Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về MGKH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Công trình đƣợc hoàn thành KHOA LUẬT tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN THỊ THÚY Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Xuân Nhự PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Phản biện 1: Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 Phản biện 2: Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012. Có thể tìm hiểu luận văn HÀ NỘI - 2012 tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 1 2
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MÔI GIỚI KẾT HÔN CÓ YẾU 6 TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về pháp luật về Môi giới kết hôn 6 có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Khái niệm về pháp luật điều chỉnh quan hệ Môi giới kết hôn 6 có yếu tố nước ngoài 1.1.2. Vai trò của hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài 10 trong xã hội hiện đại 1.2. Hoạt động môi giới kết hôn ở nước ngoài và ở Việt Nam 19 1.2.1. Hoạt động môi giới kết hôn ở nước ngoài 19 1.2.1.1. Môi giới kết hôn ở Hàn Quốc 19 1.2.1.2. Môi giới kết hôn ở Ấn Độ 22 1.2.1.3. Môi giới kết hôn ở Nhật Bản 22 1.2.1.4. Môi giới kết hôn ở Trung Quốc 24 1.2.2. Hoạt động môi giới kết hôn ở Việt Nam 26 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI KẾT 32 HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM VÀ Ở NƢỚC NGOÀI 4
- 2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến môi 32 giới kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.1.1. Quy định liên quan đến môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài 32 trong các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình 2.1.2. Quy định liên quan đến môi giới kết hôn trong pháp luật chuyên 39 ngành khác 2.1.2.1. Pháp luật kinh doanh 39 2.1.2.2. Pháp luật hành chính 40 2.1.3. Điều ước quốc tế 44 2.2. Pháp luật của một số nước trên thế giới về môi giới kết hôn 45 có yếu tố nước ngoài 2.2.1. Luật quản lý các cơ sở môi giới kết hôn của Hàn Quốc 46 2.2.2. Luật quy định về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài năm 51 2005 của Hoa Kỳ 2.2.3. Quy định về môi giới kết hôn có yết tố nước ngoài của 54 Trung Quốc 2.3. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam liên quan đến môi 57 giới kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.3.1. Các biện pháp đang áp dụng hiện nay 58 2.3.1.1. Biện pháp quản lý hành chính - nhà nước 58 2.3.1.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và văn hóa 62 truyền thống dân tộc về hôn nhân và gia đình 2.3.2. Những điểm còn tồn tại của pháp luật Việt Nam liên quan 64 đến môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 69 VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố 69 nước ngoài ở Việt Nam 3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam 81 liên quan đến môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài 3.2.1. Phương hướng chung 81 5
- 3.2.2. Các giải pháp cụ thể 84 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình MGKH : Môi giới kết hôn XHCN : Xã hội chủ nghĩa 7
- Danh môc c¸c biÓu ®å Sè Tªn biÓu ®å Trang hiÖu biÓu ®å 3.1 Tỷ lệ kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài 69 đến năm 2010 theo quốc gia và vùng lãnh thổ 3.2 Số liệu về phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan 70 3.3 Số liệu về phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc 71 8
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong lịch sử. Song chỉ đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, hiện tượng này mới thực sự phổ biến và là xu thế tất yếu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây diễn biến phức tạp, có nhiều tiêu cực, không bảo đảm được nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đi ngược lại giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hình ảnh hàng chục, thậm chí hàng trăm cô gái Việt Nam đứng xếp hàng để những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan xem xét, lựa chọn như những món hàng không còn là hiếm trên các trang báo của Việt Nam và nước ngoài. Nhật báo Chosun, ngày 21/4/2006 có đăng bài viết "Các trinh nữ Việt Nam đến Hàn Quốc, đất nước của hy vọng" của phóng viên Chae Sung Woo trong đó hình ảnh minh họa là tấm ảnh chụp cảnh hai người đàn ông Hàn Quốc với khoảng hơn mười cô gái Việt Nam rụt rè ngồi chờ "coi mắt", đau xót thay khi dưới tấm ảnh là chú thích "các hoàng tử Hàn Quốc, xin hãy đưa em về" [4]. Bài báo đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc, bởi những hình ảnh này không đơn giản là "nỗi đau về trách nhiệm, mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài" [4]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự "nở rộ" của dịch vụ môi giới kết hôn (MGKH) trái pháp luật. Dịch vụ này hoạt động dưới "muôn hình vạn trạng", thủ đoạn tinh vi, phức tạp rất khó kiểm soát. Tất nhiên cũng có những dịch vụ MGKH hoạt động lành mạnh, cung cấp các dịch 9
- vụ hữu ích như: giúp những người có nhu cầu kết hôn có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu để tiến tới hôn nhân; hỗ trợ làm các thủ tục pháp lý liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài,… nhưng con số này rất hiếm. Đã có không ít những tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa MGKH để hoạt động mua bán phụ nữ hoặc tổ chức, môi giới mại dâm. Do pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài là hoạt động hợp pháp nên mặc dù các hoạt động này trong những năm gần đây phát triển rất mạnh nhưng hoàn toàn tự phát và có nhiều tiêu cực. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề này: Thừa nhận hay không thừa nhận hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài là hợp pháp? Xác định rõ quan điểm về vấn đề này mới có thể xây dựng khung pháp lý phù hợp, kiểm soát chặt chẽ hoạt động MGKH bằng công cụ pháp luật. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài" tác giả mong muốn góp phần phản ánh một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài; phân tích kinh nghiệm về quản lý MGKH quốc tế của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu của Đề tài Ở Việt Nam và trên thế giới vấn đề hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) có yếu tố nước ngoài được nhiều nhà luật gia quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về: quan hệ kết hôn, quan hệ ly hôn, quan hệ gia đình, vấn đề nuôi con nuôi,.... có yếu tố nước ngoài như: Nguyễn Hồng Bắc (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nông Quốc Bình (2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường 10
- Đại học Luật Hà Nội; Lê Thị Thu (2007), Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội,… Hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài đã trở thành vấn đề "nóng", mang đậm tính thời sự hiện nay. Thực trạng hoạt động này được phản ánh rất nhiều trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trong các hội thảo chuyên đề về bảo vệ quyền phụ nữ hay các hội thảo về HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ dừng ở việc nêu vấn đề thông qua các vụ việc đơn lẻ, chưa thực sự nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về vấn đề này. Có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và cụ thể về thực trạng hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng như quy định của pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài. Trước tình hình đó, việc lựa chọn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá một cách toàn diện thực trạng pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về MGKH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu này, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về MGKH có yếu tố nước ngoài. 11
- - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài. - Phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý môi giới hôn nhân quốc tế. - Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: pháp luật về MGKH có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và của một số nước trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về MGKH có yếu tố nước ngoài; nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về quản lý môi giới hôn nhân quốc tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử của triết học Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, cũng như quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: thống kê, phân tích, tổng hợp, luật học so sánh,... 12
- 6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của ¬uận văn Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đã đề ra, luận văn có một số đóng góp mới sau đây: - Phân tích lý luận cơ bản về MGKH có yếu tố nước ngoài. - Đánh giá tổng quát thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về MGKH có yếu tố nước ngoài. - Nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động môi giới hôn nhân quốc tế. - Kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài. Luận văn mong muốn góp phần trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Các quy định của pháp luật về môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và ở nước ngoài. Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài. 13
- Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MÔI GIỚI KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁP LUẬT VỀ MÔI GIỚI KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI. 1.1.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh quan hệ Môi giới kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài Kết hôn là quyền cơ bản của con người, pháp luật các quốc gia đều ghi nhận: mỗi người đều có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc và người bạn đời riêng cho mình. Quyền tự kết hôn thể hiện ở chỗ con người có quyền tự do kết hôn với người cùng dân tộc hoặc với người không cùng dân tộc; với người cùng tôn giáo hoặc không cùng tôn giáo; với người cùng quốc tịch hoặc không cùng quốc tịch. Pháp luật các nước đều tôn trọng và bảo vệ quyền tự do kết hôn của con người. Để hỗ trợ, tạo cầu nối cho con người thực hiện quyền kết hôn một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn; giúp những người có nhu cầu kết hôn có nhiều sự lựa chọn cũng như có đầy đủ thông tin trước khi quyết định lựa chọn đối tượng để kết hôn cho mình thì không thể thiếu vai trò của MGKH. Vậy, thế nào là MGKH? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của 02 từ: "mai mối" và "môi giới". Theo Từ điển tiếng Việt, "mai mối" và "môi giới" đều có nghĩa là Người trung gian [36]. Tuy nhiên, mai mối là hoạt động trung gian cho hai bên trai gái gặp gỡ với mục đích tiến tới hôn nhân. Cũng diễn tả về hành vi này còn có từ "làm mai" và "làm mối". Làm mai là "đứng trung gian trong việc hôn phối". Còn làm mối là "đứng giữa làm môi giới cho hai bên trai gái" [36]. Ngoài ra, còn có diễn giải khác đó là: Làm mối hay còn gọi là làm mai là việc đóng vai trò trung gian để thu xếp nhằm tiến tới một cuộc hôn nhân. Người làm mối gọi là ông mối, bà 14
- mối hay từ cổ là băng nhân. Làm mối là khâu quan trọng trong quá trình kết hôn theo phong tục Việt Nam thời phong kiến và có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc [48]. Khác với "mai mối", "môi giới" thường được dùng nhiều trong hoạt động thương mại. Môi giới là "Người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau" [47]. Người môi giới là "loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ" [48]. Còn Kết hôn là viÖc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Từ các khái niệm trên, tác giả đưa ra định nghĩa về MGKH: MGKH là một loại hình dịch vụ, trong đó Người cung cấp dịch vụ MGKH đóng vai trò trung gian giới thiệu cho những người có nhu cầu tìm kiếm đối tượng kết hôn gặp gỡ, tìm hiểu nhau tiến tới hôn nhân. Khách hàng phải trả phí khi tham gia dịch vụ này. MGKH có những đặc điểm chính sau: Là hoạt động làm trung gian tạo điều kiện cho hai bên nam giới và phụ nữ tiếp xúc, tìm hiểu nhau. Người MGKH có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người sử dụng dịch vụ MGKH là cá nhân. Mục đích của dịch vụ MGKH là tiến tới kết hôn. Hiện nay, MGKH nói chung và MGKH với người nước ngoài luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực là tạo điều kiện cho hai bên có điều kiện làm quen, tiếp xúc và tìm hiểu nhân thân của nhau. Đó cũng là những yếu tố cần thiết để hình thành giai đoạn tiền hôn nhân, nhất là trong xã hội công nghiệp. Nhiều người đã tìm được bạn đời qua những hình ảnh và thông tin của các dịch vụ môi giới. Nhưng tính trung thực của các loại thông tin này (hình ảnh, số liệu,..) không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Mặt trái của MGKH có yếu tố 15
- nước ngoài là áp đặt, cung cấp thông tin sai lệch và kiếm lời. Họ tìm mọi cách để thành công với mục đích kiếm được tiền, bất kể cả việc cung cấp thông tin sai, lừa dối đôi bên dẫn đến hậu quả khôn lường, làm nhiều gia đình tan vỡ, trong đó chịu thiệt thòi hơn cả là người phụ nữ. Nhiều vấn đề thuộc hành vi, văn hóa, lối sống không được cung cấp đầy đủ và trung thực. Mặt khác, chuyện "kết tóc xe duyên" của đôi bên trong trường hợp này cần có cơ quan tư vấn chuyên nghiệp và cần tính đến những rủi ro trước khi đi đến quyết định. Chính vì vậy, cần có các tổ chức MGKH hợp pháp, đáng tin cậy và nguyên tắc đầu tiên phải là cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để khách hàng có cơ sở tin cậy cùng với gia đình đưa ra quyết định đúng đắn cho cuộc hôn nhân của mình. Vậy, thế nào là một dịch vụ MGKH có yếu tố nước ngoài đáng tin cậy? Không có câu trả lời chính xác tuyệt đối cho vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm chung nhất để nhận biết một dịch vụ MGKH có yếu tố nước ngoài đáng tin cậy, đó là: Dịch vụ này phải được cung cấp bởi một công ty, tổ chức có đăng ký hợp pháp theo quy định của nước sở tại nơi công ty, tổ chức đó có trụ sở; cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, đầy đủ, toàn vẹn của thông tin cung cấp; tuyệt đối giữ bí mật thông tin của khách hàng… Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật chính là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý, định hướng xã hội. Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề MGKH có yếu tố nước ngoài, tóm lược lại có hai luồng quan điểm chính: Một là, tuyệt đối cấm hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài dưới mọi hình thức. Hai là, thừa nhận hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài là hoạt động hợp pháp và có cơ chế phù hợp để quản lý chặt chẽ hoạt động này. Hiện quan điểm thứ hai đang được đại đa số các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý ủng hộ, tác giả cũng nhất trí với quan điểm đó. Theo quy định tại Điều 758, Bộ luật Dân sự năm 2005, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là: (i) Ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; (ii) giữa các 16
- bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; (iii) tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [31]. Căn cứ vào định nghĩa về MGKH cũng như các đặc điểm của MGKH, tác giả đưa ra định nghĩa về quan hệ MGKH có yếu tố nước ngoài như sau: (i) Ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người của nước đó nhưng định cư ở nước ngoài; (ii) giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức của một nước nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài; (iii) tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trên cơ sở phân tích các khái niệm về MGKH và quan hệ MGKH có yếu tố nước ngoài, tác giả đưa ra định nghĩa về Pháp luật điều chỉnh quan hệ MGKH có yếu tố nước ngoài như sau: Pháp luật điều chỉnh quan hệ MGKH có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ MGKH giữa các bên chủ thể khác quốc tịch; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ MGKH ở nước ngoài; hoặc tài sản liên quan tới quan hệ MGKH ở nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam chưa có bất kỳ đạo luật chuyên biệt nào quy định về MGKH nói chung và MGKH có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hoạt động MGKH nhằm mục đích kiếm lời bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Pháp luật Việt Nam chỉ khuyến khích các hoạt động hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài hoạt động phi lợi nhuận để tư vấn, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa. Và MGKH chính là nhân tố góp phần thúc đẩy hôn nhân có yếu tố nước ngoài phát triển một lành mạnh hơn. Trong thế giới toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã giúp cho tất cả nhân loại như cùng sống dưới một mái nhà 17
- chung, khoảng cách địa lý bị thu hẹp lại nhưng mặt trái của tiến bộ khoa học, công nghệ lại chính là biến con người ngày càng lệ thuộc nhiều vào máy móc, tất cả mọi hoạt động của con người gần như là một chu trình khép kín. MGKH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như: giải quyết sự mất cân bằng về giới, tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc di dân từ nơi có điều kiện kinh tế- xã hội chưa phát triển đến những vùng kinh tế - xã hội phát triển hơn; thúc đẩy giao lưu giữa các nền văn hóa; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Từ những cơ sở lý luận về MGKH có yếu tố nước ngoài, thiết nghĩ, đã đến lúc các nhà lập pháp Việt Nam cần xem xét lại việc nên hay không nên thừa nhận hoạt động MGKH có yếu tố nước ngoài là hoạt động hợp pháp để từ đó ban hành quy định pháp lý phù hợp để điều chỉnh hoạt động này. 1.1.2. Vai trò của Môi giới kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài trong xã hội hiện đại Hôn nhân là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm từ khi hình thành xã hội loài người. Không có tộc người nào trên thế giới lại không coi trọng vấn đề HN&GĐ. Hôn nhân không chỉ thuần túy là sự kết hợp giới tính mà còn qua hôn nhân thể hiện những sắc thái văn hóa của một tộc người. Hôn nhân có vai trò quan trọng tái sản xuất dân cư và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Hôn nhân xuyên quốc gia hay hôn nhân có yếu tố nước ngoài xét trên bình diện thế giới và ngay cả ở Việt Nam không phải là một hiện tượng mới. Hiện tượng này xuất hiện rất sớm, có lẽ cùng với quá trình di dân làm cho tình trạng sống xen kẽ giữa các thành viên của các tộc người tăng dẫn đến sự giao lưu văn hóa tộc người và dẫn đến "hôn nhân ngoại tộc" mà quá trình di dân lại xảy ra rất sớm cách ngày nay hàng chục ngàn năm. Trong lịch sử Việt Nam cũng đã từng xuất hiện những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài như trường hợp Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chăm để được nhận hai châu Ô, Rí thuộc Chămpa. Chúng ta cũng đã biết đến cuộc hôn nhân của công 18
- chúa Ngọc Vạn ở phía Nam để chúa Nguyễn có điều kiện mở rộng vùng lãnh thổ. Hay như cuộc di dân của người Hoa do Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến dẫn đầu đã đến vùng Đồng Nai Gia Định vào năm 1679 đã dẫn đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở đồng bằng sông Cửu Long giữa người Hoa với cư dân bản địa, cụ thể giữa người Hoa với người Việt và người Khmer - lớp cư dân đã có mặt trước đó. Đây có thể được coi là một trong những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tương đối đông đảo xảy ra ở Việt Nam cho đến thời điểm đó [26]. Ngày nay, hôn nhân có yếu tố nước ngoài được hình thành theo hai cách: đôi nam nữ tự tìm hiểu dẫn đến hôn nhân hoặc thông qua trung gian giới thiệu. Trong trường hợp thứ nhất đó là mối quan hệ hôn nhân tự nguyện cao và xuất phát từ cơ sở tình cảm; hiểu biết lẫn nhau trên các vị trí công tác, học tập. Trường hợp thứ hai thông qua trung gian giới thiệu. Trường hợp này chia làm hai loại: Thứ nhất, thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè để hai bên gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Ở đây, tuy đôi bên nam nữ không có sự quen biết từ trước mà qua người thứ ba. Nhưng quan hệ hôn nhân ở đây vẫn được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ tình yêu, sự hiểu biết lẫn nhau sau quá trình gặp gỡ, tìm hiểu đi đến quyết định kết hôn. Thứ hai, thông qua các hình thức MGKH: trung tâm/công ty môi giới hôn nhân hoặc cá nhân thực hiện dịch vụ MGKH. Quyết định đi đến hôn nhân của đôi nam nữ trong trường hợp này, tất nhiên vẫn xuất phát trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên sau quá trình gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Tuy nhiên, không ít tổ chức, cá nhân hoạt động MGKH thiếu trách nhiệm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cung cấp thiếu thông tin thậm chí thông tin sai lệch về đối tượng kết hôn, thời gian cho đối tượng tìm hiểu nhau lại rất ngắn nên đã dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc của thời kỳ "hậu kết hôn". Ngoài ra, còn có trường hợp lợi dụng hình thức MGKH trá hình để mua bán phụ nữ; tổ chức, môi giới mại dâm gây hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu sâu hơn về vai trò của MGKH có yếu tố nước ngoài, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển của nghề mai mối ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. 19
- Thời phong kiến, mai mối đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc hôn nhân truyền thống ở hầu hết các nước phương Đông, đặc biệt tại các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,…. Tại Nhật Bản, Omiai (tiếng Nhật: お見合い) hoặc miai (o là kính cẩn) là một truyền thống lâu đời theo đó các cá nhân gặp gỡ nhau thông qua mai mối để tìm hiểu, xem xét khả năng tiến tới hôn nhân. Các bậc cha mẹ ở Nhật Bản thường nhờ tới sự trợ giúp của các nhà mai mối chuyên nghiệp. Nakōdo (tiếng Nhật: 仲人) (người trung gian) người mà sẽ được nhận một khoản hoa hồng để cung cấp ảnh và sơ yếu lý lịch của người có tiêu chuẩn phù hợp theo yêu cầu của khách hàng. Từ Omiai được sử dụng để mô tả toàn bộ quá trình mai mối từ sắp xếp cuộc gặp gỡ giữa cặp đôi được mai mối, với người mai mối và cha mẹ của cặp đôi đó. Các bậc cha mẹ thường là những người chủ động tìm đến người mai mối chuyên nghiệp khi con cái họ đến độ tuổi lập gia đình, nhưng đã thể hiện rất ít hoặc không có dấu hiệu tìm kiếm bạn đời cho mình. Ngoài ra, họ cũng có thể thông qua bạn bè hoặc người quen để tìm kiếm bạn đời cho con cái họ [46]. Đến giữa thế kỷ XX, các cuộc hôn nhân thông qua Omiai giảm dần, đặc biệt giữa những người trí thức, những người trẻ tuổi ở thành phố, vì những người này có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ nhiều hơn, hôn nhân được xây dựng trên sự tự do, tự nguyện của hai bên. Dù vậy hôn nhân qua Omiai vẫn tồn tại ở các vùng nông thôn Nhật Bản [46]. Trong xã hội truyền thống của Hàn Quốc khi một người đàn ông hay phụ nữ đến độ tuổi kết hôn, gia đình sẽ tìm kiếm một người bạn đời tương lai cho con cái họ bằng cách nhờ người mai mối, được gọi là jung- me. Các gia đình đến gặp người mai mối với sơ yếu lý lịch của con mình và yêu cầu người mai mối tìm một người thích hợp. Nếu tìm được người phù hợp với các tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, người mai mối sẽ sắp xếp một cuộc hẹn gồm đại diện hai bên gia đình, hai người được mai mối để các bên tiếp xúc, tìm 20
- hiểu về nhau. Người mai mối sẽ nhận được một khoản phí dịch vụ sau mỗi lần mai mối thành công [46]. Mai mối cũng là con đường duy nhất để hôn nhân được thừa nhận chính thức ở Trung Quốc thời phong kiến. Hôn nhân không chỉ là việc kết hôn giữa nam và nữ mà là việc trọng đại của gia đình và dòng tộc. Việc kết hôn không dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng mà phải tuân theo sự quyết định của gia đình. Hôn nhân truyền thống được coi là sự liên minh giữa các gia đình để củng cố tiềm lực kinh tế, chính trị. Việc kết hôn được thực hiện thông qua người mai mối. Bà mối căn cứ vào các tiêu chí như: hoàn cảnh gia đình, nền tảng giáo dục, tuổi tác,… sắp xếp cho những đối tượng có cùng tiêu chí để hai gia đình gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Hoạt động mai mối không chỉ phát triển mạnh ở các nước Phương Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo mà còn đóng vai trò khá quan trọng trong các cuộc hôn nhân truyền thống ở các nước phương Tây. Các vị linh mục giữ vai trò như một Người mai mối trong hầu hết các nền văn hóa phương Tây. Mai mối là một trong các chức năng ngoại vi của linh mục thời Trung cổ. Các vùng nông thôn ở Bắc Mỹ, khi các gia đình ở những trang trại cách xa nhau, nhà thờ chính là nơi để nam, nữ thanh niên gặp gỡ nhau. Linh mục chính là người tư vấn cho con chiên tất cả những vướng mắc trong cuộc sống tinh thần, trong đó có cả chuyện tình yêu nam nữ. Thời phong kiến, người đứng ra làm mối hầu hết là người có tuổi, giàu sang, phú quý hoặc có địa vị xã hội, được tin cậy, hiểu biết tường tận gia cảnh nhà trai, nhà gái. Ông Mai, bà Mối thường là những người "mát tay", khéo ăn nói. Người này có nhiệm vụ qua lại hai nhà, truyền đạt những thông tin về gia cảnh, những yêu cầu của bố mẹ hai bên nhằm xác định mệnh số của chàng trai và cô gái có tương hợp hay không. Việc quyết định hôn nhân là do cha mẹ của hai bên định đoạt, song người chắp nối tơ duyên cũng không kém phần quan trọng quyết định việc thành bại của hôn nhân. Lễ tạ ơn ông Mai, bà Mối thường là nửa mâm xôi, nửa con gà hoặc một chiếc áo lụa... Lễ hậu (nhiều) hay bạc (ít) cũng tùy gia cảnh chủ nhà. 21
- Nghèo quá thì ông Mai, bà Mối cũng không nệ chấp, chỉ cần mời họ đến đám cưới uống chén rượu đã đủ thấy ấm lòng [48]. Người dân ở các nền văn hóa khác nhau, trong quá khứ cũng như hiện tại, đã tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Mối để chọn bạn đời bởi vì các bà mối có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về tính cách của con người, quen biết nhiều người hơn, có kiến thức và kinh nghiệm hơn trong việc giúp đỡ người khác chọn bạn đời. Thời xưa, mai mối hôn nhân được xem là một nghề rất cao quý. Ngày nay, dịch vụ MGKH vẫn không ngừng phát triển trên thế giới, trở thành cầu nối, đáp ứng nhu cầu tìm bạn đời của không ít bạn trẻ. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khai sinh loại hình mai mối mới đó là computer dating (hẹn hò qua internet). Đây cũng là cách mà nhiều người sử dụng để tìm kiếm cho mình một người bạn đời lý tưởng. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân chủ yếu do các bên trực tiếp cấu thành cuộc hôn nhân quyết định nên việc làm mối theo các nghi thức cũ hầu như không còn tồn tại. Trai gái được tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và chủ động quyết định việc hôn nhân. Tuy nhiên, do sự phát triển của kinh tế xã hội, con người phải đối mặt với nhiều lo toan cuộc sống, công việc, học tập và nhiều mối quan tâm khác, ngày càng có ít thời gian dành cho việc tiếp xúc, tìm hiểu nam, nữ tiến tới hôn nhân. Vậy nên rất cần có người trung gian đứng ra xúc tiến cho những người có cùng nhu cầu tiếp xúc, gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Bà Mối trong trong xã hội hiện đại là người đóng vai trò giới thiệu, tạo điều kiện cho cho những người có cùng nhu cầu kết hôn tiếp xúc, gặp gỡ, làm quen với mục đích có thể tiến tới hôn nhân. Hoạt động mai mối chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin, giới thiệu, xúc tiến việc gặp gỡ, tìm hiểu cho các bên, có thể tư vấn thêm nếu các bên có nhu cầu nhưng không đóng vai trò của người làm mối như trong các nghi thức thời phong kiến nữa. Hoạt động mai mối ngày nay rất đa dạng. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là hình thức giới thiệu để nam nữ có nhu cầu kết hôn gặp gỡ nhau thông qua hình thức trực tiếp hoặc có thể chỉ là cung cấp các thông tin cần thiết để hai bên có thể liên lạc với nhau như: số điện thoại, nick chat, trang 22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 225 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 189 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 109 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 128 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 116 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn