Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM CÔNG ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Quảng Nam, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận văn Phạm Công Định
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH............................................................................................... 10 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ........ 10 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ................................................. 18 1.3. Phương pháp quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ........................................... 23 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ...................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ................................ 32 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có liên quan đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch .................................... 32 2.2. Thực trạng dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ................. 37 2.3. Tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................................. 43 2.4. Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ....................................................... 51 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM ................................................... 62 3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 62 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ................................................................. 64 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ................................................................. 67 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ 2.1 38 hành tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Cơ cấu kinh doanh dịch vụ lữ hành chia theo đích đến 2.2 38 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ 2.3 40 vận tải du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Thống kê các dịch vụ du lịch khác tại thành phố Hội 2.4 42 An, tỉnh Quảng Nam Số lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt 2.5 động dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh 49 Quảng Nam Số lượng vụ việc xử phạt hành chính, giải quyết khiếu 2.6 nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 50 trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành du lịch 2.1 46 về dịch vụ du lịch tại Hội An
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hội An là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Nam, là di sản phản hoá thế giới với lợi thế phát triển kinh tế du lịch dồi dào. Tính đến hết năm 2019, Hội An có 527 cơ sở lưu trú với 9.040 phòng, trong đó loại hình khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên là 30 cơ sở với 3.041 phòng, chiếm tỷ trọng 5,7% tổng số cơ sở lưu trú và 33,6% tổng số lượng phòng lưu trú trên địa bàn. Về vận chuyển, lữ hành: 84 đơn vị kinh doanh vận chuyển, lữ hành, trong đó có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế 31 đơn vị, kinh doanh lữ hành nội địa 17 đơn vị, vận chuyển 33 đơn vị, bán vé 3 đơn vị. 42/84 đơn vị hoạt động tuyến Hội An- Cù Lao Chàm[21; tr13]. Các loại dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm… đa dạng về loại hình dịch vụ và chủng loại hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch, mạng lưới cung cấp hàng mua sắm cũng rất đa dạng phong phú: may mặc lấy nhanh, giày dép, lưu niệm, lồng đèn, đồ mộc lưu niệm chạm khắc... Đội ngũ lao động từng bước chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, với quy mô và tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chịu áp lực lớn và tất yếu xuất hiện những hạn chế, vướng mắc gây cản trở cho việc duy trì trật tự, chất lượng và phát triển của kinh tế du lịch địa phương như: xuất hiện những vấn đề quản lý mới chưa được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh một cách đầy đủ như Condoltel, Oficetel hay tự xác định hạng của cơ sở lưu trú…; vấn đề phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương chưa rõ ràng nên tạo ra những chồng chéo; chưa có được những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dịch vụ du lịch giai đoạn dịch bệnh; năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, thiết bị nhanh xuống cấp gây lãng phí… Những hạn chế đó không chỉ làm cho hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch không đạt được mục tiêu đã đề ra, mà còn trở thành cản lực cho sự phát triển của dịch vụ du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn để tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà 1
- nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong tương lai. Dưới góc độ thực tiễn khoa học, đã có nhiều công trình xem xét, đánh giá về du lịch và quản lý du lịch tại thành phố Hội An, cũng như tại nhiều địa phương khác ở Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở cấp độ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính chưa được bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện. Từ cơ sở thực tiễn quản lý và khoa học đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính là việc làm có tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trực tiếp nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch đã có nhiều nghiên cứu tiến hành ở những cấp độ khác nhau. Các nghiên cứu này đã xác lập hai xu hướng nghiên cứu chính về lý luận, gồm: - Xu hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước. Xu hướng này được thực hiện bởi các nghiên cứu tiêu biểu như: tác giả Võ Thị Thắng với nghiên cứu "Tăng cường quản lý nhà nước để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn"; tác giả Lê Văn Minh với nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch”; tác giả Đỗ Thị Thanh Hoa với nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”; tác giả Trần Xuân Ảnh với nghiên cứu "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", tác giả Nguyễn Minh Đức với nghiên cứu "Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa";… Các nghiên cứu ở nhóm xu hướng này xây dựng các khái niệm, bản chất và vai trò… dưới góc nhìn của ngành khoa học quản lý. Theo đó, chủ yếu những vấn đề lý luận của nhóm nghiên cứu này về quản lý nhà nước về du lịch (trong đó có cả dịch vụ du lịch) xoay quanh việc 2
- chứng minh tính tất yếu của hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Các đặc trưng, bản chất, vai trò… cũng được phân tích theo hướng tiếp cận đó. - Xu hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch dưới góc độ Luật học. Xu hướng này có thể kể tới một số nghiên cứu sau: tác giả Trịnh Đăng Thanh với nghiên cứu "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay"; tác giả Trần Thị Kim Hoa với nghiên cứu “Quản lý nhà nước về du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”; Nhóm các nghiên cứu này xem xét những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm cả dịch vụ du lịch) dưới góc độ của luật học. Theo đó, các vấn đề như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các nội dung quản lý nhà nước về du lịch… đều xuất phát từ những quan điểm của pháp luật hiện hành tại thời điểm nghiên cứu. Cơ bản các nghiên cứu ở nhóm này đã làm rõ được nội hàm khái niệm, phân tích các đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật, những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý này… Nghiên cứu nhóm nội dung những vấn đề thực tiễn và giải pháp liên quan đến đề tài luận văn có thể kể tới các nghiên cứu như: tác giả Lê Đình Hiếu với nghiên cứu “Quản lý Nhà nước về du lịch biển từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”; tác giả Trần Phan Long với nghiên cứu“Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch biển tại thị xã Cửa Lò”; tác giả Nguyễn Thị Thùy với nghiên cứu “Quản lý nhà nước về du lịch tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”; tác giả Lê Long với nghiên cứu “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh”… Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương có thế mạnh về hoạt động kinh tế này. Kết quả cho thấy hầu hết các hoạt động quản lý bên cạnh những giá trị đạt được đều còn tồn tại những hạn chế vướng mắc như: sự thiếu thống nhất hoặc thiếu chi tiết của cơ sở pháp lý; những hạn chế trong cơ cấu tổ chức và năng lực của người thực thi; hạn chế từ điều kiện tự nhiên, đời sống xã hội hay ý thức của người dân, của người kinh doanh du lịch… Các hạn chế này đã gây ra những khó khăn cho hoạt động quản lý, đồng thời cũng trở thành cản lực cho 3
- phát triển của kinh tế du lịch các địa phương. Trên cơ sở những phân tích đó, các nghiên cứu cũng đều đã đưa ra được các quan điểm, giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các giải pháp đó hướng chủ yếu tới việc: hoàn thiện thể chế pháp lý; hoàn thiện tổ chức; nâng cao năng lực cán bộ, công chức; khắc phục các cản lực tự nhiên; và tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân, các tổ chức xã hội. Trên cơ sở thống kê và phân tích tình hình nghiên cứu kể trên, tác giả đưa ra một số đánh giá như sau: Thứ nhất, những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm quản lý dịch vụ du lịch) như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đã được làm rõ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, trực tiếp nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ du lịch và quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chưa được tiếp cận một cách toàn diện. Sự lồng ghép vấn đề quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trong quản lý nhà nước về du lịch đã không thể làm rõ một cách sâu sắc những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Thứ hai, những vấn đề thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch (bao gồm quản lý dịch vụ du lịch) như thực tiễn thể chế (chính sách và pháp luật), thực tiễn thực hiện và kết quả của hoạt động quản lý gắn với từng phạm vi nghiên cứu cụ thể đã được nhiều công trình nghiên cứu phân tích, làm rõ. Tuy nhiên, vì nội hàm tiếp cận rộng, vấn đề thực tiễn quản lý dịch vụ du lịch chỉ được xem xét, đánh giá lồng ghép trong vấn đề du lịch nói chung nên chưa nổi bật được những vấn đề thực trạng cần phân tích và đánh giá chuyên sâu. Thêm nữa, thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chưa được bất kỳ công trình nào xem xét, đánh giá. Thứ ba, những vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc đề xuất quan điểm và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ở trên phạm vi toàn quốc hay của những địa phương cụ thể đã được một số nghiên cứu thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ du lịch vẫn còn mờ nhạt. Vì 4
- thực tiễn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chưa có, nên cũng thiếu hụt các giải pháp gắn liền với địa bàn nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên, học viên xác định các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các yếu tố tác động. Trong đó trọng tâm là làm rõ những nội dung của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch để làm cơ sở đánh giá thực tiễn. Thứ hai, phản ánh, phân tích và đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ di lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với các khía cạnh chủ yếu như: những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; tình hình dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; thực tiễn thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và đánh giá thực tiễn đó. Thứ ba, chứng minh tính cần thiết, xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An nói riêng và trong phạm vi toàn quốc nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch ở ba khía cạnh: lý luận, thực tiễn và định hướng, giải pháp. 5
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, các định hướng và giải pháp còn có ý nghĩa ứng dụng trên phạm vi toàn quốc. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên đại bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020. Trong đó đặc biệt nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động này năm 2019-2020 – là giai đoạn bùng phát của dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ vào hoạt động du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là những luận điểm trong học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và hạ tầng kinh tế; về tính lịch sử của sự vật, hiện tượng. Đồng thời cơ sở lý luận của luận văn còn là các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển đổi thành phần nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các đường lối đổi mới lĩnh vực du lịch. Các chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề phát triển dịch vụ du lịch được thể hiện thông qua các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cấp Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh. Các phương pháp nghiên cứu trên được sử dụng cụ thể trong luận văn như sau: Thứ nhất, Chương 1 với nội dung nghiên cứu là những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, phương pháp nghiên cứu được sử sụng gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích - tổng hợp. Trong đó: 6
- - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng nhằm giúp học viên dung nạp kiến thức lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trong các nghiên cứu khoa học khác đã được công bố. Phương pháp này tạo lập nền tảng lý luận quan trọng để học viên thực hiện các nhiệm vụ của luận văn một cách thông suốt và logic. - Trên cơ sở các kết quả có được từ việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp, học viên sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận đã sáng tỏ của quản lý nhà nước và dịch vụ du lịch. Thứ hai, Chương 2 với nội dung nghiên cứu là những vấn đề thực tiễn về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích – tổng hợp. Trong đó: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng khi học viện nghiên cứu các bảng số liệu thống kê, các báo cáo chuyên ngành về công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch của các cơ quan, cá nhân hữu quan về địa bàn nghiên cứu. Qua đó có được nguồn số liệu thứ cấp cho việc phân tích và đánh giá thực tiễn. - Phương pháp so sánh được sử dụng khi có nguồn số liệu thứ cấp về thực tiễn, nhằm giúp học viên đối chiếu thực tiễn qua các thời kỳ, các phạm vi không gian… của hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được học viên sử dụng nhằm phân tích các số liệu thực tiễn về hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời qua đó tổng hợp nên những đánh giá thực tiễn về hoạt động này. Thứ ba, Chương 3 với nội dung xác lập phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, học viên sử dụng chủ yếu phương pháp: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp và Phương pháp phân tích – tổng hợp. Trong đó: 7
- - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để tham khảo các dự báo, các đề xuất, kiến nghị của giới chuyên gia, học giới và các tác giả trước đó đã nghiên cứu về cùng vấn đề nhưng khác phạm vi thời gian và không gian hoặc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng nhằm xây dựng các định hướng, giải pháp của riêng học viên đối với vấn đề đang được nghiên cứu của đề tài luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn dự kiến có được những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như sau: 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Với những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đã được xác lập trong luận văn, học viên hi vọng sẽ đóng góp làm phong phú hơn kho tàng lý thuyết nghiên cứu về quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về các lĩnh vực cụ thể nói riêng. Sự đóng góp này còn có thể sẽ trở thành điểm tiếp nối để mở ra những chủ đề nghiên cứu lý luận mới xoay quanh chủ đề nghiên cứu của luận văn. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn đạt được, luận văn hứa hẹn sẽ cung cấp được một bức tranh toàn cảnh về tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, với những định hướng và giải pháp đã đề xuất trong luận văn, nếu nhận được sự đồng thuận của nhà quản lý, có thể sẽ trở thành những cứ liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động cải biến thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu cũng như trên phạm vi toàn quốc ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 03 chương gồm: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý trong quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch; 8
- Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam 9
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch Để đề ra được khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là gì, trước hết, cần làm rõ một số thuật ngữ sau: - Khái niệm du lịch và dịch vụ du lịch: Muốn hiểu rõ về khái niệm Dịch vụ du lịch, trước tiên phải hiểu về khái niệm Du lịch. Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Hay theo các nhà du lịch học Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Còn theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá[21; tr17]. Tại Việt Nam hiện nay, khái niệm Du lịch được thừa nhận rộng rãi nhất theo Khoản 1, Điều 3, Luật Du lịch số 09/2017/QH14, ban hành ngày 19/6/2017, Du lịch được định nghĩa là: “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. 10
- Du lịch được cấu thành bởi các thành tố theo một cấu trúc sau: Du lịch = Khách du lịch + Điểm đến du lịch + Các dịch vụ du lịch. Trong đó, khách du lịch là chủ thể của hoạt động du lịch, là người quyết định điểm đến và thụ hưởng các dịch vụ du lịch; Điểm đến du lịch là nơi chốn cụ thể mà khách du lịch lựa chọn trong một hoạt động du lịch cụ thể và Các dịch vụ du lịch là những sản phẩm được cung ứng cho khách du lịch để nâng cao trải nghiệm du lịch. Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo đó, công thức của dịch vụ du lịch là: Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch Như vậy, có thể thấy, trước hết Dịch vụ du lịch là một loại dịch vụ, quá trình phát triển dịch vụ du lịch cũng nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch và giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cụ thể, phát triển dịch vụ du lịch là hệ thống các biện pháp, phương pháp nhằm gia tăng không chỉ số lượng loại hình du lịch mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung ứng tốt hơn cho du khách và đem lợi ích ngày càng cao cho công ty du lịch. Dịch vụ du lịch rất đa dạng trong các nội dung, tuy nhiên có thể kể tới các nội dung tiêu biểu gồm: - Dịch vụ lữ hành (tour du lịch). Có nhiều loại hình dịch vụ, tour du lịch khác nhau như: Du lịch biển, trải nghiệm sông nước, khám phá leo núi, nhảy dù, nghiên cứu lịch sử, văn hóa ẩm thực, lặn biển, lễ hội,…. - Dịch vụ vận tải khách du lịch (cung cấp phương tiện di chuyển). Các loại phương tiện đi du lịch phổ biến như: Xe khách, máy bay, tàu hỏa, xe máy, xe hơi, xe đạp, taxi,… - Dịch vụ lưu trú du lịch. Các loại hình lưu trú như: Khách sạn, Resort, nhà nghỉ, homestay, cắm trại, thuê nhà dân để trải nghiệm văn hóa địa phương,… - Dịch vụ ăn uống du lịch. 11
- - Dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí và chăm sóc sức khoẻ. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, Dịch vụ du lịch có thể định nghĩa như sau: Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. - Khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch: Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Như vậy, có thể khẳng định quản lý nhà nước nói chung được hiểu là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì an ninh trật tự, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của công dân. Từ khái niệm này, có thể hiểu Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là: sự tác động có tổ chức bằng các công cụ, phương tiện cụ thể của các cơ quan, cá nhân nhà nước được giao thẩm quyền đến hoạt động cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch của một phạm vi lãnh thổ nhất định nhằm đảm bảo trật tự, an toàn, chất lượng, đúng pháp luật và phát triển của các dịch vụ du lịch, qua đó thúc đẩy sự hiện đại, chuyên nghiệp và phát triển của ngành du lịch nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Từ khái niệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch có thể rút ra một số đặc điểm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch như sau: Thứ nhất, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là quản lý các sản phẩm có tính vô hình. Khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, hay nghe thấy được trước khi sử mua. Ví dụ khi khách mua tour du lịch trọn gói hay ghép đoàn thì du khách không có gì ngoài hợp đồng chương trình chi tiết 12
- hóa đơn và lời hứa hẹn đảm bảo về chất lượng dịch vụ sản phẩm nơi đến du lịch. Tư vấn viên bán phòng ngủ khách sạn không thể nào mang cả phòng ngủ khách sạn đến để bán cho du khách qua dịch vụ bán phòng. Họ chỉ bán quyền sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, khi du khách rời đi cũng không thể mang theo bất kỳ thứ gì khác ngoài hóa đơn thanh toán. Chính vì thế, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi phải có tính bao quát cao trên cơ sở phải nhận diện được các sản phẩm dịch vụ du lịch vô hình thông qua các phương tiện ghi nhận cam kết cung ứng và sử dụng dịch vụ. Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đòi hỏi phải quản lý từ các hợp đồng, biên bản ghi nhận… cho tới việc thực thi sự cung ứng – thụ hưởng đó trên thực tế. Quá trình quản lý phải là quá trình đối chiếu liên tục sự tương đồng của hai vấn đề kể trên với các quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ du lịch đó. Chính vì thế, từ đặc điểm thứ nhất này có thể khẳng định, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch là hoạt động quản lý có tính phức tạp cao, bao gồm cả quản lý giới vô sinh (hữu hình và vô hình) và giới hữu sinh (sinh vật sống, bao gồm cả con người). Thứ hai, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch phải đảm bảo tính không thể phân chia trong cung ứng và thụ hưởng dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ du lịch, người cung và cấp dịch vụ và khách hàng đều không thể tách rời nhau. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là phần quan trọng của sản phẩm. Món ăn trong nhà hàng có thể không hoàn hảo nhưng nếu người phục vụ thiếu ân cần chu đáo,không thân thiện, khách hàng có thể đánh giá thấp về chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Về đặc tính này cho thấy sự tác động qua lại giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng tạo nên sự tiêu thụ dịch vụ. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, vì tính chất này của hoạt động dịch vụ du lịch, nên phải tiến hành hoạt động quản lý trên một phạm trù nội dung rất phức tạp. Các nội dung này bao gồm: nội dung và chất lượng dịch vụ cung ứng; cách thức cung ứng; phương tiện cung ứng; người trực tiếp cung ứng; các hoạt động phản ứng của khách hàng… Ví dụ, quản lý nhà nước về dịch vụ ẩm thực du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Chính quyền thành phố Đà Nẵng năm 2018 đã có văn bản yêu 13
- cầu toàn bộ cá thể và tổ chức kinh doanh ẩm thực trên địa bàn phải bỏ “thìa có rãnh” để thay thế bằng “thìa không rãnh”. Thậm chí, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này nhanh chóng, chính quyền còn trích ngân sách hỗ trợ thu đổi miễn phí có thời hạn. Như vậy, không chỉ quản lý nội dung cung ứng là xem xét quyết định cho phép kinh doanh và giám sát việc kinh doanh của các loại ẩm thực; địa điểm kinh doanh ẩm thực; điều kiện của các chủ thể kinh doanh… mà chính quyền thành phố Đà Nẵng còn xem xét quản lý những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính an toàn và sự trải nghiệm của người thụ hưởng dịch vụ. Thứ ba, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch vừa có nội dung đa dạng, vừa phải đi sâu vào những lĩnh vực chi tiết. Dịch vụ du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau. Có thể kể tới một số hình thức tiêu biểu như: lữ hành; vận tải; lưu trú; ẩm thực; chăm sóc sức khoẻ; thể thao; làm đẹp; vui chơi giải trí… trong mỗi loại hình được chia thành những loại hình nhỏ. Ví dụ: lữ hành bao gồm: lữ hành gồm: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp; vận tải du lịch gồm có: vận tải tour, vận tại trung chuyển du lịch, cho thuê xe tự lái… lưu trú có: nhà nghỉ; khách sạn; homestay; lều trại… Như vậy đầu tiên có thể khẳng định phạm vi quản lý nhà nước về dịch vụ di lịch rất rộng lớn, trải dài các nhu cầu đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi… của khách du lịch. Tuy nhiên, đặc điểm này phức tạp hơn ở chỗ, vừa có phạm vi rộng, hoạt động quản lý về dịch vụ du lịch đồng thời cũng phải tiến hành quán lý những vấn đề chi tiết, cụ thể của hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Ví dụ như đối với lưu trú ngoài quản lý các vấn đề liên quan đến các điều kiện cung ứng dịch vụ lưu trú và người lưu trú, hoạt động quản lý nhà nước còn phải xem xét đến các vấn đề rất cụ thể như: số lượng bình chữa cháy/số phòng; loại chất tẩy rửa dùng cho chăn ga giường; giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt; điều kiện lắp đặt thang máy… hay ví dụ về việc chuyển đổi từ “thìa có rãnh” sang “thìa không rãnh” trong quản lý ẩm thực của thành phố Đà Nẵng cũng cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ trong trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. 14
- 1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đóng một vai trò quan trọng trong đảm chất chất lượng của dịch vụ và trật tự trong việc cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy dịch vụ du lịch nói riêng và ngành kinh tế du lịch nói chung. Các vai trò cụ thể đó của quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch có thể kể tới gồm: Thứ nhất, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch giúp đảm bảo duy trì chất lượng của dịch vụ du lịch. Chất lượng là giá trị cốt lõi của hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Chất lượng dịch vụ du lịch đến từ năng lực và ý thức của chủ thể cung ứng. Tuy nhiên, hai vấn đề này không phải là những đại lượng bất biến, mà có xu hướng biến đổi phức tạp. Sự biến đổi này bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực. Tích cực là xu hướng mà nhà cung ứng liên tục nâng cao năng lực và ý thức của mình để cung ứng dịch vụ du lịch ngày càng chất lượng hơn. Tiêu cực là xu hướng mà nhà cung ứng sẽ có những gian dối trong quá trình cung ứng dịch vụ du lịch nhằm giảm chi phí đầu vào hoặc để theo đuổi kiểu kinh doanh chộp giật, chặt chém. Cả hai xu hướng này đều cần đến sự can thiệp của nhà nước thông qua hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch. Cụ thể: - Ở xu hướng tích cực. Muốn nâng cao năng lực và ý thức của nhà cung ứng bên cạnh những tiềm lực và quyết tâm của chính nhà cung ứng đó thì còn cần những động lực từ nhà nước. Nhà nước với khả năng cho phép (thông qua cấp phép), giám sát và điều chỉnh các hành vi của các nhà cung ứng theo một định hướng có trước sẽ góp phần kiến tạo những động lực để các nhà cung ứng hiện thực hoá được việc nâng cao chất lượng dịch vụ không ngừng của mình. Đây cũng là một biểu hiện cụ thể của nhà nước kiến tạo phát triển. - Ở xu hướng tiêu cực. Xu hướng này tất yếu sẽ làm mai một và tiến tới xoá bỏ vị trí giá trị cốt lõi của chất lượng dịch vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Do đó, nhà nước với thẩm quyền quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch đóng vai trò như “người gác đền” đối với hoạt động cung ứng. Thông qua khả năng giám sát và xử phạt hành chính, nhà nước sẽ yêu cầu các chủ thể cung ứng đảm bảo những 15
- bộ tiêu chuẩn khi cung ứng dịch vụ. Điều này đảm bảo hạn chế tình trạng cung ứng dịch vụ theo kiểu chụp giật, chặt chém. Thứ hai, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch giúp đảm bảo duy trì trật tự của hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch cũng như các hoạt động kinh doanh khác luôn tồn tại xu hướng cạnh tranh. Quy mô và tốc độ phát triển của ngành nghề càng cao, xu hướng cạnh tranh càng lớn. Sự cạnh tranh này trong một giới hạn nhất định sẽ mang đến những điểm tích cực như: thúc đẩy quá trình phát triển nói chung; gia tăng lợi ích cho khách hàng; đa dạng hoá sản phẩm và giá… tuy nhiên, nếu vượt ra khỏi sự kiểm soát của cạnh tranh sẽ dẫn tới phá vỡ trật tự của thị trường bởi: “cá lớn nuốt cá bé”; cạnh tranh không lành mạnh; cạnh tranh huỷ diệt… Để kiềm chế cho cạnh tranh được diễn ra trong trại thái tự do trong khuôn khổ, nhà nước đóng vai trò là người thiết lập hành lang và canh giữ cho sự cạnh tranh diễn ra trong khuôn khổ đó. Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch với những phương thức như ban hành văn bản pháp luật, chính sách; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và chính sách; thanh tra, kiểm tra, giám sát…; xử phạt hành chính… không chỉ đóng vai trò là người canh giữ cho trạng thái cạnh tranh tích cực mà còn là trung gian phân giải khi có sự tranh chấp trong cung ứng và thụ hưởng dịch vụ du lịch. Nếu thiếu đi sự hiện diện của nhà nước trong dịch vụ du lịch, tất yếu thị trường sẽ mất trật tự tiến tới sự hỗn loạn không thể kiểm soát được và xuất hiện thế độc quyền trong cung ứng – trạng thái bất lợi cho người thụ hưởng. Thứ ba, quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ du lịch nói riêng và kinh tế du lịch nói chung. Nội dung dịch vụ du lịch phụ thuộc vào nội dung của kinh tế du lịch của quốc gia hay địa phương đó. Đến lượt mình, nội dung của kinh tế du lịch phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và văn hoá của địa phương hay quốc gia đó. Chính vì thế, dịch vụ du lịch phải có sự phát triển phù hợp với ý chí chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội… của từng quốc gia, từng địa phương. Muốn định hướng đúng sự phát triển đó, nhất thiết phải cần đến sự hiện diện của nhà nước trong quản lý dịch vụ du lịch. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 216 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 173 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 238 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 114 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 115 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 82 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 156 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn