Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn – thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật tại tỉnh Bình Dương, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR trong thời gian tới, góp phần bảo vệ môi trưởng sống trong lành của người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn – thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HOÀI THƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THU GOM CHẤT THẢI RẮN -THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÀNH QUỐC TUẤN BÌNH DƯƠNG, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào, được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học của …. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Thủ Dầu Một, ngày …… tháng năm 2023 Học viên thực hiện i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 LMT Luật môi trường 3 LTM Luật thương mại 4 DVMT Dịch vụ môi trường 5 CTR Chất thải rắn ii
- DANH MỤC BẢNG/ BIỂU ĐỒ STT Tên bảng 1 Bảng 2.1: Thống kê danh sách doanh nghiệp thực hiện việc thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2 Bảng 2.2: Mức giá tối đa dịch vụ thu gom chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Bình Dương 3 Bảng 2.3: Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương 4 Bảng 2.4: Thống kê số lượng các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ công tác về hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải rắn ở tỉnh Bình Dương iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn thực hiện đề tài ............................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................................2 2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................8 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ..............................................9 6.1. Về mặt khoa học ............................................................................................9 6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................9 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THU GOM CHẤT THẢI RẮN .......................................................................10 1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn ..............................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về chất thải rắn và thu gom chất thải rắn ............10 1.1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn .....................................................................10 1.1.1.2. Khái niệm về thu gom chất thải rắn .......................................................13 1.1.2 Khái niệm pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn .........23 1.2 Nội dung pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn ..............27 1.3 Vai trò của kinh doanh thu gom chất thải rắn ..............................................29 1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn ...........................................................................................................................31 Kết luận Chương 1 ...........................................................................................33 iv
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THU GOM CHẤT THẢI RẮN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ..............................................................................35 2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn ..35 2.2 Thực trạng quy định về hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn .................45 2.2.1. Hình thức hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn ..................................45 2.2.2. Nội dung hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn ....................................45 2.2.3. Đăng ký hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn .....................................46 2.2.4. Quy định về giá cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn .........................47 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn tại Tỉnh Bình Dương..................................................................................51 2.2.1. Khái quát về thực tiễn kinh doanh thu gom chất thải rắn tại Tỉnh Bình Dương ................................................................................................................51 2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn tại Tỉnh Bình Dương .....................................................................56 2.2.2.1. Những kết quả đạt được.........................................................................56 2.2.2.2. Những vướng mắc, tồn tại .....................................................................61 Kết luận Chương 2 ...........................................................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THU GOM CHẤT THẢI RẮN .................................................................................66 3.1. Nâng cao hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn ......................................................................................................66 3.1.1. Hoàn thiện quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải rắn ......................................................................................................................66 3.1.2. Hoàn thiện quy định về hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn..............70 3.1.2.1. Hình thức, nội dung hợp đồng ...............................................................70 3.1.2.2. Đăng ký hợp đồng và xác định trách nhiệm của các chủ thể có liên quan....................................................................................................................71 v
- 3.1.2.3. Trách nhiệm giám sát của chủ nguồn thải sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ thu gom chất thải rắn… ................................................................................78 3.1.2.4. Hoàn thiện quy định về giá cung ứng dịch vụ thu gom CTR ..................74 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn .......................................................................................75 3.2.1.Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý theo hướng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ........................................................................75 3.2.2. Nâng cao nhận thức doanh nghiệp về việc hạn chế chất thải rắn .............76 3.2.3. Ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường........................................77 3.2.4 Giải pháp về chi phí thu gom chất thải rắn ...............................................78 3.2.5 Giải pháp trong việc lựa chọn chủ đầu tư .................................................79 Kết luận Chương 3 ...........................................................................................80 KẾT LUẬN .......................................................................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................82 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn thực hiện đề tài Trên thế giới, dịch vụ Bảo vệ môi trường (trong đó có điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn) là một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào GDP, được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt là ở những nước phát triển. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với xu hướng tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ ngày càng được mở rộng thì mở cửa thị trường dịch vụ BVMT trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng đang phải cam kết thực hiện ngày càng nhiều hơn các cam kết quốc tế có liên quan đến môi trường, trong khi các doanh nghiệp đang gặp phải những thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong xuất khẩu sang các thị trường của các nước phát triển thì việc mở cửa thị trường dịch vụ BVMT sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước BVMT với chi phí thấp hơn. Nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tận dụng được nguồn rác thải để tái chế với phương châm “rác là tài nguyên” thì hoạt động thu gom rác thải đóng vai trò rất quan trong trong việc phân loại, tái chế và tận dụng được nguồn tài nguyên này. Để có được nguồn tài nguyên từ rác thì rác thải phải được phân loại, thu gom và tái chế đúng cách. Đối với hoạt động thu gom rác thải loại khác thì “Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải rắn thu gom tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 2015 - 2019, từ mức 32,4 nghìn tấn/ngày lên 65 nghìn tấn/ngày, trong đó, đô thị thải ra 35,6 nghìn tấn/ngày (hơn 50%). Riêng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra 16.000 tấn rác mỗi ngày, tương đương 33,6% cả nước. Năm 2019, chỉ 85% lượng rác thải rắn thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.”1 Nhà nước định hướng thương mại hóa hoạt động trong môi trường, do vậy Nhà nước cho phép hoạt động thu gom chất thải là hoạt được được phép kinh doanh 1 Báo Tài nguyên và Môi trường (2022), Bản đồ hiện trạng chất thải rắn hỗ trợ quản lý rác thải hiệu quả, truy cập tại https://baotainguyenmoitruong.vn/ban-do-hien-trang-chat-thai-ran-ho-tro-quan-ly-rac-thai-hieu-qua- 341931.html#:~:text=Theo%20B%E1%BB%99%20T%C3%A0i%20nguy%C3%AAn%20v%C3%A0,33%2 C6%25%20c%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc. 1
- tuy nhiên hoạt động kinh doanh này là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Quy định này xuất phát từ việc chất thải không phải là một loại hàng hóa thông thường, nó cũng không phải chỉ bao gồm rác thải thông thường mà còn bao gồm cả rác thải nguy hại, nếu thu gom không đúng cách thì có thể lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trong hơn. Hơn nữa, quy định về chất thải có thể tái chế của các quốc gia cũng khác nhau do vậy để có thể quản lý, kiểm soát cũng như phát huy được nguồn tài nguyên từ chất thải thì Nhà nước quy định chặt chẽ về điều kiện kinh doanh đối với thu gom chất thải rắn. Ở tỉnh Bình Dương việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR trong thời gian qua đã thu được những thành quả đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, quá trình thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR của các chủ đầu tư, các cấp chính quyền và Nhân dân vẫn còn mang tính hình thức, chất lượng, hiệu quả không cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường gia tăng đã làm cho môi trường ở nhiều khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù, văn bản pháp luật về các quy định về điều kiện kinh doanh thu gom CTR được ban hành với số lượng lớn song ít được thực thi hoặc thực thi không đầy đủ làm cho môi trường ở một số địa phương đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật từ đó tìm ra các nguyên nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR là việc làm hết sức cần thiết. Từ tất cả các lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: ““Pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn – thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Dương” để làm luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật kinh tế. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật tại tỉnh Bình Dương, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện 2
- pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR trong thời gian tới, góp phần bảo vệ môi trưởng sống trong lành của người dân. 2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn (Khái niệm, đặc điểm về điều kiện điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn,…) Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn theo Luật môi trường năm 2020, và văn bản hướng dẫn thi hành. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn từ năm 2016 đến nay. Từ đó chỉ ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dựa trên việc giải quyết những câu hỏi nghiên cứu cụ thể đó là: Câu hỏi 1: Điều kiện kinh doanh thu gom CTR được hiểu như thế nào? Vai trò? Câu hỏi 2: Pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh thu gom CTR có những nội dung gì? Có hạn chế gì? Bất cập gì? Câu hỏi 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR tại tỉnh Bình Dương những năm gần đây như thế nào? Có vướng mắc gì? Câu hỏi 4: Có đề xuất giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR tại tỉnh Bình Dương. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng được 3
- quan tâm trong đó có cả những vấn đề về chất thải rắn, do đó khung pháp luật về điều kiện thu gom chất thải rắn cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Thứ nhất, nhóm các luận văn - Chiêm Phong Phi (2015), “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải rắn thông thường” , Luận văn thạc sỹ, Trường Đại họcLuật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh thu gom chất thải rắn thông thường và quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ thu gom chất thải rắn thông thường ở những khía cạnh như chủ thể, điều kiện, hợp đồng dịch vụ và trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước. Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ chất thải rắn thông thường. Những vẫn đề nghiên cứu tại Luận văn có thể là nguồn tham khảo của cho vấn đề đang nghiên cứu. - Đậu Hổng Cảnh (2019), “Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật – Đại học Huế. Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận về xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời nghiên cứu quy định của pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt qua một số nội dung như trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh rác thải sinh hoạt, thu gom rác thải sinh hoạt, hợp đồng dịch vụ, chi phí thu gom … Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Trị qua đó đánh giá thực tiễn và đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu. Mặc dù luận văn này chưa có sự phân tích chuyên sâu về thu gom chất thải rắn, nhưng tại một số nội dung nghiên cứu trong luận văn cóđề cập đến việc thu gom chất thải, hợp đồng thu gom … có thể là nguồn tham khảo cho vấn đề đang được nghiên cứu về điều kiện thu gom chất thải rắn. - Trần Linh Huân (2018), “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nêu lên những vấn đề tổng quan về quản lý chất thải nguy hại và pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Nghiên cứu thực trạng pháp luật 4
- về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, tuy nhiên tại một số nội dung nghiên cứu của luận văn có đề cập đến điều kiện thu gom, điều kiện kinh doanh, yêu cầu vềquản lý Nhà nước ... có thể sử dụng để tham khảo cho vấn đề điều kiện thu gom chất thải rắn mà tác giả đang nghiên cứu. - Ngô Thu Uyên (2020), “Pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ .Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đưa ra những vấn đề về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả th hành pháp luật về vấn đề nghiên cứu. Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý chất thải rắn, tuy nhiên, tại một số nội dung nghiên cứu của Luận văn có một phần nhỏ để cập đến vấn đề thu gom chất thải rắn. Thứ hai, nhóm các bài viết khoa học - Nguyễn Văn Diễm (2022), “Thực trạng thực hiện chính sách thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thương điện tử; truy vấn tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-thuc- hien-chinh-sach-thu-gom-van-chuyen-luu-giu-va-xu-ly-chat-thai-tren-dia-ban- thanh-pho-ha-noi-99701.htm. Bài viết phân tích thực tiễn chính sách và tổ chức thực hiện chính sách thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Lê Kim Nguyệt, Chử Trọng Nghĩa (2022), “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn tại Thành phố Hà Nội và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật điện tử; truy vấn tại: https://danchuphapluat.vn/quan-ly-chat- thai-ran-sinh-hoat-tu-thuc-tien-tai-thanh-pho-ha-noi-va-de-xuat-huong-hoan-thien- phap-luat. Trong bài viết này, nhóm tác giả đánh giá thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn tại Thành phố Hà Nội, từ đó, đề ra các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. 5
- - Hoàng Thị Huê, Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hoài Thương (2022), “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất thải rắn và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí KH&CN Việt Nam điện tử; truy vấn tại: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/6678/kinh-nghiem-quoc-te-ve-quan-ly-chat-thai-ran-va- bai-hoc-doi-voi-viet-nam.aspx. Từ kết quả nghiên cứu của bài viết tác giả nhận định: “Nhiều quốc gia trên thế giới đã có chính sách thiết thực về quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Để giảm gánh nặng chi phí cho người dân, chính quyền nhiều nơi cũng tiến hành trợ giá cho các công ty thu gom rác. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi triển khai những quy định của pháp luật về quản lý CTRSH, hầu hết các quốc gia đều thực hiện theo quy trình, đầu tiên là tham vấn ý kiến cộng đồng, đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân và sau đó triển khai thực hiện. Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bổ sung nhiều nội dung mới liên quan đến quản lý CTRSH. Tuy nhiên, khi đưa luật vào thực tế đến năm 2025 thì lộ trình cần thiết phải thực hiện là nghiên cứu nhận thức từ đó điều chỉnh hành vi của người dân, đồng thời phổ biến các quy định pháp luật vào cuộc sống”. - Lê Mạnh Tuyến, Mai Thị Chúc Hạnh (2020), “Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt”, Tạp chí Công thương điện tử; truy vấn tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-vai-tro-cua-cong-dong-trong- quan-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-75385.htm. Trong bài viết này, tác giả nêu và phân tích khái niệm cũng như vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đề xuất biện pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt. * Đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề tác giả kế thừa Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đưa ra các quan điểm về điều kiện kinh doanh thu gom CTR và đồng thời cũng đã chỉ ra các đặc điểm, vài trò và phân loại điều kiện kinh doanh thu gom CTR được tác giả kế thừa và phát triển. Đây cũng là cơ sở lý luận làm tiền đề để tác giả tiếp tục phát triển các khái niệm về điều kiện kinh doanh thu gom CTR, pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR. 6
- Thứ hai, các nghiên cứu nêu trên đã mô tả được một phần bức tranh tổng thể thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR và thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam trong thời gian qua Thứ ba, các bài viết, công trình nghiên cứu trên đã phần nào đưa ra được một số nhận định, đánh giá chung về thực trạng pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường của Việt Nam và qua đó đóng góp một số giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR của Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu nêu trên cũng có phần nào còn hạn chế trong phạm vi vấn đề nghiên cứu ở một hoặc một số lĩnh vực cụ thể mà chưa hoàn toàn tập trung vào vấn đề điều kiện kinh doanh thu gom CTR, đồng thời phạm vi thời gian nghiên cứu của các công trình nêu trên cũng đã quá lâu, chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của xã hội trong việc thu gom chất thải rắn hiện nay. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn, thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu đảm bảo tính mới về mặt khoa học cũng như đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay với vấn đề môi trường, cụ thể là vấn đề thu gom chất thải rắn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR - Các quy định pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh thu gom CTR (Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 60/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 136/2018/NĐ-CP) quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và một số văn bản hướng dẫn có liên quan khác) - Thực tiễn việc thực thi pháp luật về kinh doanh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua các báo cáo về thực tiễn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR tại Tỉnh Bình Dương. 7
- - Trên cơ sở quy định pháp luật và thực tiễn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh CTR. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu điều kiện kinh doanh thu gom CTR theo Luật môi trường năm 2020 và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành về điều kiện kinh doanh thu gom CTR (Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường…vvv). Thứ hai, giới hạn về không gian và thời gian - Về không gian: Tỉnh Bình Dương - Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn năm 2016 đến năm 2022 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như sau: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu để tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về điều kiện kinh doanh thu gom CTR; nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm của pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR; đánh giá, bình luận các quan điểm, các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học cũng như đưa ra những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR; - Phương pháp so sánh: Phương pháp nghiên cứu này sử dụng nhằm so sánh các quan điểm của các luật gia về điều kiện kinh doanh thu gom CTR. - Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học đã sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học để tìm hiểu ý kiến, quan điểm của cán bộ quản lý nhà nước, người dân về thực tiễn áp dụng pháp luật về đều kiện kinh doanh thu gom CTR tại Tỉnh Bình Dương 8
- 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Đề tài có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật học những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR, góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn nhận thức lý luận về thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR. Qua đó, đề tài góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các chủ thể thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR một cách chủ động, tích cực. Đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR. Đề tài là cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng pháp luật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan đến thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR chưa hoàn thiện. 6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương khác về việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR. Theo đó, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân xây dựng và áp dụng các biện pháp thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom CTR có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật BVMT 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Khái quát pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn và thực tiễn thực hiện pháp luật tại Tỉnh Bình Dương Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn 9
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THU GOM CHẤT THẢI RẮN 1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật điều kiện kinh doanh thu gom chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về chất thải rắn và thu gom chất thải rắn 1.1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn Theo cách hiểu thông thường, chất thải là những chất mà con người bỏ đi, không tiếp tục sử dụng nữa. Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi trường dưới những trạng thái nhất định và có thể gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. Chất thải, chất thải rắn là vấn đề quan trọng trong cuộc sống ngày nay vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu để từ đó biết cách để quản lý, phân loại, và tận dụng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi không tuân thủ quy trình xả, thải theo quy định của pháp luật. Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thì gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì gọi là nước thải… 2 Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác thải và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không giữ lại3. Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt – Anh định nghĩa “Chất thải (waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”4. 2 Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, Tạp chí Luật học, số 10, tr 18. 3 Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, Tạp chí Luật học, số 10, tr 18. 4 Đặng Mộng Lân (2001), Từ điển môi trường và phát triển bền vững Anh – Việt và Việt – Anh, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 10
- Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề cập tại Công ước Basel. Theo đó, Điều 2 khoản 1 Công ước Basel định nghĩa: “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ theo qui định của pháp luật quốc gia”. Yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc một đồ vật đó có bị chủ sở hữu “tiêu huỷ, có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ” hay không5. Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính trị - kinh tế. Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vận chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 định nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ hoặc có ý định thải bỏ”. Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền6. Theo Điều 3 khoản 1 Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải phù hợp với môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ sung ngày 25/8/1998 của CHLB Đức: “Chất thải là tất cả các động sản thuộc Phụ lục I của luật này mà chủ sở hữu từ bỏ, có ý muốn từ bỏ hoặc bắt buộc phải từ bỏ. Những chất thải có khả năng tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tái chế. Trong trường hợp không tái chế được thì chủ sở hữu có nghĩa vụ xử lý”. Theo định nghĩa này, chỉ có động sản mới có thể trở thành chất thải, bất động sản không thể trở thành chất thải. Một động sản có thể trở thành chất thải hay không phụ thuộc vào việc đánh giá động sản đó có bị “từ bỏ” hoặc phải “từ bỏ” hay không. Cả hai định nghĩa trên đều có một điểm chung là “vật chất được xác định là chất thải khi nó nằm trong Phụ lục I của Luật”. Như vậy, những quan điểm nêu trên có điểm chung đó là đều quan tâm đến việc đưa vật chất nào và không đưa vật chất nào vào trong Phụ lục của mình. Giả sử có những vật chất chưa được đưa vào Phụ lục nhưng nó lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường khi chủ sở hữu thải bỏ thì sẽ được xác định như thế 5 Điều 2 khoản 1 Công ước Basel 6 Nguyễn Văn Phương (2006), Một số vấn đề về khái niệm chất thải, Tạp chí Luật học, số 10, tr 10 11
- nào, đây là hạn chế mà các nhà làm luật cần phải bổ sung. Hơn nữa, điều này sẽ khó khi áp dụng vào Việt Nam bởi chung ta chưa đảm bảo được yếu tố về mặt kỹ thuật, công nghệ khi xác định các dạng vật chất nằm trong danh mục chất thải thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau. Pháp luật Việt Nam có quy định khác so với hai văn bản pháp luật trên, pháp luật Việt Nam đã liệt kê cụ thể các dạng vật chất phát sinh trong các hoạt động của con người và tồn tại dưới các dang khác nhau: Khí, lỏng, rắn… Quan niệm về chất thải còn được xem xét trên khía cạnh kinh tế. Theo quan điểm chung thì chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi trường; làm cho môi trường suy thoái, hoặc gây ra sự cố môi trường. Nguồn gốc phát sinh ra chất thải là những gì mà chủ sở hữu chúng hiện tại không sử dụng và thải bỏ. Tuy nhiên, việc chủ sở hữu hiện tại không muốn sử dụng và thải bỏ có thể vì nhiều lý do khác nhau như công nghệ, sở thích, nhu cầu.v.v.. Việc thải bỏ bao gồm từ thu gom, xử lý cho đến chôn lấp an toàn chất thải đều có ý nghĩa là cá nhân hay xã hội phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Việc ít thải bỏ chất thải cũng có nghĩa là nguyên vật liệu, năng lượng … được sử dụng hiệu quả hơn. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 Về quản lý chất thải rán thì: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại”7. Sau đó Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ Về Quản lý chất thải và phế liệu đưa ra định nghĩa: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn nhão) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”8. Quy định này cho thấy quan điểm về chất thải rắn đã có sự mở rộng hơn về đối tượng điều chỉnh trong đó bao gồm cả “bùn thải” không thuộc thể rắn. Quy định theo hướng mở rộng hơn này cho thấy sự phù hợp và bao quát hơn đồng thời cho thấy sự phù hợp trong sự thay đổi của chất thải môi trường trong sự 7 Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP 8 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP 12
- điều chỉnh trong quy định của pháp luật cũng như thay đổi của pháp luật thế giới về chất thải rắn. Tiếp theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra khái niệm một cách ngắn gọn đó là: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải”9. Như vậy Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra khái niệm một cách ngắn gọn theo trạng thái của chất thải ở thể rắn hoặc ở thể bùn thải. Đồng thời tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đưa ra hai phân loại của chất thải rắn đó là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, “Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải rắn và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại”10 và “Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”11. Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm: “Chất thải rắn là một dạng vật chất tồn tại ở thể rắn hoặc bùn thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người”. 1.1.1.2. Khái niệm về thu gom chất thải rắn Theo nghĩa từ điển Tiếng Việt thì thu gom hiểu theo nghĩa thông thường là việc “lấy từ nhiều nơi, nhiều nguồn rải rác để tập trung lại như thu gom phế liệu, thu gom rác thải để xử lý”12 Dưới góc độ pháp lý, Khoản 5 Điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn trước đây quy định “Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận”. Tuy nhiên hiện nay Luật BVMT năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường) thì 9 Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 10 Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP 11 Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP 12 Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh Niên, 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 235 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 99 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 113 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 65 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn