intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

35
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận diện thực trạng phát triển CBTS theo hướng bền vững, chỉ ra những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng và giải pháp khả thi, phù hợp để phát triển bền vững, đồng thời góp phần cải thiện tình hình môi trường ở các doanh nghiệp ngành CBTS, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƢƠNG THANH TOÀN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƢƠNG THANH TOÀN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Văn Hƣng TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trương Thanh Toàn mã số học viên: 7701250887A là học viên lớp LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Trƣơng Thanh Toàn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1: Những quy định pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng .................................................................................................................8 1.1. Những khái niệm liên quan ......................................................................................... 8 1.1.1. Môi trường là gì? ................................................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường và một số khái niệm liên quan ................................................................................................................ 8 1.2. Những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nguyên tắc về bảo vệ môi trường .............................................................................................................. 9 1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ môi trường..................................... 9 1.2.2. Pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, xử lý hành vi ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản ................................................................... 12 1.2.3. Những nguyên tắc bảo vệ môi trường ............................................................... 19 1.3. Lý thuyết về phát triển bền vững trong mối quan hệ với việc xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường đối với hoạt động chế biến thủy sản ................... 21 1.3.1. Quan niệm về phát triển bền vững ..................................................................... 21 1.3.2. Nội dung của phát triển bền vững ở nước ta ...................................................... 22 1.3.3. Sự cần thiết phát triển bền vững đối với hoạt động CBTS đi đôi với BVMT ... 24 Chƣơng 2: Thực trạng và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau ...............................................28 2.1. Tổng quan về tình hình môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau ................................. 28 2.1.1. Thực trạng chung về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau .... 28 2.1.2. Công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản ............................. 30 2.2. Tình hình triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường tại Cà Mau ....................................................................................... 35 2.2.1. Văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường do tỉnh Cà Mau ban hành ............................................................................................. 35 2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường .............................................................................. 37 2.3. Thực trạng xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Cà Mau ................. 40
  5. 2.3.1. Khái quát tình hình hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua ........................................................................................................ 40 2.3.2. Thực trạng về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động CBTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.............................................................................................. 42 2.3.2.1. Thực trạng về các công trình bảo vệ môi trường trong hoạt động CBTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau ................................................................................................. 42 2.3.2.2. Thực trạng về ý thức chấp hành các quy định về môi trường của cơ sở CBTS ....................................................................................................................... 44 2.3.2.3. Thực trạng về chi phí môi trường trong tỷ lệ giá thành sản phẩm .............. 44 2.3.2.4. Thực trạng về xử lý chất thải nguy hại tồn đọng trong các cơ sở CBTS .... 45 2.3.2.5. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản ............................................................... 45 2.3.2.6. Nhận định chung về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và công tác xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện nay tại các cơ sở CBTS ........................... 49 2.4. Đánh giá tác động của công tác thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện nay .............................................................. 50 2.4.1. Những mặt tích cực ............................................................................................ 50 2.4.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................. 52 Chƣơng 3: Giải pháp phát triển bền vững trong hoạt động chế biến thủy sản đi đôi với việc xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2017 – 2020 ..............................................................................................56 3.1. Nhóm giải pháp về hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về BVMT, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản ..................... 56 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động CBTS ..................................................................................... 56 3.1.2. Giải pháp về cơ chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thu gom, xử lý rác thải, nước thải và BVMT tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh .................................................................. 57 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ............................................. 59 3.2.1. Giải pháp về giáo dục nâng cao nhận thức BVMT ............................................ 59 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch, đầu tư ......................................................................... 60 3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo .................................................... 60 3.2.4. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế đi đôi với BVMT, trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội................................................................................................................... 62 3.2.5. Giải pháp quản lý môi trường từ hoạt động CBTS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ............................................................................................................................. 62
  6. 3.2.6 Giải pháp về các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản. ....................................................................................................................... 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................66 1. Kết luận ........................................................................................................................ 66 2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ghi đầy đủ 1. NGTK Niên giám Thống kê 2. HĐND Hội đồng nhân dân 3. UBND Ủy ban nhân dân 4. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 6. CBTS Chế biến thủy sản 7. ÔNMT Ô nhiễm môi trường 8. HTX Hợp tác xã 9. NTTS Nuôi trồng thủy sản 10. BVMT Bảo vệ môi trường 11. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12. XNK Xuất nhập khẩu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 1 Sơ đồ hành chính tỉnh Cà Mau 2 Sơ đồ phân bố các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên Bảng 2 34 địa bàn tỉnh Cà Mau Các cơ sở CBTS gây ÔNMT nghiêm trọng đưa vào kế Bảng 3 hoạch xử lý triệt để theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg 44 ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc và là tỉnh duy nhất của Việt Nam có ba mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, có ngư trường rộng trên 100.000 km2, có vị trí lãnh thổ: Điểm cực Nam 8030’ vĩ độ Bắc, điểm cực Bắc 9033’ vĩ Bắc, điểm cực Đông 105024’ kinh Đông và điểm cực Tây 104043’ kinh Đông. Địa hình tỉnh Cà Mau giống chữ V với các hướng tiếp giáp như sau: Phía Đông: Giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông; phía Tây: Giáp vịnh Thái Lan (biển Tây); phía Nam: Giáp biển Đông; phía Bắc: Giáp tỉnh Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tính đến tháng 12 năm 2016, tỉnh Cà Mau có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: thành phố Cà Mau và 08 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn và Ngọc Hiển), được chia thành 09 thị trấn, 10 phường và 82 xã, trong đó có 06 huyện tiếp giáp với biển, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thủy sản. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương.
  10. 2 Bảng 1. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau
  11. 3 Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trong những năm gần đây trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tổng sản lượng khai thác và NTTS năm 2016 ước đạt 480.000 tấn (kế hoạch 530.000 tấn), bằng 90,6% kế hoạch, giảm 4% so với năm 2015; trong đó sản lượng tôm ước đạt 156.000 tấn, bằng 83,6% kế hoạch, giảm 3,3% so với năm 2015. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1.100 triệu USD, đạt 76,9% so với kế hoạch, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm 2015, thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Úc1... Sản xuất, chế biến thủy sản đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh nhà, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở các vùng ven biển và nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy CBTS xuất khẩu, góp phần đưa tỉnh Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nước nhà. Quá trình phát triển công nghiệp tỉnh Cà Mau đã tạo ra những thách thức về ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt do nước thải và khí thải công nghiệp, chất thải rắn và chất thải nguy hại ... Bên cạnh những doanh nghiệp quan tâm đến môi trường trong hoạt động sản xuất, đầu tư hệ thống xử lý nước thải cũng còn một số doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên, còn xả thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc xử lý chất thải mang tính đối phó với cơ quan chức năng gây ô nhiễm nước mặt ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản; khí thải công nghiệp còn gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại chưa được thu gom xử lý triệt để, tình trạng khiếu kiện của người dân đối với nhà máy gây ô nhiễm kéo dài; những hệ lụy về ÔNMT đang diễn ra phức tạp và ngày càng trầm trọng trên địa bàn tỉnh Cà Mau do các hoạt động chế biến, NTTS gây ra như việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng, chế biến còn hạn chế, gây tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái; việc xả nước thải do hoạt động CBTS chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra sông rạch, phơi đầu vỏ tôm trên các tuyến đường phố... với thực trạng trên, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu 1 Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
  12. 4 quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nếu không được giải quyết tốt có thể gây tác động đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, đồng thời ảnh hưởng đến chính ngành chế biến thủy sản nói riêng và nền kinh tế của tỉnh Cà Mau nói chung2. Hiện tại toàn tỉnh Cà Mau có 56 cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủy sản hoạt động, trong đó có 07 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được Thủ tướng Chính phủ đưa vào kế hoạch xử lý triệt để theo Quyết định số 1788/QĐ- TTg ngày 01/10/2013. Riêng trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh, kiểm tra 13 cuộc (04 cuộc theo kế hoạch, 09 cuộc đột xuất) đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh CBTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua đó, phát hiện và xử phạt, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính đối với 47 lượt cơ sở với tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng. Mặt khác số tiền thu phí BVMT của 56 công ty, doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tỉnh Cà Mau trong năm 2016 là 2.515.783.875 đồng, tăng gần 300 triệu so với năm 20153. Ngành chế biến thủy sản đông lạnh Cơ sở chế biến đầu vỏ tôm Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh chế biến thủy sản, tăng cường kiểm soát công tác bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp, cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những lý do trên, với những kiến thức lý luận gắn với thực tiễn có được sau khi học tập các khối kiến thức của chương trình cao học Luật Kinh tế và các kiến thức có liên quan, tôi lựa chọn thực hiện Luận văn “Pháp luật về xử lý hành vi 2 Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 3 Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau
  13. 5 gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá rõ thực trạng tình hình hiện nay để từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị thiết thực, khả thi đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau, góp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu cũng như tạo sự hài hòa giữa lợi ích trong việc phát triển kinh tế và BVMT, thích ứng với biến đổi khí hậu của địa phương. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Những quy định pháp luật hiện hành về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản được quy định như thế nào? - Thực trạng về hoạt động chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị ô nhiễm môi trường diễn ra trong thời gian qua được xử lý đối với các cơ sở này ra sao? - Để góp phần phát triển bền vững trong mối quan hệ phát triển hài hòa hoạt động CBTS đi đôi với BVMT ở tỉnh Cà Mau trong thời gian tới thì cần có kế hoạch, giải pháp và kiến nghị gì để thực hiện tốt việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản? 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận diện thực trạng phát triển CBTS theo hướng bền vững, chỉ ra những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng và giải pháp khả thi, phù hợp để phát triển bền vững, đồng thời góp phần cải thiện tình hình môi trường ở các doanh nghiệp ngành CBTS, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất công nghiệp ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài sẽ nghiên cứu về việc xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động của các cơ sở CBTS trên địa bàn tỉnh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn tỉnh Cà Mau. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật và tình hình hoạt động CBTS ở Cà Mau trong thời gian qua, giải pháp đề xuất trong thời gian tới. 4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
  14. 6 Thu thập các thông tin liên quan về hiện trạng môi trường ở các cơ sở CBTS: Số lượng, ngành nghề, các quy định bảo vệ môi trường trong CBTS được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật, tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp hiện đang hoạt động (thủ tục môi trường, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo cáo giám sát môi trường, ...), tổng hợp các kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất của các nhà máy công nghiệp tình hình vi phạm pháp luật và xử lý hành chính về bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp thông qua các kết luận thanh, kiểm tra môi trường định kỳ hàng năm. Tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học liên quan đến ngành công nghiệp Cà Mau về môi trường ... các tài liệu, dữ liệu sẵn có sẽ được xem xét, chọn lọc để sử dụng thích hợp cho từng nội dung nghiên cứu. Kế thừa tài liệu, dữ liệu tỉnh Cà Mau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, bản đồ hành chính, hiện trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh... 4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: học viên tiến hành điều tra, khảo sát thực địa tại công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản. Lĩnh vực chế biến thủy sản là ngành công nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất công nghiệp của tỉnh và đây là các công ty có quy mô lớn thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý mang tính đại diện cho các cơ sở ngành chế biến thủy sản trong tỉnh. Nội dung bao gồm: hiện trạng sản xuất, các nguồn phát sinh chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại ...), vị trí xả thải, tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn, đánh giá mức độ ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất công nghiệp tới đời sống và sức khỏe của người dân trong khu vực thông qua các phương pháp thực hiện như đo đạc, phỏng vấn, thu thập số liệu, lấy mẫu phân tích … thông qua các đợt thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở (học viên trực tiếp tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường tại các cơ sở) , cụ thể như sau: - Thu thập số liệu về tình hình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ cơ sở (xây dựng hệ thống xử lý nước thải, báo cáo giám sát môi trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại …). - Lấy mẫu nước thải sản xuất sau xử lý đem phân tích các thông số ô nhiễm để so sánh với QCVN 11-MT:2015/BTNMT để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải
  15. 7 của cơ sở (lấy mẫu tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải hoặc tại vị trí cửa xả thải, buổi sang, trời nắng để nước thải không pha loãng với nước mưa đánh giá không đúng chất lượng nước thải, dụng cụ lấy mẫu bằng cal nhựa 2L và lọ thủy tinh để phân tích chỉ tiêu dầu mỡ …) - Kiểm tra việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp (đầu vỏ tôm, ruột cá …), chất thải nguy hại và việc chuyển giao chất thải nguy hại của chủ cơ sở với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại. - Các biện pháp bảo vệ môi trường khác tại cơ sở như xử lý khí thải, cải thiện chất lượng môi trường (trồng cây xanh, áp dụng công cụ sản xuất sạch hơn…). - Thực hiện quy định về nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Các khiếu kiện của người dân về xả thải gây ô nhiễm của cơ sở, việc xử phạt hành chính của cơ quan chức năng đối với chủ cơ sở. 4.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê và so sánh, đối chiếu Căn cứ vào các kết quả phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở CBTS và so sánh với Quy chuẩn Việt Nam hiện hành để đánh giá tình hình xử lý chất thải của các doanh nghiệp, mức độ vi phạm và dựa trên quy định của các văn bản pháp luật để phân loại và thống kê cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo các tiêu chí ban hành tại Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm tiền đề cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong hoạt động CBTS. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua việc đánh giá hiệu quả của pháp luật về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động CBTS, đề ra những giải pháp phát triển bền vững hoạt động CBTS đi đôi với BVMT, luận văn góp phần tổng kết những vấn đề lý luận về hoạt động CBTS và BVMT, chỉ ra sự cần thiết của việc phát triển bền vững mô hình này trong thời gian tới. 5.2. Giá trị ứng dụng của luận văn Luận văn mang ý nghĩa tham khảo đối với lãnh đạo, quản lý các cấp, các doanh nghiệp,... trong việc chỉ đạo, quản lý, thực hiện phát triển hoạt động CBTS gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở tỉnh Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
  16. 8 CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 1.1. Những khái niệm liên quan 1.1.1. Môi trƣờng là gì? Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, khái niệm môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật… Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”. Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về môi trường: “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ”. 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng, hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng và một số khái niệm liên quan Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các khái niệm sau đây được hiểu như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác”. Các thuật ngữ khác được nêu trong luận văn được hiểu như sau: Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
  17. 9 hoạt hoặc hoạt động khác. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật; và sự cố môi trường được hiểu là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng4. 1.2. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc và nguyên tắc về bảo vệ môi trƣờng 1.2.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng về bảo vệ môi trƣờng Việc phát triển các hoạt động nuôi trồng, CBTS đi đôi với BVMT nằm trong đường lối, chủ trương lớn của Đảng đối với phát triển nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, gắn với công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đường lối, chủ trương của Đảng đối với phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản đi đôi với BVMT, thích ứng với biển đổi khí hậu là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển hoạt động nuôi trồng, CBTS hiện nay. Trong những năm qua, từ thực trạng phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta và trên cơ sở tiếp nối những chủ trương đối với nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên và môi trường trong quá trình đổi mới đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những quan điểm, mục tiêu và các giải pháp quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển các hoạt động CBTS hiện nay. Nghị quyết đề ra mục tiêu ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ÔNMT, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT; mọi người đều có ý thức BVMT, sống thân thiện với thiên nhiên. Nghị quyết đã đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp để giải quyết các vấn đề về BVMT, trong đó có những nhiệm vụ, giải pháp là cơ sở quan trọng để khắc phục và hạn chế tình trạng ÔNMT hiện nay, đó là: Một là, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường 4 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014
  18. 10 Bảo đảm yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư; không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về BVMT. Kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng dân số cơ học, hình thành hệ thống các đô thị vệ tinh nhằm giảm áp lực về dân số, giao thông, môi trường lên các thành phố lớn. Tập trung BVMT các khu vực trọng điểm; chủ động phòng tránh thiên tai; hạn chế và khắc phục xói lở ven biển và dọc các sông phù hợp với quy luật của tự nhiên; quan tâm BVMT biển. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản nông sản, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật (phòng trừ dịch bệnh) trong nuôi trồng, chế biến thủy sản. Chú trọng BVMT không khí, đặc biệt là ở các khu đô thị, khu dân cư tập trung. Tích cực góp phần hạn chế tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hai là, khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái Ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ÔNMT nghiêm trọng trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất công nghiệp. Ba là, điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học Chủ động tổ chức điều tra cơ bản để sớm có đánh giá toàn diện và cụ thể về các nguồn tài nguyên thiên nhiên và về tính đa dạng sinh học ở nước ta. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với BVMT (trước mắt và lâu dài). Bốn là, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường Hình thành trong cộng đồng ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, không hợp vệ sinh, các hủ tục trong mai táng. Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân.
  19. 11 Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để BVMT các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Năm là, đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng, hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng hoá làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh. Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Tăng cường năng lực kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ÔNMT vào nước ta. Từ những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và những nguyên tắc đối với vấn đề BVMT, Tỉnh ủy Cà Mau đã cụ thể hóa để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của tỉnh như sau: (1) Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 17/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về BVMT tỉnh Cà Mau đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong văn bản này Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ rõ sự cần thiết phải xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trường, lấy tiêu chuẩn môi trường làm nội dung bắt buộc trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. (2) Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 17/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về BVMT thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Mục tiêu của Nghị quyết nêu rõ cần có giải pháp cơ bản suy thoái môi trường ở các khu sản xuất tập trung, khu công nghiệp, khu dân cư… (3) Chương trình Hành động số 27-CTr/TU ngày 19/8/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và BVMT. Chương trình Hành động này đã chú trọng vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, đề ra các giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau...
  20. 12 1.2.2. Pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động chế biến thủy sản Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến thủy sản nằm trong tổng thể chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chất thải phát sinh trong hoạt động chế biến thủy sản phát sinh chủ yếu là nước thải sản xuất, khí thải và chất thải rắn. Nước thải trong ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng nhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD 5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), nitơ tổng số, photpho tổng số, đặc biệt vi sinh Coliforms, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định. Nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy… chứa các thành phần độc hại CO, CO2, NO2, SO2, với lưu lượng, thành phần thải khác nhau, cần được quản lý chặt chẽ và được xử lý tại nguồn đáp ứng quy chuẩn môi trường quy định trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong sản xuất chế biến thủy sản còn tạo ra mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH (Methyl mercaptan), dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng phát sinh trong các công đoạn sản xuất chế biến thủy sản. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là phụ phẩm đầu xương nội tạng cá, đầu vỏ tôm… thải ra trong quá trình chế biến, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải phân hủy gây mùi hôi. Các loại giấy vụn, bao bì cát tông, bao ni lông và các loại ủng cao su, bao tay bảo hộ lao động… Chất thải nguy hại bao gồm: Thùng đựng hóa chất các loại (thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học), các loại dầu nhớt cặn (nhớt thải, dầu cặn máy biến thế thải, POPS…), bóng đèn huỳnh quang thải, gi lau máy dính dầu thải, cặn dầu nhiễm hoá chất… Chất thải phát sinh trong hoạt động chế biến thủy sản nếu không được thu gom, quản lý, xử lý đúng quy định, khi phát tán vào môi trường xung quan sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì thế, hệ thống văn bản pháp luật về môi trường đã được xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện nhằm tuyên truyền nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp trong hoạt động chế biến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2