intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, cũng như phân tích quy định của pháp luật hiện nay về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đối với môi trường. Qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường trên địa bàn tình Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MINH NGA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023 1
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ MINH NGA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY TS. TRƯƠNG THẾ MINH BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Dương, ngày …… tháng ……. năm 2023 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Nga i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tôi trau dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ là người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn hiện luận văn. Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tôi cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích. Bài luận văn của tôi sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Minh Nga ii
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 TNXH Trách nhiệm xã hội CSR 2 DN Doanh nghiệp 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 QLNN Quản lý nhà nước 5 ÔNMT Ô nhiễm môi trường 6 XLNTTT Xử lý nước thải tập trung 7 KCN Khu công nghiệp 8 BQL Ban quản lý iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn việc nghiên cứu đề tài................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................... 8 6.1. Về mặt khoa học.............................................................................................. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 8 7. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ... 10 1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ............................................................................................................ 10 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................ 17 1.1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......................................................................................................... 22 iv
  7. 1.2. Khái quát pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ....................................................................................... 26 1.2.1. Khái niệm pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ......................................................................................... 26 1.2.2. Nội dung pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ................................................................................................ 28 Kết luận Chương 1 ............................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ...................................................................... 32 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ..................................................................... 32 2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp ................................................................ 32 2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp............................................................................... 36 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” của doanh nghiệp 42 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 46 2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 46 2.2.2. Hạn chế, bất cập phát sinh.......................................................................... 57 Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG............. 62 3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện lâp báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp .......................................................... 62 v
  8. Thứ nhất, Hoàn thiện quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường ................................................................................................................... 62 Thứ hai, Hoàn thiện quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường .............................................................................................................................. 63 Thứ ba, Hoàn thiện quy định về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường .............................................................................................................................. 64 3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp............................................................................... 65 3.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” của doanh nghiệp 68 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 71 3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý theo hướng giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn tại khu công nghiệp............ 71 3.2.2. Ban hành cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường......................................... 72 3.2.3. Tăng cường phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của hoạt động BVMT .................................................................................................................. 73 3.2.4. Xây dựng bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội .............................................. 75 Kết luận Chương 3 ............................................................................................. 77 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. i vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility- CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp cho sự phát triển bền vững của xã hội bên cạnh sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường được áp dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp song song với bảo đảm phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao hàm các phương diện: (1) Bảo vệ môi trường; (2) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (3) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (4) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (5) Bảo đảm an toàn và quyền của người lao động và (6) Bảo đảm quyền của cổ đông trong doanh nghiệp. Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là lĩnh vực đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà quản lý. Bởi lẽ, trong thực tế, xuất hiện khá nhiều những hiện tượng liên quan đến hình ảnh tiêu cực của các doanh nghiệp trong hoạt động, từ các thông tin về việc sử dụng thực phẩm bẩn, với hàng tấn cá chết được vận chuyển vào miền nam làm nước mắm, các xe khách chở đầy thịt bẩn tuồn vào các nhà hàng, các cửa hàng chế biến thức ăn sẵn,… đến sự việc các công ty không xử lý chất thải nhà máy gây ô nhiễm, Liệu điều này có tiếp tục diễn ra nếu như các doanh nghiệp, công ty ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với xã hội, đối với cộng đồng và từng khách hàng sử dụng sản phẩm? Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của DN vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Hơn nữa, trong nhiều năm trở lại đây, đạo đức kinh doanh của DN trở thành vấn đề rất được dư luận quan tâm và gây bức xúc trước hàng loạt các vi phạm, xâm hại của DN đến môi trường và con người ở mức độ nghiêm trọng. Tỉnh Bình Dương hiện có 32 Khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 10.963ha, trong đó có 29 KCN đang hoạt động với tỷ lệ cho thuê đạt 88,13%. Trong đó, trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản 1
  10. xuất kinh doanh trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề như dệt nhuộm, xi mạ, cơ khí, may mặc, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm... Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế từ hoạt động của các KCN, CCN đem lại cho địa phương thì cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Theo báo cáo của cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Bình Dương từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, kiểm tra và thụ lý gần 1.500 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm, trong đó: Phát hiện mới hơn 1.200 vụ. Đã xác minh làm rõ và đề xuất xử lý hơn 1.100 vụ với tổng số tiền phạt trên 45 tỷ đồng. Khởi tố hình sự 4 vụ trong đó: Số vụ gây ô nhiễm môi trường là 241 vụ. Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 38 tỷ đồng. Từ những số liệu trên cho thấy ý thức, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường còn hạn chế do doanh nghiệp vẫn xem trách nhiệm xã hội thực chất chỉ đơn thuần là trách nhiệm đạo đức, khía cạnh pháp lý chưa được chú ý đúng mức. Mặt khác, hệ thống pháp luật quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường chưa đảm bảo sự thống nhất, đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Chính vì thế, việc làm rõ các khía cạnh lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường qua thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, cũng như phân tích quy định của pháp luật hiện nay về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đối với môi trường. Qua đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã 2
  11. hội của doanh nghiệp đối với môi trường, nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường trên địa bàn tình Bình Dương. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó, chỉ ra những hạn chế, bất cập chủ yếu. - Đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm của xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường. 3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học pháp lý thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là chế định nhận được sự quan tâm của các luật gia, nhà khoa học trong thời gian vừa qua dưới nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau (Luận văn/luận án; bài báo khoa học). Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: (1) Bài viết “Các quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam và những vấn đề đặt ra” của tác giả Phùng Thị Yến đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý năm 2019. Bài viết đã phân tích khái niệm, nội dung và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam; từ đó đề xuất một số lưu ý về việc thực thi các qui định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định này. (2) Bài viết “Cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Huyền Sang đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 1/2016. Bài viết đã làm rõ khái niệm, ý nghĩa và nội dung của cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội và cơ chế bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 3
  12. (3) Bài viết khoa học “Cách tiếp cận khoa học đối với vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Liên bang Nga” của GS Morozov Pavel Evgenhevich, Shevchenko Olga Aleksandrovna đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 1/2017. Tác giả bài viết đã phân tích khái niệm, các quy phạm pháp luật điều chỉnh trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ở Nga; các hình thức trách nhiệm pháp lý của người sử dụng lao động. Đề cập đến các hạn chế trong pháp luật Nga liên quan đến vấn đề này và kinh nghiệm cho Việt Nam. (4) Bài viết khoa học “Tăng cường thanh tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “của tác giả Phạm Thị Huyền Sang đăng trên Tạp chí Thanh tra, Số 8/2015. Tác giả bài viết đã đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện nay, đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra và giám sát xã hội đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam. (5) Bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Khái niệm, các mô hình và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp” của tác giả Trần Hoàng Hải đăng tải trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 7(101)/2016. Tác giả bài viết nhận định: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) được thực hiện rộng rãi ở các nước, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển từ những thập niên cuối của thế kỷ XX. Nội hàm của phạm trù CSR bao gồm không chỉ trách nhiệm pháp lý mà cả trách nhiệm về đạo đức của doanh nghiệp trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ được cộng đồng ủng hộ, uy tín được nâng cao và cuối cùng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường, đạt được cao hơn. (6) Luận án tiến sĩ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay” của NCS Nguyễn Diệu Linh thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2021. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó điểm nhấn là thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về TNXH của DN trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay; từ đó xây dựng định 4
  13. hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú ý các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNXH của DN trong việc bảo đảm quyền con người. (7) Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Kim Anh Đào thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016. Luận văn đã đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của DN và tình hình thực hiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đưa ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và nêu lên các ý kiến nhắm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm xã hội của DN. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và gợi mở một số giải pháp, kiến nghị. Tuy nhiên chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào cụ thể, chi tiết về thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Do đó, việc tác giả thực hiện đề tài này thể hiện tính mới và không trùng lặp. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ kế thừa các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, Kế thừa một số vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thứ hai, Kế thừa một số quan điểm khoa học về đề xuất giải pháp kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Những vấn đề Luận văn tiếp tục giải quyết - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Phân tích để làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể: (i) trách 5
  14. nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp; (ii) trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp; (iii) quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. - Phân tích các bản án, vụ việc điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương làm cơ sở để nhận diện hạn chế của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Những công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết, là cơ sở kế thừa cho những nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể tại tỉnh Bình Dương. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu là có tính mới và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thứ nhất, các tài liệu liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường. Thứ hai, các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thứ ba, thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thứ tư, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cuả doanh nghiệp đối với môi trường tại tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2022. - Phạm vi nội dung: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là một chế định với phạm vi tương đối rộng với các nội dung 6
  15. khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học tác giả tập trung phân tích quy định pháp luật với 3 nội dung: (i) trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp; (ii) trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải ra môi trường của doanh nghiệp; (iii) quy phạm pháp luật điều chỉnh về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng để luận giải một số vấn đề lý luận pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thứ hai, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp những thông tin, tài liệu, văn bản pháp luật đã thu thập được và sắp xếp theo bố cục hợp lý để liên kết những nội dung đã phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu được sử dụng xuyên suốt luận văn. Thứ ba, phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng đánh giá một số trường hợp điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thứ tư, phương pháp phân loại và hệ thống hóa được sử dụng để phân loại và sắp xếp những quy định của pháp luật khác nhau thành từng nhóm quy phạm có cùng bản chất, nhóm quy phạm có liên quan tạo thành một hệ thống có tính logic. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý luận và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Phương pháp này được sử dụng trong toàn luận văn. Thứ năm, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng khi xây dựng bảng hỏi, tiến hành khảo sát, xử lý các thông tin, đánh giá, tổng hợp và sử dụng các thông tin thu thập được có liên quan đến những nội dung pháp luật về trách 7
  16. nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát, điều tra, thu thập số liệu tại một số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An. 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt khoa học Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, bình luận các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các chủ thể liên quan chế độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt tại tỉnh Bình Dương Đồng thời, có thể được sử dụng là tài liệu học tập cho người học trong chương trình đào tạo cử nhân luật chuyên ngành luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 8
  17. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 9
  18. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Trong tiếng Anh, cụm từ trách nhiệm xã hội được biểu đạt là là Social Responsibility. Giới nghiên cứu ở Anh – Mỹ thiên về khuynh hướng hiểu TNXH là một sự cam kết (mang tính tự nguyện), trong khi giới nghiên cứu ở khu vực Châu Âu lục địa lại thiên về cách giải thích TNXH như một nghĩa vụ (mang tính bắt buộc). Một bên thì tin tưởng vào những hành động mang tính tự nguyện, còn phía bên kia thì lại đòi hỏi phải có các quy định chung. Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu phổ biến về trách nhiệm xã hội được thừa nhận chung là trách nhiệm về mặt xã hội không chỉ là thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý có hiệu lực, mà còn phải đi xa hơn và đầu tư nhiều hơn cho nguồn vốn con người, cho môi trường và cho các mối liên hệ với các thành phần có liên quan1. Trên cơ sở đó, Tổ chức tiêu chuẩn hoa quốc tế (International Organization for Standardization - viết tắt là ISO) đã đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội trong tiêu chuẩn ISO 26000, trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của tổ chức/doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm: (i) Đóng góp cho sự phát triển bền vững, bao gồm cả sự lành mạnh và thịnh vượng của xã hội. (ii) Tính đến những mong muốn của các bên liên quan. (iii) Phù hợp với luật pháp và nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế. (iv) Tích hợp trong toàn bộ tổ chức và thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức. 1 Lê Thị Nga (2023), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững nhìn từ góc độ pháp lý” Nxb. CAND 10
  19. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm được nhiều chuyên gia luận giải trên những phương diện khác nhau như: -Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, TNXH của DN (Corporate Social Responsibility hay TNXH của DN), được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đôgng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội2”. - Theo phương diện quản trị doanh nghiệp: “TNXH của DN là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Quan điểm này là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một doanh nghiệp. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. TNXH của DN còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Do đó, TNXH của DN bao gồm 4 khía cạnh liên quan đến toàn bộ quá trình vận hành của một doanh nghiệp: 2 Nguyễn Hoàng Phú (2020), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 11
  20. Thứ nhất, về kinh tế: Đòi hỏi doanh nghiệp phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, đáp ứng yêu cầu về giá cả hàng hoá; nhu cầu sử dụng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm, phân phối các nguồn sản xuất, hàng hoá và dịch vụ trong hệ thống xã hội…Khi doanh nghiệp đáp ứng được những điều trên, là doanh nghiệp đã thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. - Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý. Thứ hai, về pháp lý: Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật về trách nhiệm; nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các bên hữu quan đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo vệ khách hàng, môi trường kinh doanh. Tuỳ từng quan hệ pháp luật mà doanh nghiệp tham gia, sẽ chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật tương ứng. Trong quan hệ kinh doanh – thương mại, nghĩa vụ của doanh nghiệp thường tập trung ở: hoạt động cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường; đảm bảo sự an toàn và bình đẳng, tham gia phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Từ đó, doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình; phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của mình mang lại. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2