do luôn tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ, thải vật liệu phóng xạ ra môi trƣờng, các sự cố nghiêm trọng khi vận hành lò phản ứng... 1.1.3.2 Bất cập Có lẽ, việc lựa chọn hay không nguồn năng lƣợng phân hạch nguồn hạt nhân cho tƣơng lai là một vấn đề khá đau đầu. Năng lƣợng phân hạch hạt nhân, một mặt dƣờng nhƣ khá ƣu việt vì có thể tạo nên một nguồn năng lƣợng lớn, ít ô nhiễm, không phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính; nhƣng mặt khác, nó tồn tại những vấn đề môi trƣờng, xã hội mà cho đến nay chúng ta vẫn chƣa thể giải quyết triệt để đƣợc. Đó là chƣa kể đến việc ngƣời ta đã lợi dụng nó để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà tác động của chúng có thể hủy diệt cuộc sống tƣơi đẹp của hành tinh này.[58] Thứ nhất, chất thải phóng xạ vẫn còn là một vấn đề chƣa đƣợc giải quyết. Chất thải từ năng lƣợng nguyên tử cực kỳ nguy hiểm và phải đƣợc bảo quản cẩn thận trong hàng ngàn năm (10.000 năm theo tiêu chuẩn của các Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Hoa Kỳ) [21]. 11
- Thứ hai, việc sử dụng năng lƣợng nguyên tử kéo theo rủi ro cao: Mặc dù có một tiêu chuẩn an toàn cao nói chung, nhƣng các tai nạn vẫn có thể xảy ra. Việc xây dựng một nhà máy với độ an toàn 100% là không thể. Luôn luôn có một xác suất nhỏ sẽ xảy ra sự cố. Hậu quả của một tai nạn là có sức tàn phá tuyệt đối tới cả con ngƣời lẫn tự nhiên. Các nhà máy điện nguyên tử (và các hầm lƣu trữ chất thải hạt nhân) càng đƣợc xây dựng nhiều, thì xác suất xảy ra các sự cố thảm khốc đâu đó trên thế giới càng cao. Trên toàn thế giới, nhiều vụ tai nạn hạt nhân đã xảy ra từ thảm họa Chernobyl năm 1986. Hai phần ba các rủi ro xảy ra ở Mỹ. Ủy ban Năng lƣợng nguyên tử Pháp (CEA) đã kết luận rằng sự đổi mới kỹ thuật không thể loại trừ nguy cơ lỗi của con ngƣời trong hoạt động nhà máy hạt nhân. Một đội liên ngành của MIT đã ƣớc tính rằng với sự tăng trƣởng dự kiến của điện nguyên tử từ 2005-2055, ít nhất bốn vụ tai nạn điện nguyên tử nghiêm trọng sẽ đƣợc dự kiến trong khoảng thời gian đó. Trên toàn cầu, đã có ít nhất 99 vụ tai nạn nhà máy điện nguyên tử đƣợc ghi lại (bao gồm dân sự và quân sự ) từ năm 1952 đến năm 2009 (tai nạn nói trên đƣợc định nghĩa là sự cố dẫn đến sự thiệt hại đến cuộc sống con ngƣời hoặc nhiều hơn 50.000 USD thiệt hại tài sản), với tổng giá trị 20,5 tỷ USD bồi thƣờng thiệt hại tài sản. Chi phí thiệt hại tài sản bao gồm tài sản bị hƣ hại, ứng phó khẩn cấp, xử lý môi trƣờng, sơ tán, sản phẩm bị mất, phạt tiền, và yêu cầu tòa án [28]. Tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới là thảm họa Chernobyl ở Ukraine vào ngày 26/4/1986. Do không có tƣờng chắn nên các đám mây bụi phóng xạ bay lên bầu trời và lan rộng ra nhiều khu vực phía tây Liên bang Xô Viết, một số nƣớc Đông Âu và Tây Âu, Anh và phía đông Hoa Kỳ. Thảm hoạ này phát ra lƣợng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử đƣợc ném xuống Hiroshima [28]. Sau thảm họa, hàng loạt các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ về sức khỏe đe dọa ngƣời dân. Ít nhất 57 vụ tai nạn đã xảy ra từ sau thảm họa Chernobyl, và hơn 56 vụ tai nạn hạt nhân đã xảy ra tại Hoa Kỳ. Tƣơng đối ít tai nạn có liên quan đến tử vong. 12
- Gần đây nhất, ngày 11 tháng 3, 2011, sau trận thảm họa động đất và sóng thần Sendai 2011, nhà máy điện nguyên tử Fukushima gặp hàng loạt các vấn đề đối với các lò phản ứng và rò rỉ phóng xạ gây ra sự cố nhà máy điện Fukushima I. Tình trạng ô nhiễm phóng xạ ngày càng cao. Tuy không có ngƣời tử vong tại chỗ, nhƣng nó gây nhiều lo ngại về sức khỏe của con ngƣời trong khu vực bị ảnh hƣởng sau này. Dự kiến phải mất vài năm để sửa chữa nhà máy và vài tháng để khử sạch phóng xạ [28]. Thứ ba, nguồn nguyên liệu cho năng lƣợng nguyên tử là Uranium. Uranium là một nguồn tài nguyên khan hiếm, dự trữ Uranium ƣớc tính chỉ đủ cho từ 30 đến 60 năm tới tùy thuộc vào nhu cầu thực tế [28]. Thứ tƣ, khung thời gian cần thiết cho các thủ tục, lên kế hoạch và xây dựng một nhà máy điện nguyên tử thế hệ mới là trong khoảng từ 20 – 30 năm tại các nền dân chủ phƣơng Tây [28]. Nói cách khác, vệc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử mới trong một thời gian ngắn là một ảo tƣởng. Thứ năm, các nhà máy điện nguyên tử cũng nhƣ chất thải hạt nhân có thể là mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công khủng bố. Không có nhà máy điện nguyên tử nào trên thế giới có thể trụ lại đƣợc với một cuộc tấn công tƣơng tự nhƣ hôm 9/11 ở New York. Một hành động khủng bố nhƣ vậy có thể đem lại những tác động thảm khốc cho toàn thế giới. Thứ sáu, trong quá trình vận hành các nhà máy điện nguyên tử, chúng thải ra một lƣợng chất thải phóng xạ, rồi lần lƣợt có thể đƣợc sử dụng cho sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, bí quyết tƣơng tự thƣờng đƣợc dùng để thiết kế các nhà máy điện nguyên tử có thể dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân ở một mức độ nhất định nào đó (phổ biến vũ khí hạt nhân). 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 314 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 217 | 48
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 174 | 46
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 83 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 157 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn