Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện
lượt xem 21
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những vấn đề chung của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện; pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện; quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hạn chế trong việc áp dụng các quy định này và đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THÙY TRANG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THÙY TRANG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ Mã số: 60380103 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN HOÀNG HẢI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài ...................................................... 5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu ......... 6 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ............................................. 7 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .................. 8 1.1. Khái niệm về pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội ....................................... 8 1.1.2. Khái niệm về pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện .... 13 1.2. Đặc điểm của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................................ 14 1.2.1. Mang đặc điểm của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội nói chung ..................................................................................................................... 14 1.2.2. Đối tượng áp dụng là người không thuộc đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội bắt buộc ....................................................................................................... 15 1.2.3. Chế độ hưu trí được thực hiện trên sự tự nguyện tham gia của đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................................................ 16 1.2.4. Trợ cấp hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia là người lao động, có sự hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của Nhà nước ......................................................................................................... 17 1.3. Vai trò của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................................ 18 1.3.1. Góp phần bảo đảm quyền con người ........................................................... 18 1.3.2. Góp phần bảo đảm thu nhập và các lợi ích khác cho người già ................. 19 1.3.3. Góp phần bảo đảm nhu cầu kinh tế và xã hội vì sự phát triển toàn diện và tiến bộ ..................................................................................................................... 19
- 1.3.4. Góp phần vào việc phòng chống và giảm đói nghèo, thúc đẩy công bằng, bình đẳng xã hội ..................................................................................................... 20 1.3.5. Góp phần thiết lập sàn an sinh xã hội bền vững .......................................... 21 1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................................................ 22 1.4.1. Nguyên tắc Nhà nước chịu trách nhiệm chung ............................................ 22 1.4.2. Nguyên tắc tự nguyện ................................................................................... 24 1.4.3. Nguyên tắc đoàn kết và tương trợ ................................................................ 24 1.4.4. Nguyên tắc đóng – hưởng cân đối................................................................ 25 1.4.5. Nguyên tắc bền vững về mặt tài chính cùng với bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội ............................................................................................................. 26 1.4.6. Nguyên tắc kết nối với các chương trình hưu trí khác trong an sinh xã hội 27 1.5. Định hướng xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam .......................................................................................... 27 1.5.1. Đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện .........................................................27 1.5.2. Quan điểm xây dựng quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam .....................................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI LIÊN QUAN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ............................................. 30 2.1. Quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................................................................... 31 2.1.1. Khái quát chung về thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí trên toàn thế giới ... 31 2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ..................................................................................................... 32 2.2. Quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................................... 39 2.2.1. Philippines ......................................................................................................................39 2.2.2. Ecuador............................................................................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 48
- CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN. HẠN CHẾ TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY VÀ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG. ................................................................................................. 49 3.1. Quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................................ 49 3.1.1. Về đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí ................................................................................................................................ 49 3.1.2. Về quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................ 51 3.1.3. Về điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ......... 56 3.1.4. Về việc thực hiện hưởng trợ cấp hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện . 57 3.1.5. Về trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................................................................................... 62 3.1.6. Về khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................................................................................ 65 3.2. Hạn chế trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện và đề xuất sửa đổi, bổ sung ......................... 67 3.2.1. Về giải thích từ ngữ ...................................................................................... 69 3.2.2. Về nguyên tắc bảo hiểm xã hội..................................................................... 70 3.2.3. Về nội dung quy định tại Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và nội dung quy định tại khoản 5 Điều 109 về hồ sơ hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư. ............................... 73 3.2.4. Về nội dung quy định tại Điều 64 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu ................................................................................... 76 3.2.5. Về nội dung quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc .......................................................... 77 3.2.6. Về xây dựng bảng đóng tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện và tiền lương hưu tương ứng ............................................................................................................... 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Dương Thị Thùy Trang
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội CYS Số năm ghi nhận dịch vụ ở Philippines (Credited Years of Service) Hệ thống Dịch vụ Bảo hiểm Chính phủ của Philippines (the GSIS Government Service Insurance System) Viện An sinh xã hội của Ecuador (Ecuadorian Institute of Social IESS Security) ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế (International Social Security ISSA Association) Viện Quân lực An sinh xã hội của Ecuador (Armed Forces Social ISSFA Security Institute) Viện Cảnh sát Quốc gia An sinh xã hội của Ecuador (Nation Police ISSPOL Social Security Institute) Người lao động Philippines ở nước ngoài (Overseas Filipino OFWs Workers) Chương trình An sinh xã hội của Philippines (Social Security SS Programme) Sở An sinh xã hội của Liên bang Hoa Kỳ (Social Security SSA Administration) SSC Bảo hiểm xã hội Nông dân của Ecuador (Peasants’ Social Insurance) Hệ thống An sinh xã hội của Philippines (the Social Security SSS System)
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu đề ra là: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện”. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt chú trọng phát triển loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện lại chưa đạt kết quả như mong muốn. Năm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ đạt 173.462 người1, chiếm khoảng 0,3% đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện2. Năm 2014, có 196.254 người tham gia3. Đến năm 2015, có 254.643 người tham gia4. Tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện qua hằng năm đều chiếm một phần rất nhỏ so với đối tượng áp dụng, cho thấy mục tiêu tại Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu trên về việc tăng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một thách thức to lớn. Để hoàn thành mục tiêu này, một trong các nội dung cần thực hiện là xem xét lại các quy định của pháp luật hiện nay về bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhất là các chế độ của loại hình bảo hiểm xã hội này để có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong các loại hình bảo hiểm xã hội, một trong những chế độ mà người lao động quan tâm nhất là chế độ hưu trí nhằm bảo đảm cuộc sống khi về hưu. Nếu pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện được xây dựng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì sẽ góp phần tăng số người tham bảo hiểm xã hội tự nguyện, góp phần tăng số người được hưởng chế độ hưu trí, từ đó đạt được mục tiêu về an sinh xã hội ở nước ta. Với mong muốn nghiên cứu về chế độ hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện để tổng hợp kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề, qua đó chỉ ra những điểm hạn chế và có kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, góp phần bảo đảm quyền lợi của người lao động khi về hưu và nâng cao tính khả thi của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện”. 1 Lê Bạch Hồng (2014), “Thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (243), tr. 5. 2 Bùi Sĩ Lợi (2014), “Những quan điểm lớn và sự cần thiết sửa đổi Luật BHXH”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (244), tr. 20. 3 Hà Văn Sỹ, (2015), “Giải pháp phát triển BHXH tự nguyện”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (270). 4 Điều Bá Dược (2016), “Tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2015”, http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=384&id=14571, truy cập lần cuối vào lúc 9h ngày 14/4/2016.
- 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài “Pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện” thì có các công trình nghiên cứu như sau: 1. Dương Thị Thùy Trang (2012), Bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam, đề tài cử nhân, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Công trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện, gồm các vấn đề lý luận cơ bản, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam, từ đó phân tích hạn chế khi áp dụng pháp luật và đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Tuy nhiên, công trình chưa phân tích khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như chưa làm rõ tầm quan trọng của chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, chưa có sự so sánh với pháp luật thế giới để rút kinh nghiệm xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam. Mặt khác, công trình này phân tích quy định của pháp luật dựa trên Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, nên chưa cập nhật được các điểm mới của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 2. Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. Trong mục 2 chương II về pháp luật an sinh xã hội và thực tiễn hoạt động, tác giả đề cập đến loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện với các nội dung: đối tượng áp dụng, các chế độ và quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chỉ giới thiệu ngắn gọn, tổng quát các nội dung cơ bản của bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa nghiên cứu cụ thể về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. 3. Nguyễn Viết Vượng (Chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Nxb. Lao động, Hà Nội. Công trình nghiên cứu về bảo hiểm và kinh tế bảo hiểm nói chung, về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại nói riêng. Nội dung về bảo hiểm xã hội nêu tổng quát về các vấn đề: chức năng, chính sách và tổ chức bảo hiểm xã hội; các chế độ bảo và quỹ hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Tuy công trình chưa phân tích cụ thể về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhưng do công trình nghiên cứu tổng quát về bảo hiểm xã hội nên mỗi nội dung đều có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. 4. Trần Hoàng Hải – Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội: kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Công trình nghiên cứu gồm bốn phần: thứ nhất, phân tích một số vấn đề lý luận tổng quan về an sinh xã hội như: khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, vai trò, các nhánh chính của an sinh xã hội; một số vấn đề và xu hướng cải cách của hệ thống an sinh xã
- 3 hội. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích hệ thống an sinh xã hội ở một số nước như Hoa Kỳ, Đức, Nga theo hướng: khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm hệ thống an sinh xã hội của mỗi nước; phân tích cụ thể các chế độ an sinh xã hội của mỗi nước, trong đó có đề cập đến loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện khi pháp luật quốc gia có quy định. Thứ ba, phân tích các vấn đề lý luận cơ bản và nội dung quy định của pháp luật về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Thứ tư, nhận định, đánh giá chung về ưu điểm, bất cập của pháp luật Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực an sinh xã hội nói chung, liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng. Tuy công trình nghiên cứu có đề cập đến pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện cùng các chế độ trợ cấp của loại hình bảo hiểm xã hội này nhưng phần nghiên cứu là tổng quát, chưa làm rõ khái niệm về bảo hiểm xã hội tự nguyện, đặc trưng của chế độ hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội này so với loại hình bảo hiểm xã hội khác, các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật còn khái quát, mang tính định hướng và chưa cụ thể. Ngoài ra, trên báo, tạp chí có các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau: 1. Dương Văn Thắng (2013), “Nội dung cơ bản của Nghị Quyết số 21- NQ/TW về tăng cường lãnh đạo đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (156), tr. 27 – 32. Công trình phân tích quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đảng trong việc phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, trong đó có nội dung về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Do đó, công trình có giá trị về mặt lý luận, tư tưởng chỉ đạo nhưng chưa cụ thể hóa các vấn đề của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. 2. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Bàn về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, kỳ tháng 7/2007, tr. 65 – 69. Công trình đề cập đến năm nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: đối tượng tham gia; các chế độ; mức đóng và phương thức đóng; điều kiện và mức hưởng; tổ chức thực hiện. Ở mỗi nội dung, tác giả đề cập đến quy định của pháp luật sau đó đề xuất hoàn thiện các quy định này. Tuy nhiên, công trình chưa làm rõ các vấn đề lý luận về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như chưa có tính cập nhật so với các quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 3. Phạm Đình Thành (2014), “Bàn về nghĩa vụ bảo hiểm xã hội và một số đề xuất”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (256), tr. 18 – 21. Tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa “nghĩa vụ bảo hiểm xã hội” với loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm rõ đặc điểm của loại hình bảo hiểm xã hội này, từ đó đề xuất sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Tuy nhiên, công trình chỉ phân tích được một phần nội dung liên quan
- 4 đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, chứ chưa nghiên cứu tổng thể các vấn đề của chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài có liên quan đến đề tài như sau: 1. International Labour Organization (1984), Introduction to social security, Geneva. Đây là công trình nghiên cứu tổng thể của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về an sinh xã hội. Công trình có sự phân tích, đánh giá cụ thể về các thành phần và các chế độ của an sinh xã hội, về tài chính và quản trị an sinh xã hội, cũng như về mối quan hệ giữa an sinh xã hội với nền kinh tế quốc gia và các vấn đề khác, các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhắc tới như một loại hình bảo hiểm xã hội bổ sung cho bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm tăng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội nói riêng, an sinh xã hội nói chung, còn chế độ hưu trí là chế độ cơ bản mà các quốc gia quy định trong pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, công trình không đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời, nền an sinh xã hội trên toàn thế giới và của từng quốc gia hiện nay đang đối mặt với các vấn đề mới phát sinh, do đó công trình này chưa mang tính cập nhật so với tình hình hiện nay. 2. Fabio Durán Valverde (2013), Innovations in extending social insurance coverage to independent workers: experiences from Brazil, Cape Verde, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Philippines, France and Uruguay, International Labour Office, Geneva. Đây là công trình nghiên cứu về những kinh nghiệm tương đối thành công trong việc mở rộng phạm vi bảo hiểm cho người lao động độc lập tại bảy nước đang phát triển (Brazil, Cape Verde, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Philippines, Uruguay) và một nước phát triển (Pháp). Công trình có giá trị trong việc so sánh pháp luật để rút ra kinh nghiệm trong việc hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. 3. Social Security Administration (SSA) and the International Social Security Association (ISSA) (2014), Social Security Programs Throughout the World: The Americas, 2013, Washington. Công trình này tập hợp thông tin tổng quan, nổi bật về chương trình an sinh xã hội dựa trên pháp luật tại các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ, trong đó có quy định pháp luật về chế độ hưu trí. Các quy định của pháp luật của các quốc gia được dùng trong báo cáo có hiệu lực đến tháng 7 năm 2013 hoặc là đến ngày cuối cùng thông tin được nhận bởi SSA và ISSA. Do đó, đây là công trình có giá trị việc so sánh pháp luật để rút ra kinh nghiệm trong việc hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam.
- 5 4. Social Security Administration (SSA) and the International Social Security Association (ISSA) (2015), Social Security Programs Throughout the World: Asia and the Pacific, 2014, Washington. Tương tự như công trình nghiên cứu được nêu tại phần trên, công trình này cung cấp thông tin tổng quan về pháp luật của chương trình an sinh xã hội tại các quốc gia thuộc khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Các quy định của pháp luật của các quốc gia được dùng trong báo cáo có hiệu lực đến tháng 7 năm 2014 hoặc là đến ngày cuối cùng thông tin được nhận bởi SSA và ISSA. Qua các công trình nghiên cứu đã nêu, thấy rằng chưa có công trình nào đề cập cụ thể về các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, phân tích quy định của pháp luật quốc tế và quy định của pháp luật một số nước trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy, khóa luận này sẽ tập trung giải quyết có hệ thống các vấn đề mà các công trình nghiên cứu có liên quan chưa làm rõ, bao gồm tổng thể các vấn đề chung, so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia, nội dung quy định và thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm hướng đến những mục đích sau đây: Đầu tiên, nghiên cứu nhằm hệ thống các vấn đề cơ bản về mặt lý luận của chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua đó làm rõ nội hàm khái niệm “chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội”, “pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện” và các khái niệm khác có liên quan. Từ đó, phân tích, đánh giá vai trò của chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, cho thấy sự cần thiết phải duy trì, phát triển, hoàn thiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện và chế độ hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội này; Tiếp theo, nghiên cứu nhằm phân tích có hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời, nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện để so sánh với pháp luật Việt Nam; Cuối cùng, nghiên cứu việc áp dụng quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại nhằm đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật.
- 6 Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất là các vấn đề lý luận chung của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện; nguyên tắc cơ bản và định hướng trong việc xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam; Thứ hai là quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện; Thứ ba là quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, thực tế áp dụng pháp luật, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế và và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể là nghiên cứu quy định liên quan đến an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội nói chung, chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Việc nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau của chế độ hưu trí: trường hợp bảo vệ, người được bảo vệ, trợ cấp được cung cấp, điều kiện hưởng trợ cấp, thời hạn hưởng trợ cấp. Quốc gia được chọn để nghiên cứu là Philippines, Ecuador. Các quốc gia này có pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện được đánh giá là phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước sở tại và việc thực hiện quy định của pháp luật được đánh giá là có tính khả thi. Thứ ba, nghiên cứu quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam và kết quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Các vấn đề được nghiên cứu bao gồm: đối tượng áp dụng; quỹ bảo hiểm xã hội; điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí; thực hiện hưởng trợ cấp hưu trí; trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ hưu trí; khiếu nại, tố cáo về chế độ hưu trí. Thứ tư, nghiên cứu các vấn đề còn hạn chế trong quy định của pháp luật và đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Cụ thể là kiến nghị về giải thích các thuật ngữ pháp lý có liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện; các nguyên tắc thực hiện bảo hiểm xã hội; nội dung của quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục để giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, hồ sơ hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư; tạm
- 7 dừng, hưởng tiếp lương hưu; xây dựng bảng đóng tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện và mức hưởng lương hưu tương ứng. Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp trong tất cả các phần của luận văn để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh để làm rõ sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu cũng như dùng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, phương pháp liệt kê cũng được sử dụng để trình bày các số liệu có liên quan đến đề tài. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học như sau: Hệ thống lại và làm rõ thêm các vấn đề chung của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm các vấn đề: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và định hướng xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Qua đó làm rõ vai trò quan trọng của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đề tài có nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia trên thế giới, từ đó có những đánh giá, kết luận có giá trị ứng dụng đối với việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Giá trị ứng dụng của đề tài: Đề tài chỉ ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, từ đó có những đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn Luận văn có bố cục gồm các nội dung chính như sau: - Lời nói đầu - Phần nội dung, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chương 3: Quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hạn chế trong việc áp dụng các quy định này và đề xuất sửa đổi, bổ sung. - Kết luận
- 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1.1. Khái niệm về pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.1.1. Khái niệm về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội Chế độ hưu trí là một trong những vấn đề sớm nhất được con người quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người sống lâu hơn một độ tuổi nhất định. Chế độ này đã trở thành một trong những nội dung của an sinh xã hội (viết tắt là ASXH) được pháp luật quốc tế ghi nhận là quyền con người, là một trong những chế độ cơ bản, quan trọng của bảo hiểm xã hội (viết tắt là BHXH) nói riêng, ASXH nói chung, luôn được các quốc gia xây dựng, hoàn thiện về quy định của pháp luật. Sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội đối với người già đã tồn tại bằng các hình thức khác nhau từ thời đế chế La Mã cổ đại. Nước Anh vào năm 1601 đã ban hành một luật gọi là “Poor Law”, thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước đối với người già mặc dù chương trình này được thực hiện bởi các giáo xứ nhà thờ địa phương. Một sự sửa đổi của luật này vào năm 1834 đã cho thành lập những “work house” cho người nghèo và người già. Năm 1880, Thủ tướng Bismarck của Đức đã giới thiệu chương trình lương hưu tuổi già mà sau đó đã trở thành mô hình được hầu hết các nước châu Âu tiếp thu thực hiện. Năm 1935, Hoa Kỳ thông qua đạo luật về ASXH, đây là văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới xây dựng khái niệm về “an sinh xã hội”, trong đó có quy định về chương trình hưu trí tuổi già. Đến nay hầu hết các nước trên thế giới đã xây dựng pháp luật về chế độ hưu trí cho người già5. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về ASXH. Tuy nhiên, định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (viết tắt là ILO) về ASXH vẫn được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Nhưng theo thời gian, cách hiểu của ILO về ASXH vẫn có sự thay đổi. Trong ấn phẩm “Introduction to social security” được xuất bản vào năm 1984 tại Geneva, ILO nêu định nghĩa về ASXH như sau: ASXH là sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn về kinh tế và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già hoặc cái chết; những dịch vụ về chăm sóc y tế và quy định về hỗ trợ đối với những gia đình đông con6. 5 “Internatinal Standards on Social Security. Lessons from the past for a better implementation”, http://islssl.org/wp-content/uploads/2014/12/Servais_2014_Asian_Conf.pdf, truy cập lần cuối vào ngày 29/3/2016. 6 ILO (1984), Introduction to social security, Geneva, p. 3.
- 9 Sau này, trong ấn phẩm “Extending social security to all: A guide through challenges and options” được xuất bản năm 2010 tại Geneva, ILO đã đưa ra khái niệm về ASXH trong phần thuật ngữ của ấn phẩm như sau: Khái niệm về ASXH được thông qua ở đây bao gồm tất cả các biện pháp mang lại lợi ích, để bảo đảm sự bảo vệ, từ: (a) Thiếu thu nhập từ công việc liên quan (hoặc thu nhập không đủ) gây ra bởi ốm đau, khuyết tật, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình; (b) Sự thiếu hụt của việc tiếp cận hoặc của việc tiếp cận khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe; (c) Hỗ trợ gia đình không đủ, đặc biệt là cho trẻ em và người già phụ thuộc; (d) Nghèo nói chung và loại trừ xã hội7. Theo khái niệm trên, ASXH quy định khái quát hơn về các trường hợp được ASXH bảo vệ, hướng đến các biện pháp mang lại lợi ích cho người được bảo vệ chứ không chỉ hướng đến các biện pháp bảo đảm thu nhập cho người được bảo vệ như trước đây. Nhấn mạnh đối tượng cần được bảo đảm sự bảo vệ là trẻ em và người già, bởi họ là người khó có thể tự bảo đảm cho cuộc sống của mình và dễ bị tổn thương. ASXH có các thành phần để thực hiện các nội dung mà ASXH hướng tới, gồm: bảo hiểm xã hội; trợ giúp xã hội; lợi ích tài trợ bởi nguồn thu nói chung; lợi ích gia đình; các quỹ dự phòng; các chế độ bổ sung do người sử dụng lao động cung cấp và các chương trình khác liên quan đến ASXH8. Trong đó, các thành phần sau có thể cung cấp lợi ích tuổi già: chương trình lợi ích phổ quát (thuộc thành phần lợi ích tài trợ bởi nguồn thu nói chung); trợ giúp xã hội; bảo hiểm xã hội; quỹ dự phòng9. Mỗi thành phần vừa nêu lại xây dựng các chương trình hưu trí để phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh nên xuất hiện các chương trình hưu trí với các đặc điểm khác nhau như: đóng góp hoặc không đóng góp; xác định lợi ích hoặc xác định đóng góp; bắt buộc hoặc tự nguyện; cơ bản hoặc bổ sung10. Trong đó, chương trình hưu trí thuộc thành phần BHXH thường được gọi là chế độ hưu trí. Trong khuôn khổ của luận văn, thuật ngữ “chế độ hưu trí” được dùng để chỉ một chế độ thuộc về thành phần BHXH của ASXH, chứ không thuộc về các thành phần khác trong hệ thống ASXH. 7 ILO, Social Security Department (2010), Extending social security to all: A guide through challenges and options, Geneva, p. 125. 8 ILO, tlđd 6, p. 3. 9 ILO, tlđd 6, p. 55. 10 Sri Wening Handayani and Babken Babajanian (2012), Social protection for older persons: Social pensions in Asia, Asian Development Bank, Mandaluyong City, Philippines, p. 138.
- 10 Cũng như khái niệm về ASXH, hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về BHXH. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường giải thích khái niệm BHXH dựa trên việc nhấn mạnh các trường hợp mà BHXH bảo vệ hoặc dựa trên chức năng, cách thức hình thành và sử dụng nguồn tài chính của BHXH. Khi dựa trên các trường hợp bảo vệ, BHXH được hiểu là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện11. Còn khi dựa trên chức năng, cách thức hình thành và sử dụng nguồn tài chính, BHXH được hiểu là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội12. Trong các nội dung về BHXH nêu trên, việc bảo đảm thay thế thu nhập cho người lao động khi họ hết tuổi lao động là nội dung cơ bản, quan trọng. Nội dung này trở thành chế độ hưu trí mà ILO khuyến nghị các quốc gia cần phải thực hiện. Chế độ hưu trí trong BHXH có những đặc trưng sau, giúp phân biệt với các chương trình hưu trí trong các thành phần khác của ASXH: i. Tài chính thực hiện chế độ hưu trí được hình thành bởi sự đóng góp của người tham gia và có thể có sự đóng góp bổ sung hoặc trợ cấp của Nhà nước; ii. Sự tham gia là bắt buộc (trừ một số trường hợp ngoại lệ); iii. Sự đóng góp được tích lũy tạo thành quỹ, để thanh toán các khoản trợ cấp; iv. Quỹ thặng dư khi chưa được dùng để chi trả trợ cấp thì được dùng để đầu tư sinh lời; v. Mức trợ cấp được xác định dựa vào quá trình đóng góp của người tham gia; vi. Tỷ lệ đóng góp và trợ cấp thường tỷ lệ thuận với thu nhập của người đóng góp13. Như vậy, thông qua việc hiểu các khái niệm về ASXH, BHXH, cùng với các điểm đặc trưng nêu trên thì có thể đặt ra các nội dung cơ bản tạo thành khái niệm về chế độ hưu trí trong BHXH, bao gồm: trường hợp bảo vệ; người được bảo vệ; trợ cấp được cung cấp; điều kiện hưởng trợ cấp. Khi đó, chế độ hưu trí trong BHXH được hiểu là việc cung cấp khoản trợ cấp nhằm thay thế thu nhập cho người sống lâu hơn một độ tuổi được quy định khi họ tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện để hưởng trợ cấp theo quy định về bảo hiểm xã hội. 11 Phạm Đình Thành (2013), “Cần đưa quyền và nghĩa vụ BHXH, BHYT của người lao động vào Hiến pháp”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (224), tr. 17. 12 Mạc Tiến Anh (2005), “BHXH– Khái niệm và bản chất”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (77). 13 ILO, tlđd 6, p. 4.
- 11 Việc cung cấp khoản trợ cấp có thể thực hiện định kỳ, có thể thực hiện một lần. Tuy nhiên, việc thực hiện định kỳ chính là mục đích cũng như là cách thức thực hiện chế độ hưu trí trong BHXH hiệu quả nhất, bởi có như vậy thì sự bảo vệ đối với người già mới có ý nghĩa và được duy trì cho tới khi họ chết. Đây cũng chính là nội dung được ILO quy định trong các Công ước của ILO liên quan đến trợ cấp tuổi già. Còn trợ cấp một lần không thể hiện bản chất của chế độ hưu trí và không được khuyến khích thực hiện do không thể bảo đảm cuộc sống của người được bảo vệ cho tới khi họ chết, không đáp ứng được yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế về trợ cấp tuổi già. Trong quá trình tham gia BHXH, khi người tham gia không đáp ứng điều kiện về độ tuổi hoặc về thời gian đóng góp BHXH hoặc trong một số trường hợp do pháp luật quy định dẫn đến không đủ điều kiện hưởng trợ cấp của chế độ hưu trí thì người tham gia được hưởng một khoản tiền tương ứng với thời gian đã đóng BHXH. Về bản chất, đây không phải là khoản trợ cấp của chế độ hưu trí vì người tham gia chưa hoàn thành điều kiện để hưởng trợ cấp theo quy định, mà đây là tiền BHXH được trả lại sau thời gian đóng góp BHXH để bảo đảm quyền lợi cho người đã đóng góp vào quỹ BHXH. Mức độ trợ cấp tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia nên có sự khác nhau. Thời hạn để người bảo vệ được hưởng trợ cấp định kỳ là kể từ lúc họ đáp ứng được các điều kiện để hưởng trợ cấp cho tới lúc họ chết. Bên cạnh đó, một số quốc gia còn quy định thêm việc cung cấp các khoản lợi ích khác cho người hưởng trợ cấp hưu trí, ví dụ như cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, nhà ở… nhằm bảo đảm cuộc sống tốt hơn, toàn diện hơn cho người hưởng trợ cấp. Khi đó, có thể hiểu chế độ hưu trí trong BHXH theo nghĩa rộng hơn là việc cung cấp khoản trợ cấp nhằm thay thế thu nhập và lợi ích khác cho người sống lâu hơn một độ tuổi được quy định khi họ tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện để hưởng trợ cấp và lợi ích theo quy định về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, việc cung cấp khoản trợ cấp nhằm thay thế thu nhập cho người sống lâu hơn một độ tuổi được quy định vẫn là nội dung cơ bản, thể hiện bản chất, mục đích của chế độ hưu trí trong BHXH. Trường hợp bảo vệ mà chế độ hưu trí trong BHXH hướng đến là tình trạng một người đã sống lâu hơn một độ tuổi quy định, khiến họ bị ảnh hưởng về sức khỏe dẫn đến không còn khả năng kiếm được thu nhập ổn định từ việc làm. Khi tới độ tuổi này thì người được bảo vệ thường được gọi là “người già”, cuộc sống chuyển từ giai đoạn “làm việc” sang giai đoạn “nghỉ hưu”. Tuy nhiên, định nghĩa về “người già” không đồng nhất giữa các lĩnh vực: sinh học, nhân khẩu học, hưu trí, cũng như có sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau. Bởi căn cứ để xác định yếu tố “người già” của từng lĩnh vực, từng quốc gia là khác nhau, phụ thuộc vào mục đích, tính chất của từng lĩnh vực, điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Liên Hợp Quốc thì xác định độ tuổi
- 12 “từ 60 năm trở lên để chỉ về người già”14 và dùng độ tuổi này để xác định dân số già trong các công trình nghiên cứu, thống kê của mình. Trong khi đó, nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ASXH lại dùng độ tuổi được bảo vệ bởi chế độ hưu trí được pháp luật quy định để xác định yếu tố “người già”. Ở các nước phát triển, độ tuổi 65 hoặc cao hơn được sử dụng như một điểm mốc để tính thời gian bắt đầu hưởng chế độ hưu trí, khi đến điểm mốc này thì người lao động được gọi là “người già”, và họ chính thức chuyển từ giai đoạn “làm việc” sang giai đoạn “nghỉ hưu”. “Nghỉ hưu” có thể hiểu là một sự chuyển tiếp trong cuộc đời của mỗi con người từ trạng thái làm việc (có giờ giấc, có những quy định cho mỗi loại công việc, nghề nghiệp) sang trạng thái không phải làm việc như vậy nữa. Nghỉ hưu không có nghĩa là không làm bất cứ việc gì, không phải là “nghỉ” hoàn toàn. Về mặt pháp luật và chính sách, nghỉ hưu là quyền của người lao động sau một thời gian dài làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế15. Như vậy, “tuổi nghỉ hưu là độ tuổi mà người lao động quyết định tự rút lui khỏi công việc kiếm sống toàn thời gian hoặc buộc phải rời bỏ công việc của họ”16. Còn ở các nước đang phát triển, độ tuổi để xác định tuổi nghỉ hưu thường thấp hơn, có thể là 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, tuổi nghỉ hưu ở các nước là khác nhau và có sự khác nhau về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ trong cùng một nước. Như đã nêu trong phần khái niệm về “chế độ hưu trí trong BHXH” thì chế độ này được cung cấp khi người được bảo vệ đã đủ điều kiện theo quy định về BHXH. Các điều kiện này là về độ tuổi, thời gian đóng góp BHXH và một số điều kiện khác trong một số trường hợp riêng biệt. Trong đó, điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng góp BHXH là điều kiện cơ bản. “Ở hầu hết các nước, điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu trí phụ thuộc vào hai yếu tố là tuổi đời và số năm đóng phí BHXH”17. Độ tuổi để xác định thời điểm được hưởng trợ cấp trong chế độ hưu trí thường gọi là tuổi nghỉ hưu, nội dung này đã được phân tích ở phần trên. Còn số năm đóng phí BHXH và các điều kiện khác để được hưởng trợ cấp hưu trí thì tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia mà có các quy định khác nhau. Ngoài cách hiểu nêu trên, còn một số cách hiểu khác về chế độ hưu trí trong BHXH như: “Chế độ hưu trí là chế độ trợ cấp dài hạn cho người lao động khi già yếu, hết tuổi lao động, nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập 14 United Nations Population Fund (UNFPA) and HelpAge International (2012), Ageing in the Twenty-First Century: A Celebration and A Challenge, New York – London, p. 20. 15 Mạc Văn Tiến (2007), “Một số vấn đề về sự thích nghi trong cuộc sống đối với người nghỉ hưu”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (104). 16 ILO, tlđd 6, p. 58. 17 Nguyễn Thị Bích Thúy (2005), “Luật BHXH và chế độ hưu đối với lao động nữ”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (78).
- 13 không được nhận từ nghề nghiệp do phải nghỉ hưu”18; hoặc “Dưới góc độ pháp luật, bảo hiểm hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về đối tượng, điều kiện và mức đóng, mức hưởng cho những người tham gia BHXH, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia lao động”19. Tuy nhiên, các cách hiểu này chưa làm rõ được các nội dung cụ thể của chế độ hưu trí mà chỉ đưa ra được các tiêu chí để xác định nội dung của chế độ hưu trí. 1.1.2. Khái niệm về pháp luật về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội tự nguyện BHXH là trụ cột chính của hệ thống ASXH trong hầu hết các quốc gia, “nhưng nó có xu hướng tập trung vào những người làm việc trong khu vực chính thức”20. Do đó, việc mở rộng phạm vi BHXH đến những loại hình lao động khác trong xã hội như lao động trong khu vực phi chính thức, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là vấn đề mà các quốc gia quan tâm thực hiện. Hiện nay, chương trình bảo hiểm bắt buộc thường bao gồm ít hơn 25% của lực lượng lao động ở các nước có thu nhập thấp và từ 25%-50% ở các nước có thu nhập trung bình. Ngoài ra, ở các nước có thu nhập cao, một số bộ phận dân số cũng có thể không được bảo hiểm21. Trong khi đó, sự bảo vệ từ BHXH cần phải được mở rộng tới cộng đồng quốc gia. Bởi BHXH không chỉ là nguyện vọng của một tầng lớp xã hội, mà đây còn là quyền con người, sự bảo vệ của BHXH cần phải đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người lao động. Do đó, để bảo đảm mọi người đều có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí, bên cạnh BHXH bắt buộc, các quốc gia còn quy định thêm loại hình BHXH tự nguyện. Loại hình BHXH tự nguyện tôn trọng quyền tự do lựa chọn của người tham gia. Yếu tố “tự nguyện” trước hết thể hiện ở việc người lao động có quyền quyết định tham gia loại hình BHXH này hay không. Khi đã tham gia, họ có quyền lựa chọn một mức đóng, một phương thức đóng phù hợp với thu nhập, hoàn cảnh. Do đó, có thể hiểu BHXH tự nguyện là “loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH”22. Chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện được thực hiện trên cơ sở người lao động tự nguyện tham gia loại hình BHXH tự nguyện do Nhà nước tổ chức thực hiện, căn cứ vào quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện do Nhà nước ban hành. 18 Mai Đức Chính (2014), “Một số ý kiến và phương án cải cách bảo hiểm hưu trí từ quan điểm đại diện người lao động”, Tạp chí bảo hiểm xã hội, (242), tr. 12. 19 Bùi Sỹ Lợi (2015), “Các giải pháp bảo đảm cân bằng Quỹ hưu trí theo Luật BHXH mới”, Tạp chí Lao Động và Xã hội, (496+497), tr. 13. 20 ILO, Social Security Department (2012), The strategy of the International Labour Organization. Social security for all: building social protection floors and comprehensive social security systems, Geneva, p. 16. 21 International Social Security Association (2010), ISSA strategy for the extension of social security coverage, Geneva, p. 2. 22 Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH năm 2006 của Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn